Phần 9

25 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 12322)

BÍCH NHAM LỤC
(MỘT TRĂM CÔNG ÁN THIỀN TÔNG)
Thích Mãn Giác dịch
Chùa Việt Nam Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ 1988

Phần 9

TẮC THỨ TÁM MUƠI MỐT

DƯỢC SƠN BẮN NAI

THÙY: Giựt cờ cướp trống, ngàn thánh không dò. Cắt đứt lầm lẫn, vạn cơ không đến. Không phải thần thông diệu dụng, chẳng phải bổn thể như thiên. Thử nói xem, bằng vào đâu mà đạt được sự kỳ đặc như vậy?

CỬ: Có ông tăng hỏi Dược Sơn, trên đất bằng cỏ thấp, có từng bầy nai, làm thế nào để bắn được con nai của loài nai? Dược Sơn nói, “Xem tên đây!” Ông tăng bèn ngã xuống . Dược Sơn nói, “ Thị giả đâu kéo cái ngã chết này ra ngoài xem.” Ông tăng bèn đi. Dược Sơn nói, “ Những kẻ chơi với đất bùn như thế này đến bao giờ mới dứt.”

Tuyết Đậu niệm rằng, “ Ba bước tuy sống, năm bước phải chết.”

BÌNH: Công án này trong Tào Động gọi là “ mượn sự mà hỏi.” Cũng gọi là “ câu hỏi để biện chủ nhân.” Loại công án này được dùng để minh giải cơ biến hiện tiền. Bình thường thì nai rất dễ bắn. Chỉ có con nai này thường mài sừng của nó nơi vách đá, cho nên sừng của nó sắc như thể kiếm. Nó dùng chính thân của mình ra mà che chở bầy nai khiến cho cọp cũng không đến gần được.

Ông tăng này cũng rất là tỉnh táo dẫn việc đó ra để hỏi Dược Sơn để minh giải đệ nhất cơ.Dược Sơn nói, “ Xem tên đây!” Đúng là bậc tông sư chuyên gia, kỳ đặc hết sức, giống như đá lửa điện chớp.

Há không nghe chyện lúc Tam Bình mới đến tham kiến Thạch Củng, Thạch Củng vừa thấy Tam Bình đến đã làm ra vẻ như đang giương cung rồi nói, “ xem tên đây!” Tam Bình vạch ngực ra nói, “Đây là tên giết người hay tên cứu người?” Thạch Củng nói, “ Ba mươi năm nay một cây cung hai mũi tên, hôm nay chỉ bắn được một nữa thánh nhân.” Rồi bèn bẻ cung tên đi.

Sau đó Tam Bình thuật lại cho Đại Điên. Đại Điên nói, “Đả là tên cứu người thì tại sao còn phải dựa trên cây cung mà phân biện?’ Tam Bình không nói gì được. Đại Điên nói, “ Ba chục năm sau muốn có người thuật lại lời này rất là khó.”

Pháp Đăng có bài tụng rằng, “ Xưa có thầy Thạch Củng, gác cung tên ngồi đó. Cứ thế ba mươi năm , không có một người hiểu, kịp khi Tam Bình đến, cha con khế hợp nhau. Suy nghĩ cặn kẽ lại , họ bắn trên ụ đất.”

Sách lược của Thạch Củng cũng giống y như thể sách lược của Dược Sơn. Tam Bình có mắt trên đỉnh đầu cho nên chỉ trong một câu là trúng đích. Giống y như thể Dược Sơn nói, “ Xem tên đây!” Ông tăng kia bèn giả dạng làm con nai ngã xuống. Ông tăng kia kể cũng là một chuyên gia, có điều có đầu mà không có đuôi. Ông ta đặt hầm bẫy toan bẫy Dược Sơn. Song làm sao được khi mà Dược Sơn là bậc chuyên gia, vẫn tiếp tục bức ông ta. Lúc Dược Sơn nói, “ Thị giả đâu kéo cái gã chết này ra ngoài xem” giống như thể thầy ta khai triển mặt trận của mình ra trước mặt. Ông tăng kia bèn bỏ đi. Đúng thì có đúng, có điều chưa thánh thoát và tay chân hãy còn dính dấp. Cho nên Dược Sơn nói, “ Những kẻ chơi với đất bùn như thế này đến bao giờ mới dứt.” Dược Sơn lúc ấy nếu không nói câu kết luận này, có lẽ đã bị thiên hạ phê bình suốt thiên cổ rồi.

Dược Sơn nói, “ Xem tên đây!” Ông tăng kia bèn ngã xuống. Thử nói xem, đó có phải là hiểu hay không? Nếu bào là hiểu thì tại sao Dược Sơn lại bảo là những kẻ chơi với bùn gì đó. Điều này có vẻ ác hết sức.

Có ông tăng hỏi Đức Sơn, “ Lúc người học cầm Mạc Da kiếm toan lấy đầu thầy thì như thế nào?” Đức Sơn đưa cổ ra rồi hét. Ông tăng nói, “Đầu thầy đã rụng rồi.” Đức Sơn cúi đầu quay về phương trượng. Nham Đầu hỏi một ông tăng,” Từ đâu tới?” Ông tăng nói, “ Từ Tây Kinh tới.” Nham Đầu hỏi, “ Kể từ sau nạn Hoàng Sào có còn thu kiếm được chăng?” Ông tăng nói, “Được”. Nham Đầu đưa cổ tới trước rồi hét. Ông tăng nói, “Đầu thầy đã rụng rồi.” Nham Đầu cười ầm lên. Những công án này đều là những cơ bẫy hổ, giống như công án này. Dược Sơn nhìn thấu ông tăng kia, cho nên tiếp tục bức tới mà thôi.

Tuyết Đậu nói, “ Ba bước tuy sống , năm bước phải chết.” Ông tăng kia tuy rằng rất biết xem tên, cho nên mới nằm xuống. Dược Sơn nói, “ Thị giả đâu kéo cái gã chết này ra ngoài xem.” Ông tăng bèn bỏ đi. Tuyết Đậu nói, “ Chỉ e rằng ông ta không sống được ngoài ba bước. Nếu như lúc ấy ông ta nhảy ra ngoài được năm bước, người trong thiên hạ hẳn chẳng làm gì được ông ta.

Các bậc chuyên gia gặp nhau, cần phải có sự thay đổi ngôi chủ khách từ đầu đến cuối, không có gián đoạn, lúc ấy mới có phần tự do tự tại. Lúc ấy ông tăng kia đã không tiếp tục được từ đầu đến cuối, cho nên mới bị Tuyết Đậu phê phán. Cuối cùng Tuyết Đậu lại dùng lời của ông ta mà rụng rằng:

TỤNG

Nai của nai,

Ngài nhìn xem.

Bắn một tên,

Chạy ba bước.

Năm bước nếu sống,

Thành bầy đuổi cọp.

Mắt chính xưa nay cho thợ săn,

Tuyết Đậu lớn tiếng bảo xem tên!

BÌNH: “ Nai của nai, ngài nhìn xem.” Các nạp tăng cần phải có mắt của con nai chúa có sứng của con nai chúa, phải có cơ quan phải có sách lược. Dù cho đó là mãnh hổ có cánh mèo rừng có sừng , con nai chúa vẫn giữ được thân mình không bị hại. Lúc ông tăng kia nằm xuống , có ý nói rằng, “ Tôi chính là nai chúa.” Bắn một tên, chạy ba bước,” Dược Sơn nói, “ Xem tên đây.” Ông tăng bèn nằm xuống. Dược Sơn nói, “ Thị giả đâu kéo cái gã chết này ra ngoài xem.” Ông tăng này bèn bỏ đi. Hay lắm, nhưng mà ông ta chỉ đi được ba bước mà thôi.

“ Năm bước nếu sống , thành bầy đuổi cọp.” Tuyết Đậu nói, “Chỉ e rằng trong vòng năm bước là ông ta chết mất. Nếu như lúc ấy mà ông ta có thể nhảy ra được năm bước mà vẫn còn sống, thì ông ta hẳn đã có thể kết hợp được bầy lũ để mà đuổi cọp rồi.” Sừng của con nai chúa sắc bén như mũi thương, ngay cả cọp trông thấy cũng phải sợ mà bỏ chạy. Đây là con nai chúa, thường lãnh đạo bầy nai đuổi cọp qua núi khác.

Cuối cùng Tuyết Đậu tụng Dược Sơn ngay lúc ấy có chỗ xuất thân “ Mắt chính xưa nay cho thợ săn.” Dược Sơn giống như một thợ săn biết bắn, còn ông tăng kia thì giống như con nai. Tuyết Đậu lúc ấy nhận thượng đường thuật lại lời này, cuối cùng kết luận trong vài lời, nói lớn một câu rằng, “ Xem tên!” Lúc ấy kẻ đứng hay người ngồi gì cũng chẳng động đậy được.
 
 

TẮC THỨ TÁM MƯƠI HAI

KIẾN CỐ PHÁP THÂN CỦA ĐẠI LONG

THÙY: Giây nơi đầu gậy, có mắt mới biết. Cơ biến đặc biệt, chuyên gia biện được. Song thử nói xem, giây nơi đầu gậy là gì? Cơ biến đặc biệt là gì? Thử nêu lên xem.

CỬ:Có ông tăng hỏi Đại Long, “ Sắc thân bại hoại, thế nào là kiên cố Pháp Thân?” Đại Long nói, “ Hoa núi nở tựa gấm, nước khe trong như ngọc.”

BÌNH: Nếu như dựa vào ngôn ngữ để tìm hiểu ý nghĩa của công án này thì cũng giống như thể khua gậy đánh trăng. Chẳng có gì là nhằm nhò cả. Cổ nhân đã nói rõ rằng, “ Nếu như muốn đạt được chỗ thân thiết, đừng đem câu hỏi đến hỏi. Tại sao vậy? Bởi vì câu hỏi nằm trong câu trả lời, câu trả lời nằm trong câu hỏi.”

Ông tăng này gánh một gánh dấm dớ đến đổi lấy một gánh lúng túng. Đặt câu hỏi như thế, chỗ thất bại của ông ta không phải là ít. Nếu như không phải là Đại Long, sai có thể che trời trùm đất được? Ông tăng hỏi như thế, Đại Long đáp như thế, chính là một toàn thể. Đại Long chẳng hề di dịch một tơ hào, giống như thể thấy THỎ THẢ ƯNG, thấy lỗ đóng cọc. Ba thừa và mười hai phần giáo, còn có thời tiết này chăng? Kể cũng kỳ đặc hết sức, ngôn ngữ của thầy ta chẳng hề làm nghẹn họng thiên hạ. Cho nên mới có câu nói rằng, “ Một phiến mất trắng ngang thung lũng, bao nhiêu chim đêm không thấy tổ.”

Có người bảo rằng đây chỉ là trả lời một cách khéo léo. Những kẻ hiểu như thế đúng là những kẻ diệt hết dòng giống của Phật. Chẳng hề biết rằng cổ nhân chỉ với một cơ một cảnh gỡ hết xiếng xích, mỗi một câu một lời đều là vàng ròng ngọc tinh. Nếu như là người có mắt và óc của nạp tăng, có lúc biết nắm giữ có lúc biết buông bỏ. Chiếu dụng cùng một lúc, nhân cảnh đều hoạt, vừa buông ra vừa thu vào. Thông biến tùy lúc. Nếu như không có đại cơ đại dụng, làm sao mà bao trùm được trời đất như thế này? Giống như gương sáng trên giá, người Hồ đến thì phản chiếu bóng người Hồ, người Hán đến thì phản chiếu bóng người Hán.

