Lời Tựa

12 Tháng Mười Một 201100:00(Xem: 12552)

THIỀN TRONG
TÌNH YÊU VÀ CÔNG VIỆC
Nguyên tác: Everyday Zen — Love & Work
Tác giả: Charlotte Joko Beck
Biên tập: Steve Smith
Dịch Việt: Lương Thanh Bình

Lời tựa

Phương thức sống thành công có nghĩa là, sự vận hành luôn luôn suôn sẻ trong lãnh vực của Tình yêu và Công việc (hay còn gọi là Tình yêu và Sự nghiệp), Sigmund Freud đã từng công bố như vậy. Nhưng phần lớn những phương thức dạy Thiền đều bắt nguồn và tuân thủ theo những truyền thống và lề lối sinh hoạt của những tu viện. Lối sinh hoạt này hoàn toàn khác biệt hẳn so với cuộc sống thế tục — thế giới của lãng mạn, đam mê, trữ tình, hôn nhân, gia đình, công ăn việc làm, và tương lai. Có những thiền sinh phương Tây, đã từng tu tập sống theo nề nếp của tu viện trong một thời gian (theo khóa tu học hay ẩn cư ngắn hạn); thế nhưng phần nhiều trong những người này, sau khi trở về đời sống thế gian, họ vẫn để tâm lơ đãng trong những sự việc hàng ngày giống như trước kia, hay những người khác; chẵng hạn như là: khi giao tiếp, thay tả cho em bé, buôn bán nhà cửa, tìm một việc làm khá hơn. Bởi vì sao? Vì bởi, những thiền viện nơi đã từng huấn luyện những thiền sinh như trên, luôn luôn muốn bảo tồn đường lối của tông phái mình một nét huyền bí và một sắc thái riêng biệt.

Những chiếc đạo bào, những mái đầu cạo nhẵng, và những buổi nghi lễ truyền thống trong tu viện đã làm tăng thêm cái ấn tượng về sự khác biệt giữa đời sống trong tự viện và đời sống thế tục. Thay vì ngược lại, chính phương pháp tu tập trong tu viện nên được hướng dẫn, áp dụng ngay vào trong cuộc sống thế gian này. Có được như thế, Thiền sẽ làm cho cuộc đời của hành giả càng trở nên hoàn hảo hơn. Phải chăng vì hình ảnh và sự chứng ngộ của những bậc Tổ sư ngày trước đã được ghi lại trong sách vỡ, luôn xảy ra từ những già lam, thiền đường; cộng thêm vào đó, những vị giáo thọ ngày nay truyền dạy phương pháp tu tập với một lề lối xưa cũ; họ không thể nào nói lên được lối áp dụng của phương pháp tu tập Thiền vào ngay những vấn đề luôn luôn xảy ra trong cuộc sống phương Tây trong thế kỷ hai mươi này. Vì thế, vô tình họ trở thành người đang khuyến khích các hành giả nên trốn chạy từ các trở ngại, các vấn đề trong cuộc đời, qua cái chiêu bài là đi tìm kiếm những kinh nghiệm về tâm linh hay sự giải thoát. Nếu Thiền muốn hội nhập vào phong tục Tây phương, thì nó cần phải có những thành ngữ một cách Tây phương. Thay vì “bửa cũi, gánh nước” thì nó phải trở thành “ân ái với người mình yêu, lái xe trên xa lộ.”

Cho đến khi nào người ta nổ lực thức tỉnh về tự thân và cuộc sống của mình như-nó-là – đối diện với phút giây hiện tại – thì tinh thần của Thiền sẽ hiện hữu. Bên lề một con đường êm lặng ở vùng ngoại ô chưa được phát triển của San Diego, trong một ngôi nhà nhỏ vẫn chưa hoàn tất, Charlotte Joko Beck đang nổ lực đưa vào đời sống thế tục một phương pháp Thiền “thiết thực và sống động”, đương đầu thẳng với tình cảm thế gian, khát vọng, căng thẳng, cơn thăng trầm của đời sống.

