Lời Khuyên Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Về Dolgyal

02 Tháng Bảy 201515:49(Xem: 5015)

LỜI KHUYÊN CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA VỀ DOLGYAL (Shugden)
Thanh Liên Việt dịch

 

dalailama0123109Tiếp theo những cuộc điều tra lâu dài và cẩn trọng, Đức Đạt Lai Lạt Ma mạnh mẽ can ngăn các Phật tử Tây Tạng nhượng bộ tinh linh hung tợn được gọi là Dolgyal (Shugden). Mặc dù bản thân Ngài đã có lần thực hành việc nhượng bộ Dolgyal, vào năm 1975 Ngài đã từ bỏ việc thực hành này sau khi khám phá các vấn đề sâu xa về lịch sử, xã hội và tôn giáo được liên kết với nó. Ngài đã làm thế với sự hiểu biết và hỗ trợ đầy đủ của vị giáo thọ thứ yếu của Ngài – Đức Kyabje Trichang Rinpoche quá cố. Qua vị Thầy này, lần đầu tiên Ngài đã kết hợp với thực hành. Ngay cả trong các phái Geluk và Sakya – các truyền thống Phật giáo Tây Tạng mà đa số các hành giả Dolgyal có quan hệ – sự nhượng bộ tinh linh linh này đã có thể gây tranh cãi suốt trong lịch sử của nó. Việc nghiên cứu về lịch sử khám phá rằng thực hành Dolgyal, là thực hành có ngụ ý bè phái mạnh mẽ, có lịch sử kết hợp với một xu thế bè phái không hòa hợp trong những thành phần, và giữa các cộng đồng khác nhau của Tây Tạng. Vì thế, từ 1975 trở đi, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thường công khai bày tỏ quan điểm của Ngài rằng thực hành này không thích hợp, dựa trên ba lý do sau đây:

1. Hiểm họa của Phật giáo Tây Tạng thoái hóa thành một hình thức sùng bái tinh linh: lúc đầu, Phật giáo Tây Tạng tiến hóa từ truyền thống đích thực và cổ xưa tán thành Đại Học tu viện Ấn Độ vĩ đại Nalanda, một truyền thống mà Ngài thường mô tả là một hình thức trọn vẹn của Phật giáo. Nó là hiện thân giáo lý nguyên thủy của Đức Phật như được phát triển qua các nội quán phong phú về triết học, tâm lý học và tâm linh của những Đạo sư Phật giáo vĩ đại như Nagarjuna (Long Thọ), Asanga (Vô Trước), Vasubandhu (Thế Thân), Dignaga (Trần Na) và Dharamakirti (Pháp Xứng). Bởi triết gia và luận lý gia vĩ đại Shantarakshita có công trong việc thiết lập Phật giáo ở Tây Tạng trong những giai đoạn sớm nhất vào thế kỷ thứ 8, triết học và sự phân tích phê bình luôn luôn là những dấu hiệu quan trọng của Phật giáo Tây Tạng. Vấn đề đối với thực hành Dolgyal là nó trình bày tinh linh Dolgyal (Shugden) như một Hộ Pháp và hơn nữa nhắm tới việc nâng tinh linh lên mức độ quan trọng hơn chính Đức Phật. Nếu khuynh hướng này không được kềm chế, và những người vô tội bị quyến rũ bởi các thực hành giống như-thờ cúng của loại tín ngưỡng này, mối nguy hiểm là truyền thống phong phú của Phật giáo Tây Tạng có thể bị suy đồi thành sự đơn thuần nhượng bộ các tinh linh.

2. Các chướng ngại đối với việc xuất hiện tính chất bất bộ phái xác thực: Đức Đạt Lai Lạt Ma thường tuyên bố rằng một trong những hứa nguyện quan trọng nhất của Ngài là khuyến khích các sự hiểu biết và hòa hợp liên tôn giáo. Là một phần của nỗ lực này, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cam kết cổ vũ tinh thần bất bộ phái trong mọi giáo phái của Phật giáo Tây Tạng. Trong việc này, Đức Đạt Lai Lạt Ma đang theo đuổi gương mẫu của các vị tiền nhiệm của ngài, đặc biệt là Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ Năm và Đạt Lai Lạt Ma Thứ Mười ba. Không chỉ là một tiếp cận qua lại bất bộ phái đối với tất cả các phái Phật giáo Tây Tạng, mà nó cũng là bộ phận bảo vệ tốt đẹp nhất chống lại một sự tăng trưởng chủ nghĩa bộ phái có thể gây tổn hại cho toàn bộ truyền thống Tây Tạng. Được ban cho sự nối kết được thừa nhận giữa sự sùng bái Dolgyal và khuynh hướng bè phái, thực hành đặc biệt này vẫn là một chướng ngại căn bản đối với việc cổ vũ một tinh thần bất bộ phái chân chính trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng.

