Cẩm nang thiền I

23 Tháng Hai 201508:41(Xem: 8026)

CẨM NANG THIỀN I

Tự Học Thiền

Thích Vĩnh Hóa

 

Lời tựa

blankThiền là một cuộc du hành qua Tĩnh Mịch có thể giúp chúng ta hồi phục sự thăng bằng của thân thể, lý trí, tình cảm và cả tâm linh. Trong quá trình tu tập, chúng ta sẽ dần dần khai mở trí huệ vốn sẵn có, khám phá nơi trú ẩn bí mật của tự tâm (inner sanctuary) và phát triển sự an lạc sâu xa.

Chúng tôi biên soạn sách này để đóng góp cho việc hoằng dương Thiền tông Đại thừa. Cho nên chúng tôi chia xẻ những phương pháp hành thiền qua những lời dạy cụ thể, rõ ràng và thực tiễn. Nhiều thầy dạy thiền khuyến khích thiền sinh bằng cách nói rằng thiền rất dễ tu mà có thể đắc nhiều lợi ích. Thật ra, không khác bất cứ mọi kinh doanh quan trọng nào, phải cần chọn phương pháp chính chắn và phải lao công khó nhọc mới có thể đạt mục tiêu.

Về phương diện căn bản, các phương pháp hành thiền hữu hiệu sẽ giúp chúng ta phát triển sức chú tâm nên có thể đem lại nhiều lợi ích thực tiển và mau chóng trong cuộc sống hàng ngày. Sức chú tâm tăng trưởng theo sự hành thiền đều đặn mỗi ngày nên chúng ta sẽ trở thành điềm tĩnh và an nhiên hơn. Hơn nữa chúng ta sẽ khỏe mạnh hơn và có thể thực hiện các công việc một cách hữu hiệu.

Dầu thiền không thể thay thế y khoa, nhưng có thể đem lại nhiều lợi ích lớn lao cho cơ thể. Nhiều sự nghiên cứu y khoa đã xác nhận rằng thiền giúp giảm sự căng thẳng tinh thần, tăng trưởng trí nhớ và thuyên giảm áp huyết. Chính tôi đã từng nhận xét nhiều thiền sinh trẻ có, già có đã bớt các đau đớn kinh niên (chronic pain), gia tăng sinh lực, và tăng trưởng sự lưu thông của máu huyết, đều nhờ họ biết tọa thiền mỗi ngày.

Vì thiền có thể giúp quí vị xả bỏ các phiền não như lo lắng, sợ hãi hoặc phẩn nộ, nên còn đem lại sự tiến bộ trong sự giao tế. Sau cùng, thiền đã được công nhận rất hữu hiệu để trị các loại bịnh tinh thần và chán đời.

Nếu bạn thật sự thỏa mãn với những lợi ích căn bản đã được nêu trên thì nên tiếp tục luyện thiền. Công phu càng cao thì sức khỏe và sức chú tâm càng tăng trưởng. Nếu muốn đạt đến trình độ cao thì nên tầm sư và nghe theo sự chỉ dạy trực tiếp của minh sư.

Cuốn sách này dựa theo tinh thần của thiền tông đại thừa được lưu truyền từ các tổ sư. Chúng tôi cố gắng tuân theo hoài bảo của các ân sư nên tận lực sưu tầm những phương pháp thiền để giúp thiền sinh có thể xây dựng một nền tảng cần thiết để từ đó đi đến mục tiêu tối thượng của thiền tông: đắc giác ngộ, thường được gọi là “kiến tánh”. Việc làm nầy là một sự cống hiến nho nhỏ vào tinh hoa văn hoá Á Đông và Phật giáo thế giới.

Ở trình độ sơ cấp thì thiền sinh học cách bớt suy nghĩ mông lung và tăng trưởng sức chú tâm. Rồi dần dà sẽ biết nhiều hơn về các phương pháp cao minh để có thể thông đạt giáo lý, phát triển tâm từ bi cũng như khai mở trí huệ chân chính. Rốt cuộc thì mục tiêu của thiền là phục vụ cho chúng sinh.

Nếu mục đích hành thiền của quí vị chỉ là giảm sự căng thẳng tinh thần và tăng trưởng sức khỏe thì có thể tự tu. Ngược lại, nếu muốn tiến bộ nhanh chóng và đạt đến những trình độ cao cấp thì nên tầm sư. Nhất là nếu thật sự muốn khai mở trí huệ chân chính và tìm giải thoát thì lại càng nên kiến một thiền sư giỏi mà theo học.

Thời nay, khó gặp được người thầy dạy thiền giỏi. Sách này không thể thay thế được thầy giỏi nhưng có thể dùng để tự hướng dẫn tu thiền trong khi chưa tìm ra thầy. Chúng tôi sẽ bàn về vai trò của vị thầy nhiều hơn ở phần sau.

Cuốn sách này ra đời sau nhiều năm kinh nghiệm dạy thiền, sau khi tôi hành thiền 20 năm.

Tôi quyết định soạn cuốn sách này vì muốn đáp ứng nhu cầu của những người muốn tu thiền như tôi mà đã gặp nhiều trở ngại và khó khăn lúc sơ khởi.

