Truyện Lục Tổ Huệ Năng

09 Tháng Mười Một 201509:20(Xem: 7902)

TRUYỆN LỤC TỔ HUỆ NĂNG
Ngô Trọng Đức soạn
Thích Pháp Chánh dịch
Tường Quang Tùng Thư PL 2555 - TL 2012

Giới thiệu

truyen-luc-to-hue-nangĐại sư Lục tổ Huệ Năng là một nhân vật lịch sử đang đi vào huyền thoại. Sử tích của ngài mặc dù đã được ghi chép trên giấy trắng mực đen là quyển kinh Lục Tổ Pháp Bảo Đàn, nhưng những mẫu truyện huyền hoặc về cuμc đời ngài thỉnh thoảng vẫn làm mờ đi phần nào sự thực.

Sự khai ngộ của Lục tổ Huệ Năng khi nghe kinh Kim Cương đến câu "Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" là mμt sự kiện lịch sử. Sự kiện đó không những là mμt biến cố vĩ đại trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc, mà cũng là mμt biến cố vĩ đại trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Điều này đưa chúng ta đến sự ý thức được tầm mức quan trọng của trí tuệ Bát Nhã trong tòa nhà tư tưởng của nhân loại. Đây là mμt giòng tư tưởng siêu việt giúp hành giả vượt thoát tất cả những sự chấp trước khổ đau, hạn hẹp, dày vò, bức bách. Những sự chấp trước này đã, đang và sẽ trói buộc tất cả mọi người chúng ta trong vòng sinh tử luân hồi.

Nếu không có giòng tư tưởng Bát Nhã siêu việt thời gian và không gian này của Phật giáo, nhân loại nói riêng, và chúng sinh nói chung, sẽ vĩnh viễn bị chìm đắm trong những sự trói buμc triền miên.

Truyện Lục Tổ Huệ Năng do cư sĩ Ngô Trọng Đức, một hành giả Thiền tông, sau nhiều năm sưu tầm những dữ kiện lịch sử cùng những mẫu truyện nhân gian đã soạn thành câu truyện về cuμc đời ngài theo mμt mạch lạc thời gian. Tuy gọi là truyện, nhưng hầu hết dữ kiện trong đây đều được trích lục từ quyển kinh Pháp Bảo Đàn, nên có thể nói truyện tức là kinh được mô tả lại dưới một hình thức dễ hiểu hơn. Lời văn tuy đôi khi có phần dí dỏm, trào lộng, nhưng chung quy vẫn giữ được những sắc thái tôn nghiêm, trang trọng.

Người dịch tuy không chuyên về pháp môn tu thiền, nhưng đối với quyển Kinh Pháp Bảo Đàn dường như đã từng trồng nhiều duyên lành, vì thế đối với lời dạy của Lục tổ Huệ Năng đã đặc biệt quy tâm ngưỡng mμ. Những lời dạy của ngài, chúng ta không nên hiểu một cách hạn hẹp là chỉ dành cho những người tu thiền, mà phải được coi là gia tài chung cho tất cả những người học Phật. Như chúng ta sẽ thấy trong quyển sách này, Lục tổ đã dùng những phương tiện khéo léo để dẫn dắt chúng ta từ sự trói buμc khổ đau ở bờ bên đây đến sự giải thoát tự tại ở bờ bên kia bằng mμt công cụ tuyệt diệu nhất là sự "phá chấp". Hành giả học Phật thường hay bị mắc vào mμt lỗi lầm thông thường nhất là "thiên kiến", nghĩa là "chấp vào một bên", hoặc chấp vào lý, hoặc chấp vào sự. Thế nhưng, sự tu hành nếu muốn đạt được kết quả thực tiễn thì phải nên có một sự quân bình giữa lý và sự mà không được bỏ phế bên nào. Không những tu thiền phải nên như vậy, mà tu tịnh, hay tu bất cứ pháp môn nào khác cũng phải nên như vậy. Đây là điều kiện tiên quyết để đạt đến Niết bàn giải thoát. Nếu như đọc Kinh Pháp Bảo Đàn, hoặc đọc các Kinh Bát Nhã, cùng các kinh Đại Thừa mà còn tiếp tục, hoặc tăng gia "thiên kiến", thì e rằng chúng ta đã phụ lòng Lục tổ cùng tất cả các vị Thiện tri thức trong mười phương ba đời.

