Mười Bức Tranh Chăn Trâu

23 Tháng Ba 201618:13(Xem: 7459)

Mười Bức Tranh Chăn Trâu

1. Tìm Trâu


Vạch cỏ dày rậm để truy tìm
Nước rộng núi thẳm đường lại xa
Tâm mệt sức kiệt chẳng thấy đâu
Chỉ nghe, cây phong, tiếng ve sầu

blank


2. Thấy Dấu


Bờ nước ven rừng nhiều dấu chân
Rải rác giữa cỏ anh thấy chăng?
Cho dù sâu tận núi hẻo lánh
Lỗ mũi nghểnh trời sao giấu đây?

blank


3. Thấy Trâu


Một tiếng vàng anh ở trên cành
Nắng ấm gió nhẹ bờ liễu xanh
Giờ không còn chỗ nó trốn lánh
Đầu sừng hùng vĩ vẽ khó thành

blank


4. Được Trâu


Cố tận hết sức mong bắt được
Tâm cường lực tráng khó hàng phục
Khi ấy nó vừa đến cao nguyên
Rồi vào mây mờ ẩn nấp sâu

blank


5. Chăn Trâu


Roi dây luôn chẳng lìa khỏi thân
Chờ nó giẫm bước đường bụi bặm
Khi đã thuần phục, trâu ngoan ngoãn
Không cần dây xiết theo chủ nhân

blank


6. Cưỡi Trâu Về Nhà


Cưỡi trâu thong thả trở về nhà
Tiếng sáo tiễn đưa ráng mây chiều
Âm điệu từng nhịp ý vô tận
Tri âm cần gì phải động môi

blank


7. Quên Trâu Còn Người


Cưỡi trâu đến nhà trên đồi núi
Trâu cũng biến mất người cũng nhàn
Ta mơ cho đến trời lên cao
Roi dây quăng bỏ giữa lều tranh

blank


8. Trâu Người Đều Quên


Roi dây trâu người thảy đều không
Trời xanh bao la tín khó thông
Trên bếp lò rực sao đọng tuyết?
Đến đây thì mới cùng chư tổ

blank


9. Phản Bổn Hoàn Nguyên


Trở về nguồn cội đã phí công
Tốt hơn từ đầu như mù điếc
Trong am chẳng thấy vật ở ngoài
Nước tự mênh mông hoa tự hồng

blank


10. Tay Thòng Vào Chợ


Lộ ngực chân trần vào búa chợ
Nụ cười trên má dẫu lấm bụi
Đâu cần bí quyết của thần tiên
Cây khô chạm vào cũng nở hoa


Mười Bức Tranh Chăn Trâu

Giọng đọc Ngọc Hà

Trước tác: Thiền sư Khuếch Am ở Thế Kỷ 12
Dịch sang Tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên Thuận
Dịch nghĩa: 9/10/2015 ◊ Cập nhật: 9/10/2015
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 7402)
Vun xới các phẩm tính nội tâm chính là cách hữu hiệu hơn cả để giúp mình giúp đỡ kẻ khác. Tuy ban đầu thì các kinh nghiệm mà mình thu thập được cũng chỉ liên quan đến cá nhân mình, thế nhưng sau cùng thì chúng cũng sẽ mang lại cho mình một sự cảm thông sâu rộng hơn đối với vạn loài chúng sinh.
05 Tháng Giêng 2015(Xem: 8523)
Trong giòng sống lịch sử, mọi sự thăng trầm, thạnh suy, bỉ thái đều có quy luật tất yếu liên quan đến Đạo lý Nhân Quả. Thiền giúp chúng ta không nhận thức sai lầm về Nhân Quả, mà phải thấu suốt Nhân quả thật rõ ràng, biết giữ vị trí đúng, quan hệ đúng và hành động đúng trong mọi tình huống, mọi thời đại, không bị các thế lực vô minh lôi cuốn, nhấn chìm.
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14255)
Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn
25 Tháng Chín 2014(Xem: 6789)
Thiền định, thiền quán và thiền định thiền quán song tu, hay nói gọn theo người xưa là Chỉ, Quán, và Chỉ Quán song tu, của Đại thừa được đặt nền trên thực tại tối hậu mà các kinh thường gọi là Thật tướng của tất cả các pháp, Pháp tánh, tánh Không, Chân như, Phật tánh, Pháp giới tánh, Pháp thân…
08 Tháng Tám 2014(Xem: 7599)
Ở Tây phương có rất nhiều quan niệm sai lầm về Thiền quan hệ đến một số điểm cốt yếu mà bên Đông phương cho là dĩ nhiên, nhưng tâm thức Tây phương không hiểu và tán thưởng nổi. Trước hết, trong việc nghiên cứu Thiền, không phải chỉ học giáo lý là quan trọng, mà phải biết đôi chút về lối sống của các Thiền gia ở các nước Đông phương.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 14043)
Thực tại Thiền không phải là cái gì mới lạ. Đó là Phật tánh trong kinh Đại Bát Niết Bàn, là Tri Kiến Phật hay Thật tướng của các pháp trong kinh Pháp Hoa, là Như Lai Tạng trong kinh Lăng Nghiêm, Thắng Man, là Pháp Giới Tánh trong kinh Hoa Nghiêm, là Tánh Giác trong kinh Viên Giác, là Tánh Không trong kinh Đại Bát Nhã, là Thánh Trí Tự Giác trong kinh Lăng Già…
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 13287)
Trước đây nhiều Tăng Ni, Phật tử Nam Bắc Tông cho rằng thiền Phật giáo Nguyên Thủy và thiền Phật giáo Phát Triển là hai loại thiền hoàn toàn khác biệt và thậm chí bên nào cũng tự cho rằng thiền của tông môn mình hay hơn, đúng hơn. Tất nhiên điều này phát xuất từ sự nghiên cứu, học hỏi một chiều, nặng cảm tính hơn là sự đối chiếu, so sánh một cách nghiêm túc, khách quan.
06 Tháng Sáu 2014(Xem: 9751)
Khi nghe chữ “thiền” thì nhiều người có những ý niệm khác nhau. Đối với một số người thì thiền tạo ra hình ảnh của một số pháp tu huyền bí mà bằng cách nào đó, bạn đi đến một cõi giới khác hẳn trong tâm trí. Đối với một số người khác thì thiền có thể tạo ra ý tưởng về một loại kỷ luật nào đó mà chỉ có một số người áp dụng ở Á châu.
16 Tháng Tư 2014(Xem: 9638)