Thiền trong Đạo Phật Tập III

28 Tháng Mười 201712:34(Xem: 7559)


THIỆN PHÚC

THIỀN TRONG ĐẠO PHẬT (TẬP III)
ZEN IN BUDDHISM (VOLUME III)
VIỆT-ANH 
VIETNAMESE-ENGLISH

Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại
Oversea Vietnamese Buddhism

MỤC LỤC—TẬP III
TABLE OF CONTENT—VOLUME III


 

blankMục Lục—Table of Content 1401
Lời Giới Thiệu—Introduction 1405
Lời Đầu Sách—Preface 1411
Chương Một Trăm Ba Mươi Bảy—Chapter One Hundred and Thirty-Seven: Tổng Quan và Ý nghĩa của Quán Tưởng—Overview and Meanings of Contemplation 1419
Chương Một Trăm Ba Mươi Tám—Chapter One Hundred and Thirty-Eight: Những Định Nghĩa Liên Quan đến Quán—Definitions that are Related to Contemplation 1423
Chương Một Trăm Ba Mươi Chín—Chapter One Hundred and Thirty-Nine: Những Đề Mục “Quán” Quan Trọng trong Phật Giáo—Other Important Objects of Contemplation in Buddhism 1441
Chương Một Trăm Bốn Mươi—Chapter One Hundred and Forty: Quán Chiếu Vạn Hữu—Contemplation on Everything 1463
Chương Một Trăm Bốn Mươi Mốt—Chapter One Hundred and Forty-One: Quán Phật—Contemplate upon the Buddha 1469
Chương Một Trăm Bốn Mươi Hai—Chapter One Hundred and Forty-Two: Quán Sổ Tức—Breathing Meditation 1473
Chương Một Trăm Bốn Mươi Ba—Chapter One Hundred and Forty-Three: Hành Giả Tu Thiền Hiểu Thế Nào Về Chữ “Không”?—How Do Zen Practitioners Understand the Word of “Sunyata”? 1483
Chương Một Trăm Bốn Mươi Bốn—Chapter One Hundred and Forty-Four: Thiền QuánTánh Không trong Phật Giáo—Zen and Sunyata in Buddhism 1501
Chương Một Trăm Bốn Mươi Lăm—Chapter One Hundred and Forty-Five: Hành Giả Tu ThiềnSự Quán Chiếu về Tánh Không—Zen Practitioners and Meditation on Emptiness 1521
Chương Một Trăm Bốn Mươi Sáu—Chapter One Hundred and Forty-Six: Hành Giả Tu Thiền và Bát Nhã—Zen Practitioners and Prajna 1525
Chương Một Trăm Bốn Mươi Bảy—Chapter One Hundred and Forty-Seven: Quán Sanh Diệt—Contemplation of Rise and Fall 1537
Chương Một Trăm Bốn Mươi Tám—Chapter One Hundred and Forty-Eight: Những Loại Quán Tưởng—Different Kinds of Contemplation 1541
Chương Một Trăm Bốn Mươi Chín—Chapter One Hundred and Forty-Nine: Thiền và Tứ Đại—Zen and the Four Elements 1561
1402
Chương Một Trăm Năm Mươi—Chapter One Hundred and Fifty: Thiền và Thất Đại—Zen and Seven Elements 1565
Chương Một Trăm Năm Mươi Mốt—Chapter One Hundred and Fifty-One: Thiền và Tự Tánh—Zen and Self-Nature 1577
Chương Một Trăm Năm Mươi Hai—Chapter One Hundred and Fifty-Two: Thiền và Sự Giác Ngộ—Zen and Enlightenment 1583
Chương Một Trăm Năm Mươi Ba—Chapter One Hundred and Fifty-Three: Thiền Quán và Giải Thoát—Zen and Emancipation 1605
Chương Một Trăm Năm Mươi Bốn—Chapter One Hundred and Fifty-Four: hiền và Đốn Tiệm—Zen and Sudden and Gradual Enlightenments 1621
Chương Một Trăm Năm Mươi Lăm—Chapter One Hundred and Fifty-Five: Kinh Nhập Tức Xuất Tức Niệm—The Anapanasatisuttam 1627
Chương Một Trăm Năm Mươi Sáu—Chapter One Hundred and Fifty-Six: Kinh Quán Niệm—The Satipatthana Sutta 1639
Chương Một Trăm Năm Mươi Bảy—Chapter One Hundred and Fifty-Seven: Hương Thiền Trong Kinh Bát Chu Tam Muội—The Zen Fragrance in the Pratyutpanna Samadhi Sutra 1655
Chương Một Trăm Năm Mươi Tám—Chapter One Hundred and Fifty-Eight: Hương Thiền Trong Bát Nhã Tâm Kinh—The Zen Fragrance in the Heart Sutra 1659
Chương Một Trăm Năm Mươi Chín—Chapter One Hundred and Fifty-Nine: Hương Thiền Trong Kinh Duy Ma Cật—Zen Fragrance in the Vimalakirti Sutra 1671
Chương Một Trăm Sáu Mươi—Chapter One Hundred and Sixty: Hương Thiền trong Kinh Hoa Nghiêm—Zen Fragrance in the Flower Adornment Sutra 1691
Chương Một Trăm Sáu Mươi Mốt—Chapter One Hundred and Sixty-One: Hương Thiền Trong Kinh Kim Cang—Zen Fragrance in the Diamond Sutra 1711
Chương Một Trăm Sáu Mươi Hai—Chapter One Hundred and Sixty-Two: Hương Thiền Trong Kinh Lăng Già—Zen Fragrance in the Lankavatara Sutra 1719
Chương Một Trăm Sáu Mươi Ba—Chapter One Hundred and Sixty-Three: Hương Thiền Trong Kinh Lăng Nghiêm—Zen Fragrance in the Surangama Sutra 1741
Chương Một Trăm Sáu Mươi Bốn—Chapter One Hundred and Sixty-Four: Hương Thiền Trong Kinh Người Biết Sống Một Mình—Zen Fragrance in the “An Auspicious Night” Sutta 1775
Chương Một Trăm Sáu Mươi Lăm—Chapter One Hundred and Sixty-Five: Hương Thiền Trong Kinh Niết Bàn—Zen Fragrance in the Nirvana Sutra 1779
Chương Một Trăm Sáu Mươi Sáu—Chapter One Hundred and Sixty-Six: Hương Thiền Trong Kinh Phạm Võng—Zen Fragrance in the Brahmajala Sutra 1783
Chương Một Trăm Sáu Mươi Bảy—Chapter One Hundred and Sixty-Seven: Hương Thiền Trong Kinh Pháp Bảo Đàn—Zen Fragrance in the Jewel Platform Sutra 1807
