Từ chùa ra chợ

21 Tháng Tám 201418:52(Xem: 4448)

TỪ CHÙA RA CHỢ

Thiện Ý chuyển ngữ

Chánh niệm không còn là một hình thức của thiền định - Đây là một lối sống mà người ta có thể mua bán được. Có phải vậy là một điều tốt? Jeff Wilson

blank“Sử dụng ‘chánh niệm’ (mindfulness) để trị lành căng thẳng, sân hận, lo âu, trầm cảm, và thêm nhiều căn bệnh nữa,” đó là lời khuyên, quảng cáo trên trang bìa của quyển sách Chánh Niệm Cho Những Người Chưa Biết Gì (Mindfulness for Dummies), giá bán 24 đồng 99 xu. Nếu bạn thấy lời khuyên đó có sức thuyết phục, chắc bạn sẽ muốn thử một quyển sách khác do Shamash Alidina viết, có đề tựa là Sách Thực Tập Chánh Niệm Cho Người Chưa Biết Gì (Mindfulness Workbook For Dummies), giá bán $19,99 xu, giúp bạn thử nghiệm các kỷ thuật chánh niệm khác nhau; còn quyển Chánh Niệm ở Sở Làm Cho Người Chưa Biết Gì (Mindfulness at Work for Dummies) giá $24,99 xu, hứa hẹn rằng bạn sẽ làm chủ được tâm mình nơi sở làm, hay có thể bạn thích đọc cuốn Sự Thư Giãn Cho Người Không Biết Gì (Relaxation for Dummies) giá $24,99 xu. Không có thời gian? Đừng lo: Đã có phiên bản di động, Càng Thêm Chánh Niệm Trong Ngày Cho Người Không Biết Gì (Become More Mindful in a Day for Dummies) giá chỉ có $3,99 xu. Nếu bạn sống ở Luân đôn, hoặc tự nguyện làm việc với Alidina qua mạng trực tuyến, hoặc bằng điện thoại, bạn có thể tham dự các buổi hội thảo, khóa tu, học các lớp, và ngay như được huấn luyện để trở thành một vị giáo thọ về chánh niệm.

Adilina là điển hình của một nhân vật mới trong bối cảnh kinh tế: Chuyên gia giảng dạy về chánh niệm. Adilina, không giống như các tu sĩ, thu lợi nhuận qua việc dạy thiền trong môi trường thế tục mà con số có thể lên đến nhiều trăm, hay cả ngàn người, trên khắp các xứ Tây phương. Sự tồn tại của những chuyên gia dạy thiền như vậy xác nhận thị trường dịch vụ đông đảo và đa dạng của việc dạy chánh niệm, và sự thực là nó đã trở thành một món làm ăn lớn. Theo thống kê liên bang Mỹ, mỗi năm người Mỹ chi tiêu hàng tỷ đô-la để học các lớp chánh niệm, mua sách, và những sản phẩm liên hệ đến thiền. Ban đầu, chánh niệm dường như là một phương thức chống sản xuất tốt nhất và miễn nhiễm đối với áp lực của tư bản. Đúng vậy, chánh niệm, phát nguồn là một hình thức tu tập trong các tu viện châu Á tìm kiếm sự siêu thoát khỏi thế giới trần tục, nên nó không thể nào là ứng viên thích hợp cho những người mẫu thời trang không phải là Phật tử, các ông bố chơi khúc côn cầu, và những chuyên gia kỹ thuật. Nhưng bạn đừng vội dại dột cá độ với chủ nghĩa tư bản cuối mùa đang tìm mọi cách để làm ra tiền. Để biến chánh niệm thành một sản phẩm bán được, người ta đã đưa chánh niệm qua một tiến trình tái tạo cách hành văn, chỉnh sửa ngữ ngôn, và sáng tạo cách ứng dụng để đáp ứng được sự ưa thích của người tiêu thụ mới.