Công án này giống như câu chuyện về dậu hoa (Tắc 39), song ý nghĩa lại không giống. Câu hỏi của ông tăng không rõ ràng, câu trả lời của Đại Long lại vô cùng khế hợp. Há không nghe có ông tăng hỏi Vân Môn, “ Lúc cây điêu linh lá rôi rụng thì như thế nào?” Vân Môn nói, “ Thể lộ kim phong.” Đó gọi là “ hai đầu mũi tên chạm nhau.” Ở đây ông tăng hỏi Đại Long, “ Sắc thân bại hoại, thế nào là kiên cố Pháp Thân?” Đại Long nói, “ Hoa núi nở tựa gấm, nước khe trong như ngọc.” Giống y như thể “Ông đi hướng tây về Tần, tôi đi hướng đông về Lỗ.”Người ta đã làm như thế thì tôi không làm như thế. Câu trả lời của Đại Long hoàn toàn tương phản với câu trả lời của Vân Môn. Vân MÔn hành động như vậy thì dễ thấy, Đại Long không hành động như vậy thì lại khó thấy. Song miệng lưỡi của Đại Long mới thật là kỳ diệu. Tuyết Đậu tụng rằng:

TỤNG

Hỏi mà không biết,

Đáp vẫn không hiểu.

Trăng lạnh gió cao,

Vách cổ thông lạnh.

Vui thay gặp được người đạt đạo,

Không dùng ngữ mặc đối.

Tay cầm roi ngọc trắng,

Đánh vỡ ngọc ly châu.

Không đập vỡ,

Thêm tì vết.

Nước có hiến chương,

Ba ngàn điều tội.

BÌNH: Tuyết Đậu tụng một cách công phu hết sức. Trước đây lúc tụng lời của Vân Môn, thầy ta nói,” Câu hỏi đã có gốc, câu đáp cũng phải giống.” Bởi vì công án này không như thế, cho nên Tuyết Đậu nói, “ Hỏi mà không biết, đáp vẫn không hiểu.” Câu trả lời của Đại Long chỉ liếc qua thôi cũng thấy là kỳ đặc hết sức. Câu trả lời của thầy ta rõ ràng đến mức những người hỏi thầy ta như vậy kể như đã thất bại ngay trước khi cất tiếng hỏi rồi. Với câu trả lời như thế, Đại Long có thể hạ thấp mình xuống để khế hợp với cơ nghi của ông tăng kia nói rằng, “ Hoa núi nở tựa gấm, nước khe trong như ngọc.” Các ông bây giờ hiểu ý của Đại Long như thế nào? Câu trả lời của thầy ta chỉ cần liếc qua cũng thấy là kỳ đặc rồi.

Cho nên Tuyết Đậu mới tụng ra để cho thiên hạ biết rằng trăng lạnh gió cao lay động cội tùng trên vách cổ . Song thử nói xem, phải hiểu ý thầy ta như thế nào? Cho nên vừa rồi tôi mới nói rằn đó là ống sáo không lỗ đập lên tấm vản trải dạ. Chỉ bốn câu là đủ tụng hết rồi, Tuyết Đậu lại sợ thiên hạ rơi vào chỗ lập luận, cho nên nói rằng, “ Vui thay gặp được người đạt đạo, không dùng ngữ mặc đối.” Việc này đã không phải là kiến văn giác tri lại cũng chẳng phải là tư lương phân biệt. Cho nên mới có câu nói, “ Thẳng thắn không kiêm đới, độc văn dựa vào gì? Nếu gặp kẻ đạt đạo, chẳng dùng ngữ mặc đối.” Đây là câu tụng của Hương Nghiêm mà Tuyết Đậu dẫn dụng.

Há không nghe có ông tăng hỏi Triệu Châu, “ Không dùng ngữ mặc để đối, chẳng hay dùng gì để đối?”Triệu Châu nói, “ Trình cái thùng đen của ông ra.” Câu trả lời này cũng giống với lời của Đại Long, không rơi vào trong tình trần ý tưởng của các ông.

Giống cái gì cơ? Tay cầm roi ngọc trắng, đánh vỡ ngọc ly châu.” Cho nên lệnh của các Tổ Sư phải được thi hành, cắt đứt tất cả thiên chấp của thập phương. Đây là sựviệc trên lưỡi kiếm, cần phải có đảm lược như thế mới được. Nếu không như thế thì là cô phụ các bậc thánh từ xưa đến nay. Đến chỗ này rồi cần phải vô sự thì tự nhiên có cái hay của nó. Đó cũng chính là cách mà bậc hướng thượng cư xử.” Không đập vỡ” ắt đã làm nó có “ thêm tì vết” rồi. Hẳn đã lậu đậu biết mấy.

Cuối cùng, các ông phải làm sao mới được cơ? “ Nước có hiến chương, ba ngàn điều tội.” Ba ngàn điều khoản của ngụ hình, không có tội nào lớn hơn bất hiếu. Ông tăng kia một lúc phạm luôn cả ba ngàn điều tội. Tại sao vậy? Chỉ bởi vì ông ta không tiếp người khác bằng con người thật của mình. Nếu như là Đại Long thì hẳn đã không như thế.
 
 

TẮC THỨ TÁM MƯƠI BA

CỔ PHẬT VÀ CỘT TRỤ CỦA VÂN MÔN

CỬ: Vân Môn dạy chúng rằng, “ Cổ Phật và cột trụ tương giao là cơ thứ mấy?” Rồi lại tự đáp, “ Nam Sơn mây nổi, Bắc Sơn mưa rơi.”

BÌNH: Vân Môn Đại sư đào tạo ra hơn tám mươi vị thiện tri thức. Sau khi thầy ta thiên hóa mười bảy năm, thiên hạ khai tháp để xem, thấy nhục thân thầy ta vẫn nghiêm nhiên như xưa. Vân Môn có chỗ thấy minh bạch, cơ cảnh tấn tốc. Phàm các thùy ngữ, biệt ngữ và đại ngữ của thầy ta thì trực tiếp và vời vợi. Công án này cũng giống như đá lửa điện chớp. Đúng là xuát quỉ nhập thần. Khánh Tàng Chủ nói, “ Trong tạng giáo còn có được những lời như vậy chăng?”

Người thời buổi này thường dựa vào thiên kiến nói rằng, “ Phật là đạo sư của tam giới, từ phụ của tứ sinh, đã là cổ Phật thì làm sao lại tương giao với cột trụ được?” Nếu như các ông hiểu theo kiểu này, các ông chẳng bao giờ rờ rẫm cho ra được. Có người gọi lời nói của Vân Môn là “ vô trung xướng xuất.” Đâu có biết rằng những lời nói của các bậc tông sư cắt đứt ý thức, cắt đứt so đo bằng thiên kiến, cắt đứt sinh tử, cắt đứt pháp trần, nhập chính vị song lại chẳng giữ lại một pháp nào cả. Các ông vừa mới lý luận so đo tức là các ông tự trói buộc tay chân.

Thử nói xem, ý của cổ nhân là thế nào? Chỉ cần làm cho tâm cảnh nhất như, là lập tức tốt xấu thị phi không còn dao động mình được nữa. Lúc ấy các ông muốn nói “hữu” cũng được mà muốn nói” vô” cũng được. Có cơ cũng được mà không có cơ cũng được. Đến chỗ này rồi thì bất cứ gì cũng là lệnh cả. Ngũ Tổ nói, “Đại tiểu Vân Môn, té ra lại nhát gan như thế.” Nếu như là sư núi tôi, thì tôi hẳn đã chỉ nói với thầy ta rằng, “Đó là cơ thứ tám.”

Vân Môn nói, “ Cổ Phật và cột trụ tương giao là cơ thứ mấy?” Trong một lúc gói trọn tất cả lại trước mắt các ông. Ông tăng hỏi, “ Chưa hiểu ý chỉ của thầy như thế nào.” Vân Môn nói, “ Mỗi sợi trị giá ba mươi đồng tiền.” Thầy ta đúng là có mắt để đoán định càn khôn.

Bởi vì không ai hiểu cho nên sau đó thầy ta mới trả lời dùm cho họ rằng, “ Nam Sơn mây nổi, Bắc Sơn mưa rơi.” Thầy ta mở một lối vào cho những kẽ hậu học. Cho nên Tuyết Đậu chỉ niêm cái chỗ thầy ta đoán định càn khôn lên cho thiên hạ xem mà thôi. Nếu như các ông vừa khởi tâm so đo, lập tức các ông lỡ mất nó, dù rằng nó ở ngay trước mắt các ông. Cần phải trở về tận căn nguồn của tông chỉ của Vân Môn mới có thể hiểu được tâm cơ cao vợi của thầy ta được. Cho nên mới tụng rằng:

TỤNG

Mây Nam Sơn,

Mưa Bắc Sơn.

Hăm tám và sáu thầy trước mặt.

Đã từng thượng đường ở Tân La,

Chưa từng đánh trống ở đại Đường.

Sướng trong khổ,

Khổ trong sướng.

Ai bảo vàng ròng giống như phân?

BÌNH: “ Mây Nam Sơn, mưa Bắc Sơn.” Tuyết Đậu mua mũ cho vừa đầu, ngóng gió để căng buồm. Trên lưỡi kiếm lại hạ cước chú cho các ông. Còn như hăm tám ( vị Tổ ở Ấn Độ) và sáu ( vị Tổ ở Trung Hoa) thầy trước mặt,” đừng nên hiểu lầm. Đây chỉ tụng câu, “ Cổ Phật và cột trụ tương giao là cơ thứ mấy?” Sau đó Tuyết Đậu lại mở toang đường, tạo dây dưa để cho các ông thấy được ý của Vân Môn.” Đã từng thượng đường ở Tân La, Chưa từng đánh trống ở Đại Đường.” Tuyết Đậu nhắm chỗ sấm rền sao bay mà nói, “ Sướng trong khổ, khổ trong sướng.” Tuyết Đậu tựa như chắt một đống châu báu ngay đây.

Cho nên sau cùng có một câu rằng, “ Ai bảo vàng ròng giống như phân?” Câu này là ở trong bài thơ” Hành Lộ Nan” của Thiền Nguyệt, Tuyết Đậu dẫn ra để sử dụng. Thiền Nguyệt viết, “ Núi cao biển sâu người không dò, cổ vãng kim lai càng trong xanh. Thiển cận phù phiếm đừng tương giao, đất thấp chỉ còn sinh gai góc. Ai bảo vàng ròng giống như phân? Trương Nhị Trần Dư bặt tin tức. Hành lộ nan, hành lộ nan, ngài tự thấy!’ Há không phải đất rộng người thưa sao? Vân Cư La Hán.
 
 

TẮC THỨ TÁM MƯƠI BỐN

BẤT NHỊ PHÁP MÔN CỦA DUY MA CẬT

THÙY: Tuy rằng nói “có” song chẳng có gì để mà xác nhận là “ có”. Tuy rằng nói “ không” song cũng chẳng có gì để phủ nhận là “ không” được cả. Gạt bỏ thị phi, quên cả đắc thất, lúc ấy mới có thể thánh thoát tự tại. Song thử nói xem, trước mắt và sau lưng các ông là cái gì vậy? Nếu như có nạp tăng nào bước ra nói, “ trước mắt là Phật điện tam quan,sau lưng là phòng ngủ phương trượng.” Thử nói xem, người ấy có mắt hay không? Nếu như các ông phân biện được người ấy, tôi công nhận rằng các ông đã thân cận được với cổ nhân rồi đấy.

