Oṃ maṇi padme hūṃ

29 Tháng Tám 201415:46(Xem: 4840)
MẬT TÔNG TÂY TẠNG
Nguyên tác TANTRA IN TIBET của Tenzin Gyatso, Đạt-lại Lat-ma 14
Jeffrey Hopkins dịch sang Anh ngữ và biên tập
Thích Nhuận Châu dịch Việt ngữ
Nhà xuất bản Phương Đông 2014

Phần II
NHỮNG BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA 14
VỀ HÀNH TRÌ MẬT TÔNG
 
 
O maṇi padme hūṃ
Án ma ni bát di hồng
Bài giảng ở Trung tâm Phật giáo Kalmuck Mongolian, New Jersey, Hoa Kỳ.
 
Có nhiều lợi lạc khi trì tụng thần chú O maṇi padme hūṃ, nhưng khi hành trì, các bạn nên chiêm nghiệm thật sâu về ý nghĩa thần chú nầy, vì ý nghĩa của sáu âm tiết trên rất thâm sâu và mầu nhiệm.

Trước hết, âm Oṃ được tạo thành bởi ba mẫu tự, A, U và M. Ba mẫu tự nầy biểu tượng cho sự thanh tịnh từ thân khẩu ý của hành giả. Nó cũng biểu tượng cho thân khẩu ý thù thắng của Đức Phật.

Có thể nào thân khẩu ý nhiễm ô, bất tịnh có thể được chuyển hoá thành thân khẩu ý thanh tịnh, hoặc là hoàn toàn tách biệt nhau? Tất cả chư Phật đều đã từng là con người như chúng ta và đều nhờ tu đạo mà trở thành giác ngộ. Đạo Phật không khẳng định rằng chẳng có ai không vướng phải lỗi lầm và có được mọi đức tính tốt ngay từ vô thuỷ. Thân khẩu ý thanh tịnh có được là nhờ dần dần lìa xa các môi trường nhiễm ô bất tịnh nên chúng được chuyển hoá thành thanh tịnh.

Việc nầy được tiến hành như thế nào? Con đường tu đạo được biểu thị qua bốn âm tiết tiếp theo của câu thần chú.

Maṇi, có nghĩa là ngọc quý, biểu tượng cho yếu tố phương pháp–phát khởi tâm từ bi để hướng đến tu tập giác ngộ (altruistic intention to become enlightened). Như viên ngọc có khả năng giúp người thoát khỏi nghèo hèn, cũng vậy, tâm thiết tha hướng đến giác ngộ có năng lực giải trừ mọi khổ ách trong dòng luân hồi sinh tử và sự an nhàn riêng tư. Tương tự như vậy, như viên ngọc có thể khiến cho mọi chúng sinh thành tựu ước nguyện,  tâm thiết tha hướng đến giác ngộ sẽ giúp cho mọi chúng sinh thành tựu ước nguyện của mình.

Hai âm tiết trong chữ padme, có nghĩa là hoa sen, là biểu tượng cho trí huệ. Như hoa sen mọc lên từ bùn nhưng không bị ô nhiễm bởi bùn dơ; cũng vậy, trí huệ có năng lực đưa các bạn đến tình trạng không mâu thuẫn, trong khi đó các bạn sẽ gặp phải sự chống trái, mâu thuẫn nhau nếu các bạn không có trí huệ. Có loại trí huệ để nhận ra các pháp là vô thường, có loại trí huệ nhận ra ngã tính vốn không có tự thể, có loại trí huệ nhận ra tính không của nhị nguyên tính–có nghĩa là sự phân biệt giữa chủ thể và khách thể–và có loại trí huệ nhận ra các pháp không tồn tại trên cơ sở tự tính (emptiness of inherent existence). Dù có nhiều loại trí huệ, chủ yếu nhất là trí huệ nhận thức tánh không (wisdom realizing emptiness).

Sự thanh tịnh phải được thành tựu thông qua tính bất khả phân của phương tiện và trí huệ. Điều ấy được biểu tượng qua âm tiết sau cùng hūṃ, biểu thị cho tính bất khả phân. Theo kinh luận, tính bất khả phân của phương tiện và trí huệ nầy có nghĩa là trí huệ có tác dụng đến phương tiện và phương tiện có tác dụng đến trí huệ. Trong Man-tra thừa hay Mật thừa, tính bất khả phân nầy chỉ cho Nhất tâm, trong đó hiện hữu thể viên mãn của trí huệ và phương tiện như là một thể đồng nhất. Trong ý nghĩa chủng tự (seed syllables) của Ngũ trí Như Lai (The Five Conqueror Buddhas), hūṃ  chính là chủng tự của A-súc-tỳ Như Lai[1] –Bất động Phật, có nghĩa là không bị tác động bởi các ngoại duyên.