Không có gì đáng kinh ngạc khi những công bố về sự lợi ích của việc thực tập chánh niệm phản ảnh căn bệnh lo âu sâu rộng trong xã hội. Cảm thấy choáng ngợp? Hãy thử, Chánh Niệm: Chương Trình 8 Tuần Lễ để Tìm An Lạc trong Thế Giới Điên Cuồng ($15,99). Con cái làm bạn tơi tả? Mua ngay, Cách Nuôi Nấng Con Cái Trong Chánh Niệm: Giải Pháp Đơn Giản và Hiệu Quả Cho Việc Nuôi Dạy Những Đứa Con Hạnh Phúc, Năng Động, và Sáng Tạo trong Thế Giới Bận Rộn Hôm Nay ($19,55). Có vấn đề với thực phẩm, ăn uống? Chọn quyển, Hương Vị Dễ Chịu: Ăn và Sống trong Chánh Niệm ($15,99). Chán chường chuyện gối chăn? Xem thử quyển, Vui trong Gối Chăn Có Chánh Niệm: Có Mặt trong Giây Phút Ấy và Làm Phong Phú Chuyện Gối Chăn ($18,95). Phức tạp trong tình cảm? Đọc, Yêu trong Chánh Niệm: 10 Sự Thực Tập để Sáng Tạo Tình Cảm Sâu Đậm ($17). Gặp khó khăn ở sở làm? Có lẽ bạn cần, Năng Xuất Nội Tâm: Con Đường Chánh Niệm Đưa Đến Hiệu Quả và Say Mê trong Công Việc ($14,95). Và đây chỉ là mặt nổi của đỉnh băng sơn khổng lồ về việc thương mại hóa chánh niệm.

Trong quá trình chuyển tiếp từ chùa đến chợ, không thiếu gì những sự sáng tạo. Nếu người bán không được sự tín nhiệm cao về việc dạy thực tập chánh niệm, hay muốn thu hút những thính giả, độc giả không muốn dính líu đến đạo Phật, hay tôn giáo, họ sẽ nói bớt đi nguồn gốc châu Á của việc thực tập. Thay vì vậy, những chuyên gia dạy chánh niệm luôn sử dụng thanh danh thế tục của họ: Mua sách tôi đi vì tôi là bác sĩ nên biết rõ cái gì tốt nhất cho thân thể bạn; trở thành khách hàng của tôi đi vì tôi là chuyên gia tâm lý nên biết rõ tâm lý bạn cần gì; theo những lời mách nước của tôi để quản lý tốt đời sống gia đình vì tôi cũng là một bậc cha mẹ nên biết cách làm cho con nít thích ăn rau quả; tham dự buổi thuyết trình của tôi đi vì tôi là một chuyên gia cố vấn thương mại nên biết cửa hàng, hảng xưởng của bạn cần gì để trở thành thế mạnh trong một nền kinh tế yếu kém. Khả năng giới thiệu chánh niệm hoặc về mặt tâm linh, hay trong trường hợp này, mặt thế tục, tùy thuộc vào mọi hoàn cảnh, sẽ nới rộng tầm với của người rao bán.

Ngoài việc buôn bán tài chuyên môn về chánh niệm và chào hàng những lợi điểm về mặt thực hành, còn một cách khác để kiếm tiền về chánh niệm là bán những thiết bị linh tinh được coi là giúp cho việc thiền định tốt hơn. Thoạt nhìn, những thiết bị này bao gồm tọa cụ và ghế dành cho việc ngồi thiền trong một thời gian dài. Gần đây, nhiều phiên bản điện tử di động sẳn sàng để được cài đặt cho những sinh hoạt chánh niệm. Một số là các dịch vụ đa dạng điện tử trợ giúp lúc mới bắt đầu ngồi thiền, như là đồng hồ bấm giờ, hướng dẫn thiền tập, âm nhạc cho việc thư dãn tâm thức, hay những tập sưu tầm lời Phật dạy. Ví dụ như, Chuông Chánh Niệm của Spotlight Six Software (99 xu) điểm từng tiếng chuông cho mỗi canh giờ. Còn những thứ khác tham vọng hơn: Lớp Chuyên Nghiệp Cho Chánh Niệm (Mindfulness Academy) ($69,95), mà qua lời của những người sáng lập, để giúp các học viên thành công và khai thác một đời sống thăng bằng qua việc sử dụng một máy phản hồi đặc biệt gắn trên đầu ngón tay để chạy một trò chơi điện tử nhằm đo phản ứng sinh học của học viên.

