Làm người tại gia tu tập Lam-rim

16 Tháng Năm 201709:25(Xem: 5622)

LÀM NGƯỜI TẠI GIA TU TẬP LAM-RIM
Kyabje Lama Zopa Rinpoche
Lozang Ngodrub dịch; Võ Thư Ngân hiệu đính
Tu Viện Kopan, Nepal

 

Lama_Zopa_RinpocheKyabje Lama Zopa Rinpoche giải thích cách phát khởi thực chứng về các giai đoạn của đường tu giác ngộ trong Khóa Tu Kopan Thứ Mười Hai, được tổ chức ở Tu Viện Kopan, Nepal, năm 1979.

Bài này là trích đoạn trong Bài Thuyết Pháp thứ 9 trong khóa tu.

Có ba cách để ban luận giải. Cách thứ nhất là vị thầy giải thích luận giải với pháp tu, từ kinh nghiệm riêng của ngài về pháp tu. Bởi vì nó phù hợp, nên đệ tử có thể tu tập. Tôi nghĩ hiện nay, cách này được thực hiện ở Dharamsala, Ấn Độ, và các lạt ma Tây Tạng cũng làm như vậy ở Tây Tạng.

Trước hết, vị lạt ma ban giáo pháp về thiền quán cho đệ tử, rồi họ trở về phòng và ngủ cho tới giờ đánh kẻng. Tôi nói đùa thôi. Họ sẽ trở về cốc của mình ở gần vị lạt manỗ lực hoàn thành kinh nghiệm bất dụng công về đề tài thiền quán, chẳng hạn như kiếp người hoàn hảo, tám tự do và mười thuận lợi. Rồi họ trở lại để phối kiểm với vị thầy. Nếu thực chứng đã phát sinh thì thầy sẽ dạy pháp thiền quán kế tiếp, rồi sau khi đã nhận được toàn bộ lời khuyên về đề tài ấy thì người đệ tử sẽ trở về nơi nhập thất, và v.v...

Cách thứ nhì để ban luận giải được gọi là luận giải bằng kinh nghiệm. Sau khi đệ tử có một kinh nghiệm nào đó thì họ sẽ phối kiểm với vị thầy. Họ sống gần vị thầy và nhập thất suốt ngày về Lam-rim (Trình Tự Đường Tu Giác Ngộ), rồi họ phối kiểm với vị thầy, người có kinh nghiệm về những bước trên đường tu giác ngộ, và ngài sẽ xem xét đề tài thiền quán đã phát sinh trong tâm thức của họ chưa. Nếu người đệ tử mắc phải sai lầm trong pháp thiền thì vị thầy sẽ làm sáng tỏ lỗi lầm ấy và sửa sai cho sự hiểu biết của đệ tử. Đối với những người đang nhập thất suốt đời về Lam-rim ở Tây Tạng thì có rất nhiều việc để thực hiện.

Khi về Tây Tạng, tôi không đi thăm nhiều nơi trong nước, nhưng trên đường đi ngang các ngọn núi thì gần như mỗi đỉnh núi có một tu viện. Một số tu viện thì lớn, một số thì nhỏ, và có các lỗ hổng ở khắp nơi, giống như tổ kiến. Khi tôi đến Tây Tạng từ Solu Khumbu thì có nhiều ngọn núi như thế. Tôi đã đến đó trước khi Tây Tạng bị Trung Quốc xâm chiếm, và thấy nhiều ngọn núi giống như vậy. Tôi thấy tất cả những am cốc trên những đỉnh núi cao vời vợi. Tôi không biết họ làm sao để sống. Từ đàng xa, tôi thấy nhiều lỗ trống đã bị tàn phá.