Chương Một Trăm Sáu Mươi Tám—Chapter One Hundred and Sixty-Eight: Hương Thiền Trong Kinh Pháp Cú—The Fragrance of Zen in the Dhammapada Sutta 1823
Chương Một Trăm Sáu Mươi Chín—Chapter One Hundred and Sixty-Nine: Hương Thiền Trong Kinh Pháp Hoa—Zen Fragrance in the Lotus Sutra 1851
Chương Một Trăm Bảy Mươi—Chapter One Hundred and Seventy: Hương Thiền Trong Kinh Phật Sở Hành Tán—The Zen Fragrance in the Buddhacarita 1861
Chương Một Trăm Bảy Mươi Mốt—Chapter One Hundred and Seventy-One: Hương Thiền Trong Kinh Phổ Diệu—The Zen Fragrance in the Lalita-vistara-sutra 1863
Chương Một Trăm Bảy Mươi Hai—Chapter One Hundred and Seventy-Two: Hương Thiền Trong Kinh Sa Môn Quả—Zen Fragrance in the Samanna Sutra 1867
Chương Một Trăm Bảy Mươi Ba—Chapter One Hundred and Seventy-Three: Hương Thiền Trong Kinh Trung Bộ—The Zen Fragrance in the Middle Length Discourses 1869
Chương Một Trăm Bảy Mươi Bốn—Chapter One Hundred and Seventy-Four: Hương Thiền Trong Kinh Trường Bộ—The Zen Fragrance in the Long-work Sutras 1877
Chương Một Trăm Bảy Mươi Lăm—Chapter One Hundred and Seventy-Five: Hương Thiền Trong Văn Thù Vấn Kinh—The Zen Fragrance in the Manjusri’s Questions Sutra 1879
Chương Một Trăm Bảy Mươi Sáu—Chapter One Hundred and Seventy-Six: Hương Thiền Trong Tông Tào Động—Zen Fragrance in Ts’ao-Tung Tsung 1885
Chương Một Trăm Bảy Mươi Bảy—Chapter One Hundred and Seventy-Seven: Hương Thiền Trong Tông Thiên Thai—Zen Fragrance in the T’ien-T’ai Sect 1895
Chương Một Trăm Bảy Mươi Tám—Chapter One Hundred and Seventy-Eight: Hương Thiền Địa Luận Tông—Zen Fragrance if the School of Treatise on the Bhumis 1905
Chương Một Trăm Bảy Mươi Chín—Chapter One Hundred and Seventy-Nine: Hương Thiền Trong Hoa Nghiêm Tông—Zen Fragrance in the Hua-Yen Sect 1907
Chương Một Trăm Tám Mươi—Chapter One Hundred and Eighty: Thiền và Năm cấp bậc chứng ngộ của Thiền sư Động Sơn Lương Giới—Zen and Five Degrees of Enlightenment of Tung-Shan-Liang-Chieh 1919
Chương Một Trăm Tám Mươi Mốt—Chapter One Hundred and Eighty-one: Hương Thiền Trong Nhiếp Luận Tông—Zen Fragrance in the Samparigraha School 1921
Chương Một Trăm Tám Mươi Hai—Chapter One Hundred and Eighty-two: Hương Thiền Trong Pháp Hoa Tông—Zen Fragrance in the Lotus Sect 1925
Chương Một Trăm Tám Mươi Ba—Chapter One Hundred and Eighty-three: Thiền và Pháp Tướng Tông—Zen and Dharmalaksana
Chương Một Trăm Tám Mươi Bốn—Chapter One Hundred and Eighty-four: Hương Thiền Của Người Khất Sĩ—Zen Fragrance of the Mendicants 1933
Chương Một Trăm Tám Mươi Lăm—Chapter One Hundred and Eighty-five: Hương Thiền Trong Thành Thực Tông—Zen Fragrance in the Satyasiddhi School 1945
Chương Một Trăm Tám Mươi Sáu—Chapter One Hundred and Eighty-Six: Hương Thiền Trong Tứ Luận Tông—Zen Fragrance in the Four-Sastra Sect 1953
Chương Một Trăm Tám Mươi Bảy—Chapter One Hundred and Eighty-Seven: Hương Thiền Trong Trung Luận Tông—Zen Fragrance in the Middle View School 1955
Chương Một Trăm Tám Mươi Tám—Chapter One Hundred and Eighty-Eight: Thiền và Tông Lâm Tế—Zen and the Lin-Chi School 1969
Chương Một Trăm Tám Mươi Chín—Chapter One Hundred and Eighty-Nine: Hành Giả Tu Thiền Nên Tu Theo Thần Tú Hay Huệ Năng?—Who Should Zen Practitioners Follow, Shen-Hsiu or Hui Neng? 1975
Chương Một Trăm Chín Mươi—Chapter One Hundred and Ninety: Thiền và Sự Giải Thoát Ngay Trong Kiếp Nầy—Zen and the Liberation In This Very Life 1983
Chương Một Trăm Chín Mươi Mốt—Chapter One Hundred and Ninety-one: Thiền Tông—The Zen Sect 1989
Chương Một Trăm Chín Mươi Hai—Chapter One Hundred and Ninety-Two: Thiền Tông Ấn Độ—Indian Zen Sect 2001
Chương Một Trăm Chín Mươi Ba—Chapter One Hundred and Ninety-Three: Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma—Patriarch Bodhidharma 2019
Chương Một Trăm Chín Mươi Bốn—Chapter One Hundred and Ninety-Four: Thiền Tông Trung Hoa—Chinese Zen Sects 2027
Chương Một Trăm Chín Mươi Lăm—Chapter One Hundred and Ninety-Five: Các Vị Tổ Thiền Tông Trung Hoa—Patriarchs in Chinese Zen Sects 2029
Chương Một Trăm Chín Mươi Sáu—Chapter One Hundred and Ninety-Six: Lục Tổ Huệ Năng—The Sixth Patriarch Hui Neng 2037
Chương Một Trăm Chín Mươi Bảy—Chapter One Hundred and Ninety-Seven: Thiền Trong Phật Giáo Việt Nam—Zen in Vietnamese Buddhism 2043
Chương Một Trăm Chín Mươi Tám—Chapter One Hundred and Ninety-Eight: Thiền Tông Nhật Bản—Japanese Zen Sects 2055
Chương Một Trăm Chín Mươi Chín—Chapter One Hundred and Ninety-Nine: Thập Mục Ngưu Đồ—Ten Ox-herding pictures 2061
Chương Hai Trăm—Chapter Two Hundred: Sinh Hoạt Thiền Viện—Activities in Zen Monasteries 2069
References 2097

