Chương 3. Luận thuyết A Di Đà trong Phật Giáo

19 Tháng Mười 201510:03(Xem: 3855)

TIỂU LUẬN VỀ PHẬT A DI ĐÀ
Phước Nguyên

PL. 2559 DL. 2015

CHƯƠNG III
LUẬN THUYẾT A-DI-ĐÀ TRONG PHẬT GIÁO

TIẾT 1
LUẬN THUYẾT A-DI-ĐÀ TRONG PHẬT GIÁO

 

Thuyết này cho rằng tín ngưỡng A Di Đà là một phát triển có tính chất tất yếu trong quá trình truyền bá Phật giáo. Cơ sở của phát triển đó nằm ngay trong tín ngưỡng đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni.

Sau khi đức Thích Tôn nhập niết bàn, một trào lưu tín ngưỡng mang ít nhiều tính chất bình dân và thần thoại xuất hiện nhằm phổ cập hóa Phật giáo tới nhiều lớp người khác nhau.

Chính từ trào lưu này đã khai sinh ra nền văn học Bản sinh cũng như tư tưởng bồ tát, tìm cách lý tưởng hóa cuộc đời cũng như sự nghiệp của đức Thích Tôn.

Đức Thích Tôn bây giờ không phải chỉ là đức Thích Ca Mâu Ni lịch sử, mà còn là một vị Phật của chân lý thường còn và mãi mãi thường còn (pháp thân) cũng như một vị Phật của hưởng thụ sung sướng (báo thân).

Chính quan niệmbáo thân này là cơ sở cho tín ngưỡng Phật A Di Đà. Đó chủ yếu là quan điểm của Yabuki Koiki và Mochizuki Shinkyò.

Trước hết, tín ngưỡng A Di Đà là một phát triển nội tại của quá trình truyền bá Phật giáo.

Vai trò của văn học Bản sinh cũng như tư tưởng Phật thểquan đương nhiên góp một phần quan trọng vào sự hình thành ra tín ngưỡng ấy.

Đồng thời khi đã nói nó là kết quả của một quá trình, ta tất phải giả thiết sự tiếp thu tất yếu những yếu tốtín ngưỡng ngoài Phật giáo, bởi vì nếu không có sự tiếp thu đó, quá trình phát triển không thể xảy ra được.

Sự tiếp thu đó đã xảy ra trên hai mặt như sau:

- Mặt thứ nhất là quá trình tiếp xúc giữa Phật giáo với toàn bộ văn hóa và tín ngưỡng Ấn độ trong lịch sử tồn tại của mình.

- Mặt thứ hai, là quá trình tiếp xúc giữa Phật giáo với các nền văn hóa và tín ngưỡng ngoài Ấn độ, chủ yếu là nền văn hóa và tín ngưỡng Iran.

Chính quá trình tiếp xúc đó đã làm cơ sở cho sự tiếp thu tất yếu nói trên, từ đó xây dựng nên hình ảnh đức Phật A Di Đà với những yếu tố như ánh sáng, sống lâu, quang vinh, thanh tịnh v.v...

Phật A Di Đà như một biểu tượng tín ngưỡng xuất hiện khá sớm trong các kinh điển thuộc Tịnh độ giáo, và tùy ở sự du nhập của các kinh điển ấy vào các nước khác nhau mà những biểu tượng đó mang nhiều sắc thái riêng biệt chứng tỏ khả năng vận dụng đặc thù của từng dân tộc.

Tất nhiên người ta có thể đồng ý trên nguyên tắc với quan điểmcho rằng tín ngưỡng A Di Đà là phát triển tất yếu của tín ngưỡng nội bộ Phật giáo. Nhưng trong văn học Phật giáo, ngoài tín ngưỡng A Di Đà, còn song hành một số tín ngưỡng khác có dạng hình tương tự kiểu  tín ngưỡng A Sô Bệ và tín ngưỡng Dược Sư.

Cho nên, không thể chỉ dựa vào quá trình phát triển của văn học Bản sinh cùng tư tưởng Phật thể quan để giải thích nguồn gốc của tín ngưỡng A Di Đà. 

TIẾT 2
LUẬN THUYẾT A-DI-ĐÀ
TRONG KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

2.1. Cơ sở tư tưởng

Nguồn gốc tín ngưỡng A Di Đà xuất phát hiển nhiên là từ Ấn độ. Nhưng không phải kinh điển nào lưu hành ở Ấn độ cũng đề cập đến A Di Đà.

