Mật Tông Tây Tạng

29 Tháng Tám 201416:30(Xem: 13695)

MẬT TÔNG TÂY TẠNG

Nguyên tác TANTRA IN TIBET của Tenzin Gyatso, Đạt-lại Lat-ma 14
Jeffrey Hopkins dịch sang Anh ngữ và biên tập
Thích Nhuận Châu dịch Việt ngữ
Nhà xuất bản Phương Đông 2014


TỰA

blankTập sách nầy chúng tôi trích dịch từ hai tác phẩm của Đức Đạt-lại Lat-ma 14 Tenzin Gyatso. Tác phẩm thứ nhất là Tantra In Tibet, ấn bản năm 1977 của Nhà xuất bản Snow Lion, Ithaca, NewYork, USA. Bản thứ hai là Kindness, Clarity and Insight, ấn bản lần thứ 14 năm 1998, cũng của Nhà xuất bản Snow Lion, Ithaca, NewYork, USA.

Trong cuốn Tantra In Tibet, chúng tôi chỉ dịch phần đầu, còn phần thứ hai là Chân ngôn đạo thứ đệ (t: ngagrim chenmo) của ngài Tông-khách-ba chúng tôi thấy Đức Đạt-lại Lat-ma 14 đã phân tích khá kỹ nội dung cốt tuỷ Mật tông trong phần I của tập sách nầy, nên chúng tôi không đưa vào.

Thay vì vậy, chúng tôi chọn dịch một số bài trong cuốn Kindness, Clarity and Insight để giúp người đọc hiểu rõ hơn những nội dung nặng về giáo lý trong chương I; đồng thời có thể hỗ trợ cho những ai có cơ duyên hành trì sâu vào pháp môn vốn rất khó và nhiều ẩn mật, và vì vậy, đã thu hút khá đông những hành giả mong nếm được hương vị giải thoát.

Về phần chú thích, chúng tôi cố gắng cung cấp thêm những kiến thức cần thiết để đi sâu vào giáo lý pháp môn nầy. Chúng tôi đã sử dụng những tư liệu vốn có rất hạn chế. Một số từ Bách khoa Phật học Toàn thư, Phật quang Tự điển bản điện tử, và phần lớn là trong Từ điển Phật học–Đạo Uyển 2006. Những chú thích có đánh dấu (*) kèm theo là của tác giả trong nguyên bản Anh ngữ.

Chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót. Xin chân thành được đón nhận những chỉ giáo của bậc thức giả để việc nghiên cứu và hành trì của mọi người cũng như của chúng tôi có được nhiều lợi lạc.

Xin nguyện hồi hướng công đức nầy cho toàn pháp giới. Nguyện rằng mọi người đều hưởng được những điều tốt lành khi thực hành theo chánh pháp.


Trân trọng


Thích Nhuận Châu
Tịnh thất Từ Nghiêm, Đại Tòng Lâm
BR-VT

(Thư Viện Hoa Sen)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Giêng 2016(Xem: 6222)
Khi chúng ta có ước muốn theo đuổi con đường tâm linh, ta phải hiểu thấu vì sao lại chọn đi con đường này, động lực của ta là gì, con đường này sẽ dẫn ta tới đâu, bằng cách nào ta có thể đi tới đích. Mục đích và đích đến của con đường Phật Pháp là giải thoát khỏi tất cả khổ đau và đạt tới sự giác ngộ hoàn toàn
18 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5778)
Sau khi an tọa trên bảo tòa, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dạy rằng, Tám Đại Luận Mật thừa không giành cho tất cả mọi người. “Đây là những Tantra tối thượng và chỉ giới hạn cho những ai phát nguyện thực hành nghiêm cẩn.
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5541)
Ngày nay, thế giới đang tăng trưởng mạnh mẽ về vật chất. Nhưng Tây Tạng vẫn còn trong tình trạng hỗn loạn. Phần lớn chúng ta đang phải sống ở nước ngoài, nhưng chúng ta không chỉ duy trì được đời sống mà vẫn có thể trì giữ truyền thống của mình.
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5163)
Tác giả của bộ luận này là Tôn giả Zhamar Pandita, Gendun Tenzin Gyatso sinh năm 1852, tám tuổi xuất gia, học đạo với nhiều bậc Thầy lỗi lạc. Ở tuổi 20, Ngài tinh thông ngũ minh và được xưng tụng là Đại Pandita. Sau đó vâng lời Thầy, Ngài vân du đó đây giảng pháp. Ngài ẩn cư tu hành.
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5746)
Học Bồ tát hạnh, tu Bồ tát đạo là niềm khoắc khoải thiết tha của những Phật tử mong muốn tìm cầu sự an lạc giải thoát cho chính mình, và cho tất cả chúng sinh đang chìm đắm trong bể khổ.
02 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6287)
Truyền thừa Sakya là một trong bốn truyền thống tâm linh vĩ đại tại Tây Tạng. Truyền thống này đóng một vai trò quan trọng trong sự trì giữ và phát triển giai đoạn tân Tantra vào thế kỷ thứ 11.Truyền thống Sakya được trì giữ và hoằng dương rộng lớn, sản sinh nhiều bậc thánh tăng, Thành tựu giả và học giả vĩ đại.
25 Tháng Mười 2015(Xem: 5886)
Theo tư tưởng Mật Tông, trong năm vị Phật thiền, Đức Phật A-di-đà vị trí ở phía tây, bộ chủ bộ Liên hoa, biểu hiện phương tiện trí của Phật, nhân cách của trí diệu quán sát, trong năm đại là nhân cách của gió theo truyền thừa của Bất Không, hay của nước theo truyền thừa của Thiện Vô Úy.
20 Tháng Mười 2015(Xem: 8637)
Karmapa có nghĩa là "bậc thực hành Phật hạnh” hay "hiện thân tất thảy Phật hạnh”. Các đời Karmapa đã tái sinh trong hình tướng Hóa thân tới nay 17 đời, và tất cả đều đóng một sứ mệnh quan trọng nhất trong việc trì giữ và hoằng dương giáo pháp của đức Phật nơi vùng xứ Tuyết.
20 Tháng Mười 2015(Xem: 6826)
Đức Dalai Lama từng nhiều lần dạy rằng, Phật giáo Kim cương thừa không phải là Lạt-ma giáo. Một trong những lý do chủ yếu Phật giáo Kim cương thừa phát triển ở miền đất Tuyết chính là người thực hành có tri kiến thanh tịnh đối với bậc Thầy. Kim cương thượng sư là Bậc Thầy trong Phật giáo Kim cương thừa