CỬ: Duy Nam Cật hỏi Văn Thù Sư Lợi, “ Thế nào là Bồ Tát nhập nhị pháp môn?” Văn Thù nói, “ Theo ý tôi thì ở nơi tất cả các pháp vô ngôn vô thuyết, vô thị vô thức,ly ngôn vấn đáp, đó chính là nhập bất nhị pháp môn.” Rồi Văn thù Sư Lợi lại hỏi Duy Ma Cật, “ Chúng tôi ai nấy đều nói cả rồi, bây giờ nhân giả thử nói cho chúng tôi nghe xem thế nào là Bồ Tát nhập bất nhị pháp môn?”

Tuyết Đậu nói, “ Duy Ma Cật nói gì vậy?” Lại nói, “ Khám phá ra rồi.”

BÌNH: Duy Ma Cật khiến các đại Bồ Tát mọi người nói về bất nhị pháp môn. Lúc ấy ba mươi hai vị Bồ Tát đều lấy nhị kiến hữu vi và vô vi, chân đế và nhị đế, họp lại thành một kiến và xem đó là bất nhị pháp môn. Cuối cùng Duy Ma Cật hỏi Văn Thù. Văn Thù nói,” Theo ý tôi thì ở nơi tất cả các pháp vô ngôn vô thuyết, vô thị vô thức, ly ngôn vấn đáp, đó chính là bất nhị pháp môn.”Bởi vì ba mươi hai vị Bồ tát kia dùng ngôn ngữ để phủ nhận ngôn ngữ, Văn Thù mới lấy vô ngôn để phủ nhận ngôn ngữ. Một lúc quét sạch tất cả, không chấp nhận bất cứ gì, vì giải thích đó là bất nhị pháp môn. Đâu có dè rằng đó cũng giống như con rùa thiêng kéo lê cái đuôi để quét bụi, tuy quét sạch bụi song vẫn để lại dấu tích. Giống như cái chổi quét sạch bụi, song lại để lại vết chổi.

Cuối cùng, vẫn còn dấu tích như trước, Văn Thù hỏi Duy Ma Cật, “ chúng tôi ai nấy đều nói cả rồi, bây giờ nhân giả thử nói cho chúng tôi nghe xem thế nào là Bố Tát nhập bất nhị pháp môn?” Duy Ma Cật im lặng. Nếu như là người sống chẳng ai lại đi vào nước chết mà chìm đắm. Nếu như các ông có những kiến giải như thế, thì cũng giống như con chó điên đuổi thao khối đất mà thôi. Tuyết Đậu không nói rằng Duy Ma Cật im lặng, cũng chẳng nói rằng Duy Ma Cật ngồi yến nơi ghế. Chỉ nói ngay rằng, “ Duy Ma Cật nói gì vậy?” Lúc Tuyết Đậu nói như thế, thầy ta có thấy Duy Ma Cật chăng? Cho dù trong mộng cũng chẳng thấy được.

Duy Ma Cật là bậc cổ Phật trong quá khứ,có quyến thuộc. Giúp đức Phật tuyên hóa. Duy Ma Cật có biện tài bất khả tư nghi, có cảnh giới bất khả tư nghị, có thần thông diệu dụng bất khả tư nghị. Chỉ trong phòng của mình mà Duy Ma Cật chứa được ba vạn hai ngàn sư tử bảo tòa, cùng với tám vạn đại chúng mà vẫn chẳng rộng chẳng hẹp. Thử nói xem đây là đạo lý gì vậy? Có thể gọi là thần thông diệu dụng được chăng? Đừng hiểu lầm, Nếu đó là bất nhị pháp môn, thì phải đồng đắc đồng chứng mới có thể cùng biết được.

Chỉ có Văn Thù là có thể trả lời được. Tuy rằng thế, song có tránh được sư phê bình của Tuyết Đậu không? Tuyết Đậu nói như vậy, cũng cần phải gặp mặt hai người kia. Tuyết Đậu nói như vậy, cũng cần phải gặp mặt hai người kia. Tuyết Đậu nói, “ Duy Ma Cật nói gì vậy?” và “ Khám phá rồi.” Các ông thử nói xem chỗ nào là chỗ khám phá ra? Việc này chẳng câu nệ nơi đắc thất, chẳng rơi vào chỗ thị phi. Cũng giống như trên vách đá vạn trượng, nếu như các ông dám buông bỏ tính mạng mà nhảy, thì các ông mới co 1thể gặp Duy Ma Cật được. Nếu như các ông không buông bỏ được thì các ông không buông bỏ được thì các ông cũng giống như con dê húc vào hàng dậu. Tuyết Đậu đương nhiên là người dám xả bỏ tính mạng, cho nên thầy ta mới tụng rằng:

TỤNG

Hét lão Duy Ma này,

Từ bi buồn vô ích.

Ốm nơi thành Vệ Xá,

Toàn thân khô héo đi.

Thầy của bẩy Phật tới,

Một phòng quét sạch mãi,

Hỏi bất nhị pháp môn.

Lập tức dựa rồi ngã.

Không dựa ngã,

Kim mao sư tử không chỗ tìm.

BÌNH: Tuyết Đậu nói, “ Hét lão Duy Ma này.” Tại sao lại mở đầu bằng cách hét Duy Ma như thế? Tuyết Đậu từ đầu đã dùng ngay Kim Cương Vương Bảo Kiếm cắt đứt. Duy Ma cần phải bị đánh ba ngàn gậy buổi sáng, tám trăm gậy buổi chiều. Chử Phạn Duy Ma Cật ( Vimalakìrti) dịch ra tiếng Trung Hoa là “ Vô Cấu Xưng,” hay là “ Tịnh Danh.” Cũng còn được gọi là Kim Túc Như Lai của thời quá khứ. Há không nghe có ông tăng hỏi Vân Cư Giản Hòa Thượng, “Đã là Kim Túc Như Lai,tại sao lại còn phải nghe Pháp trong hội của Thích Ca Như Lai?” Giản Hòa Thượng nói,”Bởi vì Duy Ma không tranh nhân ngã. Bậc đạo giải thoát không câu nệ việc ‘thành Phật” với lại không thành Phật.” Nếu như bảo rằng người ấy tu hành để cố gắng thành Phật thì lại càng chẳng có gì nhằm nhò cả.” Kinh Viên Giác nói, “ Lấy tâm luân hồi sinh kiến chấp luân hồi để mà vào biển lớn tịch diệt của Như Lai thì mãi mãi chẳng bao giờ được.”

Vĩnh Gia nói, “ thị hay phi chẳng ai biết, nghịch hành thuận hành trời chẳng dò. Nếu thuận hành thì đi vào quả vị Phật, nếu nghịch hành thì nhập chúng sinh cảnh.” Thọ Thiền Sư nói, “ Dù cho các ông có tôi luyện rồi đạt đến mức độ này đi nữa, các ông vẫn chưa có thể thuận theo ý mình được. Chỉ khi nào các ông chứng được vô lậu thánh thân, các ông mới bắt đầu tha hồ thuận hành hay nghịch hành được.” Cho nên Tuyết Đậu nói, “ Từ bi không ảo não.” Trong Kinh Duy Ma Cật nói, “ Bởi vì chúng sinh có bệnh cho nên tôi cũng có bệnh.” Tuyết Đậu nói, “Ốm nơi thành vệ Xá,” bởi vì Duy Ma Cật thị tật ở thành Vệ Xá ( Vaisali).

“ Toàn thân khô héo đi.” Bởi vì Duy Ma Cật dùng thân bệnh để mà rộng thuyết Pháp rằng, “ Thân này vô thường, vơ cường vô lực, vô kiến và chóng bại hoại. Không thể nào nương cậy vào nó được. Nó gây khổ gây não và là nơi các thứ bệnh hoạn tụ tập. Nó chỉ là douẩn, xứ và giới tập hợp lại thành mà thôi.”

“Thầy của bẩy Phật tới.” Văn Thù là tổ sư của bẩy Phật, tuân theo lời dạy của đức Thế Tôn đến đó mà hỏi thăm bệnh của Duy Ma Cật,” Một phòng quét sạch mãi?” Duy Ma Cật cho dọn dẹp tất cả mọi thứ trong phòng đi chỉ để lại mỗi một cái giường mà thôi. Lúc Văn Thù đến lại hỏi về bất nhị pháp môn, chonên Tuyết Đậu nói, “ Hỏi bất nhị pháp môn.” “Lập tức dựa rồi ngã.” Miệng Duy Ma Cật cong như cái gánh. Những kẻ học Thiền ngày nay nói rằng, “ Không nói gì tức là dựa và ngã.” Song đừng có nhận lầm điểm giữa cán cân.

Tuyết Đậu dồng các ông lên đỉnh cao vạn trượng rồi nói, “ Không dựa ngã.” Đúng là một tay ấn xuống một tay kéo lên. Thầy ta có thứ khả năng này mà lại sử dụng được một cách rất là vi diệu. Đây là để tụng lời niêm “ Duy Ma Cật nói gì vậy?”

“ Kim Mao Sư tử không chỗ tìm.” Không phải chỉ lúc ấy mà ngay bây giờ cũng thế. Các ông còn thấy lão Duy Ma chăng? Dù cho tất cả sơn hà đại địa thảo mộc rừng rậm biến thánh kim mao sư tử, các ông cũng chẳng rờ rẫm ra.
 
 

TẮC THỨ TÁM MƯƠI LĂM

CON CỌP CỦA ĐỒNG PHONG AM CHỦ

THÙY: Cầm chắc thế giới không hở chút nào, khiến cho tất cả mọi người trên đời đánh mất sự sắc bén và líu cả lưỡi. Đó chính là chính lệnh của các nạp tăng. Phòng ánh sánh từ giữa trán ra chiếu sáng khắp bốn phương thiên hạ, đó chính là con mắt kim cương của nạp tăng. Điểm sắt thành vàng điểm càng thành sắt, bỗng nắm bỗng buông, đó chính là cây gậy của nạp tăng. Làm líu lưỡi tất cả người trong thiên hạ cho đền nỗi họ không có chỗ mà thở ra, phải lùi lại ba ngàn dặm. Đó chính là khí chất của nạp tăng. Thử nói xem, nếu không như thế này thì rốt cuộc là người như thế nào? Thử nêu lên xem.

CỬ: Có ông tăng đến nơi của Đồng Phong Am Chủ rồi hỏi, “Ở chỗ này nếu hốt nhiên gặp cọp thì phải làm như thế nào?” Đồng Phong bèn gầm lên như cọp. Ông tăng bèn làm ra vẻ sợ hãi. Đồng Phong bật cười ha hả. Ông tăng nói, “ Cái lão tặc này.” Đồng Phong nói, “ Thế ông làm gì được lão tăng nào?”

Tuyết Đậu nói, “ Kể ra thì cũng được, song hai tên ác tặc này chỉ biết bịt tai để ăn trộm chuông mà thôi.”

BÌNH: Từ tông phái Đại Hùng ( của Bách Trượng Hoài Sản) sản xuất ra được bốn vị am chủ: Đại Mai, Bạch Vân, Hồ Khe và Đồng Phong.

