Thực Hành Chỉ Quản Đả Toạ Của Lão Sư Suzuki

02 Tháng Ba 201707:38(Xem: 6984)

THỰC HÀNH CHỈ QUẢN ĐẢ TOẠ CỦA LÃO SƯ SUZUKI

Sojun Mel Weistman | Thiện Tri Thức dịch Việt


ngoi thien 2Tôi nhớ đã đọc một mô tả chỉ quản đả toạ do một thiền sư Nhật Bản đương thời. Vị ấy diễn tả chỉ quản đả toạ là một loại thực hành rất đặc biệt, bạn ngồi thiền gắt gao đến độ mồ hôi chảy ra thân. Bạn có thể ngồi chỉ khoảng nữa giờ bởi vì nó rất mãnh liệt. Và khi đọc, tôi nghĩ, “Ôi, đó không phải là chỉ quản đả toạ mà mình đã từng biết và nghe từ lão sư Suzuki!”

Tôi không nghĩ thực hành mãnh liệt như vậy là một thực hành sai của chỉ quản đả toạ. Nhưng với tôi, có vẻ đó là chỉ quản đả toạ thượng lưu hay chỉ quản đả toạ kiểu Olympic: cố gắng hoàn thành một thành tích vĩ đại. Lão sư Suzuki luôn luôn nói về chỉ quản đả toạ như là đời sống ngày này sang ngày khác, khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác của tính vô ngã.

Một trong những chủ đề chính của lão sư Suzuki là “chớ ích kỷ”. Ở Sokji, khi chúng tôi ở giữa một sesshin – có thể là lần đầu tiên hay lần thứ hai của tôi - vì lý do nào đó ngài nói, “Các người không biết các người chấp ngã như thế nào”. Và tôi nghĩ, “Đó có phải là lời nói đúng không? Có lẽ ngài muốn nói vô ngã”. Thế nên đó là một lời xoay chuyển đối với tôi, bởi vì tôi thực sự hiểu rằng lời dạy trung tâm của Suzuki Soshi không phải là chấp ngã.

Đây là một câu rất đơn giản. Đó là điều mà mẹ chúng ta thường nói với chúng ta, phải không? “Chớ ích kỷ”. Nhưng trong Phật giáo, chúng ta nói vô ngã , “Hãy vô ngã”. Nhưng Suzuki Roshi nói ích kỷnó có một hàm ý cá nhân hơn và chúng ta không thích lắm.

Những hoạt động đơn giản hàng ngày của lão sư Suzuki – cách ngài ngồi xuống và đứng lên, ăn, đi, mang săng-đan – đó là sự biểu lộ của chỉ quản đả toạ của ngài. Hoạt động hàng ngày không có ích kỷ - chỉ làm sự việc cho sự việc - đây là chỉ quản đả toạ của ngài. Chúng ta thường nói rằng chỉ quản đả toạ nghĩa là “chỗ ngồi”. Và điều đó đúng. Chỉ đặt lên đôi dép thôi. Nhưng cái “chỉ” này có một nghĩa đặc biệt. Nó có nghĩa “không có thêm nữa” hay “không có thêm cái gì quá”.

Khi chúng ta tiếp xúc với hoạt động hàng ngày, chúng ta luôn luôn có một mục tiêu. Nếu tôi đến cửa hiệu tôi muốn mua cái gì đó. Thế nên tôi có mục tiêu. Và mục tiêu đó thúc đẩy tôi đến cửa hiệu. Nhưng trong khi đến cửa hiệu, tôi sống đời sống tôi từng bước chân. Có việc đi đến cửa hiệu và động cơ để làm điều đó, nhưng nó hoàn toàn tách biệt trong cùng một thời gian. Chỉ là bước này, bước này, bước này, hoàn toàn sống đời sống của sự bước đi trong sự bước đi.

Chúng ta luôn luôn làm điều gì đó, tạo ra một câu chuyện về đời sống của mình. Và tạo nên câu chuyện này về đời sống của mình hôm nay thì “okay”. Đây là giấc mơ của chúng ta. Chúng ta đang nói về giấc mơ. Mỗi người đều có một giấc mơ. Chúng ta có giấc mơ đi đến cửa hiệu. Mỗi tư tưởng là một giấc mơ. Nhưng chỉ quản đả toạ hay “chỉ làm” là hoạt động vô ngã của chỉ làm trong giấc mơ. Nói cách khác, chúng ta chuyển động và rồi chúng ta dừng lại. Chúng ta chuyển động và rồi chúng ta dừng. Đời sống là một chuyển động và một dừng nghỉ. Nhưng trong sự thực hành của chúng ta, chúng ta chuyển động và dừng nghỉ đồng thời. Trong chuyển động của chúng ta là sự yên nghỉ hoàn hảo. Tĩnh và động là hai mặt của đời sống này.

Tôi nghĩ về chỉ quản đả toạ là một trạng thái trong đó tư tưởnghoạt động của chúng ta không có hố ngăn cách. Khi một vận động viên trượt tuyết ở thế vận hội Olympic và trình diễn một thành tích nổi bật, thân thểtâm thức không có hố ngăn cách. Tư tưởnghoạt động là một. Vận động viên không nghĩ về cái gì. Tư tưởnghoạt độnghoạt độngtư tưởng.

Nhưng chỉ quản đả toạ không đòi hỏi một sự kiện ngoạn mục và được thúc giục cao như Thế vận hội. Hoạt động đơn giản nhất. Và đây là điều chúng ta nhận thấy ở Suzuki Roshi. Khi chúng ta nói, “Ngài giống như cái này”, chúng ta muốn nói rằng chỉ quản đả toạ của ngài đúng như ở đó để tất cả chúng ta kinh nghiệm. Nó không ngoạn mục, nhưng có cái gì kỳ diệu nơi nó. Chúng ta không thể đặt ngón tay lên nó. Chỉ mang đôi săng-đan của ngài hay hành vi đơn giản đứng lên ngồi xuống. Chúng ta đều làm điều đó, nhưng có cái gì trong việc mang đôi săng-đan của ngài chính xác giống như trượt tuyết ở Thế vận hội. Chính xác là có cùng phẩm tính.

