Tám Tỉnh Giác của bậc Đại Nhân

21 Tháng Bảy 201411:33(Xem: 5461)
CHÁNH PHÁP NHÃN TẠNG
Shōbōgenzō
Đạo Nguyên Hy Huyền (Dōgen Kigen)
Việt dịch : Thiện Tri Thức
Nhà xuất bản Thiện Tri Thức

Tám Tỉnh Giác của bậc Đại Nhân
(Hachidaininkaku)

Rốt ráo, Phật giáo được cho là thực tiễn, và sự dè dặt truyền thống của nó về triết học là do bởi trong sự kích thích tập luyện trí thức có khuynh hướng quên đi rằng những giáo lý là để áp dụng. Một vị thầy vĩ đại của Phật giáo Trung Hoa đã nêu điều đó trong những lời này : trước hết là hiểu, không có nó hành động sẽ mù lòa ; rồi đến hành động, không có nó hiểu sẽ không có hiệu lực ; cuối cùng hiểu và hành động thành một.
“Chớ làm điều xấu, hãy làm điều tốt, hãy làm trong sạch tâm – đây là lời dạy của chư Phật”. Công thức cổ này của Phật giáo tóm tắt thông điệp của ba chương cuối của Chánh Pháp Nhãn Tạng như được trình bày trong cuốn sách này. Chúng cùng làm rõ ba giai đoạn hay ba yếu tố căn bản của Thiền được tìm thấy khắp toàn bộ giáo lý Phật giáo : xa lìa, hòa nhập và sự hòa hợp giữa xa lìa và hòa nhập.
Tám Tỉnh Giác của bậc Đại Nhân (Bát Đại Nhân Giác) có vẻ được viết cho những vị khất thực nhưng cũng áp dụng cho cư sĩ, có thể được xem là một phác họa tổng quát của những yếu tố chính của thực hành Phật giáo về xa lìa, không bám luyến. Kết quả, niết bàn, đôi khi được nói đến như là sự mát lạnh, không phiền não, không bất hòa. Sự bình an và tâm và sáng tỏ đã thành tựu như vậy là một mặt của giải thoát.
Tám Tỉnh Giác của bậc Đại Nhân
Chư Phật là những bậc đại nhân. Bởi vì những cái này được bậc đại nhân thành tựu, chúng được gọi là những tỉnh giác của bậc đại nhân. Thành tựu những nguyên lý này là nền tảng của niết bàn. Đây là lời dạy cuối cùng của bổn sư chúng ta, Phật Thích Ca Mâu Ni, trong đêm ngài nhập diệt.
1. Có ít ham muốn
Không tìm kiếm những đối tượng của ham muốn chưa đạt được gọi là ít ham muốn.
Đức Phật nói, “Chư Tăng cần biết rằng người nhiều ham muốn tìm cách đạt được nhiều thứ, do đó những phiền não của họ nhiều. Những người ít ham muốn không tìm kiếm và không khao khát, nên họ không có vấn nạn này. Các ông cần trau dồi ít ham muốn vì chỉ lý do này mà thôi, chưa nói đến sự kiện ít ham muốn thoát khỏi sự tâng bốc và không ngay thẳng vì muốn lấy lòng người khác, và họ cũng không bị những giác quan thôi thúc. Người hành động với ít ham muốn thì bình an, không lo không sợ. Bất cứ hoàn cảnh nào cũng biết đủ thì không bao giờ thiếu. Những người ít ham muốn thì có niết bàn.”
2. Bằng lòng
Dùng những cái người ta có trong giới hạn mình gọi là bằng lòng.
Đức Phật nói, “Hỡi các vị tăng, nếu các ông muốn rơi rụng những phiền não, các ông cần tuân thủ sự bằng lòng. Trạng thái của bằng lòng là chỗ ở của thịnh vượng và hạnh phúc, bình an và thanh tĩnh. Người bằng lòng có thể ngủ trên đất và còn xem nó là tiện nghi ; người không bằng lòng luôn luôn bị giam giữ trong tham muốn dục lạc ; họ đáng cho những người bằng lòng thương xót.”
3. Hưởng thụ sự yên tĩnh
Bỏ sự ồn ào và ở một mình nơi vắng vẻ gọi là hưởng thụ sự yên tĩnh.
Đức Phật nói, “Hỡi các vị tăng, nếu các ông muốn tìm kiếm bình an và hạnh phúc của yên tĩnh và không đấu tranh, các ông cần bỏ sự ồn ào và sống không bừa bãi ở một nơi vắng người. Người yên tĩnh được chư thiên tôn vinh. Bởi thế các ông cần bỏ nhóm của các ông cũng như các nhóm khác, ở một mình một nơi vắng vẻ, và nghĩ đến sự nhổ bật gốc khổ. Những người thích đám đông chịu đựng sự lo phiền của đám đông, như một cái cây lớn phải chịu thiệt hại khi những đàn chim tụ hội. Những ràng buộc và bám giữ thế gian làm chìm đắm các ông trong vô số khổ sở, như một con voi già bị chìm trong bùn, tự mình không thể thoát ra.”
