8. Phép điểm đạo

29 Tháng Tám 201415:42(Xem: 5352)
MẬT TÔNG TÂY TẠNG
Nguyên tác TANTRA IN TIBET của Tenzin Gyatso, Đạt-lại Lat-ma 14
Jeffrey Hopkins dịch sang Anh ngữ và biên tập
Thích Nhuận Châu dịch Việt ngữ
Nhà xuất bản Phương Đông 2014

Phần I.
CỐT TUỶ CỦA MẬT TÔNG
Tenzin Gyatso, Đạt-lại Lat-ma 14
Jeffrey Hopkins dịch sang Anh ngữ và biên tập
Phụ tá biên tập: Lati Rinpochay và Barbara Frye


8. Phép điểm đạo
 
Một Mạn-đà-la (maṇḍala) được xem là rất mầu nhiệm vì thiền quán về nó được xem như là một pháp giải độc, nhanh chóng tiêu trừ phiền não chướng và sở tri chướng cũng như những tập khí vi tế. Điều nầy rất khó đối với những người căn cơ thấp vì khó thâm nhập những biểu tượng của Mạn-đà-la.

Có sự khác nhau giữa sự thể nhập vào một Mạn-đà-la và thọ pháp điểm đạo. Để thể nhập vào Mạn-đà-la, chỉ cần có niềm tin; không cần phải phát tâm nguyện cầu Vô thượng bồ-đề. Cũng vậy, hành giả có thể thể nhập vào Mạn-đà-la và thọ pháp điểm đạo mà không cần thiết phải hoàn toàn phát tâm nguyện cầu Vô thượng bồ-đề, nhưng hành giả tu tập hai giai vị của Vô thượng Du-già Tantra thì nhất thiết phải cần phát tâm nguyện Vô thượng bồ-đề.

Trong quá khứ, thể nhập vào Mạn-đà-la và lễ truyền pháp điểm đạo được thể hiện rất công phu, riêng biệt từng lễ một. Nhưng ở Tây Tạng ngày nay có khuynh hướng truyền thụ cho mọi người. Kim cang thủ (Vajrapani) đề ra một hệ thống hoàn chỉnh với mọi tầng bực khác nhau–cho những người chỉ thể nhập vào Mạn-đà-la, cho những ai có thể thọnhận nước và mũ quán đảnh. Khi việc truyền pháp nầy được thực hiện một cách có hệ thống, vị Lạt-ma, trước khi truyền pháp điểm đạo, sẽ phân tích cho môn đệ để họ phát tâm tu tập ba môn học vô lậu [giới luật, thiền định, trí huệ] và hành trì những điều đã phát nguyện. Đức Lạt-ma cũng cho phép những ai chưa được thụ pháp điểm đạo nhưng có đầy đủ niềm tin được thể nhập vào Mạn-đà-la. Những cấm chế có tính hệ thống nầy, khi được tuân theo sẽ đem đến những kết quả và thiết thực cho pháp điểm đạo, đến ngày nay thường ít được dùng.

Có câu chuyện về Druk-pa kun-lek khi ngài viếng thăm một ngôi làng mà Đức Lạt-ma đến truyền pháp điểm đạo. Khi vị Lạt-ma nầy đi ngang qua, mọi người quanh đó đều đứng dậy đảnh lễ ngài, nhưng Druk-pa kun-lek thì không. Vị Lạt-ma ân cần hỏi Druk-pa kun-lek: ‘Khi tôi đi qua, mọi người đều thể hiện lòng tôn kính. Có điều gì mà ông lại thể hiện phong thái này?’ Druk-pa kun-lek trả lời bằng câu hỏi: “Ngài đã có thường truyền pháp điểm đạo không? Ngài có làm cho nhiều người đánh mất niềm tin và bản nguyện của họ không? Ngài có mở ra con đường đến địa ngục cho nhiều người không?”

Nếu bạn có thể chiêm nghiệm về ý nghĩa của sinh tử luân hồi nói chung và trong kiếp người nói riêng, thì rất hợp lý để rèn luyện tâm ý bằng những pháp tu tập nầy, vốn đó là tiến trình để đạt được sự an tĩnh và thoát khỏi sân hận. Ngược lại, nếu quá nhiều nhấn mạnh được đặt vào nỗi khổ trong địa ngục và cái chết không thể tránh khỏi, thì sẽ có cơ duyên sẽ rơi vào sự đông cứng sợ hãi. Có một câu chuyện ở Tây Tạng về một vị trú trì thường đi giảng pháp. Một Phật tử hỏi vị thị giả rằng thầy trú trì đi đâu, vị thị giả trả lời rằng, ‘Ngài đi doạ những ông già bà lão.’ Nếu các bạn hoàn thành giá trị của kiếp sống con người bằng sự phát nguyện tu tập, thì chẳng có gì phải bận tâm đến cái chết.