Như vậy sáu âm tiết Oṃ maṇi padme hūṃ  có nghĩa là khi phát tâm tu đạo, nương vào thể thống nhất của trí huệ và phương tiện, các bạn có thể chuyển hoá thân khẩu ý bất tịnh của mình thành thân khẩu ý thù thắng thanh tịnh như của Đức Phật. Nên kinh nói rằng các bạn không nên tìm cầu Phật quả bên ngoài chính mình. Cốt tuỷ của sự thành tựu Phật quả là ở ngay trong mình. Như Bồ-tát Di-lặc nói trong Sublime Continuum of the Great Vehicle (Uttaratantra) rằng tất cả chúng sinh đều vốn có sẵn Phật tính ngay trong thể tính tương tục (continuum) của họ. Chúng ta có trong chính mình chủng tử thanh tịnh, thể tính Như Lai tạng (s: Tathāgatagarbha), để có thể tự chuyển hoá và thành tựu viên mãn Phật quả. 


[1] Năm vị Phật theo quan niệm của Mật giáo, trong Kim cương giới mạn-đồ-la và Thai tạng giới mạn-đồ-la. Trong cả hai đồ hình mạn-đồ-la nầy, bốn Đức Phật ngự ở bốn phương, còn Phật Đại Nhật Như Lai (Tì-lô-giá-na mahāvairocana) trụ tại trung tâm. Trong Kim cương mạn-đồ-la, có năm vị Phật là: 1. Tì-lô-giá-na ( s: mahāvairocana; 2. A-súc (s: akṣobhya); 3. Bảo Sinh (s: ratnasaṃbhava); 4. A-di-đà ( s: amitābha); 5. Bất Không Thành Tựu (s: amoghasiddhi). Trong Thai tạng giới mạn-đồ-la, còn gọi là Thai tạng giới ngũ Phật, năm vị Phật là: 1. Tì-lô-giá-na; 2. Đức Phật Bảo Tràng (s: ratnaketu); 3. Khai Phu Hoa Vương (s: saṃkusumitarāja); 4. Vô Lượng Thọ (s: amitāyus), 5. Thiên Cổ Lôi Âm ( s: divyadundubhimeganirghoṣa).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 5075)
Việc nghiên cứu về lịch sử khám phá rằng thực hành Dolgyal, là thực hành có ngụ ý bè phái mạnh mẽ, có lịch sử kết hợp với một xu thế bè phái không hòa hợp trong những thành phần, và giữa các cộng đồng khác nhau của Tây Tạng.
12 Tháng Năm 2015(Xem: 5128)
12 Tháng Năm 2015(Xem: 8780)
Để làm cuộc đời ta đầy ý nghĩa, ta cần một thực hành tâm linh. Trước hết, tôi sẽ đưa ra lời khuyên cho những ai không theo bất kỳ con đường tâm linh nào, sau đó cho những người đang ở trên con đường tu tập.
05 Tháng Năm 2015(Xem: 8648)
Trong Phật giáo Mật tông Tây tạng có nhiều pháp môn tu tập để đưa hành giả đến Tự chứng ngộ Phật tánh của mình. Được xếp hàng cao nhất trong tất cả các pháp môn đó là Đại Thủ Ấn (Mahāmudrā) của phái Khẩu Truyền (Kargyu) và Đại Hoàn Thiện (Dzogchen hay Ati-yoga) của phái Cổ Mật (Nyingma).
02 Tháng Năm 2015(Xem: 11336)
Giới là một hình thức vi tế không thấy trong sự tương tục tinh thần, là thứ hình thành thái độ. Một cách đặc biệt, nó là một sự kềm chế khỏi "một hành vi lỗi lầm", hoặc là một thứ tiêu cực một cách tự nhiên hay một việc mà Đức Phật ngăn cấm cho những cá nhân đặc thù đang tu tập để đạt đến những mục tiêu đặc biệt.
22 Tháng Tư 2015(Xem: 5528)
Pháp Luyện Tâm, hay lojong (blo sbyong), theo nguyên văn có nghĩa là “luyện tập hay tịnh hóa tâm”. Nó đề cập đến các pháp thiền quán mà ta áp dụng để tịnh hóa tâm, cũng như loại sách diễn tả những pháp tu này.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 6094)
Mật thừa, theo ngài Tsong Khapa, là đạo lộ dành cho những hành giả có căn tánh Đại thừa thù thắng, do lòng đại bi muốn mau lẹ thành Phật độ thoát chúng sanh nên phát tâm dấn thân vào đạo lộ tu tập phương tiện viên mãn thâm sâu này. Dòng truyền thừa Mật pháp được truyền từ Ấn độ đến Nepal, Tây tạng, Trung quốc, rồi từ những quốc gia này kiện toàn thành những tông phái và truyền sang các quốc gia khác như Đại hàn, Mông cổ, Nhật bản, Việt nam, v.v…
04 Tháng Tư 2015(Xem: 7697)
Thượng sư Tsong Khapa, trong cuộc đời hoằng pháp, đã sáng tác nhiều tác phẩm rất giá trị, thế nhưng trong tất cả những sáng tác đó, chỉ có hai tác phẩm tiêu biểu được xem là vĩ đại nhất: