05-quy Củ Tọa Thiền

25 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 6966)

VÀI CHÚ GIẢI VỀ
THIỀN ĐỐN NGỘ
Tác giả: Nguyên Giác Phan Tấn Hải
Nhà xuất bản: Thiện Tri Thức 2001

Chương 5

Phụ Lục I

QUY CỦ TỌA THIỀN

 

Bản văn này được dịch trong sách Moon in a Dewdrop, gồm các bài viết của Thiền sư Dogen, tức Ngài Đạo Nguyên, sáng tổ dòng Thiền Tào Động Nhật Bản. Cuốn sách này được san định lại do Kazuaki Tanahishi, in bởi nhà North Point Press, San Francisco, 1985. Bản Quy Củ Tọa Thiền này là một hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về pháp Tọa Thiền của Tào Động Nhật Bản. Vì phải dịch qua hai lần - nguyên bản từ tiếng Nhật được dịch qua tiếng Anh, và bài này từ tiếng Anh qua tiếng Việt - trong những câu có tính chỉ pháp an tâm, chúng tôi thoát ý diễn giải dài dòng và rõ ràng hơn, nhưng cũng không ngoài tông phong Tào Động.

1

Tu Thiền tức Tọa Thiền. Tìm được một nơi yên tĩnh để Tọa Thiền thì thích hợp nhất. Nên ngồi trên một tấm bồ đoàn (hoặc chiếu) dày. Đừng để lọt vào phòng các thứ rác, giấy vụn, khói, mưa hoặc sương. Phải bảo vệ và gìn giữ nơi ngồi. Người xưa có khi ngồi trên Kim Cương bảo tọa hoặc tảng đá phẳng được trải bày một lớp cỏ.

Nơi ngồi không nên tối quá, dù ngày hay đêm. Nơi ngồi nên giữ ấm về mùa đông và mát về mùa hè.

2

Tọa Thiền phải dẹp hết mọi vướng bận, tất cả các việc đều gác qua một bên. Tọa Thiền là không nghĩ đến các điều lành, dữ, thiện, ác, tốt, xấu. Hoàn toàn không có nỗ lực hoặc cố gắng ý thức trong Tọa Thiền. Tọa Thiền cũng không phải là nghĩ về hoặc quán sát theo dõi tất cả các thứ tâm, ý, thức hoặc cảm xúc, vân vân...

Đừng mong cầu trở thành Phật; cứ ngồi buông xả hết tất cả. Điều độ, chừng mực trong việc ăn uống. Ý thức rằng thời gian qua mau, phải tự cảnh sách và tu tập như cứu đầu khỏi lửa. Ở núi Hoàng Mai, Ngũ Tổ đã loại trừ tất cả các sinh hoạt khác ra ngoài việc Tọa Thiền.

3

Khi Tọa Thiền, nên mặc áo tràng và dùng một tọa cụ tròn. Tọa cụ để lót dưới mông thôi. Trong cách ngồi này, chân xếp tréo đặt trên chiếu (bồ đoàn), và xương sống thẳng lên, tì trên tọa cụ. Đây là cách ngồi của chư Phật quá khứ khi tọa thiền.

Hoặc là ngồi kiết già hoặc bán già. Để ngồi kiết già, xếp chân phải lên đùi trái và chân trái lên đùi phải. Các ngón chân trên nằm dọc theo đùi, đừng căng xa quá. Trong thế ngồi bán già, chỉ đơn giản xếp chân trái lên đùi phải (1).

4

Nới lỏng áo quần và sắp xếp ngay ngắn thứ tự. Đặt bàn tay phải lên bàn chân trái, và rồi, tay trái lên bàn tay phải, hai đầu ngón cái chạm nhẹ nhau (2). Với hai tay trong vị thế này, đặt sát vào thân, nơi bụng dưới.

Toàn thân ngay ngắn và ngồi thẳng lên. Đừng nghiêng qua bên trái hoặc phải. Đừng ngả về phía trước hoặc phía sau. Hai tai thẳng một đường với vai, mũi thẳng một đường với rốn.

Lưỡi đặt nhẹ vào đỉnh hàm trên, và thở bằng mũi. Môi và răng khép lại. Mắt mở, nhưng đừng mở quá rộng hoặc quá hẹp. Hít vào và thở ra tròn đầy, điều chỉnh và tâm trong tư thế này.

Ngồi vững vàng trong chánh định (tam muội - Samàdhi) và niệm vô-niệm. Như thế nào để niệm vô niệm? Đó chính là vô-niệm (3). Đây chính là nghệ thuật Tọa Thiền vậy.

Tọa Thiền hoàn toàn không phải là tập trung tư tưởng. Tọa thiền là cửa pháp của niềm vui lớn vậy, của an nhiên tự tại đây. Tọa Thiền chính là tu chứng Đạo Lý Thanh Tịnh, ngay khi ngồi xuống đã là thâm nhập Thanh Tịnh Pháp Thân rồi đây.