Tất cả những doanh nghiệp cải biên này không làm chúng ta ngạc nhiên. Đạo Phật còn tồn tại đến ngày hôm nay sau 2 ngàn 500 năm là nhờ luôn luôn cải biên cho thích nghi với mọi văn hóa mới, và thường qua những ứng dụng mới này đạo Phật đã đáp ứng đúng những nhu cầu của từng xã hội khi tiếp xúc. Chúng ta thấy rằng đạo Phật trãi rộng khắp châu Á qua những cố gắng để cung ứng nhu cầu lễ nghi tang chế tốt hơn nhằm vinh danh tổ tiên, nâng cao phương pháp trị liệu bằng tín mộ, và những chiến lược mới để tránh đau khổ đời sau, chỉ xin đơn cử một vài lợi ích mà các nền văn hóa khác nhau tìm kiếm trong đạo Phật. Các nền văn hóa mới này ngay cả còn triển khai kinh tạng Phật giáo của riêng họ, mô tả cách nào để đạt được sự bảo hộ của các đấng siêu nhiên dành cho giai cấp lãnh đạo và quốc gia. Vì phương Tây và thế giới hiện đại nói chung có những nhu cầu và sự âu lo khác rất xa với châu Á, đạo Phật lại một lần nữa được đóng khuôn trở lại để thích nghi với hoàn cảnh mới – căng thẳng trong việc làm, phức tạp của tình cảm, vấn nạn về sức khỏe, và những phiền não khác. Như vậy, việc truy tìm để kiếm cách bán chánh niệm như là một sản phẩm trị bách bệnh không phải hoàn toàn là một tổ chức kinh doanh ngu xuẩn: Chúng ta hy vọng gì từ các thầy dạy thiền đầy lòng từ bi, ngoại trừ việc tìm cách làm dịu bớt sự căng thẳng, thiếu tự trọng, xích mích trong gia đình, và những phiền não phổ thông của những người chung quanh các thầy?

Từ khi giá trị của ‘chánh niệm,’ với những khái niệm tương tự, đã được công nhận bởi một bộ phận của quần chúng tiêu thụ, một khuynh hướng mới đã được phát triển. Giờ đây chánh niệm không còn đơn giản chỉ là một mặt hàng buôn bán; chánh niệm còn được dùng để bán những mặt hàng khác, có thể là những sản phẩm không liên cang gì tới chánh niệm cả. Những cực nhọc của các người cổ động trước đây nhằm thuyết phục chúng ta về những giá trị về mặt tâm linh, dược tính, thực tiễn của chánh niệm đã liên kết chánh niệm với sức khỏe tốt, sắc đẹp, ý thức về sinh môi, tâm bình an, và ý chí muốn làm gì cũng được. Những người bán các sản phẩm mới có thể dùng chữ ‘chánh niệm’ để dán cái nhãn ăn khách như vậy lên các sản phẩm và cách phục vụ của riêng họ.

Chẳng hạn như, Khoáng Chất Chánh Niệm (Mindful Minerals) rao bán một mặt hàng sắc đẹp dùng những thành phần lấy từ Biển Chết (Dead Sea). Hãng này công bố rằng xà bông của họ ($6 một cục), kem dưỡng da ($30 một hộp), và những sản phẩm khác có một kết quả thiên nhiên trị lành các căn bệnh về da, thiếu chất bảo quản cho da, và không có nguy hại cho sinh môi. Tất cả đều tốt đẹp. Nhưng họ không gọi họ là ‘Khoáng Chất Khỏe Mạnh’ (Healthy Minerals), hoặc là ‘Khoáng Chất Thiên Nhiên’ (Eco Minerals). Thay vì vậy, họ dùng chữ ‘chánh niệm’ để ám chỉ chất lượng của sản phẩm. Cũng vậy, Hãng Thăng Bằng Trái Đất (Earth balance) rao bán một loại nước sốt không thịt, không hóa chất mà có tên là ‘Nước Sốt Chánh Niệm’ (mindful Mayo) giá $4,99. Hãng Y Phục Chánh Niệm (Mindful Clothing) rao bán áo trùm đầu bằng vãi gai và hữu cơ ($55), áo thun ($25), và những quần áo thoải mái khác. Không có một sự ám chỉ nào là mua những quần áo này giúp bạn định tâm; đúng hơn ‘chánh niệm’ đã trở thành đồng nghĩa với việc ý thức, với ‘sự ý thức’ được hiểu theo một cách nào đó mà yểm trợ những giá trị có cải tiến, một lối sống mới, chủ nghĩa bảo vệ sinh môi, và khuynh hướng chính trị cánh tả.