Nhìn xem hai người này mắtbiết nhìn tay biết hành động làm sao! Thử nói xem rắc rối ở chỗ nào? Cổ nhân một cơ một cảnh một ngôn một cú tuy rằng chỉ lâm thời xuất ra song rất là sống động bởi vì mắt họ luôn luôn bao trùm và chính xác. Tuyết Đậu niêm để giúp cho thiên hạ biết tà chính, biện đắc nhất. Tuy là thế, song ở nơi con người đã đạt đạo dù là sống ở chỗ đắc thất mà chẳng hề có đắc thất. Nếu các ông lấy đắc thất ra để mà nhìn cổ nhân thì chẳng có gì là nhằm nhò cả. Người thời nay, ai cũng nên hiểu cho đến tận cùng chỗ đắc thất, rồi sau đó hãy lấy đắc thất ta mà biện nhận. Nếu cứ xử dụng tâm ở chỗ so đo ngôn cú thì đến bao giờ mới được.

Há không nghe Vân Môn Đại Sư nói. “ Những người hành cước đừng chỉ du hành phắp nơi một cách lãng phí, chỉ mong so đo ngôn cú. Ngay khi lão hòa thượng nào đó vừa mở miệng là các ông đã hỏi Thiền hỏi đạo, hỏi việc hướng thượng hướng hạ, hỏi cái gì và như thê nào, viết những sớ sao dầy cộm màn nhét vào trong bụng. Đến đâu cũng tụm ba bên lò lửa rồi là nói huyên thuyên. Nào là đây là những lời biện tài, đây là những lời đề cập đến thân, đây là những lời về sự vật, đây là những lời từ thể tính. Lo tìm hiểu các bậc cha mẹ trong tông môn của mình. Nuốt xong miếng cơm là chỉ lo nói mộng rằng, “ Tôi hiểu Phật pháp.’ Nếu như các ông hành cước với những ý niệm như thế thì có đến năm con lừa cũng chẳng xong.”

Cổ nhân tạm thời niêm lộng, há có kiến chấp về thắng bại đắc thất thị phi sao? Đồng Phong đã từng gặp Lâm Tế.Lúc ấy Đồng Phong xây am trong rừng sâu. Ông tăng này đến đó rồi hỏi, “Ở chỗ này nếu hốt nhiên gặp cọp thì phải làm như thế nào?” Đồng Phong bèn gầm lên như cọp, thầy ta dựa vào sự kiện mà hành động. Ông tăng này cũng biết lấy sai lầm ra đối đãi với sai lầm cho nên mới làm ra vẻ sợ hãi. Đồng Phong bèn bật cười ha hả. Ông tăng nói, “ Cái lão tặc này.” Đồng Phong nói, “ Thế ông àm gì được lão tăng nào?” Đúng thì đúng song cả hai đều không hiểu thấu. Cho nên từ thiên cổ đến nay thường bị thiên hạ phê bình. Tuyết Đậu nói, “ Kể ra thì cũng được , song hai tên ác tặc này chỉ biết bịt tai để ăn trộm chuông mà thôi.” Tuy rằng cả hai đều là kẻ trộm, song gặp cơ lại chẳng dụng được; cho nên họ mới giống như những kẻ bịt tai để ăn trộm chuông. Hai lão này giống như bầy trận với trăm vạn quân, song lại chỉ tranh nhau cái chổi.

Nếu như muốn luận về sự việc này thì phải có khả năng giết người không chớp mắt mới được. Nếu như các ông xưa nay chỉ biết buông mà không biết giữ, chỉ biết sát mà không biết hoạt, khó mà tránh bị thiên hạ cười chê. Tuy là thế osng các cổ nhân cũng chẳng có đa sự gì. Nhìn xem hai người họ, đều là thấy cơ mà hành động Ngũ Tổ nói về thần thông duhí tam muội, huệ cự tam muội, trang nghiêm vương tam muội. Chỉ vì người đời sau gót chân không chấm đất, chỉ trích cổ nhân nói rằng có đắc có thất. Có kẻ nói rõ rằng là Đồng Phong Am Chủ bị trật khờp song chẳng có gì là nhằm nhò.

Tuyết Đậu nói, “ Khi hai người này gặp nhau cả hai đều có chỗ buông bỏ. Ông tăng kia nói, “Ở đây hốt nhiên gặp cọp thì phải như thế nào?” Đồng Phong bèn gầm lên như cọp, đó chính là buông bỏ. Cho đến khi nói, “Ông làm gì được lão tăng nào?” Đây cũng là buông bỏ. Mỗi hành động đều rơi vào cơ thứ nhì. Tuyết Đậu nói” Muốn dụng thì dụng.” Người đời này nghe nói như thế bèn nói rằng lúc ấy Đồng Phong đang thi hành lệnh. Song cũng không được mù quáng mà gia hình phạt.

Đức Sơn đánh bất cứ kẻ nào mới nhập môn, Lâm Tế thì hét lên với bất cứ kẻ nào mới nhập môn. Thử nói xem, ý của các cổ nhân là gì? Cuối cùng Tuyết Đậu cũng chỉ tụng ra như thế. Thử nói xem, rồt cuộc phải làm thế nào để tránh khỏi” bịt tai đi ăn trộm chuông.”

TỤNG

Thấy mà không nắm,

Ngàn dặm suy nghĩ.

Thật là sặc sỡ,

Chưa đủ móng răng.

Há không thấy Đại Hùng sơn hạ hốt tương phùng?

Âm thanh ánh sáng rung trời đất,

Đại trượng phu có thấy không?

Nắm đuôi cọp hề vuốt râu cọp.

BÌNH: “Thầy mà không nắm, ngàn dặm suy nghĩ.” Chính vào lúc nguy hiểm ông tăng kia lại không sữ dụng được. Lúc Đồng Phong nói, “ Thế ông làm gì được lão tăng nào?” Lẽ ra ông tăng phải trả miếng. Lúc ấy nếu như ông ta trổ được tài nghệ của mình ra, hẳn ông ta đã có lời cuối cùng. Hai người chỉ biết buông bỏ mà không biết thu vào. “ Thấy mà không nắm” thì nó đã mây trắng ngoài ngàn dặm rồi. Tại sao còn phải nói “ ngàn dặm suy nghĩ”?

“Thật là sặc sỡ, chưa đủ móng răng.” Đúng thì có đúng, song cọp cũng biết giấu răng thu móng. Làm gì được khi mà nó không biết cắn người.

“ Há không thấy Đại Hùng sơn hạ hốt tương phùng? Âm thanh ánh sáng rung trời đất.” Một hôm Bách Trượng hỏi Hoàn Bá, “ Từ đâu tới?” Hoàng Bá nói, “Đi hái nấm từ dưới núi tới.” Bách Trượng nói, “ Có thấy cọp không?” Hoàng Bá bèn gầm lên như cọp. Bách Trượng bèn rút búa ở bên hông ra làm thế như thể đang chém. Hoàng Bá nắm chặt lấy roi đánh Bách Trượng. Chiều đến Bách Trượng thượng đường nói, “ Dưới núi Đại Hùng có một con cọp, các ông ra vào phải nên nhìn kỹ. Hôm nay chính lão tăng vừa bị nó cắn cho một miếng.”

Sau đó Qui Sơn hỏi Ngưỡng Sơn, “ Câu chuyện cọp của Hoàng Bá có nghĩa là gì?” Ngưỡng Sơn nói, “ Thế tôn ý của hòa thượng thì như thế nào?” Ngưỡng Sơn nói, “ Lúc ấy lẽ ra Bách Trượng phải chém một búa cho rồi, thì đâu có đến nỗi như bây giờ?” Ngưỡng Sơn nói, “ Không phải như thế.” Qui Sơn nói, “ Thế thầy nghĩ sao?” Ngưỡng Sơn nói, “Không những thầy ta cưỡi đầu cọp mà còn biết nắm đuôi cọp.” Qui Sơn nói, “ Huệ Tịch quả thật có rất nhiều câu vời vợi quá.” Tuyết Đậu dẫn dụng để giải minh công án trên kia.

“Âm thanh ánh sáng rung trời đất.” Cái này chuyển biến tự tại. Tuyết Đậu muốn trong câu có con đường xuất thân. “Đại trượng phu có thấy hay không?” Các ông có thấy không? “ Nắm đuôi cọp hề vuốt râu cọp.” Cần phải là phận sự của riêng mìn. Dù cho các ông có nắm đuôi cọp vuốt râu cọp, cũng khó tránh khỏi một lúc bị xỏ lỗ mũi.
 
 

TẮC THỨ TÁM MƯƠI SÁU

QUANG MINH CỦA VÂN MÔN

THÙY: Cầm chắc thế giới, không chút sơ hở. Cắt đứt các dòng, không còn một giọt. Mở miệng là sai, so đo là trái. Thử nói xem, thế nào là con mắt nhìn thấu quan?Thử nêu lên xem.

CỬ: Vân Môn có lời dạy rằng, “ Mọi người ai cũng có quang minh cả.Lúc nhìn thì không thấy gì mà chỉ thấy tối om om. Thế nào là cái quang minh trong mọi người?” Vân Môn tự trả lời rằng, “ Nhà bếp và cổng tam quan.” Lại nói, “ Việc tốt không bằng không.”

BÌNH: Trong phòng của mình Vân Môn có lời dạy để tiếp thiên hạ rằng, “ Tất cả mọi người trong các ông đang đứng ngay đây, ai cũng có một ánh sáng rực rỡ xưa nay chưa từng dứt, vượt lên trên tri kiến. Tuy là qung minh, song lúc bị hỏi thì lại không hiểu. Như thế há không phải là tối o mom sao?” Dạy như thế suốt hai mươi năm mà chẳng có ai hiểu.

Sau đó Hương Lâm mời Vân Môn nói hộ, Vân Môn nói, “ Nhà bếp có cổng tam quan.” Lại cũng nói, “ Việc tốt không bằng không.” Bình thường lời nói hộ cho người khác chỉ có một câu, tại sao ở đây lại có hai câu? Câu đầu là chỉ để mở ra một con đường cho các ông thấy. Nếu như các ông là các hảo hán thì vừa nghe đề cập tới là cũng đủ phấn khởi hành động rồi. Vân Môn sợ thiên hạ bị vướng mắc ở đây, cho nên mới nói, “ Việc tốt không bằng không.” Thầy ta vẫn cứ quét sạch cả cho các ông như trước.

Người bây giờ vừa nghe nói đến quang minh đã trợn mắt lên nói, “Đâu là nhà bếp? Đâu là cổng tam quan?” Song chẳng có gì là nhằm nhò cả. Cho nên mới có câu nói rnằg, “ Biết giữ ý đầu câu, đừng nhận điểm giữa cán.”Việc này không ở nơi mắt mà cũng chẳng ở nơi cảnh. Muốn hiểu được các ông cần phải tuyệt tri kiến, quên đắc thất, thánh thoát tự tại, mọi người ai nấy phải tự chiên nghiệm lấy.

Vân Môn nói, “ Lai vãng ban ngày, biện người ban ngày. Hốt nhiên nửa đêm không mặt trời mặt trăng hay ánh đèn. Nếu như là nơi đã đến rồi thì còn không sao; còn nếu như là một chỗ lạ thì liệu các ông có nắm giữ được một vật gì không?” (Thạch Đàu viết trong bài) Tham Đồng Khế rằng: “ Ngay trong sáng có tối, đừng coi đó là tối. Ngay trong tối có sáng , đừng coi đó là sáng.”