Ban đầu, các bạn nên quy y Tam bảo từ tận đáy lòng mình, rồi phát nguyện giải thoát cho chính mình, rồi sau đó phát tâm hướng đến giác ngộ. Rồi sau đó khi các bạn đạt đến mức có thể thích hợp để nghe trì tụng thần chú, bạn sẽ nhận được lời dạy của ngài Mã Minh[1] trong Bồ-tát thập nhị nguyện văn (Ashvaghosha’s Twenty Stanzas) và Sự sư pháp ngũ thập tụng (Fifty Stanzas on the Guru (Gurupañcāśika).  Lúc ấy, các bạn sẽ được truyền pháp điểm đạo.


[1] Mã Minh 馬 鳴; S: aśvaghoṣa; là nhà thơ và luận sư Đại thừa người Ấn Độ, sống giữa thế kỉ 1 và 2, được xem là một trong những Luận sư quan trọng nhất của Phật giáo. Tác phẩm quan trọng nhất của ngài Mã Minh là bộ Hi khúc Xá-lị tử, Phật sở hành tán, bộ Tôn-già-lợi Nan-đà, và bộ Đại thừa khởi tín luận. Đầu tiên, ngài Mã Minh theo đạo Bà-la-môn và được một vị tăng tên là Bà-lật-thấp-bà (s: Pārśva) đưa vào đạo Phật. Các tác phẩm của ngài đọc rất dễ hiểu và có nhiều ẩn dụ. Thí dụ như chuyện Tôn-già-lợi Nan-đà, đó là chuyện về chàng trai tuấn tú Nan-đà, người tuy đã xuất gia theo Phật rồi nhưng vẫn còn thương yêu người vợ. Sau nhiều lần nghe Đức Phật giảng dạy, chàng mới hết nghiệp yêu thương và sống viễn li.

Các tác phẩm được liệt kê dưới tên ngài Mã Minh: 1. Đại thừa khởi tín luận (mahāyānaśraddhotpāda-śāstra); 2. Phật sở hành tán (buddhacarita-kāvya); 3. Đại tông địa huyền văn bản luận (mahāyānabhūmiguhyavācāmūla-śāstra); 4. Đại trang nghiêm kinh luận (mahālaṅkāra-sūtra-śāstra); 5. Ni-kiền tử vấn vô ngã nghĩa kinh; 6. Thập bất thiện nghiệp đạo kinh (daśaduṣṭakarmamārga-sūtra); 7. Sự sư pháp ngũ thập tụng; 8. Lục đạo luân hồi kinh; 9. Hi khúc Xá-lị tử (śāriputraprakaraṇa); 10. Tôn-già-lợi Nan-đà (saudarananda-kāvya).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Giêng 2017(Xem: 5255)
07 Tháng Chín 2016(Xem: 5051)
Phật Thích Ca Mâu Ni đã ban những giáo lý về Phật Dược Sư vào thời điểm hoàn hảo và tại địa điểm hoàn hảo – Vaishala [Tỳ Xá Ly], Ấn Độ. Khi Ngài thiền định về sự chữa lành, Ngài phóng hào quang về phương Đông, và những luồng ánh sáng quay trở về Ngài từ cõi Tịnh Độ Phương Đông. Tất thảy đại chúng lúc ấy bắt đầu thấy tám vị Phật Dược Sư trên bầu trời. Lúc này, Đức Thích Ca giới thiệu giáo lý, thứ được gìn giữ như là Kinh Dược Sư. Giáo lý này rất phổ biến ở Ấn Độ và đến Tây Tạng vào thế kỷ tám. Đại Sư Shantarakshita[1], vị nổi tiếng về những lời tán thán và nghi quỹ mà Ngài soạn cho tất thảy những vị Phật Dược Sư, đầu tiên giới thiệu giáo lý Phật Dược Sư ở Tây Tạng. Các giáo lý của Ngài được trao truyền trong một dòng truyền thừa không gián đoạn. Thực hành Phật Dược Sư chiếm vị trí quan trọng trong mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.