Lời Giới Thiệu

blank
HT. Thích Chơn Thành
Đạo hữu Trần Ngọc pháp danh Thiện Phúc không chỉ là một học giảnghiên cứu khá sâu sắc về Phật pháp, mà còn là một Phật tử thuần thành luôn gắng công tu tập để đạt đến con đường giác ngộ và giải thoát. Thiện Phúc đã biên soạn bộ tự điển phật giáo Việt-Ngữ và Anh Ngữ rất kỷ lưỡng. Đồng thời, đạo-hữu cũng đã biên soạn bộ Phật Pháp Căn Bản và mười tập sách giáo lý phổ thông bằng tiếng việt để giúp các bạn trẻ muốn tìm hiểu Phật pháp. Sau khi đọc xong những bộ sách trên, tôi thành thật tán thán công đức của đạo hữu, đã bỏ hai mươi mấy năm trời, để nghiên cứu và sáng tác, trong lúc đời sống ở Mỹ rất bận rộn. Hôm nay đạo hữu Thiện-Phúc lại đem tập sách “Thiền Trong Đạo Phật” nhờ tôi viết lời giới thiệu. Tác phẩm“Thiền Trong Đạo Phật” được viết bằng hai ngôn ngữ Việt-Anh rất dễ hiểu. Sau khi đọc xong, tôi nhận thấy bộ sách ba tập với trên 2.000 trang, toàn bộ viết về những lời dạy của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni và chư Tổ về phương pháp định tâm trong Phật giáo. Thiền chẳng những là định tâm định ý, mà còn là trạng thái tâm không buồn phiền, không lo âu. Nói theo Phật pháp là không có phiền não làm náo loạn thân tâm. Nói khác hơn, là những đóa hoa hạnh phúc và an lạc nhất. Mỗi bài trong “Thiền Trong Đạo Phật” của đạo hữu Thiện Phúc là những niềm an lạc nhất từ những lời dạy của Đức Phật. Tôi nghĩ rằng vị nào có duyên lành để mắt đọc tác phẩm “Thiền Trong Đạo Phật” nầy chắc chắn sẽ gặt hái được niềm an lạc nhất đời.

Hơn 2636 năm về trước, những lời dạy của Đức Phật đã đi trước thời đại của Ngài mà còn đi trước mọi thời đại về sau nầy quá xa. Ngài đã dạy: “Ta là Phật đã thành, các bạn là Phật sẽ thành”. Đức Phật nói: “Ta không phải là vị Phật đầu tiên ở thế gian nầy, và cũng không phải là vị Phật cuối cùng. Khi thời điểm đến sẽ có một vị Phật giác ngộ ra đời, Ngài sẽ soi sáng chân lý như ta đã từng nói với chúng sanh.” Ngày nay mỗi khi các nhà khoa học muốn khám phá một đối tượng, họ bắt đầu bằng sự hoài nghi, đặt vấn đề. Thứ nhất, cái gì là cứu cánh mà họ phải khám phá. Thứ hai, họ phải dùng phương pháp nào để khám phá ra chân lý nầy. Thứ ba, họ nên dùng phương tiện nào khả dĩ có thể giúp họ khám phá ra chân lý của cứu cánh mà họ muốn đạt tới, vân vân... Còn riêng về hành giả tu hành Phật đạochúng ta cũng phải nên thấy rõ như vậy. Thứ nhất, chúng ta phải biết cứu cánh nào mà người Phật tử phải đạt đếnChúng ta phải nhận ra ngay rằng đó là “Giác Ngộ và Giải Thoát”. Thứ nhì, chúng ta nên dùng phương pháp nào để đạt đến giác ngộ và giải thoát? Thiền, mật, tịnh, Pháp Hoa, vv... tất cả chỉ là những phương pháptùy khả năng của mỗi chúng sanh mà áp dụng phương pháp khác nhau, nhưng cứu cánh thành tựu vẫn như nhau, đó là giác ngộ và giải thoát. Thứ ba, Phật tử nên luôn nhớ rằng đi chùa, ngồi trên ghế, bồ đoàn, hay ngồi dưới gốc cây, vv... chỉ là những phương tiện cần và đủ để dễ đạt đến giác ngộvà giải thoát mà thôi, chứ không phải là phương pháp. Nếu các Phật tử lựa chọn các phương pháp thích hợp và chuyên chú thực tập sẽ thành tựu rất dễ dàng.

Người tu Phật, từ tu sĩ đến cư sĩ, nên luôn hòa mình vào quần chúngHình ảnh của chư Tăng Ni bị quân Hồi giáo tàn sát vào thế kỷ thứ VII vẫn còn in đậm trong tâm khảm của người con Phật. Người Phật tử nên thức tỉnh tránh những thất bại của chủ nghĩa phong kiến trong các tự viện hầu có thể mang đến cho đại đa số quần chúng Phật tử hình ảnh chơn thật của Phật giáo. Như đức Phật đã từ bỏ cuộc sống xa xỉ của một hoàng tử để làm một du tăng khất sĩ; nhưng ngày nay chúng ta đang làm ngược lại gương tu tập của đức Thế Tôn. Riêng về Phật tử tại gia nên luôn nhớ rằng cứu cánh của người tu Phậtkhông gì khác hơn là “Giác Ngộ và Giải Thoát”. Như vậy đi chùa, ngồi trên bồ đoàn, ngồi trên ghế, ngồi trên xe, vv... đều là những thời điểm và phương tiện giúp chúng ta tu tập, chứ không phải là cứu cánh. Ngồi trên xe, chân đạp ga hay thắng trong tỉnh thức. Dẫu ngồi trên xe mà miệng vẫn niệm Phật, tâm vẫn an lạcvui vẻ, mắt vẫn nhìn thấy rõ ràng những đối tượng quanh mình, thế là tu, thế là đang tiến dần đến giác ngộ và giải thoát.