Tháng thứ mười một, năm đầu Kangen (1243), bản văn này được dạy cho chúng hội tại Thiền Viện Yoshimine, Huyện Yoshida, Tỉnh Echizen.

Dịch qua tiếng Anh bởi Dan Welch và Kazuaki Tanahashi.

Dịch từ Anh qua Việt bởi Nguyên Giác PTH.

Excerpted from: Moon in a Dewdrop, Copyright (c) 1985 by Dogen. Translated by Kazuaki Tanahaski. Reprinted by permission of North Point Press.

Ghi Chú:

(1) Các tư thế ngồi có chỉ rõ hơn trong bài "Thói Nhà Tào Động."

(2) Theo các Kinh trong Mật Bộ, thì phải để tay ngược lại, bàn tay mặt ngửa đặt trên lòng bàn tay trái, hai đầu ngón cái chạm nhẹ vào nhau, mới đúng là Pháp Giới Định Ấn. Ở đây, Ngài Đạo Nguyên dạy ngược lại, nên không đúng ấn khế của Mật Bộ. Chúng tôi không hiểu tại sao, xin quí vị cao minh chỉ dạy giùm.

(3) Chúng tôi tạm dịch như trên theo bản tiếng Anh: "...and think not-thinking. How do you think not-thinking? Nonthinking." Có một yếu quyết của Tào Động Trung Hoa là Tư lường cá phi tư lường để, tư lường cái-rốt-ráo-không-thể-tư-lường. Độc giả nên đọc bài Thói Nhà Tào Động có giải rõ về các chuyện này.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Ba 2017(Xem: 6599)
06 Tháng Bảy 2016(Xem: 6030)
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 5240)
Bài này được viết như một ghi chú cho Thiền Tông, để như một cách tiếp cận đơn giản… và hy vọng, cũng là một ghi chú cho rất nhiều pháp khác của nhà Phật, kể cả Tịnh Độ. Bởi vì, Thiền Tông là pháp môn cốt tủy nhất, trực tiếp nhất, không qua bất kỳ phương tiện nào khác, và cũng có thể dùng làm chiếc cửa lớn cho tất cả các pháp khác.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5734)
19 Tháng Tư 2016(Xem: 6013)
‘Tào khê thuỷ’ (曹溪水) hay ‘Tào Khê’ là đại từ chỉ định về Lục tổ Huệ Năng, cũng chỉ cho dòng suối trí tuệ Phật giáo. Dòng thiền phương bắc lấy Lục Tổ làm cội nguồn, sử gọi Nam tông (南宗); dòng này chủ trương “không câu nệ hình thức, không bám víu danh từ khái niệm, không chú trọng ngồi thiền, chỉ cần nội tâm trực giác đốn ngộ, tức tâm tức Phật, liền có thể thành Phật”.
14 Tháng Tư 2016(Xem: 7690)
Huệ Minh đuổi theo Lục Tổ Huệ Năng để đoạt lại y bát nhưng khi ông không giở nổi chiếc y lên từ tảng đá thì liền nói: tôi vì pháp chẳng vì y bát xin hành giả vì tôi mà khai thị.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 6275)
Tương truyền Đệ nhất tổ Thiền Tông ở Trung Quốc, Bồ Đề Đạt Ma bắt đầu chuyến Đông Độ vào thế kỷ thứ Sáu. Theo Đạo Nguyên trong Bích Nham Lục, sau 9 năm diện bích, Ngài muốn trở lại Ấn Độ, Tổ triệu tập một số đệ tử thân tín để ‘thử’ tình độ tu chứng. Đối với câu trả lời của đệ tử thứ nhất Đạt Ma phê là ‘con đã đạt được ‘ lớp da’ của ta. Hai đệ tử khác được Đạt Ma phê là đã đạt được ‘xương và thịt’ của Thiền (Thiền Cốt và Thiền Nhục). Chỉ có đệ tử thứ tư im lặng không trả lời. Tổ mới khen là đã đạt được Tủy của Thiền. Tuy nhiên khi không truyền bá Thiền bằng con đường ‘bất lập văn tự’, không ai có thể đạt được ‘tủy’ của Thiền, nhiều nhất là đạt tới mức ‘Thiền Xương Thiền Thịt’ (Zen Bone and Zen Flesh). Tác phẩm này được Paul Reps và Nyogen Senzaki dịch ra tiếng Anh từ Zen Stories (London 1939) Gateless Gate (Vô Môn Quan) (LA,1934), Thập Ngưu Đồ (LA 1935), và một tác phẩm cổ viết bằng tiếng Phạn (Centering) có thể