Nếu cắt đứt ( tất cả các thiên chấp về) sáng và tối, thử nói xem đó là cái gì vậy? Cho nên mới có câu nói, “ Tâm hoa phát ánh sáng, chiếu khắp các quốc độ mười phương.” Bàn Sơn nói, “Ánh sáng không chiếu trên đối tượng, đối tượng cũng chẳng tồn tại. Quên cả ánh sáng và đối tượng đi thì là vật gì vậy?” Lại nói rằng, “ Thấy nghe này không là thấy nghe, chẳng thanh sắc khác để trình ngài. Nếu như hiểu được là vô sự, thể dụng tự nhiên phân chẳng phân.”

Chỉ cần hiểu câu cuối cùng của Vân Môn thì tha hồ mà du hí trong những câu trư1ơc. Song rốt cuộc không được chấp trước nơi đó. Duy Ma Cật nói, “ Lấy vô trụ bổn, lập nhất thiết pháp.” Các ông cũng không được dựa vào đó mà chơi rỡn với ánh sáng với ma quỉ. Song cũng khởi hữu kiến lớn như núi Tu Di còn hơn là khởi vô kiến bằng một hạt cải.”[1]Những người trong nhị thừa[2] thường hay rơi vào một trong hai kiến chấp này.

TỤNG

Tự chiếu sáng một mình,

Vì ngài thông một lối.

Hoa rơi cây không bóng,

Lúc nhìn ai không thấy?

Thấy không thấy,

Cưỡi trâu ngược hề vào Phật điện.

BÌNH: “ Tự chiếu sáng một mình.” Từ ngay dưới chân chỗ các ông đứng vốn đã có ánh quang minh này; chỉ có điều cái dụng bình thường của các ông là tối mà thôi. Cho nên Vân Môn Đại Sư mới trải ánh sáng ra ngay trước mặt các ông. Song thử nói xem, cái quang minh của các ông là gì? “ Nhà bếp và cổng tam quan.” Đó chính là chỗ mà Vân Môn phô bầy cái quang minh cô độc này ra. Bàn Sơn nói, “Ánh trăng của tâm thì tròn và đơn độc, quang minh của nó nuốt trọn vạn tượng.” Đây đúng là chân thường độc lộ.

Sau đó “vì ngài thông một lối.” Vân Môn vẫn còn sợ thiên hạ sẽ chấp trước nơi “nhà bếp và cổng tam quan.” Tạm thời với nhà bếp và cổng tam quan đi, song lúc hoa buổi sáng rụng và cây không có bóng, lúc mặt trời lặn mặt trăng mờ, cả trời đất tối om om, các ông có còn thất được chăng? “ Lúc nhìn ai không thấy?” Thử nói xem, ai là người không thấy? Đến chỗ này khi mà “ trong sáng có tối, trong tối có sáng,” giống như thể bước trước bước sau, các ông phải tự chính mình thấy.

Tuyết Đậu nói, “ Thấy không thấy,” hay tụng , “ Việc tốt không bằng không.”Hợp với cái thấy lại không thấy, hợp với ánh sáng thì không sáng.

“ Cưỡi trâu ngược hề vào Phật điện.” Thầy ta vào trong cái thùng đen rồi. Các ông cần phải tự cưỡi trâu vào điện Phật mới có thể thấy được thầy ta muốn nói gì.
 
 

TẮC THỨ TÁM MƯƠI BẢY

BỆNH VÀ THUỐC TRỊ LẪN NHAU CỦA VÂN MÔN

THÙY: Người mắt sáng không khuôn sáo, có lúc trên đỉnh cô đơn cỏ miên man, có lúc trần trùng trục trong chợ ồn ào. Có lúc hiện ba đầu sáu tay phẫn nộ la hét. Có lúc xuất hiện như Nhật Diện Phật Nguyệt Diện Phật rọi ánh sáng từ bi nhiếp tất cả. Ở trong một hạt bụi hiện tất cả thân, tùy theo căn cơ của chúng sinh. Lẫn lộn với bùn nước. Khi vạch ra một lối hướng thượng, ngay cả mắt Phật cũng không trông thấy được người ấy. Dù cho ngàn thánh xuất hiện cũng cứ phải thối lui lại ba ngàn dặm. Còn có người đồng đắc đồng chứng không? Thử nêu lên xem.

CỬ: Vân Môn dạy chúng rằng, “ Thuốc và bệnh trị lẫn nhau. Cả trời đất này là thuốc. Chính mình là gì?”

BÌNH: Vân Môn nói, “ Thuốc và bệnh trị lẫn nhau. Cả trời đất này là thuốc. Chính mình là gì?” Các ông còn có chỗ xuất thân chăng? Trong suốt hăm bốn giờ của MỘT NGÀY trầm tư về câu “ sừng sững như vách đá vạn trượng.” Gậy của Đức Sơn rơi như mưa, tiếng hét của Lâm Tế vang tựa sấm, tạm gác những cái này qua một bên, Thích Ca tự là Thích Ca Di Lặc tự là Di Lặc. Những người chưa hiểu cốt yếu thường gọi đó là “ thuốc và bệnh hợp nhau.” Đức Thế Tôn suốt bốn mươi chín năm trong hơn ba trăm chúng hội, đều tùy theo cơ duyên mà thiết lập giáo lý. Đây chính là tùy bệnh mà cho thuốc, đem quả ngọt mà đổi lấy trái bầu đắng. Đã rửa sạch nghiệp căn của các ông khiến các ông tự tại thánh thoát.

“Cả trời đất này là thuốc.” Các ông có chỗ nào để mà ghé miệng vào? Nếu như các ông có thể ghé miệng vào được, tôi chịu là các ông có chỗ chuyển thân thổ lộ. Lúc ấy các ông có thể đích thân gặp được Vân Môn. Nếu như các ông mãi nhìn quanh và ngần ngừ, các ông chẳng thể nào ghé miệng vào được. Vân Môn chính là ở dưới chân các ông.

“Thuốc và bệnh trị lẫn nhau.” Chỉ là lời bình luận tầm thường mà thôi, Nếu như các ông chấp hữu, thầy ta sẽ nói vô với các ông; nếu như các ông chấp trước vào vô thì thầy ta sẽ nói hữu lẫn vô, thì thầy ta sẽ thể hiện kim thân một trượng sáu ngay trên đống rác cho các ông, xuất hiện rồi biến mất.

Hiện giờ cả trời đất này cùng sâm la vạn tượng và chính con người mình cũng một lúc là thuốc. Đúng vào lúc ấy thì các ông biết gọi cái gì là chính mình đây? Nếu như các ông cứ gọi là thuốc thì cho đến lúc Di Lặc hạ sinh đi nữa, các ông vẫn chẳng thấy Vân Môn được cho dù chỉ là trong mộng. Rốt cuộc như thế nào đây? “ Nắm y đầu lưỡi câu, đừng chấp giữa cán cân.”

Một hôm Văn Thù sai Thiện Tài đi hái thuốc nói rằng, “ Hái bất cứ những gì không phải là thuốc về đây.” Thiện Tài lung kiếm khắp nơi song chẳng thấy gì mà lại không phải là thuốc cả. Thiện Tài bèn trở về bạch với Văn Thù rằng, “ Chẳng có gì mà lại không phải là thuốc cả.” Văn Thù nói, “ Thử hái những gì là thuốc vể đây xem.” Thiện Tài bèn ngắt mộng cọng cỏ trao cho Văn Thù .Văn Thù dơ lên nói với đại chúng rằng, “ Thuốc này vừa có thể giết người vừa có thể cứu người.”

Lời nói về thuốc và bệnh trị lẫn nhau này hết sức là khó thấy. Vân Môn thường dùng lời ấy trong thất để mà tiếp thiên hạ. Kim Nga Trưởng Lão một hôm đến thăm Tuyết Đậu. Kim Nga là bậc chuyên gia trong dòng Lâm Tế. Hai người bàn luận với nhau về lời nói thuốc với bệnh trị lẫn nhau này suốt một đêm mãi cho đến khi trời sáng mới luận hết được cái hay của nó. Đến chỗ này rồi thì bao nhiêu kiến thức suy nghĩ do đo đều chẳng đem ra ứng dụng được. Sau đó Tuyết Đậu có làm bài tụng để tiễn Kim Nga rằng, “ Thuốc bệnh tương trị rất khó thấy, cổng khóa vạn trùng quá vô đoan. Đạo nhân Kim Nga đến hỏi thăm, sóng nước biển học một đêm cạn.” Khúc cuối Tuyết Đậu tụng một cách công phu nhất. Ý của thầy ta vừa ở ngôi vị khách vừa ở ngôi vị chủ. Các ông tự thấy vậy.

TỤNG

Cả trời đất là thuốc,

Cổ kim sao lầm vậy?

Đóng cửa không làm xe,

Đường lối tự thênh thang

Sai sai!

Mũi cao tận trời vẫn bị xỏ.

BÌNH: “ Cả trời đất là thuốc, cổ kim saolầm vậy?” Nếu như các ông gọi đó là thuốc thì tự cổ chí kim kể như các ông lầm lẫn cả rồi. Tuyết Đậu nói,” Có một loại người không biết cắt đứt gót chân của Đại Mai, chỉ nói rằng Đại Mai đi quá nhanh.” Tuyết Đậu biết cắt đứt gót chân của Đại Mai.

Một câu nói này của Vân Môn làm mê loạn người trong thiên hạ. Vân Môn nói, “ Gậy tôi là sóng, các ông tha hồ mà tung hoành. Khắp cả trời đất này là sóng, để xem xem các ông chìm hay nỗi.” Đóng cử không làm xe, đường lối tự thênh thang.”Tuyết Đậu nói để khai thông một con đường cho các ông. Nếu như các ông đóng cửa làm xe, đem ra cửa hợp với vết cũ, thì các ông đã hoàn thành được gì? Tôi ở đây đóng cửa cũng chẳng làm xe, lúc ra ngoài tự nhiên thênh thang.” Ở đây Tuyết Đậu để lộ ra một chút để cho thiên hạ thấy.

Tuyết Đậu lại vội vã nói tiếp, “ Sai sai!” Đầu cũng sai mà cuối cũng sai. Ai hay rằng Tuyết Đậu khai thông ra một con đường? Cũng là sai luôn? Nếu như lỗ mũi các ông đã cao đến tận trời thì làm sao còn bị xỏ? Các ông có muốn hiểu không? Bỏ ra ba mươi năm mà tham Thiền.Nếu như các ông có gậy tôi cho các ông một cây gậy; nếu như các ông không có gậy, khó tránh mà bị người khác xỏ mũi.
 
 

TẮC THỨ TÁM MƯƠI TÁM

HUYỀN SA TIẾP VẬT LỢI SINH

THÙY: Các phương pháp của tông môn chúng ta là như vậy, phá hai làm ba. Muốn nhập lý tham đàm, cũng cần phải dùi mài mới được. Đối diện với cơ biến mà làm chủ chốt, phá vỡ xiềng xích vàng và các quan kiện huyền áo. Theo lệnh mà hành sự, tảo trừ tất cả các dấu vết. Thử nói xem, lúng túng ở chỗ nào? Thử nêu lên cho những người có mắt trên đỉnh đầu xem.