Nhưng một điều cực kỳ quan trọng phải nhớ là thiền trong Phật giáo không phải là trạng thái tự thôi miên hay hôn mê. Nó là trạng thái tâm thanh tịnh, trong đó các dục vọng và khát vọng đều được khắc phục, từ đó tâm trở nên lắng đọng, an trụ và tỉnh thức. Hành thiền chắc chắn không phải là sự lưu đàytự nguyện để tách rời khỏi cuộc sống, cũng không phải là thực tập cái gì đó cho kiếp sau. Hành thiền phải được áp dụng vào công việc của cuộc sống hằng ngày, và kết quả phải đạt được bây giờ và ở đây. Thiền không phải tách rời với công việc hằng ngày, mà nó là một phần của đời sốngChúng ta vẫn tham gia các hoạt động thường nhật, nhưng giữ cho mình thoát được cảnh hối hả rộn rịp của thành phố và những phiền toái bực bội của thế gian, việc này nói dễ khó làm, nhưng nếu cố gắng thiền tập chúng tacó thể làm được. Bất cứ sự thiền tập nào cũng đều giúp chúng ta rất nhiều trong việc đối phó với các diễn biến trong cuộc sống một cách trầm tĩnh. Và chính sự trầm tĩnh này sẽ giúp chúng ta vượt quanhững khổ đau và phiền não trong đời. Theo Phật giáo, hành thiền là một lối sống. Đó là lối sống trọn vẹn chứ không phải là sinh hoạt rời rạc. Pháp hành thiền là nhằm phát triển toàn thể con người chúng taChúng ta hãy cố gắng đạt được sự toàn hảo ấy ở đây và ngay trong kiếp này, chứ không phải đợi đến một thời hoàng kim nào đó trong tương lai. Trong quá khứ, nhiều người tin rằng pháp hành thiền chỉriêng dành cho chư Tăng Ni mà thôi, sự việc đã thay đổi, ngày nay hầu như mọi người đều thích thú lưu tâm đến thiền tập. Nếu hiểu rằng thiền là một kỷ thuật lắng đọng tâm từ và quán xét nội tâm, hay một phương pháp trau dồi tâm trí như vậy thì mọi người nên hành thiền, bất kể là nam hay nữ, già hay trẻ, Tăng hay tục.

Sự hành thiền (quán tưởng) là cách chắc chắn nhất để kiễm soát và tịnh tâm. Bạn nên kiểm soát thân tâm mọi lúc, chứ không chỉ lúc ngồi thiền. Lúc nào thân tâm chúng ta cũng phải thanh tịnh và tỉnh thức. Thiền là chấm dứt vọng niệmtuy nhiên, nếu bạn không có khả năng chấm dứt vọng niệm thì bạn nên cố gắng tập trung tâm của bạn vào một tư tưởng hay một đối tượng quán tưởng mà thôi. Điều này có nghĩa là bạn nên biết bạn đang nghĩ gì hay đang làm gì trong những giây phút hiện tại này. Nếu làm được những điều nầy trong mọi sinh hoạt hàng ngày, thế là chắc chắn đã có thiền trong đời sống vậy!

Khi bạn có khả năng quan sát và biết rõ chính bạn, ấy là bạn đang thực tập thiền quán. Khi bạn biết con đường bạn đi, bạn ăn cái gì và ăn như thế nào, bạn nói cái gì và nói như thế nào... ấy là bạn đang thực tập thiền quán vậy. Khi tâm bạn chứa đựng những hận thù hay ganh ghétdối trávân vân, bạn biết tâm bạn đang dung chứa những vi trùng nguy hiểm, đó là bạn đang thực tập thiền vậy. Thiền không là cái gì khác với sinh hoạt hằng ngày của bạn. Như vậy chân thiền phải là một loại thiền mà bạn có thể thiền bất cứ lúc nào trong cuộc sinh hoạt hằng ngày của bạn. Và như vậy thiền không có bắt đầu và cũng không có chấm dứt. Nên nhớ rằng tâm hành thiền là tâm thường xuyên tự biết chính mình, nghĩa là tâm tỉnh thứcsáng suốt và vô ngại. Thiền không phải là một cái gì cách biệt với những sinh hoạt hằng ngày của bạn, mà nó chính là tinh hoa của những sinh hoạt ấy.

Tôi rất đồng ý với đạo hữu Thiện Phúc về nhan đề “Thiền Trong Đạo Phật” vì mục đích của người tu Phật là “Giác Ngộ và Giải Thoát” và mục đích của Thiền cũng là như vậy, cũng là giác ngộ để đi đến chỗ vô ưu, không buồn phiền, không lo âu. Nói cách khác, thiền là không có phiền não làm náo loạn thân tâmHành giả hành thiền để đạt được trạng thái hạnh phúc và an lạc nhất trong đời sống hằng ngày. Mỗi bài trong tập sách “Thiền Trong Đạo Phật” của đạo hữu Thiện Phúc là một bước tiến đi gần tới giác ngộ và giải thoát mà Đức Phật đã nói đến hơn 2.600 năm trước. Tôi nghĩ rằng vị nào có duyên lành để mắt đọc tác phẩm “Thiền Trong Phật Giáo” nầy chắc chắn sẽ từng bước gặt hái được sự giác ngộ và giải thoát mọi khổ đau phiến não để đi đến niềm an lạc nhất đời. Thiền được chính thức giới thiệu vào Trung Quốc bởi Tổ Bồ Đề Đạt Ma, dầu trước đó người Trung Hoa đã biết đến, và kéo dài cho tới thời kỳcủa các tông phái Thiên Thai. Theo Kinh Duy Ma Cậtcư sĩ Duy Ma Cật đã nói với ông Xá Lợi Phất khi ông nầy ở trong rừng tọa thiền yên lặng dưới gốc cây như sau: “Thưa ngài Xá Lợi Phất! Bất tất ngồi sững đó mới là ngồi thiền. Vả chăng ngồi thiền là ở trong ba cõi mà không hiện thân ý, mới là ngồi thiền; không khởi diệt tận định mà hiện các oai nghi, mới là ngồi thiền; không rời đạo pháp mà hiện các việc phàm phu, mới là ngồi thiềntâm không trụ trong cũng không ở ngoài mới là ngồi thiền; đối với các kiến chấp không động mà tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo mới là ngồi thiền; không đoạn phiền não mà vào Niết Bàn mới là ngồi thiền. Nếu ngồi thiền như thế là chỗ Phật chứng nhận vậy.” Điều nầy cho chúng tathấy rõ sự quan trọng của việc hành thiền trong đời sống hàng ngày hơn.

Sau khi tham khảo xong tác phẩm, tôi thành thật cảm ơn đạo hữu Thiện Phúc đã bỏ ra rất nhiều thì giờtrong đời sống bề bộn ở Hoa Kỳ để soạn thảo và viết quyển “Thiền Trong Đạo Phật” để cống hiến cho các đọc giả hữu duyên với Phật Pháp sẽ được niềm hạnh phúc và an lạc vô biên. Đây là một công đứcpháp thí khó nghĩ bàn. Tôi cũng muốn nhân đây chân thành ca ngơi tinh thần vị tha của đạo hữu Thiện Phúc, đã vì sự an lạc và hạnh phúc vô biên của chúng sanh mà bỏ ra nhiều thì giờ để viết thành tác phẩm “Thiền Trong Đạo Phật” nầy.

