Kinh Bí Mật Bát Đà La Ni

21 Tháng Tám 201100:00(Xem: 33864)

KINH BÍ MẬT BÁT DANH ĐÀ-LA-NI
* Đại Sư Pháp Hiền dịch Phạn ra Hán văn 
* Sa-môn Thich Viên Đức dịch ra Việt văn (1975)

Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc, cùng với các vị đại Tỳ-kheo gồm 1250 người đều câu hội đầy đủ. Lại có các vị đại Bồ-tát do ngài Kim Cang Thủ làm thượng thủ.

Bấy giờ đức Thế tôn dạy Kim Cang Thủ Bồ-tát Đại Bí Mật Chủ rằng: “Như ông ở bổn bộ gọi là Kim Cang bộ, trong Trì minh tạng có pháp bí mật tối thượng thậm thâm. Chúng sanh thức cạn, căn khí hẹp hòi nên khó tin khó hiểu bí mật nghĩa. Như trước ông đã nói pháp khó tin khó hiểu. Ông không y pháp thì chẳng phải là Thánh nhân, cũng gọi là bất thiện, cũng gọi là nan điều.

Kim Cang Thủ, ta nay ở trong Kim Cang bộ của ông đó, lược nói Bát danh và Đà-la-ni bí mật. Nếu ai trì tụng Đà-la-ni này thì các việc sở cầu dễ được thành tựu. Nếu người nào nghe Đà-la-ni này phát tâm chí thành, thọ trì đọc tụng, người đó đã có bao nhiêu Vô gián tội nghiệp thảy đều tiêu diệt. Khi trì kinh này, do oai lực của Pháp, tám vạn bốn ngàn câu-chi na-do-tha các chúng ác ma thoái tán chạy trốn khắp 10 phương thế giới. Nếu có người nghe Đà-la-ni này mà vui mừng mong muốn, thì người đó không trì Giới cũng được Giới hoàn cụ, phi Phạm hạnh cũng được thành Phạm hạnh, phi tịch tịnh sẽ được thành tịch tịnh, cho đến được thấy chư Phật Bồ-tát hoan hỉ an ủi, ban cho điều sở cầu được thành tựu.”

Lúc bấy giờ Kim Cang Thủ Bồ-tát nhờ Phật quở trách, đầu mặt làm lễ bạch thưa: “Thế tôn! Trước kia con đã nói thật như lời Thánh chỉ. Cúi mong Thế tôn không bỏ lòng Đại bi, khắp vì tất cả chúng sanh hiện tại và vị lai,tuyên nói với con tám thứ bí mật danh tự và Đà-la-ni khiến các chúng sanh được đại lợi ích.”

Phật dạy Kim Cang Thủ rằng: “Lắng nghe, lắng nghe! Ta ở trong tối thắng Trì minh tạng thuộc Kim Cang bộ, nói với ông Bí mật bát danh: “Một là Tượng Nhĩ, hai là Diệu Trang Nghiêm, ba là Công Đức Bảo Hải, bốn là Vô Động, năm là Chân Thật Vân, sáu là Khả ái Sắc Tướng, bảy là Diễm Quang, tám là Diệu Sắc.

Kim Cang Thủ! Đây tức là Bát danh Bí mật của ông. Liền nói Đà-la-ni rằng:

 

Na mồ một đà dã. Na mồ Đạt lị-ma dã. Na mồ Tăng già dã. Na mồ phạ nhựt la bá nã dã Đát nĩnh tha: Át trí Khát ra trí Tô ma mục khế Tát lị ra ca lịdã ni ta đạt dã Hế lị di li Hí ni Tất điện đô mãn đát ra bát na Tóa ha..

 

Phật dạy Kim Cang Thủ Bồ-tát rằng: “Nếu lại có người thọ trì đọc tụng Bí mật bát danh và Đà-la-ni này, thì người đó trong 700 ức na-do-tha trăm ngàn kiếp khôngcòn đọa vào địa ngục, khi lâm chung được chư Phật Bồ-tát hiện thân trước mặt an ủi nói Pháp, sau khi mạng chung sanh lên Đâu-suất-đà thiên”.

Phật nói Kinh này rồi, Kim Cang Thủ Bồ-tát và hết thảy Bồ-tát, tất cả thế gian Thiên long, A-tu-la, Càn-thác-bà, người cùng phi nhân vân vân, nghe đức Phật nói, đều đại hoan hỉ tín thọ phụng hành.

 

KINH BÍ MẬT BÁT DANH ĐÀ-LA-NI (hết)

Sa-môn Thich Viên Đức dịch ra Việt văn năm 1975, bản chưa hiệu đính.

Nhập liệu: Chúc Hiền Nguyễn thị Diệu Minh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9188)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 18064)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12081)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15504)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.