Phật Nói Kinh Bảo Sanh Đà-la-ni * Đại Sư Thí Hộ Dịch Phạn Ra Hán * Sa-môn Thích Viên Đức Dịch Ra Việt (1975)

21 Tháng Tám 201100:00(Xem: 28897)

PHẬT NÓI KINH BẢO SANH ĐÀ-LA-NI
* Đại sư Thí Hộ dịch Phạn ra Hán
* Sa-môn Thích Viên Đức dịch ra Việt (1975)

Nẵng mồ ra đát-nẵng Ra thấp-mi tán nại-ra bát-ra để mạn ni đá vĩ nễ-diễm đế nhạ cụ thế thấp-phạ ra la nhạ dã Đát tha nga đá dã ra-hạ đế Tam miệu tam một đà dã Đát nễ-dã tha Ra đát-nễ ra đát-nễ ra đát nẵng kiết ra ni ra đát-nẵng Bát-ra để mạn nị đế Ra đát-nẵng tam bà ni Ra đát-nẵng bát-ra tỉ Ra đát-nỗ nột nga đế Ta-phạ hạ.

Nếu có chúng sinh đối với Như Lai Đà-la-ni danh hiệu này mà thọ trì cúng dường người đóđời đời được Chuyển Luân Vương vị, thành tựu phạm hạnh, đủ đại thần thông, chứng đắc được mười món Đà-la-ni. Lại còn gặp được Hằng hà sa số các đức Như Lai, đó là một điều chắc chắn. Trải qua trăm ức kiếp thường không vào đường luân hồi, không đoạn Bồ-đềgiống, không mất Bồ-đề tâm, dứt hẳn tất cả tội, được Báo thân Như Lai.

Nếu người trì tụng mãn một thất bảy ngày, người đó sẽ được Thiên nhãn thanh tịnh. Nếu người ấy một khi tai nghe, thường hằng nhớ mãi không quên, thì quyết định sẽ đắc đạo quả Bồ-đề, nơi đời quá khứ đã trồng căn lành, nay đều được hiện tiền.

Nếu truyền cho một người đã có tội Vô gián nghiệp thì tội được trừ diệt, vĩnh đoạn luân hồi. Người ấy không còn bị nước, lửa, đạo tặc xâm hại, các căn đầy đủ, các bệnh không sanh, quỷ mỵ không dính, mọi người kính mến, nơi đời sau thọ trì Pháp mầu nhiệm của Như Lai, cúng dường chư Phật.

Nếu có người nghe rồi, sanh tâm vui mừng, lễ bái khen ngợi thì công đức của người ấy vô lượng vô biên, đời đời trong miệng tỏa ra mùi thơm mầu nhiệm rộng một do-tuần. Những lỗ chân lông trên thân hằng có ánh sáng hào quang thường tự chiếu diệu, thuờng làm những việc Như Laithắng lợi, như A-nan-đà, đầy đủ công đức như vậy, không thể nghĩ bàn.

 

PHẬT THUYẾT KINH BẢO SANH ĐÀ LA NI (hết)
Sa-môn Thích Viên Đức dịch ra Việt văn năm1975, bản chưa hiệu đính.

Nhập liệu: Chúc Hiền Nguyễn thị Diệu Minh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9114)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 17935)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12026)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15428)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.