Hôm nay nhân mùa Phật Thành Đạo phật lịch 2561 tây lịch 2017, tôi rất hoan hỷ giới thiệu tác phẩmThiền Trong Đạo Phật do đạo hữu Thiện Phúc sáng tác, đến tất cả độc giả bốn phương, như một món ăn tinh thần rất quý giá và thật cần thiết cho mọi gia đìnhHy vọng tập sách này trở thành Kim Chỉ Nam, có thể giúp cho các độc giả nhận được một niềm hoan hỷan lạchạnh phúc trong hiện tại và tiếp nhậnđược cốt lỏi giáo lý của đức Thế-tôn một cách dễ dàng, nhờ hiểu rõ mà thực hành được chính xác, từ đó quý vị sẽ cải thiện được đời sống tinh thần, từ thấp đến cao, từ cao đến cao hơn và sau cùng tâm hồn được mở rộngthành tựu được đạo nghiệp một cách dễ dàng. Xin cầu chúc quý đọc giả sẽ tìm được niềm vui trong sinh hoạt “Thiền Trong Đạo Phật” do đạo hữu Thiện Phúc trước tác.

Cẩn Bút
Sa-môn Thích Chơn Thành
Introduction

Mr. Ngoc Tran, his Buddha Name Thien Phuc, is not only a Buddhist scholar, but he is also a devout practitioner who always tries his best to cultivate to achieve enlightenment and emancipation. He has an extensive knowledge of Buddhism. Thien Phuc is also the author of Vietnamese-English Buddhist Dictionary, English-Vietnamese Buddhist Dictionary, the Basic Buddhist Doctrines, and ten volumes of Buddhism in Daily Life. These books help Buddhists understand the application of Buddhist theory in their daily activities. After reading these volumes, I sincerely commend Thien Phuc, who has spent more than two decades studying and composing these books, regardless of his busy and hurried life in the United States. Today, Mr. Thien Phuc Ngoc Tran brought me a draft of his work called “Zen In Buddhism” and asked me to write an introduction for this work. The work is written in Vietnamese and English and is very easy to understand. After reading the draft of “Zen In Buddhism”, I found all three volumes with more than 2,000 pages of this work were written about the Buddha’s and Patriarches’ teachings on methods of resettlement of mind in Buddhism. Zen does not only means a state of a fixed mind, but zen also means a state of mind that is without sorrow or without worry. In Buddhism, sorrowlessness means something that does not disturb the body and mind. In other words, these are the sorrowless flowers with the power to bring the most peaceful state of mind to all of us. I think whoever has the opportunity to read the “Zen In Life” will achieve the most peaceful states of mind.

More than 2,636 years ago, the Buddha’s teachings went beyond His era and all later eras. He taught: “I have become a Buddha and every sentient being will also become Buddha.” The Buddha said: “I am not the first Buddha to come upon this earth, nor shall I be the last. In due time, another Buddha will arise, a Holy one, a supreme Enlightened One, an incomparable leader. He will reveal to you the same Eternal Truth which I have taught you.” Nowadays, when scientists want to discover something, they will begin with some doubt and questions. First, they want to know what is the purpose of their discover. Second, the methods that they will use to discover the object. Third, the means that they will utilize to reach their goal, and so on. As for Buddhist cultivators, we must also see very clearly the same. First, we must know the purpose of our cultivation. We must immediately realize that our end is “Enlightenment and Emancipation”. Second, we should utilize what methods to reach “Enlightenment and Emancipation”. 

Meditation, mantras, Buddha recitations, or reciting the Lotus Flower Sutra, etc... are only methods for us to use in accordance with our capabilities, but the end of these methods is still the same: “Enlightenment and Emancipation”. Third, Buddhist followers should always remember that going to the temple, sitting on a sofa, sitting on a meditation pillow, or sitting under a tree, etc... are only the means that we will utilize to reach our goal of “Enlightenment and Emancipation”, not the methods. If Buddhist followers choose appropriate methods and try our best to practice, we will easily achieve the goal of “Enlightenment and Emancipation”.

Buddhist cultivators, monks, nuns, and laypeople, should always be in harmony with the mass. The image of monks and nuns who were massacred by the Islamists in the seventh century is still strongly imprinted in our memory. Buddhist cultivators should be mindful to stay away from these failures of feudalism in monasteries, so that we can bring to lay Buddhists the real image of Buddhism. Look at the Buddha, He refused a luxury life of a prince to become a wandering monk; but nowadays we go against the example of the Buddha’s cultivation. Lay people should always remember that the ‘end’ of a Buddhist cultivator is nothing but “Enlightenment and Emancipation”. So, going to the temple, sitting on a meditation pillow, sitting on a chair, or sitting in a car, and so on, are time and means for us to cultivate, not the purpose of our cultivation. When we sit in a car, our feet remain alert on the accelerator and the break, while our mouth is reciting the Buddha’s name, our mind is so peaceful and happy; our eyes still see and alert of everything around us, we are cultivating, we are approaching nearer and nearer to the goal of “Enlightenment and Emancipation”.

But it is extremely important to bear in mind that the Buddhist meditation is not a state of auto-hypnosis, or coma. It is a state of mental purity where disturbing passions and impulses are subdued and calmed down so that the mind becomes unified, collected, settled, and enters into a state of clear consciousness and mindfulness. Meditation, certainly, is not a voluntary exile from life; or something practiced for the hereafter. Meditation should be applied to the daily affairs of life, and its results obtained here and now. It is not separated from the work-a-day life. It is apart and parcel of our life. We still participate in all daily activities, but remain free from the rush of city life, from nagging preoccupation with the world, this is easy to say but not easy to do; however, if we consistently practice meditation, we can do it. Any meditation we do is of immense help in enabling us to face all this with calm. And the calmness itself will in turn help us overcome all sufferings and afflictions. According to Buddhism, meditation is a way of living. It is a total way of living and not a partial activity. It aims at developing man as a whole. Let’s strive for perfection here and in this very life, not in some golden age yet to come. Many believe that meditation is only for monks and nuns in the past, things have changed and now there is a growing interest in medtation in almost everyone. If by meditation is meant a technique of establishment of our compassionate mind and reflection of our inner mind, all should cultivate meditation irrespective of gender, age, clergy or lay.

Zen is the surest way to mind-control and purification. However, you should control your body and mind at all times, not only when you sit in meditation. Your body and mind must be pure and mindful at all times. Meditation means the ending of thought; however, if you are unable to end your thought, you should try to concentrate your mind just in one thought or one object of contemplation. That means you should know what you’re thinking or what you’re doing at the present time. If we can do these in our daily activities, we surely have zen in life! When you are able to watch and know yourself, you are practicing meditation. When you know the way you walk, what and how you eat, what and how you say, that means you’re practicing meditation. When you have gossip, hate, jealousy, and deceitfulness, etc., in your mind, you know that you’re haboring these dangerous viruses, you’re practicing meditation. Thus, meditation is not something different from your daily life activities. So a real meditation is a kind of meditation in which you can meditate at any time in your daily life activities. And thus, meditation has no beginning nor end. We should always remember that a mind of constant awareness is a mind that is awake, intelligent and free. Meditation is not a separate thing from your daily life activities, it is the essence of your daily life activities.