Đọc truyện tức là đọc kinh, mà mục đích của sự đọc kinh là để chúng ta gần gũi chư Phật, chư Bồ tát, ôn lại lời khuyên bảo, dặn dò của các ngài, hầu có thể tiến bμ, tinh tiến trên con đường giải thoát, và như vậy, hy vọng trong tương lai chúng ta sẽ có cơ duyên được cùng các ngài "sánh vai, đàm đạo". Ước mong quyển sách nhỏ này sẽ đem lại được sự ích lợi cho tất cả chúng ta, những người học Phật.

Xuân Nhâm Thìn, 2012

Tường Quang Tự

Thích Pháp Chánh

pdf_download_2
TruyenLucToHueNang


Các bản dịch Kinh Pháp Bảo Đàn:

 (HT.Thích Duy Lực)

 (HT. Thích Mãn Giác)

 (NS. Thích Nữ Trí Hải)

 (TS. Minh Trực)

 (Đoàn Trung Còn)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Tám 2014(Xem: 9093)
Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 7677)
Đốn ngộ tiệm tu là một vấn đề căn bản quan trọng trong Thiền tông, vì đó cũng là con đường Thiền tông. Thiền sư Phổ Chiếu (1158-1210) trong Tu Tâm Quyết nói:
01 Tháng Tám 2014(Xem: 6941)
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 10419)
Trong những lời dạy của Lục tổ trong kinh Pháp Bảo Đàn, ngài đã đề cập và trích từ nhiều kinh luận như Duy Ma Cật, Kim Cương, Đại Bát Niết Bàn, Thành Duy Thức Luận, Đại Bát Nhã…. Trong kinh này, ngài nói đến nhiều chủ đề của Đại thừa như Ba Thân Phật, Vô tướng, Vô trụ, Vô niệm, Thiền định, quy y, phát tâm, sám hối…
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 14153)
Thực tại Thiền không phải là cái gì mới lạ. Đó là Phật tánh trong kinh Đại Bát Niết Bàn, là Tri Kiến Phật hay Thật tướng của các pháp trong kinh Pháp Hoa, là Như Lai Tạng trong kinh Lăng Nghiêm, Thắng Man, là Pháp Giới Tánh trong kinh Hoa Nghiêm, là Tánh Giác trong kinh Viên Giác, là Tánh Không trong kinh Đại Bát Nhã, là Thánh Trí Tự Giác trong kinh Lăng Già…
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 15300)
Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền (Dōgen Kigen) Nhật Bản thế kỷ mười ba là một nhà cải cách tôn giáo, một Phật tử thành tựu, một tư tưởng gia sâu sắc và một người viết văn sáng chói. Tác phẩm chính yếu của ngài, Shōbō-genzō, viết bằng một thể văn phức tạp, cách tân, được yêu thích trong thời gian gần đây không chỉ vì những thành tựu triết lý của nó mà còn do sự tuyệt hảo văn chương của nó, thuộc về những bản văn Thiền được quý chuộng nhất.
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 12099)
Chúng sanh mê lầm quên tâm chạy theo vật, hướng ra ngoài gọi là theo duyên, do đó bị cảnh duyên chuyển quên mất gốc, nhận lầm các pháp là thật có, nên gọi là cái thấy điên đảo. Điên đảo là cái thấy lộn ngược, cái giả cho là thật, cái thật thì không nhận thấy.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 6082)
Trong sự đi hoang nào đó của tư tưởng, cảm xúc, ngôn ngữ, thì bản chất của ngôn ngữ, âm thanh đều là vô thường, giới hạn, và không thật, vì nó không có thực tính độc lập, phải nương với nhau mà thành, nhờ vào căn, trần, thức mở lối nên mới hiện hữu.
16 Tháng Bảy 2014(Xem: 11401)
Đây là nhắc nhở cho tất cả về ý nghĩa "Đưa Tâm Về Nhà". Bây giờ mình phải ngược dòng lưu chuyển để đưa tâm về nhà. Như đã nói, hiện tại mình đang ở đây nhưng tâm mình thì đang lang thang ở quê người, đó gọi là xa quê, xa nhà, là mất gốc.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 11687)
Tất cả quý Phật tử học Phật pháp lâu rồi nhưng có thấy được chân giáo pháp chưa? Nếu học Phật pháp theo kiểu lật từng trang kinh này qua trang kinh nọ, hay là nhai từng lời của những vị Tổ này đến những vị Tổ nọ, hoặc là nghe buổi giảng này đến buổi giảng kia v.v… thì quý vị có thấy chân giáo pháp không? Mà nếu không thấy thì nghe giảng để làm chi? Cho nên đây phải nhớ: giảng giải là chỉ nói về pháp thôi !