Truyện Lục Tổ Huệ Năng

09 Tháng Mười Một 201509:20(Xem: 7901)

TRUYỆN LỤC TỔ HUỆ NĂNG
Ngô Trọng Đức soạn
Thích Pháp Chánh dịch
Tường Quang Tùng Thư PL 2555 - TL 2012

Giới thiệu

truyen-luc-to-hue-nangĐại sư Lục tổ Huệ Năng là một nhân vật lịch sử đang đi vào huyền thoại. Sử tích của ngài mặc dù đã được ghi chép trên giấy trắng mực đen là quyển kinh Lục Tổ Pháp Bảo Đàn, nhưng những mẫu truyện huyền hoặc về cuμc đời ngài thỉnh thoảng vẫn làm mờ đi phần nào sự thực.

Sự khai ngộ của Lục tổ Huệ Năng khi nghe kinh Kim Cương đến câu "Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" là mμt sự kiện lịch sử. Sự kiện đó không những là mμt biến cố vĩ đại trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc, mà cũng là mμt biến cố vĩ đại trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Điều này đưa chúng ta đến sự ý thức được tầm mức quan trọng của trí tuệ Bát Nhã trong tòa nhà tư tưởng của nhân loại. Đây là mμt giòng tư tưởng siêu việt giúp hành giả vượt thoát tất cả những sự chấp trước khổ đau, hạn hẹp, dày vò, bức bách. Những sự chấp trước này đã, đang và sẽ trói buộc tất cả mọi người chúng ta trong vòng sinh tử luân hồi.

Nếu không có giòng tư tưởng Bát Nhã siêu việt thời gian và không gian này của Phật giáo, nhân loại nói riêng, và chúng sinh nói chung, sẽ vĩnh viễn bị chìm đắm trong những sự trói buμc triền miên.

Truyện Lục Tổ Huệ Năng do cư sĩ Ngô Trọng Đức, một hành giả Thiền tông, sau nhiều năm sưu tầm những dữ kiện lịch sử cùng những mẫu truyện nhân gian đã soạn thành câu truyện về cuμc đời ngài theo mμt mạch lạc thời gian. Tuy gọi là truyện, nhưng hầu hết dữ kiện trong đây đều được trích lục từ quyển kinh Pháp Bảo Đàn, nên có thể nói truyện tức là kinh được mô tả lại dưới một hình thức dễ hiểu hơn. Lời văn tuy đôi khi có phần dí dỏm, trào lộng, nhưng chung quy vẫn giữ được những sắc thái tôn nghiêm, trang trọng.

Người dịch tuy không chuyên về pháp môn tu thiền, nhưng đối với quyển Kinh Pháp Bảo Đàn dường như đã từng trồng nhiều duyên lành, vì thế đối với lời dạy của Lục tổ Huệ Năng đã đặc biệt quy tâm ngưỡng mμ. Những lời dạy của ngài, chúng ta không nên hiểu một cách hạn hẹp là chỉ dành cho những người tu thiền, mà phải được coi là gia tài chung cho tất cả những người học Phật. Như chúng ta sẽ thấy trong quyển sách này, Lục tổ đã dùng những phương tiện khéo léo để dẫn dắt chúng ta từ sự trói buμc khổ đau ở bờ bên đây đến sự giải thoát tự tại ở bờ bên kia bằng mμt công cụ tuyệt diệu nhất là sự "phá chấp". Hành giả học Phật thường hay bị mắc vào mμt lỗi lầm thông thường nhất là "thiên kiến", nghĩa là "chấp vào một bên", hoặc chấp vào lý, hoặc chấp vào sự. Thế nhưng, sự tu hành nếu muốn đạt được kết quả thực tiễn thì phải nên có một sự quân bình giữa lý và sự mà không được bỏ phế bên nào. Không những tu thiền phải nên như vậy, mà tu tịnh, hay tu bất cứ pháp môn nào khác cũng phải nên như vậy. Đây là điều kiện tiên quyết để đạt đến Niết bàn giải thoát. Nếu như đọc Kinh Pháp Bảo Đàn, hoặc đọc các Kinh Bát Nhã, cùng các kinh Đại Thừa mà còn tiếp tục, hoặc tăng gia "thiên kiến", thì e rằng chúng ta đã phụ lòng Lục tổ cùng tất cả các vị Thiện tri thức trong mười phương ba đời.