Joko Beck là một trong những thiền sư đầu tiên của dòng Thiền Hoa Kỳ. Bà được sinh ra ở New Jersey và được giáo dục ở trường âm nhạc Oberlin; lập gia đình (theo họ của chồng là Charlotte) và có con cái. Sau khi hôn nhân không tròn vẹn, bà sống tự lập với các nghề như cô giáo, thư ký, và phụ tá phân khoa của một trường đại học lớn để chăm sóc bốn ngườn con. Mãi đến tuổi bốn mươi, bà mới bắt đầu tu tập Thiền với lão sư Taizan Maezumi (Sensei) theo tông Lâm Tế ở Los Angles, sau đó bà thực tập theo lão sư Bạch Vân và lão sư Soen Nakagawa theo tông Tào Động. Trong nhiều năm, bà phải luôn luôn đi lại trên tuyến đường từ San Diego to Los Angles thiền viện. Chính nhờ tính cần cù và lòng kiên trì bẩm sinh đã giúp bà tiến bộ vững vàng và đều đặn trên con đường tu tập Thiền. Do nhân duyên (bà đã từng là giáo viên) bà dần dần đi vào con đường của một giáo thọ. Rất nhiều thiền sinh tìm thấy nơi bà một nền tảng vững chắc trong sự tu tập, một sự trong sáng trong sự truyền đạt và một sự cảm thông trong lối giao tiếp. Để rồi sau đó, Joko đã trở thành người kế thừa đời thứ ba của thiền sư Maezumi vào năm 1983. Bà đã về sống và dạy ở San Diego Thiền viện.

Là một người đàn bà Tây phương bắt đầu sự tu tập ở vào giai đoạn nửa cuộc đời, Joko không bị ràng buộc bởi những giới hạn của phong tục, tập quán của dòng Thiền Nhật bản. Bà không có những kỳ vọng lớn lao hay những hãnh diện từ nơi xuất thân, bà giảng dạy một lối Thiền rõ ràng theo đường lối Nguyên thủy – không có gì đặt biệt. Từ khi bà tu ở thiền đường San Diego, bà không còn cạo tóc và rất ít khi mặc đạo bào và mang đãnh. Bà muốn phát triển phương pháp tu tập của Thiền đường này, vừa bảo tồn được sự tuân thủ giới luật, mà cũng vừa uyển chuyển thâm nhập tự nhiên vào bản tính và lề lối sống thế gian của người bản xứ.

Những buổi pháp thoại của Joko là sự tiêu biểu cho đường lối tu tập của thiền viện, vừa đơn giản nhưng rất hiệu quả mà không thiếu yếu tố áp dụng vào thực trạng của cuộc đời. Đời sống của bà là một thí dụ điển hình cho cuộc đấu tranh đầy gian khổ, thăng trầm của thế gian. Những kinh nghiệm cá nhân đã được bà đưa vào thực tiễn để tháo gở những gút mắc, giao động cho các thiền sinh. Phương pháp dạy của bà đặt nặng về phần thực dụng phương pháp tu tập vào ngay trong đời sống để đi đến Tuệ giác hơn là tìm cầu một kinh nghiệm tịch tĩnh. Bà nhận biết rõ ràng rằng, sức mạnh tâm linh khi được phát triển không tự nhiên sẽ không mang đến một đời sống lành mạnh và nhân ái (đôi khi còn trở nên tệ hại hơn). Bà không tán thành một con đường tắt trong sự tu tập. Bà khuyến khích một phương pháp đúng đắn, tuy tiệm tiến nhưng vững chãi và đều đặn; tiến trình này sẽ giúp cho thiền sinh có đủ thời gian phát triển tùy theo căn cơ của mỗi cá nhân. Mỗi người phải biết giải quyết và đương đầu với Nghiệp quả (những rút mắc, nan đề) trong hiện tại, để cho tâm mình vững mạnh hơn để đương đầu với những thử thách lớn hơn, thay vì tránh né vấn đề. Elihu Genmyo Smith, một thiền sinh của bà đã một lần miêu tả về sự phân tích của bà:

Có một cách tu tập khác mà tôi gọi là “làm việc với mọi vấn đề (Cảnh trần),” trong đó bao gồm: tình cảm, suy nghĩ, cảm xúc, và cảm giác (hay gọi khác là: Thân, Thọ, Tâm, và Pháp). Thay vì chúng ta đè nén hay là ngăn cách chúng bằng lối dùng Tâm của chúng ta như một bức tường sắt; hay là nhàm chán chúng với khả năng tập trung; mà ngược lại là, chúng ta trực diện với chúng. Chúng ta phát triển khả năng Tỉnh giác đối với những gì đang xảy ra trong từng sát na thời gian. Từng tư tưởng phát sinh rồi diệt đi, từng tình cảm mà chúng ta đang kinh nghiệm được v.v.. Thay vì, chúng ta gom Tâm vào một đề mục (hay một đối tượng Tâm), sự nhận thức toàn diện là đối tượng của chúng ta.

