PHÁP HÀNH ĐỊNH VÀ TUỆ

05 Tháng Chín 201616:42(Xem: 6540)

PHÁP HÀNH ĐỊNH VÀ TUỆ
Rinpoche Khenchen Thrangu
Thích Nữ Trí Hòa Việt dịch

blank

Nền tảng cho sự hành trì Phật pháp theo lời dạy của đức Phật luôn luôn song hành. Một mặt, sự phát triển trí tuệ, mặt khác, thoát khỏi mọi xúc cảm và các chướng duyên qua sự hành thiền. Tuy nhiên, có nhiều sách giải thích tiến trình làm cách nào và tại sao ta phải thực hành thiền. Quyển sách này do ngài Khenchen Thrangu, phát họa chi tiết chỉ cho ta triển khai hai môn chánh của thiền - Định và Tuệ- từ giai đoạn khởi đầu cho đến lúc hoàn toàn thành tựu. 


Dĩ nhiên có rất nhiều lời giải và phương pháp dạy về môn thiền, nhưng Thrangu chọn "Kho tàng cho sự hiểu biết" làm căn bản cho Ngài chỉ dạy vì tác giả quyển sách này là Hiền giả Jamgon Kongtrul, nổi tiếng về trí tuệ và kinh nghiệm thực chứng cho rất nhiều dòng tu tại Tây Tạng và là bậc tôn sư khai sáng ra dòng Ri-me trên toàn thế giới. Ngài cũng được nổi tiếng trong việc viết sách và hoàn thành trăm văn học phẩm cho cả hai dòng (Nyingma) Cổ mật và Mũ Vàng (Kagyu). Khi Thrangu nói về "văn bản" là Ngài muốn nói đến chương thứ tám của quyển thứ nhất trong năm quyển "Treasury of Knowledge" (Kho tàng của hiểu biết). Chương này được Kiki Edkelius và Chryssoula Zenbini chuyển ngữ. Sách bách khoa trong chương này chứa đựng quan điểm, cách hành thiền không chỉ từ truyền thống kinh điển mà gồm cả truyền thống đại thừa và Kim Cang thừa. Là bộ sách bách khoa chung, nó chứa đựng cả một lượng tài liệu thâm diệu trong mỗi câu để cho người đọc được nắm vững yếu chỉ thực hành. Như thế, đối với đọc giả phương Tây muốn tìm học, hiểu phương pháp vĩ đại này, phải được sự bình giải sâu rộng của người học giả thân chứng và thành tựu. Ngài Khenchen Thrangu đạt được cả hai. 

Tôn giả Khenchen Thrangu cũng được nổi tiếng khắp nơi là một vị thầy đạt đạo, và đã dạy cả ngàn thiền sinh trên ba mươi quốc gia. Kết quả, bình luận này chứa đựng các phương pháp thực dụng và nội quán từ sự giảng dạy và thực tập thay vì chỉ là sự giảng dạy uyên bác suông trong văn bản. 

Sau hết, để cho quyển sách này được dễ đọc, các từ ngữ Tây Tạng đã được ráp vần theo hệ thống ngữ âm học. Đọc giả có thể tìm ra nguyên ngữ Tây Tạng và sự chuyển dịch ở phần sau cuốn sách. 

Clark Johnson - Ph. D
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 7437)
Vun xới các phẩm tính nội tâm chính là cách hữu hiệu hơn cả để giúp mình giúp đỡ kẻ khác. Tuy ban đầu thì các kinh nghiệm mà mình thu thập được cũng chỉ liên quan đến cá nhân mình, thế nhưng sau cùng thì chúng cũng sẽ mang lại cho mình một sự cảm thông sâu rộng hơn đối với vạn loài chúng sinh.
05 Tháng Giêng 2015(Xem: 8616)
Trong giòng sống lịch sử, mọi sự thăng trầm, thạnh suy, bỉ thái đều có quy luật tất yếu liên quan đến Đạo lý Nhân Quả. Thiền giúp chúng ta không nhận thức sai lầm về Nhân Quả, mà phải thấu suốt Nhân quả thật rõ ràng, biết giữ vị trí đúng, quan hệ đúng và hành động đúng trong mọi tình huống, mọi thời đại, không bị các thế lực vô minh lôi cuốn, nhấn chìm.
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14391)
Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn
25 Tháng Chín 2014(Xem: 6865)
Thiền định, thiền quán và thiền định thiền quán song tu, hay nói gọn theo người xưa là Chỉ, Quán, và Chỉ Quán song tu, của Đại thừa được đặt nền trên thực tại tối hậu mà các kinh thường gọi là Thật tướng của tất cả các pháp, Pháp tánh, tánh Không, Chân như, Phật tánh, Pháp giới tánh, Pháp thân…
08 Tháng Tám 2014(Xem: 7661)
Ở Tây phương có rất nhiều quan niệm sai lầm về Thiền quan hệ đến một số điểm cốt yếu mà bên Đông phương cho là dĩ nhiên, nhưng tâm thức Tây phương không hiểu và tán thưởng nổi. Trước hết, trong việc nghiên cứu Thiền, không phải chỉ học giáo lý là quan trọng, mà phải biết đôi chút về lối sống của các Thiền gia ở các nước Đông phương.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 14147)
Thực tại Thiền không phải là cái gì mới lạ. Đó là Phật tánh trong kinh Đại Bát Niết Bàn, là Tri Kiến Phật hay Thật tướng của các pháp trong kinh Pháp Hoa, là Như Lai Tạng trong kinh Lăng Nghiêm, Thắng Man, là Pháp Giới Tánh trong kinh Hoa Nghiêm, là Tánh Giác trong kinh Viên Giác, là Tánh Không trong kinh Đại Bát Nhã, là Thánh Trí Tự Giác trong kinh Lăng Già…
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 13393)
Trước đây nhiều Tăng Ni, Phật tử Nam Bắc Tông cho rằng thiền Phật giáo Nguyên Thủy và thiền Phật giáo Phát Triển là hai loại thiền hoàn toàn khác biệt và thậm chí bên nào cũng tự cho rằng thiền của tông môn mình hay hơn, đúng hơn. Tất nhiên điều này phát xuất từ sự nghiên cứu, học hỏi một chiều, nặng cảm tính hơn là sự đối chiếu, so sánh một cách nghiêm túc, khách quan.
06 Tháng Sáu 2014(Xem: 9823)
Khi nghe chữ “thiền” thì nhiều người có những ý niệm khác nhau. Đối với một số người thì thiền tạo ra hình ảnh của một số pháp tu huyền bí mà bằng cách nào đó, bạn đi đến một cõi giới khác hẳn trong tâm trí. Đối với một số người khác thì thiền có thể tạo ra ý tưởng về một loại kỷ luật nào đó mà chỉ có một số người áp dụng ở Á châu.
16 Tháng Tư 2014(Xem: 9661)