4. Chuyên cần
Siêng năng trau dồi những đức hạnh không ngừng nghỉ gọi là chuyên cần, trong sạch và thuần khiết, tiến tới không thụt lùi.
Đức Phật nói, “Hỡi các vị tăng, nếu các ông nỗ lực chuyên cần, thì không có gì là khó. Bởi thế các ông cần chuyên cần. Như một con suối nhỏ vẫn có thể xuyên thủng đá nếu nó liên tục chảy. Nếu tâm của hành giả chán nản và bỏ dở, đấy cũng giống như cọ xát cây để lấy lửa mà dừng trước khi hơi nóng sanh ra – dù các ông muốn có lửa, lửa không thể có được theo cách ấy.”
5. Chánh niệm bền bỉ
Cái này cũng gọi là giữ sự tỉnh giác chân chánh ; giữ những lời dạy không mất gọi là tỉnh giác chân chánh, cũng gọi là chánh niệm bền bỉ.
Đức Phật nói, “Hỡi các vị tăng, nếu các ông tìm kiếm một người bạn đồng hành tốt và một người bảo vệ và giúp đỡ tốt, thì không gì so sánh được với chánh niệm bền bỉ. Những người có chánh niệm bền bỉ không thể bị những phiền não trộm cướp xâm nhập. Bởi thế các ông cần tập trung những tư tưởng và giữ cho tỉnh giác. Người mất tỉnh giác thì mất công đức. Nếu thần lực của tỉnh giác của người ta mạnh mẽ, dù người ta có đi vào giữa những ham muốn là bọn trộm cướp thì người ta sẽ không bị chúng hại. Việc này giống như ra chiến tuyến mà mặc áo giáp – bấy giờ người ta không sợ gì cả.”
6. Trau dồi tập trung thiền định
Ở trong lời dạy mà không xao lãng gọi là tập trung thiền định.
Đức Phật nói, “Hỡi các vị tăng, nếu các ông tập trung tâm thức, nó sẽ ở trong một trạng thái vững chắc an định và các ông sẽ có thể biết những đặc tính khởi sanh và diệt mất của những hiện tượng trong thế giới. Thế nên các ông cần cương quyết trau dồi và học tập những tập trung (những định). Nếu các ông đạt được tập trung, tâm thức các ông sẽ không phóng dật. Như một người chủ gia đình đắp một cái đập để nước, người thực hành cũng vậy, vì nước của trí huệ, nên trau dồi tốt đẹp tập trung thiền định để ngăn cho khỏi rò rỉ.”
7. Trau dồi trí huệ
Phát triển học hỏi, suy nghĩ và áp dụng, sự chứng ngộ là trí huệ.
Đức Phật nói, “Hỡi các vị tăng, nếu các ông có trí huệ, các ông sẽ không có tham luyến. Hãy luôn luôn khảo sát chính mình và chớ để có bất kỳ lơ đễnh nào. Bấy giờ các ông có khả năng đạt đến giải thoát khỏi chấp ngã và chấp pháp. Nếu không như vậy, các ông không phải là người của Đạo cũng chẳng phải là người thường – không có con đường nào cả cho các ông. Trí huệ chân thật là một con tàu an toàn để vượt qua biển cả già, bệnh, chết. Nó cũng là một ngọn đèn sáng trong bóng tối của vô minh, thuốc tốt cho mọi bệnh, một cái rìu bén để đốn ngã những cây phiền não. Bởi thế các ông cần sử dụng trí huệ của học hỏi, suy nghĩ và áp dụng (văn, tư, tu), và tự làm nó tăng trưởng. Nếu có người bừng sáng với trí huệ, đây là một người mắt sáng, dù đó là con mắt xác thịt.”
8. Không dấn thân vào sự nói chuyện vô ích
Thành tựu sự xa lìa khỏi phân biệt tùy tiện gọi là không dấn thân vào nói chuyện vô ích. Khi người ta hiểu đầy đủ tính chất của thực tại, người ta sẽ không đi vào sự nói chuyện phù phiếm.
Đức Phật nói, “Hỡi các vị tăng, nếu các ông buông thả vào những loại nói chuyện vô ích, tâm các ông sẽ bị quấy nhiễu. Dù nếu các ông bỏ xã hội các ông vẫn không đạt giải thoát. Bởi thế các ông cần bỏ ngay sự nói chuyện vô ích chỉ quấy nhiễu tâm các ông. Nếu các ông muốn đạt đến an lạc, các ông nên dập tắt phiền não do nói chuyện vô ích.”
Đấy là tám tỉnh giác của bậc đại nhân. Mỗi cái chứa đựng tám cái, thế nên có sáu mươi bốn. Nếu các ông mở rộng chúng ra, chúng phải vô tận ; nếu các ông gom chúng lại, thì có sáu mươi bốn. Sau lời nói cuối cùng của đại đạo sư Thích Ca Mâu Ni, để giáo huấn Đại thừa, bài thuyết pháp sau cùng lúc nửa đêm ngày rằm của tháng thứ hai, ngài không nói gì nữa và nhập diệt.