Khi tôi bắt đầu luyện thiền thì gặp rất nhiều sự mơ hồ và phân vân. Ví dụ, mặc dầu ngồi kiết già đã hơn mấy năm nhưng cũng không biết chắc là đúng hay sai vì mỗi thầy dạy khác nhau. Tôi đã từng phải mò đường rất nhiều năm mới bắt đầu hiểu và bỏ các lời chỉ dạy sai lầm. Cho nên cuốn sách này dành cho những người muốn tu thiền mà không có thầy: họ có thể tham khảo sách này để đối chiếu với các phương pháp khác.

Cá nhân tôi, khi soạn quyển cẩm nang này là muốn chia xẻ một ít hiểu biết về thiền để quí vị cũng có thể hưởng những lợi ích lớn lao nhờ thiền. Như nhiều người khác thường tu luyện thiền, tôi cũng rất mê thích thiền lạc nhưng dĩ nhiên là không dừng lại ở đó.

Một mục đích khác của tôi là để trả ơn các vị ân sư: Tôi không thể đắc được nhiều lợi ích tu luyện thiền nếu như các ngài đã không tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ.

Cuối cùng, tôi cũng sẽ trình bày nhiều chi tiết để giúp quí vị tránh những sai lầm của người tự luyện thiền.

Chúng tôi hy vọng giúp quí vị xây nền tảng vững chắc để bớt bị hoang mang và lãng phí thì giờ vì tu luyện phương pháp sai lầm. Chúng tôi cũng hy vọng sẽ tiếp tục bổ túc sách này với nhiều chi tiết hơn trong tương lai.

XEM CHI TIẾT NỘI DUNG:
pdf_download_2
Cẩm Nang Thiền 1



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Tám 2016(Xem: 6248)
Thiền là đề tài rất quan trọng trong đạo Phật, được đề cập rộng rãi trong kinh sách Phật giáo dưới nhiều hình thức và và trình bày nhiều phương pháp tu tập khác nhau. Sở dĩ như vậy là vì Thiền không gì khác là một lẽ sống thực nghiệm tự nội, tuần tự đưa đến cứu cánh giác ngộ mà bất kỳ người nào quyết tâm tu học theo giáo pháp của Phật cũng cần trải qua, nếu muốn tìm thấy an lạc và giải thoát thực sự. Càng thực nghiệm được nhiều thì an lạc càng tăng trưởng sâu lắng cùng lúc tâm thức càng tiến gần đến giác ngộ trọn vẹn. Có thể nói rằng Thiền là lối đi duy nhất tuần tự đưa con người rời khỏi phiền não khổ đau, đạt đến cứu cánh giải thoát mà không có con đường thứ hai. Trong bài kinh Niệm xứ (Satipatthànasutta) được xem là nền tảng của nếp sống thiền định Phật giáo, Đức Phật xác nhận: “Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Tức là Bốn Niệm xứ”1.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 5751)
10 Tháng Sáu 2016(Xem: 5790)
Phật dạy chúng ta tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn, tâm lặng lẽ thanh tịnh. Theo kinh Nguyên thủy Phật dạy Bát chánh đạo, trong Bát chánh đạo từ Chánh kiến cho tới cuối cùng là Chánh định. Theo kinh Đại thừa Phật dạy Lục độ, thứ nhất là bố thí tới thứ năm là thiền định, thứ sáu là trí tuệ.
21 Tháng Tư 2016(Xem: 6116)
Nếu có gặp vấn đề gì khó khăn, đau buồn hay khổ sở hãy thiền định, và thực tập như vậy giải quyết tất cả những vấn đề của bạn thông qua việc thực hành này.
23 Tháng Ba 2016(Xem: 7536)
Vạch cỏ dày rậm để truy tìm Nước rộng núi thẳm đường lại xa Tâm mệt sức kiệt chẳng thấy đâu Chỉ nghe, cây phong, tiếng ve sầu
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7262)
Đây thực sự là một kiểu kích thích tìm hiểu khoa học thần kinh, vì đã có những viên ngọc trí tuệ trong truyền thống thiền định - Đức Đạt Lai Lạt Ma thường xuyên nói về điều này – rằng cách tốt nhất để chúng ta có được hạnh phúc là hãy độ lượng với những người khác. Và sự thực, bằng chứng khoa học cho thấy trong nhiều chân lý ấy, và cho thấy rằng có sự biến đổi có cấu trúc hệ thống trong não bộ có liên hệ tới các hành vi rộng lượng
29 Tháng Mười 2015(Xem: 15873)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân. Những câu hỏi của người mới bắt đầu hành thiền là: “Tôi phải ngồi như thế nào?” “Làm sao để không bị đau khi ngồi?”
26 Tháng Mười 2015(Xem: 7592)
Tâm Thiền, Tâm Ban Sơ được chúng tôi dịch từ nguyên tác, Zen Mind, Beginner’s Mind, gồm những bài tiểu tham do Shunryu Suzuki nói trực tiếp bằng tiếng Anh với đệ tử và được Marian Derby, một đệ tử thân cận của sư, thu âm trên băng, rồi chép lại, sau đó được Trudy Dixon, một đệ tử thân cận khác của sư, hiệu đính và sắp xếp lại thành sách.