Chương Iv: Quan Hệ Của Lục Diệu Môn Với Các Giáo Lý

15 Tháng Sáu 201200:00(Xem: 7600)

LỤC DIỆU MÔN &
Ý Nghĩa Thiền Chỉ Quán
Thích Đức Trí

CHƯƠNG IV

 QUAN HỆ CỦA LỤC DIỆU MÔN VỚI CÁC GIÁO LÝ

 

  1. 1. Lục Diệu Môn với giáo lý Giới - Định -Tuệ

 

Tam môn học Giới Định Tuệ là giáo lý xuyên suốt tất cả Phật Pháp, vì tu bất cứ pháp môn nào cũng không thể ngoài con đường này. Giới là ngăn trừ các điều xấu ác và làm các điều lành. Định là giữ tâm an trú vào một đối tượng, không duyên theo ngoại cảnh. Tập trung tâm ý để phát triển thiền quán, thấy rõ bản chất mọi sự mọi vật, từ đó có Tuệ giải thoát.

 Tam môn Giới Định Tuệ giúp ta tu học chứng quả niết bàn nên gọi là Tam Vô Lậu Học. Vô Lậu là không còn lưu nghiệp luân hồi trong tam giới khổ đau.

 Giới Học: Các phần giới như năm giới, tám giới, mười giới, hai trăm năm mươi giới tỳ kheo, và ba trăm bốn tám giới tỳ kheo ni. Đại Thừa Bồ Tát giới có Tam Tụ Tịnh giới, Thập Giới Trọng và Bốn Mươi Tám giới khinh.

 Định Học: Nguyên Thủy Phật giáo có Tứ Thiền định, Tứ Vô Sắc định, Cửu Tưởng v.v… Đại thừa có thêm chín món Đại Thiền, và các loại Tam Muội[1] khác.

Huệ Học: là dùng trí tuệ phá trừ mê chấp, chứng đạt chân lý giải thoát, như có trí tuệ của Thanh Văn và Duyên Giác, Đại Thừa có thêm trí tuệ chứng đắc Chân Như Thật Tướng.

 Trí Giả Đại Sư đã triển khai Lục Diệu Môn cũng không ngoài ba môn Giới Định Tuệ của giáo lý Phật giáo. Ba môn đầu của Lục Diệu Môn: Sổ Tức môn: đếm hơi thở; Tùy Tức môn: theo dõi hơi thở ra vào; Chỉ môn: an trú tâm - thuộc Giới và Định. Ba môn sau: Quán môn là quán sát; Hoàn môn: là phản bổn hoàn nguyên; Tịnh môn: là chân như - thuộc về Huệ.

 Ngoài công năng thực hành chỉ quán còn dùng các phương tiện tu khác để trợ duyên cho sự tu tập. Trong lúc tu tập, nếu gặp chướng ngại cần phải hướng về chư Phật, Bồ Tát mà phát nguyện sám hối nghiệp chướng. Pháp sám hối rất được chú trọng trong thiền môn của Thiên Thai Tông. Người tu theo Lục Diệu Môn muốn mau thành tựu cũng không ngoài ý nghĩa đó. Chúng ta phải tự tin nó là một pháp tu thực tiển để thành tựu giới định tuệ và giải thoát.

 

 

  1. 2. Lục Diệu Môn với giáo lý Tam Pháp Ấn

 

Thiên Thai thiền pháp có quan hệ nhất quán trong Tam Pháp Ấn của Phật giáo. Pháp Ấn thứ nhất là Vô Thường, Pháp Ấn thứ hai là Vô Ngã, Pháp Ấn thứ ba là Niết Bàn tịch tịnh.

 Pháp tức là giáo pháp của đức Phật, Ấn tức là con dấu để ấn chứng. Những giáo lý nào không phù hợp với ba đặc tính của Tam Pháp Ấn là không phải giáo lý của Đạo Phật. Ở đây Thiên Thai Tông thực hiện Tam Pháp Quán: Quán Không, Quán Giả, Quán Trung, để chứng đắc Niết Bàn.