Đức Phật nói, “Chư tăng cần luôn luôn nhất tâm tìm ra con đường giải thoát. Mọi sự trong thế giới, động và bất động, là những sắc tướng không bền đang tan rã. Hãy dừng lại bây giờ và chớ nói gì nữa. Thời đã đến, ta sắp nhập diệt. Đây là giáo huấn cuối cùng của ta.”
Thế nên những học trò của Phật nhất định phải học những nguyên tắc này. Những người không học chúng, không biết chúng thì không phải là học trò của Phật. Những tỉnh giác này là kho tàng con mắt chánh pháp của Phật, trái tim thiêng liêng của niết bàn. Sự kiện ngày nay nhiều người không biết chúng và ít được đọc hay nghe về chúng là do ảnh hưởng của ma. Cũng vậy những người đã trau dồi ít đức hạnh trong quá khứ đã không nghe thấy chúng.
Trong quá khứ, trong thời chánh pháp và tượng pháp, tất cả Phật tử đều biết chúng, và đã nghiên cứu thực hành chúng. Giờ đây khó có một hay hai người trong một ngàn nhà sư biết tám điều tỉnh giác của một bậc đại nhân. Đáng thương thay – sự suy tàn của thời đại suy thoái thì vượt ngoài so sánh. Khi chánh pháp của Phật còn lưu hành trong thế giới và cái tốt chưa chết, người ta cần học chúng gấp gấp. Chớ có biếng lười. Khó mà gặp gỡ Phật pháp dù vô số kiếp. Cũng khó mà có được thân người. Và thậm chí đã có thân người, còn tốt hơn nữa là sống ở một nơi có thể thấy Phật nghe Pháp, bỏ thế gian và đạt giác ngộ. Những người chết trước khi Phật nhập diệt đã không nghe được tám điều tỉnh giác của bậc đại nhân này, và không được học chúng. Giờ đây chúng ta đã nghe và học chúng – đây là nhờ thần lực công đức đã trau dồi trong quá khứ. Bây giờ, học và thực hành chúng, khai triển chúng đời này sang đời khác, chúng ta chắc chắn sẽ đạt đến giác ngộ vô thượng. Hãy giải thích cho người như Phật Thích Ca Mâu Ni đã làm.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Ba 2017(Xem: 7312)
06 Tháng Bảy 2016(Xem: 6795)
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 5943)
Bài này được viết như một ghi chú cho Thiền Tông, để như một cách tiếp cận đơn giản… và hy vọng, cũng là một ghi chú cho rất nhiều pháp khác của nhà Phật, kể cả Tịnh Độ. Bởi vì, Thiền Tông là pháp môn cốt tủy nhất, trực tiếp nhất, không qua bất kỳ phương tiện nào khác, và cũng có thể dùng làm chiếc cửa lớn cho tất cả các pháp khác.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 6485)
19 Tháng Tư 2016(Xem: 6648)
‘Tào khê thuỷ’ (曹溪水) hay ‘Tào Khê’ là đại từ chỉ định về Lục tổ Huệ Năng, cũng chỉ cho dòng suối trí tuệ Phật giáo. Dòng thiền phương bắc lấy Lục Tổ làm cội nguồn, sử gọi Nam tông (南宗); dòng này chủ trương “không câu nệ hình thức, không bám víu danh từ khái niệm, không chú trọng ngồi thiền, chỉ cần nội tâm trực giác đốn ngộ, tức tâm tức Phật, liền có thể thành Phật”.
14 Tháng Tư 2016(Xem: 8474)
Huệ Minh đuổi theo Lục Tổ Huệ Năng để đoạt lại y bát nhưng khi ông không giở nổi chiếc y lên từ tảng đá thì liền nói: tôi vì pháp chẳng vì y bát xin hành giả vì tôi mà khai thị.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 7017)
Tương truyền Đệ nhất tổ Thiền Tông ở Trung Quốc, Bồ Đề Đạt Ma bắt đầu chuyến Đông Độ vào thế kỷ thứ Sáu. Theo Đạo Nguyên trong Bích Nham Lục, sau 9 năm diện bích, Ngài muốn trở lại Ấn Độ, Tổ triệu tập một số đệ tử thân tín để ‘thử’ tình độ tu chứng. Đối với câu trả lời của đệ tử thứ nhất Đạt Ma phê là ‘con đã đạt được ‘ lớp da’ của ta. Hai đệ tử khác được Đạt Ma phê là đã đạt được ‘xương và thịt’ của Thiền (Thiền Cốt và Thiền Nhục). Chỉ có đệ tử thứ tư im lặng không trả lời. Tổ mới khen là đã đạt được Tủy của Thiền. Tuy nhiên khi không truyền bá Thiền bằng con đường ‘bất lập văn tự’, không ai có thể đạt được ‘tủy’ của Thiền, nhiều nhất là đạt tới mức ‘Thiền Xương Thiền Thịt’ (Zen Bone and Zen Flesh). Tác phẩm này được Paul Reps và Nyogen Senzaki dịch ra tiếng Anh từ Zen Stories (London 1939) Gateless Gate (Vô Môn Quan) (LA,1934), Thập Ngưu Đồ (LA 1935), và một tác phẩm cổ viết bằng tiếng Phạn (Centering) có thể