Vài Nét Tiểu Sử

14 Tháng Bảy 201200:00(Xem: 6662)

THIÊN KHI NHƯ HUYỄN bình
ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG dịch
TIẾNG SÁO THÉP
(100 CÔNG ÁN THIỀN)

VÀI NÉT TIỂU SỬ

 Như Đã Kể Cho Một Trong Các Đệ Tử Nghe

 

 Anh đã hỏi về sự tu tập trong quá khứ và việc làm của tôi trên đất Mỹ. Tôi chỉ là một ông tăng vô danh và vô gia đình. Dù chỉ nghĩ đến quá khứ thôi cũng làm tôi bối rối. Tuy nhiên, tôi chẳng có gì để che dấu. Nhưng như anh biết, một tăng nhân khước từ thế gian và muốn càng ít bị lôi cuốn càng tốt, vì vậy bất cứ thứ gì đọc ỏ đây anh phải giữ riêng cho mình và hãy quên nó đi.

 Người cha nuôi của tôi bắt đầu dạy tôi học các sách cổ của Trung hoa khi tôi mới lên năm. Ông ta là một học giả Hoa Nghiêm, vì vậy tự nhiên ông ta huấn luyện tôi trong tinh thần Phật giáo. Khi tôi được mười tám tuổi, tôi đã đọc xong Ba Tạng kinh điển bằng chữ Hán, nhưng giờ đây vì tuổi già tôi không nhớ những gì tôi đã đọc. Chỉ có ảnh hưởng của ông ta vẫn còn: sống với lý tưởng Phật giáo bên ngoài danh vọng và tránh càng nhiều càng tốt thế giới của được và thua. Tôi học Thiền Tào Động trước và Thiền Lâm Tế sau. Tôi đã có một số thầy trong cả hai tông phái này, nhưng tôi chẳng đạt được gì. Tôi yêu và kính trọng Thích Tông Diễn hơn bất cứ một sư nào khác, nhưng tôi không cảm thấy thích mang trên lưng mình tất cả tên của các thầy tôi như một người mang bánh mì; điều đó hầu như sẽ làm ô danh họ. 

Vào thời đó, người nào vượt qua tất cả các công án thì gọi mình là người thứ nhất và người thừa kế giỏi nhất của thầy và coi nhẹ những người khác. Sở thích của tôi không hợp với cách này. Đó có thể là ảnh hưởng từ người cha nuôi của tôi, nhưng tôi không bao giờ vạch ranh giới trong sự học của tôi, vì thế tôi không tự coi mình đã xong ở bất cứ điểm nào. Ngay cả bây giờ tôi cũng không thích mời nhiều bạn bè đến dự những buổi họp mặt của chúng ta. Anh có thể cười, nhưng tôi thực ra chỉ là một cái nấm không rễ, không cành, không hoa, và có thể không hạt.

 Sau khi tôi đến đất nước này vào năm 1905, tôi chỉ làm việc qua nhiều giai đoạn của đời sống Mỹ như một Thiện Tài Đồng Tử thời hiện đại - thiền định một mình ở công viên Golden Gate Park hoặc cần cù nghiên cứu trong thư viện công cộng ở San Francisco. Bất cứ khi nào tôi có thể để dành được tiền, tôi thuê thính đường và nói về Phật giáo, nhưng việc này tôi đã không thực hiện được cho đến năm 1922. Tôi đặt tên cho những chỗ họp mặt khác nhau của chúng tôi là Thiền đường trôi nổi. Cuối cùng vào năm 1928, tôi đã lập một Thiền đường mà nó đã mang tôi như một con ốc trên cái vỏ của nó; như thế tôi đã đến Los Angeles vào năm 1931. Tôi chỉ cảm thấy biết ơn các thầy và các bạn tôi, và tôi chắp hai tay lại.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Ba 2017(Xem: 6532)
06 Tháng Bảy 2016(Xem: 5975)
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 5187)
Bài này được viết như một ghi chú cho Thiền Tông, để như một cách tiếp cận đơn giản… và hy vọng, cũng là một ghi chú cho rất nhiều pháp khác của nhà Phật, kể cả Tịnh Độ. Bởi vì, Thiền Tông là pháp môn cốt tủy nhất, trực tiếp nhất, không qua bất kỳ phương tiện nào khác, và cũng có thể dùng làm chiếc cửa lớn cho tất cả các pháp khác.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5639)
19 Tháng Tư 2016(Xem: 5977)
‘Tào khê thuỷ’ (曹溪水) hay ‘Tào Khê’ là đại từ chỉ định về Lục tổ Huệ Năng, cũng chỉ cho dòng suối trí tuệ Phật giáo. Dòng thiền phương bắc lấy Lục Tổ làm cội nguồn, sử gọi Nam tông (南宗); dòng này chủ trương “không câu nệ hình thức, không bám víu danh từ khái niệm, không chú trọng ngồi thiền, chỉ cần nội tâm trực giác đốn ngộ, tức tâm tức Phật, liền có thể thành Phật”.
14 Tháng Tư 2016(Xem: 7626)
Huệ Minh đuổi theo Lục Tổ Huệ Năng để đoạt lại y bát nhưng khi ông không giở nổi chiếc y lên từ tảng đá thì liền nói: tôi vì pháp chẳng vì y bát xin hành giả vì tôi mà khai thị.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 6210)
Tương truyền Đệ nhất tổ Thiền Tông ở Trung Quốc, Bồ Đề Đạt Ma bắt đầu chuyến Đông Độ vào thế kỷ thứ Sáu. Theo Đạo Nguyên trong Bích Nham Lục, sau 9 năm diện bích, Ngài muốn trở lại Ấn Độ, Tổ triệu tập một số đệ tử thân tín để ‘thử’ tình độ tu chứng. Đối với câu trả lời của đệ tử thứ nhất Đạt Ma phê là ‘con đã đạt được ‘ lớp da’ của ta. Hai đệ tử khác được Đạt Ma phê là đã đạt được ‘xương và thịt’ của Thiền (Thiền Cốt và Thiền Nhục). Chỉ có đệ tử thứ tư im lặng không trả lời. Tổ mới khen là đã đạt được Tủy của Thiền. Tuy nhiên khi không truyền bá Thiền bằng con đường ‘bất lập văn tự’, không ai có thể đạt được ‘tủy’ của Thiền, nhiều nhất là đạt tới mức ‘Thiền Xương Thiền Thịt’ (Zen Bone and Zen Flesh). Tác phẩm này được Paul Reps và Nyogen Senzaki dịch ra tiếng Anh từ Zen Stories (London 1939) Gateless Gate (Vô Môn Quan) (LA,1934), Thập Ngưu Đồ (LA 1935), và một tác phẩm cổ viết bằng tiếng Phạn (Centering) có thể