Thực Hành Chỉ Quản Đả Toạ Của Lão Sư Suzuki

02 Tháng Ba 201707:38(Xem: 6966)

THỰC HÀNH CHỈ QUẢN ĐẢ TOẠ CỦA LÃO SƯ SUZUKI

Sojun Mel Weistman | Thiện Tri Thức dịch Việt


ngoi thien 2Tôi nhớ đã đọc một mô tả chỉ quản đả toạ do một thiền sư Nhật Bản đương thời. Vị ấy diễn tả chỉ quản đả toạ là một loại thực hành rất đặc biệt, bạn ngồi thiền gắt gao đến độ mồ hôi chảy ra thân. Bạn có thể ngồi chỉ khoảng nữa giờ bởi vì nó rất mãnh liệt. Và khi đọc, tôi nghĩ, “Ôi, đó không phải là chỉ quản đả toạ mà mình đã từng biết và nghe từ lão sư Suzuki!”

Tôi không nghĩ thực hành mãnh liệt như vậy là một thực hành sai của chỉ quản đả toạ. Nhưng với tôi, có vẻ đó là chỉ quản đả toạ thượng lưu hay chỉ quản đả toạ kiểu Olympic: cố gắng hoàn thành một thành tích vĩ đại. Lão sư Suzuki luôn luôn nói về chỉ quản đả toạ như là đời sống ngày này sang ngày khác, khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác của tính vô ngã.

Một trong những chủ đề chính của lão sư Suzuki là “chớ ích kỷ”. Ở Sokji, khi chúng tôi ở giữa một sesshin – có thể là lần đầu tiên hay lần thứ hai của tôi - vì lý do nào đó ngài nói, “Các người không biết các người chấp ngã như thế nào”. Và tôi nghĩ, “Đó có phải là lời nói đúng không? Có lẽ ngài muốn nói vô ngã”. Thế nên đó là một lời xoay chuyển đối với tôi, bởi vì tôi thực sự hiểu rằng lời dạy trung tâm của Suzuki Soshi không phải là chấp ngã.

Đây là một câu rất đơn giản. Đó là điều mà mẹ chúng ta thường nói với chúng ta, phải không? “Chớ ích kỷ”. Nhưng trong Phật giáo, chúng ta nói vô ngã , “Hãy vô ngã”. Nhưng Suzuki Roshi nói ích kỷnó có một hàm ý cá nhân hơn và chúng ta không thích lắm.

Những hoạt động đơn giản hàng ngày của lão sư Suzuki – cách ngài ngồi xuống và đứng lên, ăn, đi, mang săng-đan – đó là sự biểu lộ của chỉ quản đả toạ của ngài. Hoạt động hàng ngày không có ích kỷ - chỉ làm sự việc cho sự việc - đây là chỉ quản đả toạ của ngài. Chúng ta thường nói rằng chỉ quản đả toạ nghĩa là “chỗ ngồi”. Và điều đó đúng. Chỉ đặt lên đôi dép thôi. Nhưng cái “chỉ” này có một nghĩa đặc biệt. Nó có nghĩa “không có thêm nữa” hay “không có thêm cái gì quá”.

Khi chúng ta tiếp xúc với hoạt động hàng ngày, chúng ta luôn luôn có một mục tiêu. Nếu tôi đến cửa hiệu tôi muốn mua cái gì đó. Thế nên tôi có mục tiêu. Và mục tiêu đó thúc đẩy tôi đến cửa hiệu. Nhưng trong khi đến cửa hiệu, tôi sống đời sống tôi từng bước chân. Có việc đi đến cửa hiệu và động cơ để làm điều đó, nhưng nó hoàn toàn tách biệt trong cùng một thời gian. Chỉ là bước này, bước này, bước này, hoàn toàn sống đời sống của sự bước đi trong sự bước đi.

Chúng ta luôn luôn làm điều gì đó, tạo ra một câu chuyện về đời sống của mình. Và tạo nên câu chuyện này về đời sống của mình hôm nay thì “okay”. Đây là giấc mơ của chúng ta. Chúng ta đang nói về giấc mơ. Mỗi người đều có một giấc mơ. Chúng ta có giấc mơ đi đến cửa hiệu. Mỗi tư tưởng là một giấc mơ. Nhưng chỉ quản đả toạ hay “chỉ làm” là hoạt động vô ngã của chỉ làm trong giấc mơ. Nói cách khác, chúng ta chuyển động và rồi chúng ta dừng lại. Chúng ta chuyển động và rồi chúng ta dừng. Đời sống là một chuyển động và một dừng nghỉ. Nhưng trong sự thực hành của chúng ta, chúng ta chuyển động và dừng nghỉ đồng thời. Trong chuyển động của chúng ta là sự yên nghỉ hoàn hảo. Tĩnh và động là hai mặt của đời sống này.