Vẫn còn rất nhiều am cốc ở Ấn Độ, đặc biệt là tại Dharamsala. Các đệ tử sống quanh vị lạt mahoàn tất kinh nghiệm bất dụng công về đường tu tuần tự của Lam-rim, cũng như đường tu tuần tự của Mật Chú Bí Mật. Có nhiều vị lạt ma, các vị sư và nhiều người khác đang trên đường tiến đến thành tựu giác ngộ. Họ đang trên đường đến đích. Một số có thể đi bằng xe buýt, một số đi bằng máy bay, một số bằng xe hơi, một số thì đi bộ, tùy theo sự hiểu biết và kỹ năng của họ.

Rồi đến cách thứ ba. Đúng ra thì với cách này, chúng ta không phải sống trong cốc để phát khởi thực chứng về những bước trên đường tu. Thậm chí nếu sống ở phương Tây, trong thành phố, ta vẫn có một cách để thành tựu cùng một kinh nghiệm như vậy, kinh nghiệm bất dụng công của công phu thiền quán về các giai đoạn của đường tu giác ngộ. Phát khởi thực chứng của các bước trên đường tu giác ngộ không phải là một hoạt động thể lực, mà chỉ là hoạt động tâm thức. Nó không phải là hoạt động thể lực, dù chúng ta sống trên núi Hy Mã Lạp Sơn hay ở New York. Không cần biết chúng ta đang ở đâu. Toàn bộ vấn đềtâm thức, nên dù đang ở nơi thành phố hay thôn quê, hoặc đang làm việc, ta vẫn có cách để phát khởi thực chứng về những bước trên đường tu giác ngộ.

Có một cách để dần dần phát khởi thực chứng về bồ đề tâm, tánh Không, cũng như giáo huấn của Mật Chú Bí Mật. Mỗi ngày, trong khi làm việc, sinh sống với gia đình, sinh hoạt trong thành phố, chúng ta có thể tạo những ấn tượng về trình tự của đường tu giác ngộ trong tâm mình bằng cách tu tập theo thời khóa một tiếng hay nửa tiếng đồng hồ mỗi ngày, tương tự như những hành giả sống trong thất. Trước hết, hãy cố gắng thọ nhận kinh nghiệm bất dụng công trong công phu hành thiền, và nỗ lực nhiều hơn với việc này. Sau khi đã nhận được điều này thì chúng ta sẽ phối kiểm với sư phụ về những điều mình đã thọ nhận, rồi khi được minh chứng là mình đã có được thực chứng của công phu hành thiền thì ta sẽ nỗ lực nhiều hơn trong thời thiền thứ hai, cho đến khi có được kinh nghiệm bất dụng công của điều này.

Hãy thực hành một vài thời khóa vào buổi sáng hay buổi chiều, trong thời gian xả thiền vào ban ngày thì hãy ý thức, luôn luôn quán sát tâm; xem xét hành vi của thân, khẩu, ý. Hãy thực hành Lam-rim càng nhiều càng tốt trong thời gian xả thiền, và nhờ quán sát tâm mà mình biết thân đang làm gì, khẩu đang làm gì và tâm đang làm gì, và ta có thể nhận thức. Rồi thì ta cũng biết được khi nào vọng tưởng đang phát sinh hay không phát sinh; nhận thức được vọng tưởng đó là gì và khi nó sắp sửa phát sinh. Trong khi nó đang sinh khởi thì hãy nhớ đến giáo pháp và các pháp thiền khác nhau, và áp dụng chúng. Vọng tưởng sẽ tiêu tan khi ta áp dụng giáo pháp. Mỗi một vọng tưởng sẽ bị ngăn chận.

Luôn luôn quán sát tâm và cố gắngtừ tâm trong thời gian nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Mặt khác, hãy cố nhớ đến bồ đề tâmthực hành nó qua kinh nghiệm riêng của mình. Hãy cố liên hệ bất cứ điều gì mình làm với hành trì bồ đề tâm. Nếu sinh hoạt hàng ngày không bị tâm chấp thủ bám víu vào hạnh phúc của cuộc đời này khống chế; nếu có thể quán sát tâm và kiểm soát được tâm thức bất điều phục bằng các pháp thiền thì động lực của mình sẽ không bị tâm chấp thủ bám víu vào hạnh phúc của đời này khống chế, và mọi hành vi sẽ trở thành Pháp, là nhân tố của hạnh phúc.