CỬ: Huyền Sa dạy chúng rằng, “ Các bậc lão túc ở khắp nơi đều nói về việc tiếp vật lợi sinh. Hốt nhiên gặp phải ba loại người bệnh phải tiếp họ như thế nào? Gặp phải người mù thì dù mình có dơ trùy dựng phất trần họ cũng chẳng thấy. Gặp phải người điếc thì dù mình có nói về tam muội họ cũng chẳng nghe. Gặp phải người câm thì dù có bảo họ nói họ cũng chẳng nói được. Vậy thì phải tiếp những người ấy như thế nào? Nếu như không tiếp được, hóa ra Phật pháp không linh nghiệm sao?”

Có ông tăng hỏi Vân Môn về vấn đề trên, Vân Môn nói, “Ông lễ lậy đi cái đã.” Ông tăng lậy xong đứng dậy. Vân Môn lấy gậy thọc vào người ông tăng, ông tăng lui lại. Vân Môn nói, “Ông đâu có bị mù.” Rồi Vân Môn lại gọi ông ta bước đến gần, ông tăng bước đến gần. Vân Môn nói, “Ông đâu có bị điếc.” Vân Môn nói, “Ông có hiểu không?” Ông tăng nói, “ Không hiểu.” Vân Môn nói, “Ông đâu có bị câm.” Ông tăng bèn tỉnh ngộ.

BÌNH: Huyền Sa tham Thiền đến mức độ cắt đứt tất cả các tính trần ý tưởng, tự tại thanh thoát, cho nên mới biết nói như vậy. Lúc ấy Thiền thịnh hành và các tự viện ngóng vọng lẫn nhau, Huyền Sa thường dạy chúng rằng, “ Các bậc lão túc ở khắp nơi đều nói về việc tiếp vật lợi sinh. Hốt nhiên gặp phải ba loại người bệnh phải tiếp họ như thế nào? Gặp phải người mù thì dù mình có dơ trùy dựng phất trần họ cũng chẳng thấy. Gặp phải người điếc thì dù mình có nói về tam muội họ cũng chẳng nghe. Gặp phải người câm thì dù có boả họ nói họ cũng chẳng nói được. Vậy thì phải tiếp những người ấy như thế nào? Nếu như không tiếp được, hóa ra Phật pháp không linh nghiệm sao?” Người bây giờ mà hiểu theo lối mù điếc hay câm, rôt cuộc sẽ chẳng bao giờ mò mẫm cho ra. Cho nên mới có câu nói, “Đừng có chết trong ngôn ngữ.” Cần phải hiểu ý của Huyền Sa thì mới được.

Huyền Sa thường dùng lời này để tiếp người. Có một ông tăng ở với Huyền Sa rất lâu. Một hôm lúc Huyền Sa thượng đường, ông tăng kia hỏi, “ Hòa thượng có cho phép đệ tử lập luận về lời nói về ba loại người bệnh không?” Huyền Sa nói, “ Cho.” Ông tăng kia bèn chào từ biệt. Huyền Sa nói, “ Sai, sai!” Ông tăng kia có hiểu được ý Huyền Sa không? Sau đó Pháp Nhãn nói, “ Lúc tôi nghe Địa Tạng Hòa Thượng thuật lại lời nói của ông tăng kia, tôi mới hiểu ý của lời nói về ba loại người bệnh.” Nếu như các ông bảo rằng ông tăng kia không hiểu, Pháp Nhãn tại sao lại nói như thế? Nếu như bảo rằng ông tăng kia hiểu, tại sao Huyền Sa lại nói, “ Sai, sai!”

Một hôm Địa Tạng nói, “ Tôi nghe hòa thượng có lời nói về ba loại người bệnh , có đúng vậy không?” Huyền Sa nói, “ Phải”. Địa Tạng nói, “ Tôi có nhãn nhĩ tỉ thiệt, hòa thượng làm sao để tiếp đây?” Huyền Sa bèn thôi. Nếu như các ông hiểu được ý của Huyền Sa, há có ở trong ngôn cú sao? Cái hiểu của Đại Tạng quả nhiên là đặc biệt.

Sau đó có ông tăng thuật lại câu chuyện trên cho Vân Môn. Vân Môn hiểu ngay ý của ông ta cho nên nói, “Ông lễ lậy đi cái đã.” Ông tăng lậy xong đứng dậy. Vân Môn lấy gậy thọc vào người ông tăng, ông tăng lui lại, Vân Môn nói, “Ông lễ lậy đi cái đã.” Ông tăng lậy xong đứng dậy. Vân Môn lấy gậy thọc vào người ông tăng, ông tăng lui lại.Vân Môn nói, “Ông đâu có bị mù.” Rồi Vân Môn lại gọi ông ta bước đến gần, ông tăng bước đến gần, Vân Môn nói, “Ông đâu có bị điếc.” Vân Môn nói, “Ông có hiểu không?” Ông tăng nói, “ Không hiểu.” Vân Môn nói, “Ông đâu có bị câm.” Ông tăng bèn tỉnh ngộ. Nếu như ông tăng kia là một tay ngon lành thì ngay khi Vân Môn nói, “Ông lễ lậy đi cái đã,” bèn lật đổ ngay giường Thiền, để xem có còn có lắm dây dưa như thế nữa không? Song thử nói xem, chỗ hiểu của Vân Môn và chỗ hiểu của Huyền Sa là giống hay là khác? Chỗ hiểu của hai người ấy chỉ là cùng một loại.

Nhìn xem cách cổ nhân bầy ra ngàn vạn phương tiện. Ý nằm ở đầu lưỡi câu. Biết bao nhiêu là mệt mỏi cũng chỉ nhằm để những người thời nay hiểu được vấn đề này mà thôi. Ngũ Tổ Lão Sư nói, “ Một người nói được song không hiểu, một người hiểu song lại nói không được. Nếu như hai người này đến tham kiến, làm sao để phân biện được họ đây?” Nếu như không phân biện được hai người này, các ông thế nào mà cởi gỡ các dính dấp cho thiên hạ được. Nếu như các ông phân biện được thì vừa thấy họ vào đến cổng, các ông đã có thể đi giầy trong bụng họ đến mấy vòng rồi. Nếu như các ông vẫn chưa tự tỉnh ngộ được, các ông đi tìm cái bát gì đây?”

Các ông đừng có hiểu theo lối mù điếc câm.Nếu như các ông so đo kiểu đó, đã có câu nói, “ Mắt thấy sắc mà như mù, tai nghe thanh mà như điếc.” Lại có câu nói, “Đầy mắt không thấy sắc, đầy tai không nghe thanh. Văn Thù thường che mắt, Quan Âm luôn bịt tai.” Đến chỗ này rồi các ông phải thấy sắc mà như mù nghe thanh mà như điếc thì mới có thể không mâu thuẫn với ý của Huyền Sa được. Các ông có hiểu được ý của những kẻ mù điếc câm chăng? Nghe Tuyết Đậu tụng rằng:

TỤNG

Đui mù câm điếc,

Tuyệt dứt cơ nghi.

Trên trời dưới trời,

Vui thay buồn thay.

Ly Lâu không biện chính sắc,

Sư Khoáng há hiểu huyền ty?

Sao bằng ngồi không dưới khung cửa,

Lá rụng hoa nở tự có thời.

Lại nói có hiểu hay không?

Trùy sắt không lỗ.

BÌNH: “Đui mù câm điếc, tuyệt dứt cơ nghi.” Tất cả những cái các ông thấy với không thấy, nghe với không nghe, nói với không nói, Tuyết Đậu một lúc quét sạch cả. Đến nỗi các kiến giải so đo theo kiểu đui mù câm điếc trong một lúc dứt bặt chẳng còn sử dụng được nữa. Sự việc hường thượng này có thể gọi là mù thật điếc thật câm thật vô cơ vô nghi.

“ Trên trời dưới trời, vui thay buồn thay.” Tuyết Đậu một tay nâng lên một tay đè xuống. Thử nói xem vui cái gì? Buồn cái gì? Vui thay là vì câm là không câm, điếc mà không điếc, buồn thay là vì rõ ràng là không mù mà lại mù, rõ ràng là không điếc mà lại điếc.

“ Ly Lâu không biện chính sắc.” Nếu như không phân biện được xanh vàng trắng đỏ tức là mù.Ly Lâu là người thời Vua Hoàn Đế ( ba ngàn năm trước công nguyên), cách xa ngoài một năm bộ vẫn có thể nhìn thấy đầu một sợi lông, có đôi mắt thật là sáng. Hoàng Đế đi chơi ở dòng sông Xích Thủy đánh rơi viên ngọc, sai Ly Lâu tìm mà tìm không được. Sai Khế Hậu tìm cũng tìm không thấy. Cuối cùng sai Tượng Võng tìm mới được. Cho nên mới có câu nói rằng, “ Tượng Võng tìm mới được. Cho nên mới có câu nói rằng, “ Tượng Võng lúc nào cũng sáng lạn, Ly Lạu hành trạng như sóng cao.” Ở chỗ cao vợi này ngay cả Ly Lâu để mắt nhìn mà cũng không phân biện được chính sắc.

“ Sư Khoáng há hiểu huyền ty?” Thời nhà Châu ( một ngàn năm trước công nguynê) Tấn Cảnh Công có người tên là Sư Khoáng tự là Tử Dã, khéo phân biện ngũ âm lục luật. Sư Khoáng có thể nghe thấy tiếng kiến đánh nhau phía bên kia ngọn núi. Lúc ấy Tấn và Sở tranh bá. Sư Khoáng chỉ còn biết đánh đờn phát khởi đề cung biết rằng Sở không thể nào thắng được. Tuy rằng Sư Khoáng có khả năng như thế, Tuyết Đậu vẫn nói rằng Sư Khoáng vẫn chưa hiểu huyền ty. Những người không điếc mà điếc, đối với cái âm thanh huyền diệu nơi cao này, thì cho dù là Sư Khoáng đi nữa cũng không hiểu được.

Tuyết Đậu nói, “ Tôi không làm Ly Lâu cũng chẳng làm Sư Khoáng, sao bằng ngồi không dưới khung cửa? Lá rơi hoa nở tự có thời.” Nếu như đến cảnh giới này, tuy rằng nghe mà cũng giống như không nghe, tuy rằng thấy mà cũng giống như không thấy, tuy rằng nói mà cũng giống như không nói. Lúc đói thì ăn lúc mệt thì nằm ngủ. Để mặc lá rụng hoa nở. Lúc lá rụng là thu, lúc hoa nở là xuân, mọi cái tự có thời tiết của nó.

Sau khi đã quét sạch cả cho các ông, Tuyết Đậu lại đặt ra một con đường nói rằng, “ Có hiểu hay không?” Tuyết Đậu sức kiệt tinh thần mệt mỏi; chỉ nói được rằng “ trùy sắt không lỗ.” Câu này các ông phải mai để mắt nhìn thì mới thấy được. Nếu như toan lý luận là các ông lại để lỡ mất nó ngay.

Viên Ngộ dơ phất trần lên nói, “ Các ông có thấy không?” Rồi lại đạp lên giường Thiền một cái , nói, “ Các ông có nghe không?” Rồi lại bước xuống khỏi giường nói, “ Các ông có nói được không?”
 
 

TẮC THỨ TÁM MƯƠI CHÍN

TÂY VÀ MẮT CỦA ĐẠI BI BỒ TÁT

THÙY: Toàn thân là mắt cũng chẳng thấy. Toàn thân là tai nghe chẳng được. Toàn thân là miệng nói không được. Toàn thân là tâm chiếu không được. Tạm gác qua vấn đề “toàn thân” nếu như hốt nhiên không có mắt, làm sao các ông thấy được đây? Không có tai làm sao nghe được đây? Không có miệng , làm sao nói được đây? Không có tâm, làm sao chiếu được đây? Nếu như ở đây mà các ông có thể khai mở ra được một con đường, các ông có thể đồng tham học với các cổ Phật. Tạm gác vấn đề “ tham học” qua một bên, các ông tham học với ai đây?