Quán vô thường để thấy rõ tính chất thay đổi của các pháp, nó tùy duyên mà sanh, tùy duyên mà diệt, vô thường không cố định. Quán vô ngã để thấy rõ đạo lý duyên sinh của vạn pháp. Vô ngã là không quán, là trung đạo chánh quán, là Niết Bàn. Ngoài ra theo quan điểm của Đại Thừa có thêm Nhất Pháp Ấn, đó cũng là cảnh giới chứng đắc của thiền quán mà Trí Giả đã vận dụng theo tư tưởng ở trong kinh Pháp Hoa. “Đại Thừa Kinh Đản Hữu Nhất Pháp Ấn, vị chư Pháp Thật tướng danh liễu nghĩa kinh, năng đắc đại đạo, nhược vô thật tướng ấn thị ma sở thuyết.”[2]. Có nghĩa là: Kinh Đại Thừa có thêm Nhất Pháp Ấn là thực tướng của chư Pháp, thuộc Kinh Liễu Nghĩa, có thể đạt đại giác ngộ, nếu không phải là Thật Tướng Ấn thì là ma thuyết.

Thiên Thai Thiền thuộc hệ thống Đại Thừa Phật giáo thiền, y theo Tam Pháp Ấn hay Tứ Pháp Ấn mà triển khai chỉ quán pháp môn. Trong đó Lục Diệu Môn là một phương pháp tu trì cụ thể, mục đích tịnh hóa nội tâm, đoạn trừ phiền não để chứng đạt thật tướng. Tịnh Môn trong Lục Diệu Môn là cảnh giới của sự chứng ngộ tuyệt đối. Đây là điều sự thật mà Lục Diệu Môn hiển nhiên được gọi là một pháp thiền của Đại Thừa.

 

 

  1. 3. Ý nghĩa Tam Đế Tam Quán viên dung

 

 Tam đế tam quán là tư tưởng chủ yếu của Tông Thiên Thai, được xem là triết lý nồng cốt cho vấn đề mở bày pháp môn Chỉ Quán. Tam đế là Không đế, Giả đế và Trung đế - thuyết minh rõ ý nghĩa chơn thực của tất cả các pháp. Tam quán là Không quán, Giả quán, Trung quán.

 Không quán là quán các pháp thể tính vốn không, Giả quán là quán các pháp từ nhân duyên sanh, Trung quán là xa lìa chấp có chấp không để đạt được trung đạo thật tướng. Từ tam đế: Không, Giả, Trung mà Trí Giả phát triển thành tam phép quán gọi là Tam Đế Tam Quán viên dung. Tam phép quán này cũng không rời xa ý nghĩa trung đạo “Tùng giả nhập không nhị đế quán, tùng không nhập giả bình đẳng quán, trung đạo đệ nhất nghĩa đế quán”[3]. Có nghĩa là: Từ giả nhập vào không là quán nhị đế, từ không nhập vào giả là quán bình đẳng, trung đạo là quán đệ nhất nghĩa đế.

 Nhị đế là tục đế và chân đế, tục đế thuyết minh về thế giới hiện tượng, chân đế là tánh chơn không của tất cả pháp. Ở đây dựa trên lý duyên khởi để tổ chức phép quán. Nếu nói các pháp là không e rằng người ta thường chấp cảnh giới không đối đãi với có. Nếu nói các pháp là thật có thì e rằng chấp có một tự ngã tồn tại trong các sự vật. Đạo lý duyên khởi chỉ rằng các pháp không thật có, chỉ là tập hợp các yếu tố sai biệt mà có.

 Như cái bàn, tự nó vốn không thật vì do gỗ và các công cụ khác làm nên. Khi chiếc bàn mục nát thì không còn hiện hữu cái bàn nữa. Cho nên, thấy cái bàn ta không thể nói nó có thực hay là không. Nếu nó có thực tính cố định thì tại sao hư hại bởi thời gian, nếu nó không thực thì tại sao nó đang hiện hữu. Tự thân cái bàn đang vận chuyển và thay đổi theo nhân duyên.

 Nhân duyên tính là không tính, vốn bình đẳng trong các sự vật. Tất cả các sự vật trên thế gian đều là vô ngã và vô thường, nói như một triết gia là “Không ai tắm hai lần trong một dòng sông”. Đối các sự vật không chấp có chấp không gọi là bình đẳng quán, mới chứng nhập trung đạo thật tướng.

 Nhất Tâm Tam Quán, tức là quán không, quán giả, quán trung. Trong một tâm niệm thấy rõ không tất cả điều không, thấy rõ giả tất cả điều giả, thấy rõ trung tất cả điều trung. Thiền quán giúp ta loại bỏ chấp trước, siêu việt cả chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức. Từ thiền quán mà đạt tâm thức vô nhiễm và thấy được thực tướng. Những ý nghĩa trên cũng là triết lý thiền giáo của Thiên Thai Tông.