Rồi khi nhớ đến bồ đề tâm, khi liên đới với hành trì bồ đề tâm thì bất kỳ hoạt động nào mình thực hiện với hành trì bồ đề tâm, tất cả công việc trong công xưởng, trên tàu hay việc kinh doanh, đều sẽ trở thành nhân để thành tựu giác ngộ. Nếu các sinh hoạt được thực hiện với động lực bồ đề tâm thì chúng sẽ trở thành pháp tu của bồ tát.

Vậy nên dù có sống xa sư phụ, ví dụ như ở trong thành phố hay sống với gia đình thì ta vẫn có khả năng thực hiện điều này. Để phát khởi các thực chứng của trình tự đường tu giác ngộ thì vấn đềbản thân mình có chịu nỗ lực hay không. Nếu như sắp leo lên đỉnh núi thì phải mất vài năm để chuẩn bị, ví dụ như để dành tiền và phải tốn nhiều công sức, thời giờsức lực để làm việc này, chuẩn bị mọi thứ, tốn vài ngàn đô la để lên đến đỉnh núi, chỉ vì mình muốn được danh tiếng. Nếu có thể leo núi thì ta sẽ có được danh xưng trực tiếp là “Ngài” từ Luân Đôn, ta sẽ có thêm một cái tên, bên cạnh cái tên bình thường như Richard hay Bob, hay George. Ít nhất, nếu như có thể leo núi thì ta sẽ được ban cho cái tên trực tiếp là “Ngài gì gì đó”, đại loại như vậy, rồi có thể là được một số tiền, rồi ta lại rất lo lắng vì có bấy nhiêu tiền đó thì phải làm gì với nó đây. Làm cách nào để thụ hưởng nhiều nhất, nhưng cũng sợ mất tiền lắm, rồi dù mình có khởi sự kinh doanh hay làm việc gì đại loại như vậy thì cũng không thành công.

Có thể là ngay sau khidanh tiếng, trước khi tiền tới tay, khi chưa có dịp để cầm tiền trên tay thì mình đã lìa xa thân xác này. Cái chết đến trước khi mình nhận được tiền nên không có cơ hội để xài nó, không có dịp để hưởng thụ. Vào phút lâm chung, khi cái chết đến thì danh tiếng mà mình đầu tư biết bao nhiêu công sức để có được, mất bao nhiêu năm, tốn bao nhiêu năng lượng, thời giờcủa cải, sẽ không có lợi lạc gì cho bản thân. Khi cái chết xảy ra thì không có một lợi ích cỏn con nào cho mình cả; không có cách nào để có được hạnh phúc trong tâm thức từ cái danh tiếng ấy. Ta phải để lại hết những của cải mà mình đã nhận được, đã có được. Thậm chí còn không được tự do để mang theo cả một paisa với mình. Chỉ có tâm thức trơ trọi là phải đi đến giai đoạn trung ấm, bằng cách để lại cả cái thân xác do người mẹ sinh ra. Một mình tâm thức trơ trọi phải đi vào giai đoạn trung ấm, nên không có một lợi lạc nào từ những việc mình đã thực hiện trong kiếp sống này, không cần biết chúng ta đã có cái tên thú vị, ngọt ngào như thế nào. Những tài sản mà ta hiện có không mang đến một chút lợi lạc nào cho những kiếp tương lai, không cần biết mình giàu có đến mức nào.