Đọc truyện tức là đọc kinh, mà mục đích của sự đọc kinh là để chúng ta gần gũi chư Phật, chư Bồ tát, ôn lại lời khuyên bảo, dặn dò của các ngài, hầu có thể tiến bμ, tinh tiến trên con đường giải thoát, và như vậy, hy vọng trong tương lai chúng ta sẽ có cơ duyên được cùng các ngài "sánh vai, đàm đạo". Ước mong quyển sách nhỏ này sẽ đem lại được sự ích lợi cho tất cả chúng ta, những người học Phật.

Xuân Nhâm Thìn, 2012

Tường Quang Tự

Thích Pháp Chánh

pdf_download_2
TruyenLucToHueNang


Các bản dịch Kinh Pháp Bảo Đàn:

 (HT.Thích Duy Lực)

 (HT. Thích Mãn Giác)

 (NS. Thích Nữ Trí Hải)

 (TS. Minh Trực)

 (Đoàn Trung Còn)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Tư 2015(Xem: 12454)
Tất cả chúng ta đều đồng ý là, pháp tu của Đạo Phật, dù phương tiện có thể khác song cứu cánh phải gặp nhau. Nếu hai pháp tu mà phương tiện và cứu cánh đều khác biệt nhau thì, pháp nầy là Đạo Phật, pháp kia hẳn không phải Đạo Phật. Phật giáo Việt Nam đã mang sẵn hai pháp tu Thiền: Thiền Tông và Thiền Nguyên Thủy.
14 Tháng Tư 2015(Xem: 5860)
Một chỗ thấy biết vắng lặng, trong trẻo, bất động, vô ngại, vô biên hốt nhiên hiển hiện trước mắt người con Phật, đồng "một" thực tại phi thời gian, đã làm đảo lộn các chuẩn mực và mọi giá trị qui ước xưa cũ vốn có từ thuở lọt lòng của người ấy, đối với cuộc sống và cảnh giới này.
10 Tháng Tư 2015(Xem: 8466)
Huệ Năng đang gánh củi bỗng nghe được câu kinh mà ngộ. Ông xin vào tu trong chùa, suốt tám tháng chỉ được thầy giao cho công việc giã gạo dưới bếp. Ngày kia, thầy họp Tăng chúng, bảo mỗi người làm ngay một bài kệ về sở học của mình, ai được thầy chọn sẽ được truyền cho y bát.
02 Tháng Tư 2015(Xem: 8509)
Đa số chúng ta có lẽ đều biết câu truyện này. Có một vị thiền sư được những người chung quanh ca tụng là người sống trong sạch. Một gia đình sống ở gần đấy có một cô con gái xinh đẹp. Một hôm cha mẹ cô gái khám phá ra rằng cô có thai
26 Tháng Ba 2015(Xem: 11745)
Tình cờ một quyển sách nằm trong tầm tay. A Glimpse of Nothingness – chợt nhận, thoáng nhận ra Không tính – tên tác giả lạ hoắc, không phải hàng Sư tổ của thiền. Chính vì chỗ này mà cách diễn tả gần gũi.
20 Tháng Ba 2015(Xem: 8293)
Thường thường với tâm lý người thế gian hễ làm việc gì cũng mong muốn có kết quả, được thành tựu cái gì đó mới chịu, mới hăng hái làm. Trong đạo, người tu thì muốn đắc quả, muốn chứng đạo, cho nên có những danh từ đắc đạo, đạt đạo, chứng đạo, thành đạo v.v… Vậy thật sự có đạo để chứng, để thành hay không?
27 Tháng Hai 2015(Xem: 12727)
Như giữa ban ngày, cảnh vật rành rành trước mắt. Thoáng giấc ngủ say, mọi thứ đưa vào cơn mộng. Cũng vậy, tâm sáng nơi mỗi chúng ta, luôn luôn hiện tiền trên mọi sinh hoạt.
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 7395)
Đọc Thiền sử, chúng ta thấy dưới cửa Lục tổ Huệ Năng có bốn mươi ba (43) vị đắc pháp, trong đó Nam Nhạc–Hoài Nhượng, Thanh Nguyên–Hành Tư và Hà Trạch–Thần Hội là ba trường phái nổi bật nhất.
06 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10265)
Phật cùng chúng sinh một tâm không khác. Tỷ như hư không, không tạp loạn, không hư hoại. Như vầng nhật lớn chiếu khắp thiên hạ; khi mặt trời lên chiếu sáng khắp nơi, hư không chưa từng sáng. Lúc mặt trời lặn u tối khắp nơi, hư không chưa từng tối. Cảnh sáng tối tự tranh nhau, còn tính của hư không thì rỗng rang không thay đổi. Tâm của Phật và tâm của chúng sinh cũng như vậy.