I totally agree with Thien Phuc about the subject of “Zen In Buddhism” for the purpose of any Buddhist practitioner is “Enlightenment and Emancipation” and the purpose of Zen is also the same, also reaching the state of mind that is without sorrow or without worry. In other words, Zen means something that does not disturb the body and mind. Zen practitioners practice zen in order to obtain the most peaceful state of mind in daily life. Each lecture in Thien Phuc’s “Zen In Buddhism” is a step that helps us to approach the enlightenment and emancipation that the Buddha mentioned twenty six hundred years ago. I think whoever has the opportunity to read the “Zen In Buddhism” will achieve the most peaceful states of mind. The introduction of Zen to China is attributed to Bodhidharma, though it came earlier, and its extension to T’ien-T’ai. According to the Vimalakirti Sutra, Vimalakirti reminded Sariputra about meditation, saying: “Sariputra, meditation is not necessarily sitting. For meditation means the non-appearance of body and mind in the three worlds (of desire, form and no form); giving no thought to inactivity when in nirvana while appearing (in the world) with respect-inspiring deportment; not straying from the Truth while attending to worldly affairs; the mind abiding neither within nor without; being imperturbable to wrong views during the practice of the thirty-seven contributory stages leading to enlightenment: and not wiping out troubles (klesa) while entering the state of nirvana. If you can thus sit in meditation, you will win the Buddha’s seal.” This gives us a clearer view on the importance of Zen in our daily life.

After reading these volumes, I sincerely thank Mr. Thien Phuc Ngoc Tran, who sacrifice so much time in his busy life in the United States in order to be able to complete this work and contribute to our unlimited happiness and peace for all of us. This work is the unthinkable merit of giving of the Buddhadharma. I also want to take this opportunity to send my appreciation to Mr. Thien Phuc Ngoc Tran for his altruism. For the sake of all beings’ unlimited happiness and peace, he spend so much time to complete this work.
By the commemoration festival of the Buddha’s Enlightenment in the year of 2561 (2017), I am glad to introduce this great work to all readers. This is precious spiritual nourishment for everybody. After reading these three volumes, I am glad to send my personal congratulations to Ngoc Tran for these books and his laborious, detailed and extensive work in highlighting details and summarizing the beliefs, teachings and practices of Lord Sakyamuni Buddha. I am very please to praise the author’s merits for his accomplishment of this rare religious and cultural work. These books are a genuine contribution to the propagation of the Dharma. I would like to take this opportunity to highly recommend it to all Monks, Nuns, Buddhist practitioners, as well as to any readers of Buddhist texts. With the hope that each and everyone of you will possess and to utilize the book series of the “Zen In Buddhism” as a guide to aid in your deeper study of Buddha-Dharma so that we can all have peaceful and happy lives at the present moment. As we understand the core meanings of the Buddhadharma and as we understand the exact meanings of the Dharma, we can put them into practice to improve our body and mind and, eventually to attain the Way.

Respectfully
Most Ven. Thich Chon Thanh
Lời Đầu Sách

blank
Cư sĩ Thiện Phúc
Gần 26 thế kỷ về trước, sau khi kinh qua nhiều pháp môn tu tập nhưng không thành côngĐức Phật đã quyết định thử nghiệm chân lý bằng cách tự thanh tịnh lấy tâm mình. Ngài đã ngồi kiết già suốt 49 ngày đêm dưới cội Bồ Đề và cuối cùng đạt được thiền định cao nhất mà thời bấy giờ người ta gọi là giác ngộ và giải thoát. Ngài đã tuần tự chứng sơ thiềnnhị thiềntam thiềntứ thiền... Như vậy Thiền bắt nguồn ngay từ thời Đức Phật và Thiền Phật Giáo thành hình từ cốt lõi của giáo lýnhà Phật. Thiền tại Trung Hoa và những xứ Đông Á khác được thành hình sau khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Hoa và ngày nay Thiền trở thành phổ cập chẳng những trong tu tập Phật giáo, mà những xứ theo Cơ Đốc giáo và Hồi giáo người ta cũng cố gắng tu tập thiền quán trong những sinh hoạt hằng ngày của họ nhằm cải thiện cuộc sống của mình. Tuy nhiên, thiền Phật giáo không dừng lại ở chỗ chỉ nhằm cải thiện đời sống, mà còn giúp con người đạt tới giác ngộ qua việc thấy được thực tánh của chân như mà người ta tin rằng không thể nào truyền đạt được qua tư tưởng, mà chỉ tìm được sự chứng ngộ thật dù đó là một cái đánh hay một tiếng cười. Ngày nay Thiền được phổ biến khắp thế giới Tây Phương và được nhiều người biết đến đến nỗi hầu như người nào cũng biết về Thiền. Thiền đưa tâm ra khỏi tâm cho đến khi một tia tuệ giác trực tiếp xuất hiện chỉ trong một khoảnh khắc nào đó. Thiền quán không phải là một pháp môn mới có hôm nay hoặc hôm qua. Từ thời xa xưa, đã có nhiều người hành thiền bằng nhiều phương cách khác nhau. Chưa bao giờ, và sẽ không bao có sự phát triển tâm trí hay gội rửa những bợn nhơ tinh thần nào mà không nhờ đến thiền quánThiền quán chính là phương cách mà Thái tử Tất Đạt Đađức Phật, đã đạt được đạo quả vô thượng chánh đẳng chánh giác. Thiền không dành riêng cho người Ấn Độ, cho xứ Ấn Độ hay chỉ cho thời đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại, trong tất cả mọi thời đại, và mọi nơi trên thế giớiThiền tập không thể có giới hạn về chủng tộctôn giáokhông gian hay thời gian.