CỬ:Vân Nham hỏi Đạo Ngô, “ Từ Bi Bồ Tát dùng nhiều mắt và tay như thế để làm gì?” Đạo Ngô nói, “ Giống như người nửa đêm đưa tay ra sau lưng để tìm gối.” Vân Nham nói, “ Tôi hiểu rồi”. Đạo Ngô nói, “Ông hiểu như thế nào?” Vân Nham nói, “ Toàn thân là tay với mắt.” Đạo Ngô nói, “Ông nói hết sức là xít xao, song lại chỉ mới nói được có tám phần.” Vân Nham nói, “ Thế theo sư huynh thì như thế nào?” Đạo Ngô nói, “ Khắp thân là tay với mắt”

BÌNH: Vân Nham và Đạo Ngô cùng tham học với Dược Sơn. Suốt bốn mươi năm Vân Nam chẳng bao giờ ngủ nằm. Tào Động tông chính là phát xuất từ Dược Sơn. Đạo Pháp thịnh hành từ ba người: Từ Vân Nham phát xuất ra Đông Sơn, từ Đạo Ngô phát xuất ra Thạch Sương, từ Thuyền Tử phát xuất ra Giáp Sơn. Đại Bi Bồ Tát ( Quán Thế Âm) có tám vạn bốn ngàn cánh tay Đại Bi Bồ Tát có nhiều tay và mắt như thế. Các ông có chăng? Bách Trượng nói, “ Tất cả ngữ ngôn văn tự đều uyển chuyển quay về nơi chính mình.”

Vân Nham thường theo Đạo Ngô tham khảo và giải thích. Một hôm Vân Nham hỏi Đạo Ngô, “ Từ Bi Bồ Tát dùng nhiều mắt và tay như thế để làm gì?” Ngay từ đầu lẽ ra Đạo Ngô phải quất cho Vân Nham một gậy ngay trên sóng lưng có phải là đã tránh được biết bao nhiêu là dây dưa sau này không. Song Đạo Ngô vốn từ bi không thể làm như thế được, lại giảng giải kỹ càng cho Vân Nham mục đích muốn cho Vân Nham hiểu. Đạo Ngô nói, “ Giống như người nữa đêm đưa tay ra sau lưng để tìm gối.” Lúc đêm sâu không ánh đèn đưa tay ra sau để tìm gối, thử nói xem mắt ở chỗ nào?

Vân Nham lập tức nói, “Tôi hiểu rồi.” Đạo Ngô nói, “Ông hiểu như thế nào?” Vân Nham nói, “ Toàn thân là tay với mắt.” Đạo Ngô nói, “Ông nói hết sức là xít xao, song lại chỉ nói được có tám phần.” Vân Nham nói, “ Thế theo sư huynh thì như thế nào?” Đạo Ngô nói, “ Khắp thân là tay với mắt.”

Thử nói xem” toàn thân là đúng” hay “ khắp thân” là đúng? Tuy có vẽ giống như bùn nát, song lại thánh thoát vô cùng. Người bây giờ hay hiểu theo thiên chấp nói rằng “ toàn thân” là sai, “ khắp thân” mới là đúng. Họ chỉ lo nhai lại ngôn cú của cổ nhân mà thôi. Họ chết trong ngôn cú. Đây chỉ là những cái bất đắc dĩ phải sử dụng mà thôi. Người bây giờ thêm cước chú lập qui tắc, nói rằng nếu thấu được công án này là kể như khỏi cần tham học nữa. Lấy tay rờ rẫm khắp thân thể, rờ đèn đóm cột trụ, hiểu theo lối “ khắp thân.” Nếu các ông hiểu theo lối này các ông làm bại hoại cổ nhân không phải là ít.

Cho nên mới có câu nói rằng, “ thầy ta tham câu sống chứ không tham câu chết.” Cần phải tuyệt tình trần ý tưởng thánh thoát tự tại, các ông mới có thể hiểu được câu nói vể Đại Bi này.

Há không nghe Tào Sơn hỏi ông tăng, “ Lúc (Pháp thân) ứng vật hiện hình giống như bóng trăng trong nước thì như thế nào?” Ông tăng nói, “ Giống như con lừa nhìn xuống giếng.” Tào Sơn nói, “Ông nói một cách hết sức xít xao, song lại chỉ mới nói được tám phần mà thôi.” Ông tăng nói, “ Thế theo hòa thượng thì như thế nào?” Tào Sơn nói, “ Giống như giếng nhìn con lừa.” Đây cũng cùng một ý với công án trên.

Nếu như các ông toan dựa vào ngôn ngữ để mà thấy, các ông chẳng bao giờ thoát ra khỏi bẫy rập của Đạo Ngô và Vân Nham được cả. Tuyết Đậu là bậc chuyên gia không còn chết trong ngôn ngữ nữa, lập tức tụng ngay rằng:

TỤNG

Toàn thân đúng,

Khắp thân đúng.

Niêm lên vẫn cách mười vạn dặm

Tung cánh Bằng bay chín tầng mây.

Gây gió thổi tung nước bốn biển,

Bụi trần nào đó hốt nhiên sinh?

Cụm Lông nào hề vẫn chưa ngừng?

Há không thấy,

Lưới ngọc buông rủ ảnh chập chùng?

Đôi mắt đầu gậy từ đâu sinh?

Hét!

BÌNH: “ Toàn thân đúng, khắp thân đúng.” Nói rằng đưa tay ra sau lưng mò gối là đúng, hay lấy tay rờ rẫm thân thể là đúng, nếu như có những kiến giải như thế, đều là vào hang ma mà sống cả. Rốt cuộc cả “ toàn thân” lẫn “ khắp thân” đều chẳng đúng.Nếu như các ông toan dùng tình thức để mà thấy ý nghĩa của lời nói vể Đại Bi Bồ Tát này, hẳng là các ông còn cách xa đến mười vạn dặm. Tuyết Đậu chơi được với một câu, cứu sống, nói rằng , “Niêm lên vẫn cách mười vạn dặm.”

Trong những câu kế tiếp Tuyết Đậu tụng chỗ kỳ đặc của Vân Nham và Đạo Ngô rằng, “Tung cánh Bằng bay chín tầng mây, gây gió thổi tung nước bốn biển.” Chim Bằng lớn nuốt cả rồng, dùng cánh mà gây gió nổi sóng; nước rẽ ra, từ ngoài ba ngàn dặm chim Bằng bất rồng mà nuốt. Tuyết Đậu nói rằng nếu như các ông gây gió nổi sóng được như chim Bằng, hẳn là các ông hết sức là hùng tráng.

Nếu dùng Đại Bi thiên thủ nhãn mà quán, việc ấy chỉ giống như một chút bụi trần nổi lên, lại cũng giống như một cụm lông bị gió thổi chưa ngừng. Tuyết Đậu nói, “ Nếu như các ông xem tay rờ rẫm thân thể là thủ nhãn thì đã có ích dụng gì nào?” Nói cho đúng như thế vẫn chưa nhằm nhò gì đến lời nói vể Đại Bi Bồ Tát kia. Cho nên Tuyết Đậu nói, “ Bụi trần nào hề hốt nhiên sinh? Cụm lông nào hể vẫn chưa ngừng?”

Tuyết Đậu tự nói mình là chuyên gia trong một lúc xóa hết các dấu vết. Song cuối cùng lại vẫn cứ lậu đậu như cũ, vẫn cứ so sánh tỉ giáo, cho nên vẫn còn vướng mắc trong bẫy rập như cũ. “ Há không thấy, lưới ngọc buông rũ ảnh chập chùng?” Tuyết Đậu dẫn tích lưới ngọc của Đế Thích để làm phạm trù giáo lý. Thử nói xem rốt cuộc tay với mắt ngưng nghỉ ở chỗ nào?

Trong Hoa Nghiêm Tông lập tứ pháp giới: một là lý pháp giới, để giải inh nhất vị bình đẳng; hai là sự pháp giới, để giải minh rằng toàn thể lý ( thể hiện) thành sự. Ba là lý sự vô ngại pháp giới, để giải minh sự lý tướng dung, lớn nhỏ vô ngại; bốn là sự sự vô ngại pháp giới, để giải minh rằng một sự thể nhập vào tất cả mọi sự, tất cả mọi sự khắp nơi thu nhiếp tất cả mọi sự, đồng thời giao tham vô ngại. Cho nên mới nói rằng, “ Một hạt bụi vừa khởi lên là cả đại địa này gồm thâu trong đó, một hạt bụi hàm chứa vô biên pháp giới. Một hạt bụi như thế, các hạt bụi khác cũng đều như thế.”

Lưới ngọc này tức là trước Thiện Pháp Đường trên trời Đế Thích có một cái lưới ngọc. Trong mỗi một viên ngọc phản chiếu trăm ngàn viên ngọc, trăm ngàn viên ngọc đều hiện cả trong một viên ngọc, phản chiếu nhau chập chùng, chủ khách vô tận. Cái này dùng để giải minh sự sự vô ngại pháp giới. Ngày xưa Hiền Thủ Quốc Sư lấy những tấm gương và một ngọn đèn để làm ví dụ. Quốc Sư để mười tấm gương chung quanh rồi đặt ngọn đèn ở giữa. Khi nhìn một tấm gương ắt thầy chín tấm gương kia phản chiếu ngọn đèn, tất cả đều hiện lên rõ ràng. Nhìn bất cứ một tấm gương nào trong mười tấm gương ấy đều thấy như thế cả.

Cho nên đức Thế Tôn lúc mới thành chính giác, không rời Bồ Đề Đạo Tràng mà thẳng lên cõi trời Đao Lợi cũng như tất cả các nơi thất xứ cửu hội để giảng Kinh Hoa Nghiêm.

Tuyết Đậu dùng lưới ngọc của Đế Thích để dạy về sự sự vô ngài pháp giới. Ý nghĩa của sáu tướng rất là rõ ràng, đó là; tổng tướng,biệt tướng, đồng tướng, dị tướng, thành tướng và hoại tướng. Cử một tướng ắt sáu tướng đều hiện. Bởi vì chúng sinh trong đời sống hàng ngày không hiểu ý nghĩa của nguyên lý này Tuyết Đậu mới nêu lên hình ảnh lưới ngọc của Đế Thích để so sánh với lời dạy về Đại Bi Bồ Tát kia. Ý nghĩa là như vầy đây: nếu như ở lưới ngọc này mà các ông có thể hiểu được ý nghĩa của cây gậy, thần thông diệu dụng, ra vào vô ngại, các ông mới có thể thấy được ngàn tay ngàn mắt. Cho nên Tuyết Đậu mới nói, “ Ngàn mắt nơi đầu gậy từ đâu mà sinh khởi?” Như vậy là nhắm để các ông đạt được giác ngộ lúc bị gậy đánh và chứng đắc được dưới tiếng hét.

Đức Sơn đánh thiên hạ ngay khi họ bước vào cổng, Lâm Tế hét thiên hạ ngay khi họ bước vào cổng. Thử nói xem, tay với mắt ở chỗ nào? Và thử nói xem, tại sao Tuyết Đậu lại hét? Các ông thử tham Thiền xem sao.
 