Kết luận là mình bỏ biết bao nhiêu thời giờ, năng lực và công sức cho việc chuẩn bị leo lên núi, chủ ý chỉ để được đặt chân lên đỉnh núi. Chúng ta bỏ không biết bao nhiêu thời giờnăng lượng, tốn cả đời cho việc này, nó là nguyên nhân cho bao nhiêu nỗi lo âusợ hãi, vì không biết mình sẽ thành công hay không, và phải dành dụm tiền bạc bao nhiêu năm trời. Ngày mà tử thần đến, khi cái chết xảy ra, dù mình có tài sản đi nữa thì tất cả chỉ tựa như giấc chiêm bao đêm qua. Chúng ta chuẩn bị thật trang trọng để leo núi và được nổi tiếng, biết bao nhiêu người đến xem và vẫy tay, tất cả chỉ như giấc mơ đêm qua. Khi nhận được hàng triệu đô la thì ta lập tức bỏ nó vào trương mục nhà băng, rồi sáng nay thức dậy thì không có gì hết! Ta sẽ thấy là không còn lại một paisa từ những sự kiện đó ở trên bàn của mình, chúng ta không tìm ra một paisa nữa, hoàn toàn trống rỗng. Giống như giấc mơ tối hôm qua, cuộc đời mình hoàn toàn trống rỗng, không có một lợi ích nào được thực hiện cho kiếp sau này, không có một sự chuẩn bị nào cả. Vì vậy, đó là cách mà những công việc trong cuộc đời này đều vô nghĩa.

Nếu như nỗ lực phát khởi đường tu tuần tự đến giác ngộ thì điều này không chỉ giải thoát bản thân mình và tạo ra hạnh phúc trong hiện kiếp, mà còn đem lại hạnh phúc cho mọi kiếp tương lai. Không những thế, nó còn giúp ta hoàn toàn thoát khỏi mọi vọng tưởng khổ đau, vô minh. Không chỉ vậy, nhờ thành tựu giác ngộ mà ta có thể thực hiện công hạnh hoàn hảo cho mỗi một chúng sanh, giúp họ thoát khỏi khổ đau và đưa họ đến giác ngộ. Đó là công hạnh cao cả. Tất nhiên là việc theo đuổi thánh Pháp, trình tự đường tu giác ngộ, dù có mất ba vô lượng a tăng kỳ kiếp, mất hàng tỷ kiếp sống để thành tựu công hạnh này thì đó là công hạnh cao cả. Không có điều gì lãng phí, không lãng phí thời giờ.

Kết luận là việc mà mình phải làm là lãnh hội giáo pháp, là nỗ lực thực hiện việc này, rồi dù sống với gia đình hay trong thành thị thì ta vẫn có cách để thành tựu giác ngộ
______________________________

Tiểu sử sơ lược Đức Lama Zopa Rinpoche 

Việt ngữ: Sonam Lhamo (Nhóm Viet Rigpa Lotsawas) | Hiệu đính: Giác nhiên


Lama Zopa Rinpoche 3
Lama Zopa Rinpoche cùng với Đức Đạt Lai Lạt Ma

Lama Zopa Rinpoche, bậc Thầy dẫn dắt tâm linh của Tổ chức Bảo Tồn Truyền Thống Phật Giáo Đại thừa (FPMT), Ngài là Hóa thân của hành giả Sherpa Nyingma Kunsang Yeshe, Lawudo Lama. Đức Lama Zopa Rinpoche sinh năm 1946 tại Thami, cách hang động Lawudo không xa lắm, thuộc vùng núi Everest - Nepal, nơi tiền thân của Ngài đã hành thiền suốt 20 năm cuối đời. Trong khi vị tiền thân thực hành theo Truyền thống Sakya, thì Lawudo Lama là một Đạo sư vĩ đại nắm giữ các giáo lý ẩn mật của truyền thống Nyingma.

Lama Zopa Rinpoche đã rời khỏi Thami khi Ngài khoảng 4 tuổi và được đưa đến Tu viện rất gần biên giới Nepal và Tây Tạng. Lama Zopa Rinpoche đã ở Tu viện khoảng vài năm cho đến khi đến Tây Tạng để thọ giới Sadi vào năm 1958 và tiếp tục việc nghiên cứu tu học tại Tu viện của Domo Geshe ở Phagri, Tây Tạng.