Thiền trong Phật giáo không phải là trạng thái thôi miên, hay mê man không ý thức. Thiền là một trạng thái tâm thanh sạch, nơi mà mọi dục vọng và thôi thúc đều được điều phục để tâm trở nên tập trung và thể nhập vào trạng thái minh mẫn và tỉnh thức. Hơn nữa, pháp hành thiền trong Phật giáo không nhằm được hội nhập với bất cứ đấng tối thượng nào, cũng không nhằm đạt được chứng nghiệm huyền bí, cũng không là thôi miên. Thiền nhằm giúp tâm đạt được trạng thái vắng lặng và minh sát tuệ để tiến đến mục tiêu duy nhất là đạt được sự giải thoát không lay chuyển, đây là sự an toàn tối thượng, vượt ra ngoài mọi trói buộc, bằng cách tận diệt hoàn toàn những bợn nhơ tinh thần. Và điều quan trọng trên hết là hành thiền theo Phật giáo không phải là tự nguyện lưu đày ra khỏi đời sống cũng không phải là thực hành cho kiếp sauThiền tập phải được áp dụng vào cuộc sống hằng ngày, và kết quả của công phunầy phải được hưởng tại đây, ngay trong kiếp nầy. hành thiền không phải là tự mình tách rời hay xa lìacông việc mà thường ngày mình vẫn làm, mà thiền là một phần của đời sống, là cái dính liền với cuộc sống nầy. Trong Thiền, chúng ta sống thiền bất cứ khi nào chúng ta hoàn toàn sống với hiện tại mà không chút sợ hãihy vọng hay những lo ra tầm thường. Với sự tỉnh thức chúng ta có thể tìm thấy thiền trong những sinh hoạt hằng ngày. Thiền không thể tìm được bằng cách khám phá chân lý tuyệt đối bị che dấu từ ngoại cảnh, mà chỉ tìm được bằng cách chấp nhận một thái độ đến với cuộc sống giới hạnh. Người ta tìm cầu giác ngộ bằng cách nỗ lựctuy nhiênđa số chúng ta quên rằng để đạt đến giác ngộ chúng ta phải buông bỏ. Điều này cực kỳ khó khăn cho tất cả chúng ta vì trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường cố gắng thành đạt sự việc. Không giống như những người tu Tịnh Độ, người tu Thiền không lệ thuộc vào ngôn ngữ văn tự. Đó chính là giáo ngoại biệt truyềnchỉ thẳng vào tâm để thấy được tự tánh bên trong của tất cả chúng ta để thành Phật. Trong khi những tông phái khác nhấn mạnhđến niềm tin nơi tha lực để đạt đến giác ngộ, Thiền lại dạy Phật tánh bên trong chúng ta chỉ có thể đạtđược bằng tự lực mà thôi. Thiền dạy cho chúng ta biết cách làm sao để sống với hiện tại quí báu và quên đi ngày hôm qua và ngày mai, vì hôm qua đã qua rồi và ngày mai thì chưa tới. Trong Thiền, chúng ta nên hằng giác ngộ chứ không có cái gì đặc biệt cả. Mọi việc đều bình thường như thường lệ, nhưng làm việc trong tỉnh thức. Bắt đầu một ngày của bạn, đánh răng, rửa mặt, đi tiêu tiểu, tắm rửa, mặc quần áo, ăn uống, làm việc... Khi nào mệt thì nằm xuống nghỉ, khi nào đói thì tìm cái gì đó mà ăn, khi không muốn nói chuyện thì không nói chuyện, khi muốn nói thì nói. Hãy để những hoàn cảnh tự đến rồi tự đi, chứ đừng cố thay đổi, vì bạn chẳng thể nào thay đổi được hoàn cảnh đâu! Thiền dạy chúng ta đoạn trừ mọi vọng tưởng phân biệt và khiến cho chúng ta hiểu rằng chân lý của vũ trụ là căn bản thật tánh của chính chúng taMọi người chúng ta nên thiền định thâm sâu về vấn đề nầy, vì nó là cái mà chúng ta gọi là ‘Ngã’. Khi hiểu nó là gì, chúng ta sẽ tự động quay về hòa cùng thiên nhiên vũ trụ trong cảnh giới nhất thể, và chúng ta sẽ thấy thiên nhiên chính là chúng ta và chúng ta cũng chính là thiên nhiên, và cảnh giới thiên nhiên ấy chính là cảnh Phật, người đang thuyết pháp cho chúng ta ở mọi nơi mọi lúc. Hy vọngrằng tất cả chúng ta đều có thể nghe được thiên nhiên đang nói gì với chúng ta, để ai cũng có thể tìm về cảnh giới an lạc mà chúng ta đã một lần xa rời.

Thế giới ngày nay bị tàn hại bởi chiến tranh, tai ương... chúng ta cần hiểu và tôn trọng văn minh của người khác sâu sắc hơn. Điều này chỉ có thể thực hiện được bằng sự tỉnh thức qua Thiền. Quyển sách nhỏ này chỉ nhằm mục đích trình bày những phương cách đơn giản nhất và dễ thực hành nhất của Thiền mà bất cứ ai cũng có thể thực hành được. Quyển sách nhỏ này chỉ nhằm giúp cho chúng ta thấy được những ý tưởng cốt lõi của Thiền mà bất cứ người Phật tử nào cũng đều muốn tiến đến trong đờisống hằng ngày. Nếu chúng ta thực sự muốn tu tập theo con đường mà Đức Phật đã tu tập gần 26 thế kỷ về trước thì hy vọng rằng quyển sách nhỏ này có thể giúp chúng ta nghe được những tiếng thì thầmcủa Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni rằng từ bỏ cuộc sống thế tục có nghĩa là từ bỏ những hành động vô tâmvà cẩu thả có thể đưa đến trục trặc trong cuộc sống. Từ bỏ cuộc sống thế tục là từ bỏ sự loạn động và sự căng thẳng làm tổn hại đến hệ thần kinh của chúng ta và có thể dẫn tới trăm ngàn thứ bệnh hoạncho thân tâm chúng taTừ bỏ cuộc sống thế tục không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống của chính mình, mà nó có nghĩa là chúng ta làm một cuộc hành trình hướng về nội tâm trong cuộc sống thế tục này. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể thấy được chính mình như là mình, và từ đó mới có thể biết cách làm sao vượt qua những khuyết điểm và giới hạn để được mạnh mẽ hơn trong cuộc sống. Rất nhiều người trong chúng ta đã và đang đi tìm phương cáchChúng ta nghĩ rằng mọi vấn đề đều có thể được giải quyết từ bên ngoài, chúng ta đã lầm... Hầu hết mọi vấn đề đều phát nguồn từ bên trong mà ra và chỉ có thể giải quyết được khi chúng ta cố gắng đi trở vào bên trong để thấy chính mình. Đối với người Phật tử tu thiền, nếu hành thiền có nghĩa là kỷ luật tinh thần hoặc là phương pháp trau dồi tâm trí, thì khỏi phải nói, tất cả mọi người không phân biệt giới tánh, chủng tộc, hay bất luận sự phân chia nào, đều nên hành thiền. Xã hội hiện đại đang lâm nguy trước thảm họa tự trầm mình trong những tình trạng vọng động và quyến rũ, chỉ có thể kềm chế được nếu chúng ta chịu khó rèn luyện tâm tánh của chính mình.

