Chương Vi: Kết Luận

15 Tháng Sáu 201200:00(Xem: 7221)

LỤC DIỆU MÔN &
Ý Nghĩa Thiền Chỉ Quán
Thích Đức Trí

CHƯƠNG VI

 KẾT LUẬN

 

Tư tưởng của Thiên Thai Tông nói chung là thừa kế thiền học truyền thống được Đức Phật dạy trong kinh điển Nguyên Thủy cũng như trong các Kinh Luận Đại thừa. Lục Diệu Môn Thiền thuộc bất định Chỉ Quán, một phương pháp tu tập bao dung mọi pháp môn, tùy căn cơ mà lập phương tiện, tùy tâm tu mà chứng đắc thật tướng.

Chúng ta thấy rằng: Thiên Thai Tông lấy tư tưởng Kinh Pháp Hoa, Niết Bàn và Kinh Duy Ma Cật làm Tông chỉ, lấy tư tưởng Tánh Không làm cơ sở triết lý cho Thiền Chỉ Quán. Thiên Thai Tông vận dụng những nét đặc sắc của tư tưởng thiền học Phật Giáo mà phát triển thành một Pháp Môn Chỉ Quán viên dung. Chỉ Quán là thể nghiệm triết lý duyên khởi tánh không, và pháp môn không hai của Kinh Duy Ma Cật. Do vậy, Thiên Thai Tông là kim chỉ nam cho mọi người tu tập thiền quán. Hơn nữa, bất cứ pháp môn nào cũng thông qua thực hành Chỉ Quán để tịnh hóa nội tâm, và thành tựu giải thoát.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9593)
Ngay cả khi chúng ta bỏ ra chỉ có mười phút thiền định mỗi ngày, chúng ta sẽ nhận thấy một sự khác biệt đáng chú ý trong cuộc sống của chúng ta. Thiền là một cách huấn luyện tâm, do đó, nếu chúng ta càng thực tập nhiều, càng thực tập đều đặn, chúng ta càng nhìn thấy sự tiến bộ của chúng ta.
12 Tháng Mười 2015(Xem: 12162)
Người ta thường ngạc nhiên khi khám phá ra rằng thiền rất khó hành. Nhìn bề ngoài nó có vẻ là việc đơn giản, chỉ ngồi xuống chiếc gối nhỏ và theo dõi hơi thở. Vậy thì có gì là khó đâu? Cái khó nằm trong việc người ta không toàn tâm toàn trí chuẩn bị cho nó. Tâm ta, các giác quan, các cảm thọ chỉ quen ở nơi thị tứ, trong thế giới ta đang sống.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 5855)
Thiền là một cuộc du hành qua Tĩnh Mịch có thể giúp chúng ta hồi phục sự thăng bằng của thân thể, lý trí, tình cảm và cả tâm linh. Trong quá trình tu tập, chúng ta sẽ dần dần khai mở trí huệ vốn sẵn có, khám phá nơi trú ẩn bí mật của tự tâm (inner sanctuary) và phát triển sự an lạc sâu xa.
28 Tháng Chín 2015(Xem: 9834)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm… Cá nhân quý thầy kinh nghiệm, sổ tức là một pháp quán căn bản rất cần thiết cho một người bắt đầu tập ngồi thiền.
28 Tháng Chín 2015(Xem: 9962)
Lối vào đạo thì nhiều, nhưng đường vào thiền thì không cửa, miễn sao nhận ra và sống về tự tánh vốn tự sáng tịnh nơi chính mình thì khế hợp thiền. Bởi nhắm thẳng tự tánh mà không câu nệ kẹt trên phương tiện, nên thiền tuy có phương pháp mà không thành phương một phương pháp cố định.
11 Tháng Tám 2015(Xem: 7922)
Thiền là pháp môn tu tập chủ yếu của Hệ phái Khất Sĩ. Tổ sư Minh Đăng Quang nhờ thiền tập mà thành tựu được đạo nghiệp. Các bậc thầy đều là những hành giả tu thiền thượng thừa, là những tấm gương mẫu mực về đạo hạnh. Nhân
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 7323)
Chìa khóa để mở cánh cửa thiền định, là sự-nhận-biết. Nhưng, từ ngữ nầy có ý nghĩa gì đối với bạn? Đối với nhiều người, có lẽ, đây là sự-công-nhận những gì đang xảy ra xung quanh bạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh của thiền định, sự-nhận-biết có ý nghĩa là "sự thức dậy",
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 12603)
Trước sự bế tắc của xã hội hiện nay để giải quyết nổi thống khổ của con người, nhiều người đã tìm đến con đường thiền định. Có người nhắm mắt đưa chân, có người dè dặt đi quanh để nhìn, có người cẩn thận nghiên cứu tìm thầy.