3. Đặc biệt là việc nhượng bộ này không thích đáng khi liên quan đến hạnh phúc của xã hội Tây Tạng: trong hiện tại, việc nhượng bộ Dolgyal thì đặc biệt mang đến những hoàn cảnh khó khăn cho người Tây Tạng. Sự nghiên cứu trong văn bản và lịch sử cho thấy tinh linh Dolgyal xuất hiện từ thái độ thù địch đối với Đạt Lai Lạt Ma Thứ Năm vĩ đại và chính phủ của ngài. Bản thân Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ Năm, người đảm đương việc lãnh đạo tâm linh và thế tục của Tây Tạng trong thế kỷ 17, đã kịch liệt tố giác Dolgyal là một tinh linh xấu ác làm xuất hiện những mục đích sai lầm và tai hại cho hạnh phúc của chúng sinh nói chung và chính phủ Tây Tạng mà người dẫn đầu là các Đạt Lai Lạt Ma nói riêng. Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ Mười ba và những Đạo sư tâm linh được tôn kính của Tây Tạng cũng đã chống đối mạnh mẽ thực hành này. Vì thế, trong bối cảnh hiện nay, trong đó sự thống nhất giữa những người Tây Tạng thì vô cùng quan trọng, việc dấn mình vào thực hành nhượng bộ có thể gây tranh cãi và bất đồng này thì không thích đáng.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thôi thúc mạnh mẽ các môn đồ của ngài xem xét cẩn thận các vấn đề của thực hành Dolgyal trên nền tảng của ba lý lẽ này và thực hành một cách phù hợp. Ngài đã nói rằng, là một nhà lãnh đạo Phật giáo với một mối quan tâm đặc biệt đến dân chúng Tây Tạng, chính Ngài có trách nhiệm nói rõ ý kiến chống lại những hậu quả tai hại của loại sùng bái tinh linh này. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã giải thích rằng ý kiến của Ngài có được lưu ý hay không là một vấn đề riêng rẽ. Tuy nhiên, bởi cá nhân Ngài chịu ảnh hưởng mạnh mẽ về tính chất tiêu cực của thực hành này, Ngài đã yêu cầu những người tiếp tục nhượng bộ Dolgyal không tham dự những buổi giảng dạy giáo lý chính thức của Ngài, là điều đòi hỏi phải thiết lập một mối quan hệ thầy-trò theo truyền thống.

Nguyên tác: 
“His Holiness the Dalai Lama's Advice Concerning Dolgyal (Shugden)”

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Năm 2015(Xem: 5097)
12 Tháng Năm 2015(Xem: 8686)
Để làm cuộc đời ta đầy ý nghĩa, ta cần một thực hành tâm linh. Trước hết, tôi sẽ đưa ra lời khuyên cho những ai không theo bất kỳ con đường tâm linh nào, sau đó cho những người đang ở trên con đường tu tập.
05 Tháng Năm 2015(Xem: 8599)
Trong Phật giáo Mật tông Tây tạng có nhiều pháp môn tu tập để đưa hành giả đến Tự chứng ngộ Phật tánh của mình. Được xếp hàng cao nhất trong tất cả các pháp môn đó là Đại Thủ Ấn (Mahāmudrā) của phái Khẩu Truyền (Kargyu) và Đại Hoàn Thiện (Dzogchen hay Ati-yoga) của phái Cổ Mật (Nyingma).
02 Tháng Năm 2015(Xem: 11232)
Giới là một hình thức vi tế không thấy trong sự tương tục tinh thần, là thứ hình thành thái độ. Một cách đặc biệt, nó là một sự kềm chế khỏi "một hành vi lỗi lầm", hoặc là một thứ tiêu cực một cách tự nhiên hay một việc mà Đức Phật ngăn cấm cho những cá nhân đặc thù đang tu tập để đạt đến những mục tiêu đặc biệt.
22 Tháng Tư 2015(Xem: 5488)
Pháp Luyện Tâm, hay lojong (blo sbyong), theo nguyên văn có nghĩa là “luyện tập hay tịnh hóa tâm”. Nó đề cập đến các pháp thiền quán mà ta áp dụng để tịnh hóa tâm, cũng như loại sách diễn tả những pháp tu này.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 6049)
Mật thừa, theo ngài Tsong Khapa, là đạo lộ dành cho những hành giả có căn tánh Đại thừa thù thắng, do lòng đại bi muốn mau lẹ thành Phật độ thoát chúng sanh nên phát tâm dấn thân vào đạo lộ tu tập phương tiện viên mãn thâm sâu này. Dòng truyền thừa Mật pháp được truyền từ Ấn độ đến Nepal, Tây tạng, Trung quốc, rồi từ những quốc gia này kiện toàn thành những tông phái và truyền sang các quốc gia khác như Đại hàn, Mông cổ, Nhật bản, Việt nam, v.v…
04 Tháng Tư 2015(Xem: 7627)
Thượng sư Tsong Khapa, trong cuộc đời hoằng pháp, đã sáng tác nhiều tác phẩm rất giá trị, thế nhưng trong tất cả những sáng tác đó, chỉ có hai tác phẩm tiêu biểu được xem là vĩ đại nhất:
01 Tháng Tư 2015(Xem: 5636)
Ngài Tịch Thiên (Shantideva) là một trong những vị luận sư lỗi lạc nhất của thời kỳ sau trong quá trình phát triển tông phái Đại thừa, tác giả của bộ luận quan trọng là Nhập Bồ-tát hạnh.