Năm 1959, Lama Zopa Rinpoche đã vượt thoát khỏi Tây Tạngtiếp tục việc tu học tại Tu viện Sera Jhe ở Buxa Duar thuộc miền Bắc Ấn Độ. Tại đây, chính phủ Ấn Độ đã cung cấp nơi ở cho các tu sĩ đến từ Tu viện Sera, Ganden và Drepung những người muốn tiếp tục việc nghiên cứu tu học cùng các tu sĩ thuộc các môn phái khác. Chính tại Buxa Duar, Lama Zopa Rinpoche đã trở thành đệ tử của Đức Geshe Rabten Rinpoche và sau đó là đệ tử của Lama Thubten Yeshe. Frida Bedi sau đó đã mời Đức Lama Zopa Rinpoche đến tham gia tu học tại ngôi trường bà xây dựng dành cho các vị Lama Hóa thân.Việc tiếp xúc với người phương Tây của Lama Zopa Rinpoche bắt đầu năm 1965 tại Darjeeling. Khi gặp công chúa Zina Rachevsky người Nga, Cô đã trở thành đệ tử phương Tây đầu tiên của Rinpoche. Năm 1969, Ngài đã thành lập Trung tâm Mahayana Gompa tại Kopan, phía trên Đại Bảo tháp Boudhnath ở Kathmandu, Nepal.

Theo sự thỉnh cầu của Zina Rachevsky, các vị Lama bắt đầu giảng dạy các khóa học Phật giáo cho người phương Tây ở Kopan. Năm 1971, Lama Zopa Rinpoche đã thọ giới Tỳ khưu từ Đức Pháp Vương Ling Rinpoche tại Bồ Đề Đạo Tràng. Trước năm 1975, có 12 trung tâm đã bắt đầu đi vào hoạt động. Năm 1976, tổ chức được đặt tên là Tổ chức Bảo tồn truyền thống Phật Giáo Đại thừa (FPMT).

Lama Zopa Rinpoche có rất nhiều dự án khác nhau trên thế giới, một trong những dự án quan trọng là Tôn tượng Phật Di Lặc cao 500 foot mà Rinpche đang xây dựng tại Bồ Đề Đạo Tràng, bao gồm các trường học, bệnh viện và các dự án xã hội như các phòng khám bệnh cùi và những dự án xã hội này đã tồn tạiđi vào hoạt động được 15 năm. Một số dự án khác mà Lama Zopa Rinpoche đang thực hiện là quỹ thực phẩm Sera Jhe - cung cấp thức ăn, các bữa ăn sáng, trưa, tối hàng ngày cho 2500 tu sĩ. Quỹ mang tên Lama Tsong Khapa đã cung cấp nguồn trợ cấp cho 100 vị Thầy chính thuộc truyền thống Gelugpa từ các tu viện khác nhau. Lama Zopa Rinpoche cũng có rất nhiều quỹ xây dựng các Dự án tâm linh như Bảo tháp, Kinh luân ... Lama Zopa Rinpoche có một đam mê mạnh mẽ trong việc thu thập các bản văn Giáo Pháp từ tất cả các truyền thống khác nhau.

Nguồn: http://www.buddhanet.net/masters/zopa.htm

Việt ngữ: Sonam Lhamo (Nhóm Viet Rigpa Lotsawas)