Có khá nhiều phương cách như vậy được đưa ra cho người tu tập, và người ấy có thể lựa chọn tùy theo năng lực tinh thần và khuynh hướng của mình. Có quá nhiều khả năng lựa chọn đến nỗi không sao có thể kể hết ra đây. Trong số nầy có thể kể đến những cách luyện hơi thở đơn giản theo kiểu Du Giàsự quán sát 32 phần trong cơ thể, sự suy gẫm về xác chết qua các giai đoạn thối rữa khác nhau, sự tỉnh thức quán sát nội tâm để nhận biết các tiến trình tâm linh đang diễn ra, cho dù đó là thọ cảm, tư tưởng, những trở ngại đối với sự chú tâm, hay những yếu tố giúp đạt đến giác ngộ. Tiếp đến còn có việc bồi đắp những tình cảm xã hội như tình thân hữu và lòng từ bi, niệm tưởng đến sự cao quí của Tam Bảosự quán tưởng về cái chết và niềm khao khát đạt đến Niết Bàn. Một đề tài rất được ưa chuộng của việc thiền quán là mười hai mắc xích với tương quan sinh khởi lẫn nhau, cho thấy vô minh dẫn đến các yếu tố khác của sự tồn tại trong thế giới trần tục được kết thúc bằng già và chết như thế nào, và ngược lại sự trừ diệt vô minh sẽ dẫn đến các yếu tố nầy diệt đi như thế nào. Nhựng phương pháp thiền quán khác lại cố tạo ấn tượng trong tâm trí của chúng ta về bản chất vô thường của vạn hữu, làm bộc lộ hoàn toànsự đau khổchứng minh sự vô nghĩa của khái niệm sai lầm về tự ngã, nuôi dưỡng sự quán chiếu trong nội tâm về tánh không, và phát lộ những nét đặc thù của con đường dẫn đến giải thoát. Thật ra, dường như có vô số những phương thức thiền quán đã được xác định là thuộc về thời kỳ đầu tiên của Phật giáo, mặc dù điều rõ ràng là phải sang thời kỳ thứ hai mới có sự sắp xếp hệ thống nào đó được áp dụngcho những phương thức nầy.

Nói chung, người ta thấy có năm loại thiền định khác nhau: Ngoại đạo thiềnPhàm phu thiềnTiểu thừa thiềnĐại thừa thiền, và Tối thượng thừa thiềnNgoại đạo thiền gồm có nhiều loại khác nhau. Chẳng hạn như sự tỉnh tâm của đạo Cơ Đốc, Thiền thiên, Thiền hướng đến sự siêu việtvân vânPhàm phu thiền là sự tập trung tinh thần hướng về chỗ sâu xatrà lễ, hay những nghi thứ lễ lạc khác, vân vânTiểu thừa thiền là loại thiền quán về tâm vô thườngquán thân bất tịnh, và quán pháp vô ngãĐại thừa thiềngồm sáu loại quán tưởng tương đương với những lời dạy sau đây trong kinh Hoa Nghiêm: “Nếu người muốn biết rõ, ba đời các đức Phật, nên quán tánh pháp giới, tất cả do tâm tạo.” Những loại quán tưởngnầy là: a) quán pháp sanh diệt là tự tánh của chư pháp; b) quán sự thật về những thứ có hình tướngđều hư dối không thật; c) quán sự hiện hữu, trống không, và trung đạo; d) quán thực tướng của mọi hiện tượng; e) quán sự hỗ tương giao nhau của mọi hiện tượng; f) quán hiện tượng tự chúng là tuyệt đốiTối thượng thừa thiền được chia làm ba loại: Nghĩa lý thiền, Như Lai thiền, và Tổ sư thiền.

Ngày nay có nhiều tông phái Thiền với nhiều sự khác biệt đáng kể về phương cách thực tậpThí dụ như đặc điểm của tông Tào Động là sự yên lặng và thiền sư Hoàng Trí Chánh Giác đã gọi phương phápthiền của tông Tào Động là ‘Tịch Chiếu Thiền’, nghĩa là lẳng lặng mà soi sáng. Điều nầy cho thấy họ chú trọng nhiều đến việc tĩnh tọa thiền quán, để nhờ vào đó, hay chính trong trạng thái đó mà đạt đến sự giác ngộ, hay sự tỉnh giác nội tâm về tánh không tuyệt đối. Có bốn giáo thuyết đặc thù của tông Tào Động: a) Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh khi sanh ra, và do đó tất nhiên đều sẽ giác ngộ, b) Tất cả chúng sanh có thể tận hưởng sự an lạc của Phật tánh khi ở trong trạng thái thiền quán tỉnh lặng, c) Công phu hành trì và sự trau dồi tri thức phải luôn luôn bổ khuyết cho nhau, d) Các nghi thức công phulễ sám hằng ngày cần phải được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Ngược lại với sự yên tĩnh mà tông Tào Động áp dụngtông Lâm Tế chủ trương không ngừng hoạt động với một công án được lựa chọncho đến khi đạt đến giác ngộTheo như cách nói của thiền sư Đại Huệ Tông Cảo: “Chỉ một công án, trọn một đời không lúc nào buông bỏ. Đi đứng nằm ngồi, chú tâm không dứt. Khi thấy đã hết sức nhàm chán, là lúc giờ phút cuối cùng sắp đến, đừng để lỡ mất. Khi tâm thức đột nhiên bừng sáng, ánh sáng ấy sẽ soi sáng toàn vũ trụ, và cảnh giới giác ngộ của chư hiền thánh hiện ra tường tận như từng sợi tóc, bánh xe chánh pháp được chuyển ngay trong một hạt bụi.”

Nói tóm lại, dù có tài ba thế mấy, không ai có thể thực sự diễn tả được cốt lõi của Thiền. Quyển sách này chỉ nhằm giúp cho độc giả hiểu được những phương thức đơn giản và dễ thực hành nhất cho bất cứ ai muốn tu tập, nhất là những người tại giaHy vọng nó sẽ phơi bày cho chúng ta cốt lõi của giáo lýnhà Phật về Thiền. Chúng ta nên bắt đầu cuộc hành trình bằng phương cách đơn giản, tìm một vị thầy và niềm tin, rồi kiên nhẫn phủ phục dưới trí tuệ của vị thầy ấy để tu tập. Rồi từ đó chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm sống Thiền cho riêng mình trong đời sống hằng ngày. Dù thích hay không thích, những phút giây hiện tại này là tất cả những gì mà chúng ta phải làm việc. Tuy nhiên, đa phần chúng tathường hay quên chúng ta đang ở đâu. Hy vọng chúng ta có thể áp dụng thiền quán vào những sinh hoạt hằng ngày để có thể sống được những giây phút hiện tại của chính mình để không mất đi sự tiếp xúc với chính mình, từ đó chúng ta có thể chấp nhận chân lý của giây phút “này” trong cuộc sống của chính chúng ta, từ đó chúng ta có thể học hỏi để tiếp tục đi tới trong cuộc sống thật của chính chúng ta.

Cẩn đề
California ngày 3 tháng 8 năm 2017
Thiện Phúc


pdf_download_2
zen-in-buddhism-tap-iii
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn