Thiền đốn ngộ

14 Tháng Tư 201614:04(Xem: 8420)

THIỀN ĐỐN NGỘ 


blankHuệ Minh đuổi theo Lục Tổ Huệ Năng để đoạt lại y bát nhưng khi ông không giở nổi chiếc y lên từ tảng đá thì liền nói: tôi vì pháp chẳng vì y bát xin hành giả vì tôi mà khai thị.

Lục Tổ bảo: ông hãy an dừng các duyên, tâm không một niệm tôi sẽ vì ông mà nói. Giây lát ngài nói tiếp: khi không nghĩ thiện không nghĩ ác,  cái gì là mặt mũi xưa nay của ông? 
Khi đấy Huệ Minh liền khai ngộ.
 
Các bạn dành một khoảng thời gian thích hợp nào đó hãy buông bỏ mọi ý niệm, không để tâm duyên theo bên ngoài cũng như bên trong, không suy nghĩ bất cứ điều gì về quá khứ, hiện tại hay tương lai; cũng không ý thức đây -kia,tâm- cảnh . Khi đó bạn tự đặt một câu hỏi chẳng hạn: cái chân thật xưa nay là gì? Hoặc:  cái gì thấy nghe vậy?hoặc: ta vốn là cái gì?..Mỗi người thích hợp một câu hỏi để đánh động sự trực ngộ của Tâm thể trong suốt. Đây là câu hỏi truyền thống của pháp môn thiền Đốn Ngộ đã có từ thời Phật Thích Ca trong kinh Lăng Nghiêm và các giai thoại thiền của các tổ. 

Bạn chỉ buông xả hết rồi đặt câu hỏi như vậy mà không khởi tâm trả lời gì cả. Hãy để cho Tánh sáng suốt  nó trực nhận. Khi lắng nghe câu hỏi bạn sẽ càng buông bỏ sâu hơn, ý thức về cái Tôi biến mất. Đó là điều kiện lý tưởng cho sự trực ngộ Bản Tâm.Như mây đen tan hết, bầu trời xưa trong sáng tự bao gìơ. Sau đó xứng tánh khởi tu huân tập các pháp lành hóa độ vô lượng mà tâm không hề dính mắc, thối lui. Nếu như chưa trực ngộ làm Phật sự, gặp nghịch cảnh dễ chán nản đã làm nhiều người bất mãn không còn tin nhân quả. Đó là vì họ đem bản ngã tâm ý thức sanh diệt làm phật sự. 

Đây là pháp thiền Đốn Ngộ mà hiện nay rất ít người nhắc đến và mong là các bạn ứng dụng được nhất thời khai ngộ để lây chuyền hứng khởi cho nhiều người.


Bài đọc thêm:
Thiền Đốn Ngộ (Thích Thanh Từ) PDF
Thiền Tông Đốn Ngộ (Thích Thông Phương)
Tổ Sư Thiền (Thích Thông Phương)
Vô Niệm Của Lục Tổ Huệ Năng (Nguyễn Thế Đăng)
Kinh Pháp Bảo Đàn (Đoàn Trung Còn, Nguyễn Minh Tiến)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Tám 2014(Xem: 9707)
Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 8283)
Đốn ngộ tiệm tu là một vấn đề căn bản quan trọng trong Thiền tông, vì đó cũng là con đường Thiền tông. Thiền sư Phổ Chiếu (1158-1210) trong Tu Tâm Quyết nói:
01 Tháng Tám 2014(Xem: 7549)
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 11169)
Trong những lời dạy của Lục tổ trong kinh Pháp Bảo Đàn, ngài đã đề cập và trích từ nhiều kinh luận như Duy Ma Cật, Kim Cương, Đại Bát Niết Bàn, Thành Duy Thức Luận, Đại Bát Nhã…. Trong kinh này, ngài nói đến nhiều chủ đề của Đại thừa như Ba Thân Phật, Vô tướng, Vô trụ, Vô niệm, Thiền định, quy y, phát tâm, sám hối…
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 15462)
Thực tại Thiền không phải là cái gì mới lạ. Đó là Phật tánh trong kinh Đại Bát Niết Bàn, là Tri Kiến Phật hay Thật tướng của các pháp trong kinh Pháp Hoa, là Như Lai Tạng trong kinh Lăng Nghiêm, Thắng Man, là Pháp Giới Tánh trong kinh Hoa Nghiêm, là Tánh Giác trong kinh Viên Giác, là Tánh Không trong kinh Đại Bát Nhã, là Thánh Trí Tự Giác trong kinh Lăng Già…
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 16184)
Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền (Dōgen Kigen) Nhật Bản thế kỷ mười ba là một nhà cải cách tôn giáo, một Phật tử thành tựu, một tư tưởng gia sâu sắc và một người viết văn sáng chói. Tác phẩm chính yếu của ngài, Shōbō-genzō, viết bằng một thể văn phức tạp, cách tân, được yêu thích trong thời gian gần đây không chỉ vì những thành tựu triết lý của nó mà còn do sự tuyệt hảo văn chương của nó, thuộc về những bản văn Thiền được quý chuộng nhất.
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 13706)
Chúng sanh mê lầm quên tâm chạy theo vật, hướng ra ngoài gọi là theo duyên, do đó bị cảnh duyên chuyển quên mất gốc, nhận lầm các pháp là thật có, nên gọi là cái thấy điên đảo. Điên đảo là cái thấy lộn ngược, cái giả cho là thật, cái thật thì không nhận thấy.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 6558)
Trong sự đi hoang nào đó của tư tưởng, cảm xúc, ngôn ngữ, thì bản chất của ngôn ngữ, âm thanh đều là vô thường, giới hạn, và không thật, vì nó không có thực tính độc lập, phải nương với nhau mà thành, nhờ vào căn, trần, thức mở lối nên mới hiện hữu.
16 Tháng Bảy 2014(Xem: 12667)
Đây là nhắc nhở cho tất cả về ý nghĩa "Đưa Tâm Về Nhà". Bây giờ mình phải ngược dòng lưu chuyển để đưa tâm về nhà. Như đã nói, hiện tại mình đang ở đây nhưng tâm mình thì đang lang thang ở quê người, đó gọi là xa quê, xa nhà, là mất gốc.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 12994)
Tất cả quý Phật tử học Phật pháp lâu rồi nhưng có thấy được chân giáo pháp chưa? Nếu học Phật pháp theo kiểu lật từng trang kinh này qua trang kinh nọ, hay là nhai từng lời của những vị Tổ này đến những vị Tổ nọ, hoặc là nghe buổi giảng này đến buổi giảng kia v.v… thì quý vị có thấy chân giáo pháp không? Mà nếu không thấy thì nghe giảng để làm chi? Cho nên đây phải nhớ: giảng giải là chỉ nói về pháp thôi !