[1] Tam muội: Phạn ngữ: Samàdhi, Tàu dịch là chánh định

[2] Diệu Pháp Liên Hoa kinh Huyền Nghĩa, đại chánh tạng, quyển 8, trang 33

[3] Bồ Tát Anh Lạc Bổn Nghiệp kinh, đại chánh tạng,quyển 1, trang 24

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Hai 2015(Xem: 17676)
Tôi đã từng nghe về một Vạn Phật Thánh Thành cách đây vài mươi năm về trước, khi từ thời ngài Tuyên Hóa còn sống trước năm 95 nhưng quả thật tôi chưa đủ duyên để diện kiến ngài và tu học dưới mái chùa ngài.
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 7449)
Vun xới các phẩm tính nội tâm chính là cách hữu hiệu hơn cả để giúp mình giúp đỡ kẻ khác. Tuy ban đầu thì các kinh nghiệm mà mình thu thập được cũng chỉ liên quan đến cá nhân mình, thế nhưng sau cùng thì chúng cũng sẽ mang lại cho mình một sự cảm thông sâu rộng hơn đối với vạn loài chúng sinh.
05 Tháng Giêng 2015(Xem: 8636)
Trong giòng sống lịch sử, mọi sự thăng trầm, thạnh suy, bỉ thái đều có quy luật tất yếu liên quan đến Đạo lý Nhân Quả. Thiền giúp chúng ta không nhận thức sai lầm về Nhân Quả, mà phải thấu suốt Nhân quả thật rõ ràng, biết giữ vị trí đúng, quan hệ đúng và hành động đúng trong mọi tình huống, mọi thời đại, không bị các thế lực vô minh lôi cuốn, nhấn chìm.
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14411)
Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn
25 Tháng Chín 2014(Xem: 6870)
Thiền định, thiền quán và thiền định thiền quán song tu, hay nói gọn theo người xưa là Chỉ, Quán, và Chỉ Quán song tu, của Đại thừa được đặt nền trên thực tại tối hậu mà các kinh thường gọi là Thật tướng của tất cả các pháp, Pháp tánh, tánh Không, Chân như, Phật tánh, Pháp giới tánh, Pháp thân…
08 Tháng Tám 2014(Xem: 7679)
Ở Tây phương có rất nhiều quan niệm sai lầm về Thiền quan hệ đến một số điểm cốt yếu mà bên Đông phương cho là dĩ nhiên, nhưng tâm thức Tây phương không hiểu và tán thưởng nổi. Trước hết, trong việc nghiên cứu Thiền, không phải chỉ học giáo lý là quan trọng, mà phải biết đôi chút về lối sống của các Thiền gia ở các nước Đông phương.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 14160)
Thực tại Thiền không phải là cái gì mới lạ. Đó là Phật tánh trong kinh Đại Bát Niết Bàn, là Tri Kiến Phật hay Thật tướng của các pháp trong kinh Pháp Hoa, là Như Lai Tạng trong kinh Lăng Nghiêm, Thắng Man, là Pháp Giới Tánh trong kinh Hoa Nghiêm, là Tánh Giác trong kinh Viên Giác, là Tánh Không trong kinh Đại Bát Nhã, là Thánh Trí Tự Giác trong kinh Lăng Già…
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 13406)
Trước đây nhiều Tăng Ni, Phật tử Nam Bắc Tông cho rằng thiền Phật giáo Nguyên Thủy và thiền Phật giáo Phát Triển là hai loại thiền hoàn toàn khác biệt và thậm chí bên nào cũng tự cho rằng thiền của tông môn mình hay hơn, đúng hơn. Tất nhiên điều này phát xuất từ sự nghiên cứu, học hỏi một chiều, nặng cảm tính hơn là sự đối chiếu, so sánh một cách nghiêm túc, khách quan.
06 Tháng Sáu 2014(Xem: 9835)
Khi nghe chữ “thiền” thì nhiều người có những ý niệm khác nhau. Đối với một số người thì thiền tạo ra hình ảnh của một số pháp tu huyền bí mà bằng cách nào đó, bạn đi đến một cõi giới khác hẳn trong tâm trí. Đối với một số người khác thì thiền có thể tạo ra ý tưởng về một loại kỷ luật nào đó mà chỉ có một số người áp dụng ở Á châu.