Đúng hơn, chỉ quản đả toạ là không thể định nghĩa. Làm sao thực hành chỉ quản đả toạ? Nó là thực hành rất đơn giản của vô ngã, hay không có ích kỷ, quy ngã, và chỉ làm. Nếu bạn đặt mình hoàn toàn hoạt động, vũ trụ gặp bạn và xác chứng cho bạn, và không có hố ngăn cách nào giữa bạn và vũ trụ.

(NGỒI KHÔNG 
Những tác phẩm thiết yếu của thực hành Thiền Chỉ Quản đả tọa
Việt ngữ: Thiện Tri Thức, 2010 - NXB Thời Đại)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11118)
"BÂY GIỜ ĐẠI THIỀN SƯ đã nhập diệt, chúng ta chỉ còn lại những câu chuyện. Và, may mắn thay, cuốn sách này là hiện thân như ngài còn sống, cho những ai chưa từng có cơ hội gặp được ngài. Qua các trang sách này, nếu bạn lưu tâm suy gẫm và để cho chúng thấm sâu vào tâm hồn bạn, bạn sẽ thực sự thấy ngài trong lời khai thị mà mình không thể bắt chước được và có lẽ quan trọng hơn nhiều, đó là niềm mong mỏi của ngài, bạn sẽ gặp lại chính mình."
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14406)
Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5943)
Người học Phật, trước tiên cần thấy tính. Thấy tính, không phải là nói về cái có thể nhìn thấy. Gọi là thấy, là thấy cái ở những nơi không thể nhìn thấy. Cho nên, nhìn thấy "cái thấy không thể thấy" thì chân tính sẽ hiện ra. Bản tính của cái thấy là vô sinh, nên "cái thấy sinh nẩy" là không có. Cũng không có sự thực hữu của tính, mà cái thấy chân thực thì không thay đổi, cho nên mới nói: thấy tính một cách chân thực.
01 Tháng Mười 2014(Xem: 13332)
Phương pháp của Thiền là cắt đứt con đường nói năng và dập tắt khung trời khái niệm trong đó ý thức cứ tiếp tục tư duy và đi tìm kiếm những ý niệm để cố gắng tìm hiểu thực tại (ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt). Ngôn ngữ đạo đoạn là cắt đứt con đường ngôn ngữ. Tâm hành xứ diệt nghĩa là dập tắt vùng trời của sự suy tư bằng khái niệm, đừng để tâm ý đi tìm những ý niệm: có-không, sanh-diệt,…
30 Tháng Chín 2014(Xem: 15449)
Đạo Phật nước Việt Nam chúng ta ngày nay có hai pháp môn tu chính là Thiền Tông và Tịnh Độ Tông. Hai pháp môn Thiền và Tịnh cùng xuất phát trong hệ kinh tạng Đại Thừa, nói có hai pháp môn nhưng cùng cứu cánh cùng đi đến thành quả là hết khổ đau sanh già bệnh chết cho chính mình và cho mọi người.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 9097)
Từ khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma qua trung quốc truyền tâm ấn đạo lý giác ngộ theo truyền thuyết thì sơ Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền cho vị đệ tử kế thừa là ngài Thần Quang Huệ Khả bộ kinh Lăng-già tâm ấn. Nhưng phải chờ đến hơn ba trăm năm sau và qua sáu vị Tổ thì đạo giác ngộ mới nở hoa kết trái. Tuy nhiên hạt giống của Tổ Bồ-đề-đạt-ma gieo trên đất Trung Hoa là kinh Lăng-già nhưng nở hoa kết trái lại là kinh Kim cang. Tại sao lại có sừ sai biệt như vậy, dù rằng cả hai bộ kinh đều do Như Lai Thế Tôn thuyết giảng.
27 Tháng Chín 2014(Xem: 13394)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, tuyệt vời. Tôi có nhiều cơ duyên với ngài... ngay cả từ thời rất là thơ trẻ, khi còn ở trong nước và khi chỉ mới đọc các bài báo sơ sài về ngài. Đất nước Tây Tạng và vị lãnh đạo này là một thế giới kỳ bí, không chỉ vì xa xôi cách biệt nhưng cũng vì niềm tin của dân tộc này rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma là hóa thân của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát.
22 Tháng Chín 2014(Xem: 11856)
Quyển Lâm Tế Ngữ Lục song ngữ này được soạn thảo cho lớp Phật pháp tiếng Anh và cho giới trẻ người Việt học Phật. Đây là một phần việc trong chương trình giới thiệu những bản dịch hiện nay về văn bản Thiền cổ điển.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 8813)
Đại Sư tên là Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sinh ra ngài nhằm giờ tý, ngày mùng tám tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang từ nhà ngài chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan khắp nhà.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 9433)
Tánh thấy là tánh giác biểu lộ nơi sự thấy. Tánh giác thì vốn sẵn, thanh tịnh xưa nay thế nên tánh thấy cũng vốn sẵn, thanh tịnh xưa nay. Thế thì tại sao lại có ra cái thấy phiền não, sanh tử khổ đau? Cái thấy của chúng ta đã bị nhiễm ô bởi tham, sân, si, kiêu căng, đố kỵ… để thành ra các tướng sai biệt đến độ tranh chấp nhau không thể hoà giải. Đó là cái thấy sai lầm.