Tôi nghĩ về chỉ quản đả toạ là một trạng thái trong đó tư tưởnghoạt động của chúng ta không có hố ngăn cách. Khi một vận động viên trượt tuyết ở thế vận hội Olympic và trình diễn một thành tích nổi bật, thân thểtâm thức không có hố ngăn cách. Tư tưởnghoạt động là một. Vận động viên không nghĩ về cái gì. Tư tưởnghoạt độnghoạt độngtư tưởng.

Nhưng chỉ quản đả toạ không đòi hỏi một sự kiện ngoạn mục và được thúc giục cao như Thế vận hội. Hoạt động đơn giản nhất. Và đây là điều chúng ta nhận thấy ở Suzuki Roshi. Khi chúng ta nói, “Ngài giống như cái này”, chúng ta muốn nói rằng chỉ quản đả toạ của ngài đúng như ở đó để tất cả chúng ta kinh nghiệm. Nó không ngoạn mục, nhưng có cái gì kỳ diệu nơi nó. Chúng ta không thể đặt ngón tay lên nó. Chỉ mang đôi săng-đan của ngài hay hành vi đơn giản đứng lên ngồi xuống. Chúng ta đều làm điều đó, nhưng có cái gì trong việc mang đôi săng-đan của ngài chính xác giống như trượt tuyết ở Thế vận hội. Chính xác là có cùng phẩm tính.

Đúng hơn, chỉ quản đả toạ là không thể định nghĩa. Làm sao thực hành chỉ quản đả toạ? Nó là thực hành rất đơn giản của vô ngã, hay không có ích kỷ, quy ngã, và chỉ làm. Nếu bạn đặt mình hoàn toàn hoạt động, vũ trụ gặp bạn và xác chứng cho bạn, và không có hố ngăn cách nào giữa bạn và vũ trụ.

(NGỒI KHÔNG 
Những tác phẩm thiết yếu của thực hành Thiền Chỉ Quản đả tọa
Việt ngữ: Thiện Tri Thức, 2010 - NXB Thời Đại)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6687)
Thiền là gì? Để trả lời câu hỏi này, ngôn từ không phải bao giờ cũng cần thiết hay hoàn toàn thích đáng. Người ta có thể trả lời câu hỏi này bằng cách giơ ngón tay lên hay đập nắm tay xuống bàn hay chỉ bằng cách cứ im lặng. Đây là những câu đáp không lời cho câu hỏi “Thiền là gì?”, đây là biểu lộ chân thực của những gì trú ẩn sâu kín vượt ngoài ngôn từ và sự phân tích có tính cách lý trí.
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5807)
Trong thế giới vật lý, ngọc quý là vật do thiên nhiên tạo hóa, hiếm có, và vì thế có giá trị ở mặt đồng tiền, thẩm mỹ và quý hiếm. Song, những việc thuộc thế giới vật lý dù có giá trị đến đâu cũng có giới hạng của chúng ở trong vòng tương đối.
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7390)
Thiền không phải là một tôn giáo, một học thuyết hay một quan niệm thuộc về tri thức. Thiền cũng không phải là nền triết học với những hệ thống luận lý mang tính chủ quan của vỏ não; cũng không phải là ngành khoa học với những cơ cấu lập trình và máy móc phức tạp.
09 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7900)
Đại sư Lục tổ Huệ Năng là một nhân vật lịch sử đang đi vào huyền thoại. Sử tích của ngài mặc dù đã được ghi chép trên giấy trắng mực đen là quyển kinh Lục Tổ Pháp Bảo Đàn, nhưng những mẫu truyện huyền hoặc về cuμc đời ngài thỉnh thoảng vẫn làm mờ đi phần nào sự thực.
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6740)
Thiền sư BẠCH ẨN HUỆ HẠC (Hakuin Ekaku), thế danh Iwajiro (Nham Thứ Lang, nghĩa là cậu bé đá), quê tại Hara, tỉnh Suruga, thị trấn Numazu, hạt Shizuoka, Nhật Bản. Hara ở ven Vịnh, nhìn ra Thái Bình Dương, gần núi Phú Sĩ.
07 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7245)
Phải chăng trường đời là nơi tranh danh đoạt lợi, hay chính là do mầm tham ái ở tại lòng mình mới là động cơ sinh ra mọi sự? Chính cái tình thức của ta bị chia chẻ manh mún bởi sự lộng hành vô độ của dục ái, đã đẩy đưa ta lang thang từ vạn kiếp luân hồi với bao khổ lụy bi ai.
28 Tháng Chín 2015(Xem: 9866)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm… Cá nhân quý thầy kinh nghiệm, sổ tức là một pháp quán căn bản rất cần thiết cho một người bắt đầu tập ngồi thiền.
28 Tháng Chín 2015(Xem: 9986)
Lối vào đạo thì nhiều, nhưng đường vào thiền thì không cửa, miễn sao nhận ra và sống về tự tánh vốn tự sáng tịnh nơi chính mình thì khế hợp thiền. Bởi nhắm thẳng tự tánh mà không câu nệ kẹt trên phương tiện, nên thiền tuy có phương pháp mà không thành phương một phương pháp cố định.