Hãy xem tác phẩm, Niềm An Lạc:Tinh Thông Nghệ Thuật Giác Ngộ Trong Việc Làm và Chánh Niệm Trong Khi Chơi ($15,95). Tác giả mời đón những đọc giả nữ trẻ cùng đồng hành với cô ta trên bước đường theo đuổi “ một hành trình chánh niệm hết mình”: ‘Chúng ta dẹp bỏ những hành chánh giấy tờ và tranh đua căng thẳng ở sở làm, để tiến về phía trước tạo dựng một cuộc sống mới của một nhà doanh nghiệp tự làm chủ, chuyên chú về sự hòa hợp của vẻ đẹp, hạnh phúc, và thăng bằng trong cuộc sống.’ Sự hòa hợp này liên kết thời trang, tự nâng cao mặt hiểu biết về kỷ thuật, từ thiện, và thiền định. Nhưng chánh niệm chính là thành phần chủ chốt trong sự hòa trộn này, ‘một nét quan trọng luôn luôn dùng để tô điểm chính mình.’ Kết quả là một phụ nữ sáng chói với đầy quyền năng, và tự tạo danh tiếng cho riêng mình.

Vì chánh niệm không còn là một hình thức của thiền định, mà là một lối sống nên những ứng dụng như vậy có thể thực hiện được. Chánh niệm trở thành tiêu biểu của một cách sống ở khắp nơi, một đời sống tự xây dựng hình tượng bản thân, và ngay như là một nhân cách sống đối nghịch với đời sống của số đông thiếu ý thức.

Tất nhiên, một lối sống chánh niệm đòi hỏi những ‘phụ tùng’ hợp gu (quần dùng để ngồi thiền, xe chạy xăng và điện (hybrid), thức ăn hữu cơ (organic)) mà ai cũng có thể mua và bán để bánh xe hàng hóa dành cho chánh niệm được lăn đều. Khi nào tất cả những cái này chấm dứt? Có người lo sợ rằng việc thương mại hóa chánh niệm là một đe dọa nghiêm trọng đối với Phật pháp; còn có người cảm thấy rằng đây là cách mà đạo Phật sẽ cuối cùng xuyên thấu và chuyển hóa xã hội phương Tây từ bên trong. Có người lại thấy chẳng liên cang gì nhiều đến Phật giáo cả. Có thể tính cách phổ biến đình đám của chánh niệm đơn giản chỉ là thời trang và sẽ dần phai nhạt theo thời gian, trở thành một điểm nhấn trong lịch sử văn hóa, cùng chung số phận với những trào lưu nổi bật trong quá khứ trước. Nhưng có một điều chắc chắn là: Hễ chừng nào chánh niệm vẫn còn làm ra tiền, thì vẫn sẽ có người muốn bán nó.

Jeff Wilson, chủ bút mục bạn đọc đóng góp bài của tạp chí Phật giáo Tricycle, là giáo sư môn Nghiên Cứu Á Đông và Tôn Giáo của đại học Waterloo, Canada. Tác phẩm mới nhất của ông do nhà xuất bản Oxford University Press phát hành vào tháng 8, 2014 là, Xứ Mỹ Chánh Niệm: Sự Chuyển Hóa Hỗ Tương giữa Thiền Học Phật Giáo và Văn Hóa Mỹ.

Nguồn tiếng Anh:

“From Monastery to Marketplace” by Jeff Wilson, published by Tricycle Magazine Online, August 2014.

