Phụ Luc I: Tham Đồng Khế - Thạch Đầu Hy Thiên

14 Tháng Bảy 201200:00(Xem: 7483)

THIÊN KHI NHƯ HUYỄN bình
ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG dịch
TIẾNG SÁO THÉP
(100 CÔNG ÁN THIỀN)

Phụ Luc I:
Tham Đồng Khế
Thạch Đầu Hy Thiên
 

Trúc thổ đại tiên tâm, Tâm đại tiên Thiên trúc,

Đông Tây mật tương phó Bí mật Đông Tây trao.

Nhân căn hữu lợi độn, Trí người có nhanh chậm,

Đạo vô nam bắc tổ. Đạo Tổ không bắc nam.

 

Linh nguyên minh kiểu khiết, Nguồn linh sáng tinh khiết,

Chi phái ám lưu chú. Chi nhánh chảy âm u.

Chấp sự nguyên thị mê, Bám theo vật là mê

Khế lý diệc phi ngộ. Hiểu lí chưa phải ngộ.

 

Môn môn nhất thiết cảnh, Cửa cửa, tất cả cảnh

Hồi hỗ bất hồi hỗ. Trợ nhau, chẳng trợ nhau.

Hồi nhi cánh tương thiệp, Trợ nhau nên giao thiệp,

Bất nhĩ y lập trụ. Nếu không, tự trụ riêng.

 

Sắc bổn thù chất tượng, Sắc vốn khác hình chất

Thanh nguyên dị lạc khổ. Thanh không giống khổ vui.

Ám hợp thượng trung ngôn, Lời cao, vừa ám hợp,

Minh minh thanh trọc cú. Câu trong đục rõ ràng. 

 

Tứ đại tánh tự phục, Bốn đại tự về tánh,

Như tử đắc kỳ mẫu. Như con được mẹ hiền.

Hoả nhiệt, phong động diêu, Lửa nóng, gió dao động,

Thuỷ thấp, địa kiên cố. Nước ướt, đất vững bền.

 

Nhãn sắc, nhĩ âm thanh, Mắt sắc, tai âm thanh,

Tị hương, thiệt hàm thố. Mũi hương, lưỡi chua mặn.

Nhiên y nhất nhất pháp, Pháp pháp vốn y nhiên,

Y căn diệp phân bố. Lá phân ra từ gốc.

 

Bản mạt tu qui tông, Gốc ngọn đều về cội,

Tôn ti dụng kỳ ngữ. Cao thấp dùng lời riêng.

Đương minh trung hữu ám, Trong sáng kia có tối,

Vật dĩ ám tương đổ. Chớ lấy tối thấy nhau.

 

Minh ám các tương đối, Sáng tối đều tương đối,

Tỉ như tiền hậu bộ. Ví như bước trước sau.

Vạn vật tự hữu công, Mỗi vật đều có công,

Đương ngôn dụng cập xử. Dùng lời phải đúng chỗ.

 

Sự tồn hàm cái hợp, Sự như nắp vừa hộp,

Lí ứng tiễn phong trụ. Lí như tên chạm nhau.

Thừa ngôn tu hội tông, Theo lời hiểu tông chỉ,

Vật tự lập qui củ. Chớ lập qui củ riêng.

 

Xúc mục bất hội đạo, Chạm mắt không thấy đạo,

Vận thị ma tri lộ. Làm sao biết đường đi?

Tiến thiệp phi cận viễn, Bước tới chẳng gần xa,

Mê cách sơn hà cố. Mê thì sông núi cách.

 

Cẩn bạch tham huyền nhân, Nhắn nhủ người tham học

Quang âm mạc hư độ. Ngày đêm chớ luống qua.



* Các Phụ Lục I & II tuy được nhắc đến như không có trong bản văn tiếng Anh. Hai bản văn Thiền này rất quan thiết cho người tham học. Để độc giả có thêm tài liệu tham khảo, chúng tôi dịch cả hai từ Hán văn sang tiếng Việt, có kèm theo âm Hán - Việt, và cho vào đây. (Người dịch).

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Giêng 2016(Xem: 6957)
Nếu bạn hỏi tôi giải thích cái mà bạn gọi là đốn ngộ (satori-événement) và bảo tôi lý giải giữa hằng giác (satori-état) và đốn ngộ, tôi sẽ nói rằng: “Mỗi người chúng ta, không có trường hợp ngoại lệ - mọi chúng sanh và ngay cả mọi loài hữu tình – đều ở trong hằng giác.
11 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6688)
Thiền là gì? Để trả lời câu hỏi này, ngôn từ không phải bao giờ cũng cần thiết hay hoàn toàn thích đáng. Người ta có thể trả lời câu hỏi này bằng cách giơ ngón tay lên hay đập nắm tay xuống bàn hay chỉ bằng cách cứ im lặng. Đây là những câu đáp không lời cho câu hỏi “Thiền là gì?”, đây là biểu lộ chân thực của những gì trú ẩn sâu kín vượt ngoài ngôn từ và sự phân tích có tính cách lý trí.
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5807)
Trong thế giới vật lý, ngọc quý là vật do thiên nhiên tạo hóa, hiếm có, và vì thế có giá trị ở mặt đồng tiền, thẩm mỹ và quý hiếm. Song, những việc thuộc thế giới vật lý dù có giá trị đến đâu cũng có giới hạng của chúng ở trong vòng tương đối.
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7391)
Thiền không phải là một tôn giáo, một học thuyết hay một quan niệm thuộc về tri thức. Thiền cũng không phải là nền triết học với những hệ thống luận lý mang tính chủ quan của vỏ não; cũng không phải là ngành khoa học với những cơ cấu lập trình và máy móc phức tạp.
09 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7900)
Đại sư Lục tổ Huệ Năng là một nhân vật lịch sử đang đi vào huyền thoại. Sử tích của ngài mặc dù đã được ghi chép trên giấy trắng mực đen là quyển kinh Lục Tổ Pháp Bảo Đàn, nhưng những mẫu truyện huyền hoặc về cuμc đời ngài thỉnh thoảng vẫn làm mờ đi phần nào sự thực.
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6740)
Thiền sư BẠCH ẨN HUỆ HẠC (Hakuin Ekaku), thế danh Iwajiro (Nham Thứ Lang, nghĩa là cậu bé đá), quê tại Hara, tỉnh Suruga, thị trấn Numazu, hạt Shizuoka, Nhật Bản. Hara ở ven Vịnh, nhìn ra Thái Bình Dương, gần núi Phú Sĩ.
07 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7246)
Phải chăng trường đời là nơi tranh danh đoạt lợi, hay chính là do mầm tham ái ở tại lòng mình mới là động cơ sinh ra mọi sự? Chính cái tình thức của ta bị chia chẻ manh mún bởi sự lộng hành vô độ của dục ái, đã đẩy đưa ta lang thang từ vạn kiếp luân hồi với bao khổ lụy bi ai.
28 Tháng Chín 2015(Xem: 9866)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm… Cá nhân quý thầy kinh nghiệm, sổ tức là một pháp quán căn bản rất cần thiết cho một người bắt đầu tập ngồi thiền.
28 Tháng Chín 2015(Xem: 9987)
Lối vào đạo thì nhiều, nhưng đường vào thiền thì không cửa, miễn sao nhận ra và sống về tự tánh vốn tự sáng tịnh nơi chính mình thì khế hợp thiền. Bởi nhắm thẳng tự tánh mà không câu nệ kẹt trên phương tiện, nên thiền tuy có phương pháp mà không thành phương một phương pháp cố định.