Tri Kiến Đúng Đắn: Biến Người Tin Thành Bồ Tát

02 Tháng Bảy 201814:48(Xem: 5856)
TRI KIẾN ĐÚNG ĐẮN:
BIẾN NGƯỜI TIN THÀNH BỒ TÁT
Tác Giả: Khenpo Tsultrim Lodro | Dịch giả Việt ngữ: Liên Hoa Trí (Pema Jyana)  
Hiệu đính: Thanh LiênTâm Bảo Đàn  
Viet Nalanda Foundation ấn tống và phát hành  
ISBN 
978-1-937175-10-8

Dự Án Dịch Thuật Quiet Wisdom Translation Project—Viet  Nalanda Foundation được sự đồng thuận của Khenpo Tsultrim Lodro để chuyển dịch tác phẩm này từ Anh ngữ sang Việt ngữ. 

 

Lời nói đầu của tác giả 

blankĐầu thế kỷ 21 này, nhân loại đã thành công trong việc xây dựng một nền văn minh vật chất cao cấp với đôi tay và trí óc, và trong suốt quá trình này, đã xoay sở để vượt qua nhiều thử thách của cuộc sống. Tuy nhiên, câu hỏi căn bản liên quan đến sự tồn tại của luân hồi vẫn là điều bí ẩn, điều mà khoa học hiện đại vẫn chưa thể hiểu được. Các nhà khoa học vĩ đại như Newton, Einstein và những vị khác, tất cả đều không thể cưỡng lại quá trình không thể tránh khỏi đi từ sống đến chết, giống như bạn và tôi, không ngoại lệ. Khoa học, như chúng ta biết ngày nay, không phải là câu trả lời cho sự mong mỏi rốt ráo của chúng ta [là làm sao để có được] sự tự do tuyệt đối thoát khỏi luân hồi. Sự giải thoát chân thật này vượt khỏi vòng sinh, lão, bệnh và tử; đó là nơi mà một cuộc sống an nhiên, trạng thái tựnhiên khi mà mỗi chúng sinh cuối cùng sẽ quay trở lại. Những vị đạo sư đã đạt trạng thái giác ngộ này, sống cuộc đời với sự hài lòng, tự tại, luôn giữ gìn phẩm hạnh và sự lịch thiệp cho đến khi kết thúc. Chư vị không trải qua khổ đau hay nuôi dưỡng những ý niệm tiêu cực. Bởi khi tâm thoát khỏi mọi che chướng, nhữngảnh hưởng bên ngoài của tứ đại (đất, nước, lửa và gió) cũng chấm dứt. Chỉ khi ấy mới đạt được giải thoát chân thậthạnh phúc. Để chứng ngộ lý tưởng rốt ráo này, sự tự tỉnh thứctrí tuệ cố hữu của con người phải được khám phá và phát triển. Về những câu hỏi quan trọng liên quan đến nguồn gốc và bản chất của sựtồn tại luân hồi, và về cách thức vượt khỏi những ranh giới của luân hồi, chỉ Giáo Pháp mới có câu trả lời. Vì lý do này, mọi người từ các tầng lớp khác nhau cần làm quen với giáo lý của Đạo Phật. Chúng tôi tin rằng mọi người đều có thể học hỏi điều gì đó gitrịtừ các giáo lý này.

Khenpo Tsultrim Lodro 

Mục lục

Lời giới thiệu của ấn bản Việt ngữ 
Lời nói đầu của tác giả 
Về tác giả 
Chú thích của dịch giả Anh ngữ 
Phần Một 
Phật giáo 
Ba sự khác biệt 
Ba phương pháp tối thắng 
Về nhân và quả 
Tứ diệu đế 
Thập nhị nhân duyên 
Nhị đế 
Phần Hai 
Tại sao lại ăn chay? 
Phóng sinh 
Lối sốngý nghĩa của cuộc sống 
Phương cách sống của một Phật tử 