Thiện Ý phỏng dịch, tháng 8, 2014
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7275)
Quyển sách rất nhỏ này gồm những trích chọn một số lời dạy riêng về sự thiền tập. Nó gồm những trích đoạn nói riêng về thiền tập được trích từ những cuộc nói chuyện (pháp thoại) dành cho các Phật tử xuất gia và tại gia.
14 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13151)
Trong ba tháng An Cư năm 2015 tại chùa Huyền Không Sơn Thượng, tôi có hướng dẫn tập thiền cho đại chúng gồm Tăng Ni, chúng điệu cùng một số cư sĩ. Trước mỗi thời toạ thiền như thế, thường là 45 phút, tôi có một pháp thoại ngắn từ 15 đến 20 phút, đôi khi dài hơn một tí, chỉ để giúp cho “hành giả” đi từng bước sơ cơ vào thiền tập một cách vững chắc.
25 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9332)
Về Paritta: VTH dẫn một bài kệ (cả Pāḷi và Việt ngữ) có nguồn gốc Tích Lan rồi nhận xét: “Nội dung bài kệ cho thấy khắp thân thể và không gian xung quanh hành giả được bảo hộ bởi Phật, Pháp và Tăng. Do hình thức an vị giống như sự an vị các Tôn trong Mật tông Bắc truyền, một số học giả phương Tây xem đây như một thể loại “tantra” của Phật giáo Theravāda”. Sau đó hỏi tôi: “Người tu theo Pháp này có thực hành đúng theo tinh thần của Tứ Diệu Đế hay không?”
23 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9576)
Thưa thầy con thấy trong 37 trợ đạo phẩm có pháp tứ như ý túc, thầy có thể nói cho con về pháp Tứ Như Ý Túc được không ạ? Pháp này hành trì như thế nào ạ?
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8625)
Thưa thầy, lúc trước thầy có hứa sẽ viết một bài về cách niệm Phật cho tới cận hành định rồi qua thiền minh sát, con và các bạn muốn học Phật chân truyền đang chờ mong (Mà làm sao biết mình niệm đã “tới bến” tức là đạt cận hành định, thưa thầy?)
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11710)
Chúng tôi nhận được một số câu hỏi liên quan đến việc thực hành thiền. Để trả lời chung, chúng tôi giới thiệu đến quý đạo hữu bài pháp hành của Hoà thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh) giảng trong khóa An cư năm 2015 tại chùa Huyền Không Sơn Thượng Thừa Thiên Huế và bài hướng dẫn thiền tập của Thiền sư Thanissaro Bhikkhu (bản dịch của Cư sĩ Nguyên Giác):
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10128)
“- Cầu nguyện là một nhu cầu tâm linh rất phổ biến của loài người. Vì thế tất cả các tôn giáo như Ki tô giáo, Ấn giáo, Hồi giáo và luôn cả Phật giáo Tịnh độ tông ... đều cầu nguyện và cầu xin. Họ cầu nguyện và cầu xin vì họ tin là có Thần quyền thiêng liêng có quyền năng phò trì, cứu khổ, cứu nạn. Xin thầy vui lòng chỉ dạy cho con Phật tử Theavāda không tin có tha lực lực siêu phàm và như vậy khi họ bị tại ương, tật ách thì họ cầu nguyện ai???
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6201)
Tôi xin được trình bày đến quý vị về kinh nghiệm của ba tháng thiền quán Vipassana, cũng như nêu lên một số vấn đề cho những bạn nào thích tìm hiểu, nghiên cứu về thiền quán.Thường thì mỗi khóa tu ba tháng như vậy có khoảng chừng một trăm người tham dự. Tất cả cùng phát nguyện giữ thinh lặng trong vòng ba tháng – chỉ được phép nói chuyện với vị thầy mỗi ngày khoảng 10 – 15 phút trong giờ trình pháp.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9522)
Sau ba tháng an cư, tôi có 32 pháp thoại hướng dẫn cho Đại chúng HKST tập thiền với những kiến thức và những dụng công cần thiết về định cũng như về tuệ. Thư Viện Hoa Sen đã liên tiếp đăng được 25 pháp thoại cùng 4 bài trả lời những câu hỏi của độc giả.
29 Tháng Mười 2015(Xem: 15887)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân. Những câu hỏi của người mới bắt đầu hành thiền là: “Tôi phải ngồi như thế nào?” “Làm sao để không bị đau khi ngồi?”