 

TẮC THỨ CHÍN MƯƠI

BÁT NHÃ THỂ CỦA TRÍ MÔN

THÙY:Một câu trước tiếng, ngàn thánh không truyền. Một sợi trước mặt, mãi mãi không dứt. Tự tại thánh thoát, tóc rối bời tai chăm chú. Thử nói xem là gì vậy? Thử nêu lên xem.

CỬ: Có ông tăng hỏi Trí Môn, “ Bát nhã thể là gì?” Trí Môn nói, “ Sò ngậm trăng sáng.” Ông tăng hỏi, “ Bát nhã dụng là gì,” Trí Môn nói, “ Con thỏ mang thai.”

BÌNH: Trí Môn nói, “ Sò ngậm trăng sáng,” và “con thỏ mang thai,” đều mượn vào ý của trung thu. Tuy là thế, song ý của bậc cổ nhân này lại chẳng nằm nơi sò và thỏ. Trí Môn là bậc tôn túc trong chúng hội của Vân Môn, một câu của thầy ta đều phải gồm đủ cả ba câu, tức là câu bao gồm trời đất, câu cắt đứt các dòng ( tư tưởng), và câu đuổi theo sóng nước. Hơn nữa lại khế hợp mà chẳng hề có an bài trước. Cho nên thầy ta mới đi vào chỗ nguy hiểm mà trả lời câu hỏi của ông tăng kia, để lộ một chút cái sắc bén của mình, Trí Môn quả thật là kỳ đặc. Tuy là thế song bậc cổ nhân này chẳng hề chơi với bóng sáng, chỉ chỉ ra một con đường để giúp các ông thấy mà thôi.

Ông tăng kia hỏi, “ Bát nhã thể là gì?” Trí Môn nói, “ Sò ngậm trăng sáng.” Hàn Giang có loại sò, trong sò có ngọc sáng, vào trung thu lúc mặt trăng hiện, con sò bèn nổi lên mặt nước há miệng ra để ngậm trăng sáng; do đó mà sò sinh ra ngọc.Ngọc Hợp Phố chính là loại này. Nếu như trung thu mà có trăng thì có nhiều ngọc, nếu không có trăng thì có ít ngọc.

Ông tăng cũng hỏi, “ Bát nhã dụng là gì?” Trí Môn nói, “ Con thỏ mang thai.” Ý nghĩa của câu đáp này cũng chẳng khác ý nghĩa của câu đáp trên. Thỏ thuộc âm ( Mặt trăng cũng thuộc âm), vào trung thu lúc trăng hiện , thỏ há miệng để nuốt ánh trăng , do đó mà mang thai, rồi sinh còn từ miệng. Ở đây cũng vậy, có trăng thì sinh nhiều con, không trăng thì sinh ít con.

Câu trả lời của bậc cổ nhân này chẳng có gì là lắm chuyện cả, thầy ta chỉ mượn ý của câu chuyện để trả lời ánh sáng của Bát nhã mà thôi. Tuy là thế, song ý của Trí Môn không ở nơi ngôn ngữ. Chỉ vì người đời sau tụ đi vướng mắc vào ngôn ngữ đó thôi. Há không nghe Bàn Sơn nói, “ Tâm nguyệt đơn tròn, sáng suốt vạn vật. Sáng không chiếu cảnh, cảnh cũng không có. Sáng cảnh đều quên, là vật gì vậy?” Người bây giờ chỉ trợn tròn mắt ra rồi gọi đó là ánh sáng, chỉ sinh kiến giải từ thiên chấp của họ mà thôi, đúng là đóng đinh đóng chốt vào hư không.

Cổ nhân nói , “ Từ nơi lục căn của các ông suốt ngày đêm chiếu ra một ánh sáng lớn rọi khắp sơn hà đại địa. Không những chỉ nhãn căn phóng ra ánh sáng mà thôi mà tỉ thiệt thân ý cũng đều phóng quang.” Đến đây rồi các ông phải rửa sạch sáu căn của mình để cho không còn một sự việc gì nữa, tự tại thánh thoát, các ông mới có thể hiểu cốt ý của công án này được. Tuyết Đậu cũng tụng ra như thế.

TỤNG

Một phiến hư không trên tình trần,

Người trời từ đó thấy Không Sinh [3]

Sò ngậm thỏ huyền ý thâm sâu,

Tung gậy chiến tranh với Thiền gia.

BÌNH: “ Một phiến hư không trên tình trần.”Chỉ với một câu này mà Tuyết Đậu tụng được rất là hay, tự nhiên là thấy được ý của cổ nhân. Sáu căn trong trẻo là cái gì vậy? Chỉ là một phiến hư minh ngưng tịch này mà thôi. Các ông không cần phải lên trời để tìm nó, cũng không cần cầu nó ở nơi người khác. Thường quang lúc nào cũng hiển hiện trước mắt chúng ta, ở ngay chỗ này đây nó cao vời vợi như thể vách đá vạn trượng, siêu việt trên ngôn ngữ và cảm thức.

Pháp Nhãn viết trong bài Tụng Viên Thành Thực tính rằng, “ Lý cực quên tình trần, làm sao lập luận dụng? Khắp nơi trăng sương đêm, rơi trên suối trước mặt. Quả chín nặng bầy khỉ, núi xa giống lạc đường. Ngẩng đầu còng trăng tàn, hướng tây của nhà ta.” Cho nên mới có lời nói rằng, “Tâm là căn pháp là trần, cả hai giống như vết trên gương. Khi hết cáu bụi ánh sáng hiện, tâm pháp đều quên tính tức chân.” Lại cũng có lời nói rằng, “Ở mãi trong ba gian nhà cỏ, một đạo thần quang vạn cảnh nhàn. Đừng lấy thị phi phán đoán tôi, phù sinh xuyên tạc chẳng tương quan.” Mấy bài tụng này cốt ý chỉ để cho các ông thấy được ý nghĩa của câu “ một phiến hư không trên tình trần” mà thôi.

“Người trời từ đó thấy Không Sinh.” Há không biết cái tích rằng Tu Bồ Đề đang ngồi tĩnh tọa trên vách đá, chư thiên rải hoa tán thán. Tu Bồ Đề nói, “ Chẳng hay người rải hoa trên không rồi tán than. Tu Bồ Đề nói, “ Chẳng hay người rải hoa trên không rồi tán thán là ai đó?” Thiên Tử nói, “ Tôi là Phạm Thiên.” Tu Bồ Đề hỏi, “ Tại sao ngài lại tán thán ?” Phạm Thiên nói, “ Tôi kính trọng tôn giả khéo giảng Bát Nhã Ba La Mật Đa.” Tu Bồ Đề nói, “ Tôi chưa từng nói một chữ về Bát nhã, tại sao ngài lại tán thán?” Phạm Thiên nói, “ Tôn giả không nói tôi cũng không nghe, đó là Bát Nhã chân thực.” Rồi tlại iếp tục làm đất rung chuyển và rải hoa xuống như mưa. Nhìn xem Tu Bồ Đề mới khéo giảng Bát nhã mà chẳng cần nói gì đến thể với dụng. Nếu như các ông thấy được chỗ này ắt các ông hiểu được câu nói của Trí Môn rằng, “ Sò ngậm trăng sáng,” và “ con thỏ mang thai.”

Tuy rằng ý của cổ nhân không ở nơi ngôn cú, song trong câu trả lời của họ mới có ý nghĩa thâm sâu làm sao, khiến cho Tuyết Đậu phải nói rằng, “ Sò ngậm thỏ huyền ý thâm sâu.” Đến chỗ này “ tung gậy chiến tranh với Thiền gia”. Các người học Thiền trong thiên hạ vẫn cứ tránh cái ầm ĩ, song chưa có một người nào hiểu được dù là trong mộng. Nếu muốn cùng tham Thiền với Trí Môn và Tuyết Đậu cần phải ghé mắt nhìn mới được.
 
 

[1] “Varam khalu puna kacyàpa sumerumàtra pudgaladrstiràsrita na tvevádhimànikasya cùnyatàdrstimàlinà.” Trích từ chương 64 trong Kasàpaparivarta, ấn hành bởi Baron A.von Staèl-Holstein, tái bản 1977.

[2] Nhị thừa là Thanh Văn thừa (Sravakayàna) và Duyên Giác Thừa (Pratyekabuddhayàna).

[3] “Không Sinh” là chữ Trung Hoa dùng để dịch chữ “ Subhuti” ( Tu Bồ Đề)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Ba 2017(Xem: 6531)
06 Tháng Bảy 2016(Xem: 5971)
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 5186)
Bài này được viết như một ghi chú cho Thiền Tông, để như một cách tiếp cận đơn giản… và hy vọng, cũng là một ghi chú cho rất nhiều pháp khác của nhà Phật, kể cả Tịnh Độ. Bởi vì, Thiền Tông là pháp môn cốt tủy nhất, trực tiếp nhất, không qua bất kỳ phương tiện nào khác, và cũng có thể dùng làm chiếc cửa lớn cho tất cả các pháp khác.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5636)
19 Tháng Tư 2016(Xem: 5976)
‘Tào khê thuỷ’ (曹溪水) hay ‘Tào Khê’ là đại từ chỉ định về Lục tổ Huệ Năng, cũng chỉ cho dòng suối trí tuệ Phật giáo. Dòng thiền phương bắc lấy Lục Tổ làm cội nguồn, sử gọi Nam tông (南宗); dòng này chủ trương “không câu nệ hình thức, không bám víu danh từ khái niệm, không chú trọng ngồi thiền, chỉ cần nội tâm trực giác đốn ngộ, tức tâm tức Phật, liền có thể thành Phật”.
14 Tháng Tư 2016(Xem: 7625)
Huệ Minh đuổi theo Lục Tổ Huệ Năng để đoạt lại y bát nhưng khi ông không giở nổi chiếc y lên từ tảng đá thì liền nói: tôi vì pháp chẳng vì y bát xin hành giả vì tôi mà khai thị.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 6210)
Tương truyền Đệ nhất tổ Thiền Tông ở Trung Quốc, Bồ Đề Đạt Ma bắt đầu chuyến Đông Độ vào thế kỷ thứ Sáu. Theo Đạo Nguyên trong Bích Nham Lục, sau 9 năm diện bích, Ngài muốn trở lại Ấn Độ, Tổ triệu tập một số đệ tử thân tín để ‘thử’ tình độ tu chứng. Đối với câu trả lời của đệ tử thứ nhất Đạt Ma phê là ‘con đã đạt được ‘ lớp da’ của ta. Hai đệ tử khác được Đạt Ma phê là đã đạt được ‘xương và thịt’ của Thiền (Thiền Cốt và Thiền Nhục). Chỉ có đệ tử thứ tư im lặng không trả lời. Tổ mới khen là đã đạt được Tủy của Thiền. Tuy nhiên khi không truyền bá Thiền bằng con đường ‘bất lập văn tự’, không ai có thể đạt được ‘tủy’ của Thiền, nhiều nhất là đạt tới mức ‘Thiền Xương Thiền Thịt’ (Zen Bone and Zen Flesh). Tác phẩm này được Paul Reps và Nyogen Senzaki dịch ra tiếng Anh từ Zen Stories (London 1939) Gateless Gate (Vô Môn Quan) (LA,1934), Thập Ngưu Đồ (LA 1935), và một tác phẩm cổ viết bằng tiếng Phạn (Centering) có thể