pdf_download_2
tri-kien-dung-dan-bien-nguoi-tin-thanh-bo-tat
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Ba 2015(Xem: 14361)
Dharmakāya (Pháp thân), thân tối thượng, tạo thành nền tảng của mọi phẩm hạnh của vị Phật, và nền tảng năng lực của các ngài để hoạt động. Bản tánh của Pháp thân thì thanh tịnh tự trạng thái nguyên thủy của nó và thuần tịnh không bị mọi ô nhiễm ngẫu nhiên. Siêu vượt tư tưởng và sự biểu lộ bằng ngôn từ,
25 Tháng Giêng 2015(Xem: 6261)
Trong “Một Quyển Sách Hướng dẫn đến Các Thung lũng Ẩn dấu Dremoshong và Khenpalung,” Pema Lingpa (1450-1521) đã viết rằng có bốn thung lũng vô cùng thiêng liêng và ẩn dấu trong rặng Hy Mã Lạp Sơn:
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5513)
Pháp tu Tonglen, hay cho (tong) và nhận (len), là một pháp tu của chư Bồ tát, những đứa con thiện nam tín nữ dũng cảm nhất của các đấng chiến thắng, là hành trì tất yếu để thành tựu Phật quả. Về mặt hành trì, thậm chí chỉ cần nghe tên của pháp tu này thôi cũng là điều may mắn rồi, vì thế nên Đạo Sư Tịch Thiên
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7841)
Đại chúng đọc “Sông Hằng: Lời dạy Tâm Yếu Về Đại Thủ Ấn” – Bên bờ sông Hằng, những lời giảng này được Ngài Tilopa dạy cho Naropa. Đây là điều vô cùng quan trọng và cát tường để chúng ta cùng nhau đọc tụng văn bản này. Văn bản này được tụng đọc bởi rất nhiều đạo sư tâm linh khác nhau và các ngài đã gìn giữ những lời giáo huấn này trong tâm khảm của các ngài xuyên qua nhiều thế hệ khác nhau.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9616)
Tập sách nhỏ “Du-già Tây Tạng, Giáo Lý và Tu Tập” này được dịch từ bản văn tiếng Anh có nhan đề là “Teachings of Tibetan Yoga” do Giáo sư Garma C. C. Chang – giảng sư của Tu viện Kong Ka ở miền Đông Tây Tạng khoảng trước năm 1950 – biên dịch từ Hoa ngữ, do nhà xuất bản Carol Publishing Group ấn hành năm 1993 tại New York, Hoa Kỳ.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6612)
Đề tài hôm nay là chỉ giáo về hành trì chiết xuất tinh chất. Tinh chất có thể được chiết xuất từ hoa, đá, nước và những chất khác, nhưng các giáo huấn sẽ nói về cách chiết xuất tinh chất của hoa. Thuật ngữ chiết xuất tinh chất nói về việc thọ dụng các viên thuốc bào chế từ hoa, thay vì dùng các chất thô của thức ăn.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12081)
Chúng ta đã có được kiếp sống lý tưởng, hỗ trợ cho các tự do và thuận lợi rất khó tìm. Ta đã gặp được giáo huấn quý báu vốn khó gặp của Đức Phật, đã tìm ra các vị thầy tâm linh khó tìm của Đại thừa. Ở một thời điểm như vậy, ta nên hành động khá hơn loài thú, bằng cách hành trì giáo pháp thanh tịnh.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 10136)
Ngài Tịch Thiên được sinh tại thành phố Saurastra, phương bắc của Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya). Ngài là con trai Vua Kushalavarma và Hoàng Hậu Vajrayogini. Từ tuổi thơ hoàng tử trẻ Shantivarman (tên của ngài lúc sinh) biểu lộ tài năng đặc biệt trong tất cả các lãnh vực kiến thức. Khi mới 6 tuổi ngài gặp một du già sư và thọ nhận lễ điểm đạo và các giáo pháp tu tập theo ngài Văn Thù (Manjushri). Khi tu tập pháp này, ngài đã tri nhận Ngài Văn Thù (Phật Bảo Hộ Trí Tuệ; Wisdom Deity) và đã nhận được trực tiếp nhiều giáo pháp từ ngài Văn Thù.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 6535)
Nhiều người tu tập Phật Giáo cảm thấy hoang mang khi nghe nói có các vị thầy Phật Giáo không tuân thủ một số giới luật, chẳng hạn như uống rượu, sống chung với các thành viên khác trong tập thể tu hành, v.v. Có những trường hợp ngoại lệ nào cho phép không tuân thủ giới luật hay không?