Vấn đề được đặt ra là, chúng ta tỉnh giác đối với những gì xảy ra “bên trong” và “bên ngoài”. Khi tọa thiền, chúng ta cảm được nó là cái gì, và chúng ta cứ để nó vận hành theo đường lối của nó, chúng ta không muốn bám níu theo nó, phê phán nó, hoặc là xua đẩy nó. Càng nhận diện được một cách rõ ràng thực chất của các Trần, chúng ta càng phát triển khả năng quán sát chúng một cách tự nhiên hơn. 

Với nhân sinh quan bình đẳng, Joko luôn luôn nghĩ mình chỉ là một người hướng đạo hơn là một đạo sư, bà chối từ tất cả mọi hình thức tôn sùng của mọi người. Bà chỉ muốn chia xẽ những kinh nghiệm khó khăn trong đời mình, làm tiền đề để khích lệ các thiền sinh tự tìm cho mình một lối hành xử riêng khi đối diện vấn đề trong cuộc đời.

Những tài liệu trong quyển sách nhỏ này được chọn lọc ra từ những buổi pháp thoại, những lần tu học, hay từ những buổi nói chuyện thường lệ mỗi sáng thứ bảy. Trong đây, Joko thường nhắc đến Tọa thiền, Tăng già, Chánh pháp (Sự thật, Chân lý). Những khóa tu học thường hay kéo dài từ hai cho tới bảy ngày, được hướng dẫn trong êm lặng, ngoại trừ thời gian trình pháp giữa giáo thọ và thiền sinh. Bắt đầu thật sớm mỗi ngày, từ tám giờ hoặc nhiều hơn cho tọa thiền. Sự tu tập là một thử thách lớn lao đối với mỗi thiền sinh về lẫn thân và tâm trong quá trình xây dựng khả năng Tỉnh thức.

Joko có rất ít nhẫn nại đối với những phương pháp huấn luyện tâm một cách lệch lạc, dễ duôi, hay là đốt giai đoạn (tu tắt). Bà thường hay nhắc đến một câu thơ trong Trung Dung Lục: “Trên một cội cây héo tàn, có một bông hoa đang nở.” Bà so sánh nó với: Khi sống được với từng sát na của bản thể đời sống, bản ngã sẽ dần dần bị phân hóa, tạo điều kiện cho một đời sống hoàn thiện nảy sinh. Joko đang đi trước chúng ta trên con đường này, với những lời lẽ đơn giản nhưng vẫn diễn tả được những gì lạ thường, hướng dẫn chúng ta trên bước đường một cách khéo léo, thô sơ nhưng không kém phần duyên dáng.


Cảm tạ

Rất nhiều thiền sinh và bạn của Joko khích lệ để tạo dựng ra quyển sách này, giúp cho công việc của tôi trở thành một công tác tình thương. Tôi không thể nào tỏ hết được lòng biết ơn đối với những người mà tôi không biết hết, đã bỏ công đánh chữ những buổi pháp thoại của Joko ra giấy. Ở giai đoại sơ khởi, có sự động viên của Rhea Loudon, sự cổ võ và nói chuyện với Larry Christensen, Anna Christensen, Ehihu Genmyo Smith, và Andrew Taido Cooper gầy dựng nội dung của quyển sách. Sự cố vấn của Arnold Kotler ở Parallax Press về những điểm quan trọng. Elezabeth Hamilton đã nhiều năm điều hành hữu hiệu trung tâm Thiền San Diego, với biết bao thời gian và tâm huyết. Người cộng sự của tôi, Christopher Ives, là nguồn cung cấp tài liệu quí giá, cũng như giúp đỡ tinh thần. Giáo sư Masao Abe với hiểu biết thâm sâu đã giúp tôi trong giai đoạn cuối của quá trình. Pat Padilla luôn luôn vui vẻ công việc thư ký. Sự giúp đỡ của bà thật quan trọng. Lenore Friedman đã cung cấp bức tranh của “Joko và Giáo Dục”, trong “Buổi gặp mặt với người đàn bà phi thường: Giáo thọ tu Phật ở Hoa Kỳ” (Boston và London: Shambhala, 1987) đã giúp tôi viết phần Lời tựa.