Hiệu đính: Giác nhiên

Mọi sai sót đều do người dịch và người hiệu đính. Có chút phước đức nhỏ nhoi nào xin hồi hướng cho những ai có duyên với Đức Lama Zopa Rinpoche đều được Ngài dẫn dắt liễu thoát sinh tử và cầu mong nhờ công đức này cầu mong Ngài sớm quang lâm đến Việt nam.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 5538)
Ba loại giới hạnh giống như thanh kiếm của một chiến sĩ. Nó chặt đứt xiềng xích của những cảm xúc tối ám. Bạn nên có sự hồi tưởng, đúng đắn, tỉnh giác, và suy xét. Đây là lời khuyên tâm huyết của tôi.
13 Tháng Sáu 2016(Xem: 4728)
Kyabje Kangyur Rinpoche, Longchen Yeshe Dorje, sinh tại miền Đông Tây Tạng năm Thổ Cẩu (1898), và bắt đầu nghiên cứu Phật pháp và thực hành từ thời thơ ấu. Vị Thầy gốc của ngài là Jedrung Rinpoche, Trinle Jampa Jungne, của tu viện Riwoche, lừng danh về cách tiếp cận bất bộ phái, cũng như những buổi lễ và lễ hội hàng năm trong đó ba học viện chính của nó, thuộc các truyền thống Nyingma, Sarma và Taklung Kagyü dra-tsang, thường thực hành cùng nhau. Ngài được coi là một hiện thân của Namkhai Nyingpo, một trong hai mươi lăm đệ tử thân thiết nhất của Guru Padmasambhava (Liên Hoa Sanh), và những giáo lý ngài đã thọ nhân trong đời trước thì bây giờ, khi còn nhỏ tuổi, ngài bắt đầu tái khám phá như những kho tàng (terma).
14 Tháng Tư 2016(Xem: 5823)
Pho tượng tuyệt đẹp của Tertön (gter ston) Orgyen Kusum Lingpa tại Lung Ngön Gön (rlung ngon dgon pa), Bhutan. Orgyen Kusum Lingpa là một vị terton (Khai Mật tạng) và hộ trì dòng truyền thừa trong Phật giáo Tây Tạng. Tên ngài có nghĩa là “Vị Hộ trì Điện thờ Tam thân của Đức Oddiyana Liên Hoa Sanh.”
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5212)
Một đệ tử đã thỉnh cầu Lama Zopa Rinpoche ban lời chỉ dạy sau khi bản thân phải phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú và thân thể đang rất đau đớn khi xạ trị. Người đệ tử thân thương, trân quý, bi mẫn và ngọc như ý của thầy, Hãy tụng kinh Kim cương nhiều lần. Thầy cũng sẽ cầu nguyện, trì tụng và hồi hướng cho con ngay bây giờ.
07 Tháng Ba 2016(Xem: 7809)
Loài người chúng ta rất thích tổ chức các buổi lễ mừng: Tết nhất, tiệc cưới, kỷ niệm ngày cưới, ngày của Mẹ, ngày của Bố, ngày Valentine và nhiều dịp lễ khác. Nếu quán chiếu kỹ, ta sẽ thấy hầu hết những lễ ăn mừng này gây hại cho những chúng sinh quanh mình. Số lượng loài vật bị giết hại để phục vụ cho những buổi lễ này là không tưởng nổi. Nếu những chúng sinh tội nghiệp này có khả năng giao tiếp như con người, tôi khẳng định rằng chúng sẽ van xin ta không tổ chức ăn mừng, bởi niềm vui và hạnh phúc của chúng ta trực tiếp gây nên khổ đau tột cùng cho chúng. Bên cạnh đó, ta cũng biết rằng trong những ngày lễ hội, các tỉ lệ tai nạn, bạo lực, tội phạm và các bất thiện hạnh đều tăng vọt do việc tiêu thụ rượu quá đà và do những hành xử không kiểm soát.
08 Tháng Giêng 2016(Xem: 6355)
Việc thị tịch của Chatral Sangye Rinpoche đánh dấu sự chấm dứt của một kỷ nguyên. Bỗng nhiên chúng ta mất đi một lính gác nhiệt tâm canh giữ Phật pháp nói chung, Kim cương thừa nói riêng, và đặc biệt là Phật giáo Tây Tạng và dòng truyền thừa Nyingma
04 Tháng Giêng 2016(Xem: 6761)
Khi chúng ta có ước muốn theo đuổi con đường tâm linh, ta phải hiểu thấu vì sao lại chọn đi con đường này, động lực của ta là gì, con đường này sẽ dẫn ta tới đâu, bằng cách nào ta có thể đi tới đích. Mục đích và đích đến của con đường Phật Pháp là giải thoát khỏi tất cả khổ đau và đạt tới sự giác ngộ hoàn toàn