Bồ Tát Đạo Hay Tám Tiết Thơ Giúp Tập Luyện Tâm Thức Của Nhà Sư Tây Tạng Guéshé Langri Tangpa

04 Tháng Chín 201100:00(Xem: 177070)

BỒ TÁT ĐẠO
hay Tám tiết thơ giúp tập luyện Tâm thức
của nhà sư Tây Tạng Guéshé Langri Tangpa
(1054-1123)


bottathanh2Nguyện mang lại an vui,
Cho tất cả chúng sinh.
Tôi xin yêu thương họ,
Với tất cả lòng tôi.

Trong tất cả chúng sinh,
Nguyện làm người kém nhất.
Cầu xin cho tất cả,
Chúng sinh đều hơn tôi.

Nguyện canh chừng trong tôi,
Xúc cảm nào bấn loạn?
Quyết tâm tôi diệt bỏ,
Tinh khiết đáy lòng tôi.

Chúng sinh nào hung dữ,
Gieo đau thương mênh mông,
Tôi xin yêu thương họ,
Như kho tàng vô giá.

Những ai ngược đãi tôi,
Nhục mạ, vu khống tôi,
Nhẫn nhục tôi chịu đựng,
Vinh quang này hiến dâng.

Những ai dù vô cớ,
Làm tổn thương cho tôi,
Tôi xin biết ơn họ,
Như vị thầy tối thượng.

Nơi muôn ngàn thế giới,
Chúng sinh đều là mẹ.
Khổ đau nào con gánh,
Hạnh phúc này con dâng.

Giữa cuộc đời ảo giác,
Con đường tu không hoen.
Vững tâm tôi cất bước,
Một cõi nào trống không?


Trên đây là những vần "chuyển ngữ" (hay "mượn ý") từ "Tám tiết thơ giúp tập luyện tâm thức" của nhà sư Tây Tạng Guéshé Langri Tangpa (1054-1123), mô tả con đường của người Bồ-tát. Con đường đó biểu trưng bởi tám lời nguyện ước và các hành động như sau:

Tiết 1: Nguyện yêu thương và mang lại an vui cho tất cả chúng sinh. Đấy là mục tiêu tiên khởi và quan trọng nhất của người Bồ-tát.

Tiết 2: Nguyện làm người kém cỏi nhất và xem tất cả chúng sinh đều hơn mình. Đấy là cách luyện tập sự khiêm tốn và nhún nhường.

Tiết 3: Nguyện kiểm soát tâm thức mình không để cho bất cứ một xúc cảm bấn loạn nào xuất hiện. Đấy là cách luyện tập sự chú tâm và cảnh giác giúp chủ động tâm thức, không cho các tác ý tiêu cực hiển hiện mang lại các hành động tai hại.

Tiết 4: Nguyện xem tất cả chúng sinh hung dữ là những kho tàng vô giá, vì nhờ họ mà mình phát huy được lòng tha thứ.

Tiết 5: Nguyện nhẫn nhục chịu đựng trước sự ngược đãi, nhục mạ và vu khống của người khác, hầu tập cho mình xóa bỏ hận thù.

Tiết 6: Nguyện đối xử với những ai vô cớ làm tổn thương cho mình như những vị thầy quý giá nhất, vì chính họ đã dạy cho mình sự nhẫn nhục.

Tiết 7: Nguyện xem tất cả chúng sinh đều là mẹ của mình, hầu đủ sức gánh chịu tất cả khổ đau của họ và hiến dâng hạnh phúc của mình cho họ.

Tiết 8: Nguyện giữ con đường tu tập không bị hoen ố bởi những lo toan thế tục và để nhận thấy mọi hiện tượng đều là ảo giác, hầu giúp mình đạt được giác ngộ để phục vụ chúng sinh hữu hiệu hơn.

(Có thể xem thêm bài bình giảng của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về "Tám Tiết thơ giúp tập luyện tâm thức" của nhà sư Tây Tạng trên đây, trên các trang Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức, v.v...)

Bures-Sur-Yvette, 02.09.11
Hoang phong

Xem thêm bài liên quan đến chủ đề:
TÁM TIẾT THƠ GIÚP TẬP LUYỆN TÂM THỨC - Đức Đạt Lai Lạt Ma - Hoang Phong chuyển ngữ

(CÙNG TÁC GIẢ / DỊCH GIẢ)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9192)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 18083)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12097)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15524)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.