Chính cái tầm nhìn của John Loudon ở Harper & Row là yếu tố tối hậu cho việc tạo ra cuốn sách này là khả thi. Cùng với người giúp việc của ông, cô Kathryn Sweet, đưa quyển sách này đến nơi chốn. Nhờ có tình bạn thân thương và sự giúp đỡ của họ mà thành công trong quá trình xuất bản.

Hơn tất cả, tôi ghi ơn về mọi mặt đối với Joko, trong mọi lãnh vực, từ cách xử tiếp tử tế, kiên nhẫn khi giúp tôi viết bản thảo, cho đến sự vụng về của trên con đường tu tập.

Steve Smith Berkeley, CA February 1988

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 12794)
Khi bạn đọc các sách về thiền định, hoặc khi thiền định được trình bày bởi các nhóm khác nhau, đa số mọi người nhấn mạnh về phần kỹ thuật. Ở phương Tây, người ta có khuynh hướng chú ý rất nhiều đến phần "công nghệ", nghĩa là phần "kỹ thuật" của thiền định. Tuy nhiên
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 9088)
Chữ Tenzo (nơi tựa bài giảng của Đạo Nguyên) là danh hiệu dùng để gọi người đầu bếp trong một ngôi chùa. Nói chung chữ "Tâm" (Shin) là một thuật ngữ chủ yếu và vô cùng quan trọng đối với Thiền Học nói riêng và Phật Giáo Đại Thừa nói chung, đặc biệt là ở các nước Á Châu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, thế nhưng lại là một thuật ngữ khá "mơ hồ" vì rất khó xác định.
06 Tháng Sáu 2015(Xem: 10681)
Sau khi duy trì chánh niệm một thời gian, hành giả có thể ‘chứng đắc’ hai giai đoạn Hỷ và Xả. Dùng con mắt từ bi để nhìn và đối xử với chúng sinh mới là mục đích rốt ráo của việc tu hành. Giới sát là giới quan trọng nhất trong các giới cấm trong Phật giáo, kể cả sát hại vi sinh vật trong nước và côn trùng dù là con sâu cái kiến.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 14595)
Đây là một quyển sách nhỏ "Tranh Chăn Trâu Ngẫu Hứng" do Sư Cô Thích Nữ Thuần Quán ghi lại từ những cảm xúc trong tu tập.
09 Tháng Năm 2015(Xem: 11732)
Tỳ-ni nhật dụng thiết yếu (毘尼日用切要) do Luật sư Độc Thể (读体律师, 1601-1679) hiệu là Luật sư Kiến Nguyệt (见月律师), chuyên hoằng truyền giới luật ở núi Bảo Hoa, tuyển soạn (寶華山弘戒比丘讀體彙集). Tác phẩm này là tuyển tập các bài thiền kệ về luật nghi hàng ngày cho người xuất gia.
20 Tháng Tư 2015(Xem: 115259)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
19 Tháng Tư 2015(Xem: 12381)
Tất cả chúng ta đều đồng ý là, pháp tu của Đạo Phật, dù phương tiện có thể khác song cứu cánh phải gặp nhau. Nếu hai pháp tu mà phương tiện và cứu cánh đều khác biệt nhau thì, pháp nầy là Đạo Phật, pháp kia hẳn không phải Đạo Phật. Phật giáo Việt Nam đã mang sẵn hai pháp tu Thiền: Thiền Tông và Thiền Nguyên Thủy.
27 Tháng Hai 2015(Xem: 12672)
Như giữa ban ngày, cảnh vật rành rành trước mắt. Thoáng giấc ngủ say, mọi thứ đưa vào cơn mộng. Cũng vậy, tâm sáng nơi mỗi chúng ta, luôn luôn hiện tiền trên mọi sinh hoạt.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 8005)
Thiền là một cuộc du hành qua Tĩnh Mịch có thể giúp chúng ta hồi phục sự thăng bằng của thân thể, lý trí, tình cảm và cả tâm linh. Trong quá trình tu tập, chúng ta sẽ dần dần khai mở trí huệ vốn sẵn có, khám phá nơi trú ẩn bí mật của tự tâm (inner sanctuary) và phát triển sự an lạc sâu xa.