Sự thực, một bộ phận lớn những kinh điển ấy đã hoàn toàn im lặng, không nói gì đến đức Phật A Di Đà, một số khác thì chỉ nói phớt qua, trong khi đề cập những vấn đề tổng quát liên quan đến niệm Phật.

Thí dụ, trong Đại Tạng Kinh 15, số hiệu 0643, Phật Thuyết Quán Phật Tam Muội Hải Kinh 9[1], Đông Tấn Phật Đà Bạt Đà La dịch, kể chuyện ba tỳ kheo cùng lễ bái tướng bạch hào của Phật Không Vương mà thành Phật, trong đó một vị đã trở thành Phật A Di Đà.

Truyện này cùng với truyện tỳ kheo Pháp Tạng, truyện vua Vô Tránh Niệm và truyện mười sáu vương tử cấu tạo nên nhóm truyện giải thích quá trình thành đạo của Phật A Di Đà, mà thuật ngữ thường gọi là A Di Đà thành đạo nhân quả.

Một bộ phận thứ ba bao gồm các kinh điển đã đề cập đến đức Phật A Di Đà trong một chừng mực nào đó, nhưng sau này đã có một ảnh hưởng sâu rộng trong giới Tịnh độ giáo.

Cuối cùng là nhóm kinh điển làm cơ bản cho tín ngưỡng A Di Đà. Chúng bao gồm ba bộ kinh thường được gọi là tịnh độ tam bộ kinh, tức là: các kinh A Di Đà, Quán vô lượng thọ và Vôlượng thọ.

Trong đoạn bàn vềtín ngưỡng A Di Đà tại Ấn độ ở đây, chúng ta sẽ không bàn đến nhóm kinh điển cuối cùng vừa nói, mà sẽ tập trung vào các kinh điển nhóm thư ba, chủ yếu là các kinh Hoa nghiêm, Pháp hoa và Bát nhã cùng các trước tác của các luận sư mà các nhà Tịnh độ giáo về sau thừa nhận là những người tiên phong.

2.2. Văn học Bát-nhã, Đại Trí Độ Luận và Trung Quán Luận

Trong các kinh điển Bát nhã, tư tưởng tịnh độ tuy được giới thiệu rộng rãi, nhưng đó chủ yếu là cõi tịnh độ của đức A Súc ở phương đông, chứ không phải thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà ở phương tây.

Nguyên điển Sanskrit, Ma ha bát nhã ba la mật kinh[2], để trả lờicâu hỏi Bồ tát thực hành Bát nhã ba la mật, thì sau khi chết ở đâu vãng sinh ở đây, hay sau khi chết ở đây thì vãng sinh ở đâu, đã viết:

ग़ो भगवन बोधिसत्त्वो महासत्त्वोऽनेन प्रज्ञापारमिताविथरेण विहरति स कुतश च्युत इहोपपद्यते । इतो वा च्युतह कुत्रोपपत्स्यते (.....) सन्ति शारिपुत्र बोधिसत्त्वाहः महासत्त्वाः सण्णामं अभिज्ञानामं लाभिनस ते ताभिर अभिज्ञाभिर  विक्रोडन्तो बुद्धक्षेत्रेण बुद्धक्षेत्रमं समंक्रामन्ति येषु बुद्धक्षेत्रेष्व अमितम आयुहः॥ (Yo bhagavan bodhisattvo mahāsattvo'nena prajñāpāramitāvithareṇa viharati sa kutaś cyuta ihopapadyate / ito vā cyutah kutropapatsyate (.....) santi śāriputra bodhisattvāḥ mahāsattvāḥ saṇṇā abhijñānālābhinas te tābhir abhijñābhir  vikroḍanto buddhaketreṇa buddhaketra sakrāmanti yeu buddhaketrev amitam āyuḥ//)[3]

“Có những Bồ tát đã chứng đắc sáu thần thông, bằng các thần thông ấy họ du hành vượt qua một quốc độ Phật này đến một quốc độ Phật khác, mà trong các quốc độ Phật ấy tuổi thọ là vô lượng…”

Đoạn văn này, như thế, tuy không nói rõ là đức Phật A Di Đà, nhưng nói đến những cõi Phật có tuổi thọvô lượng, do vậy cũng ám chỉ xa gần đến đức Phật ấy.

Thêm vào đó, nó lại đề cập đến phạm trù vãng sinh.

Giải thích phạm trù vãng sinh của Đại Bát Nhã nói ở trên, Đại Tạng Kinh 25, số hiệu 1509, Đại Trí Độ Luận 38[4], phẩm Vãng Sinh, Long Thọ Bồ Tát tạo, Hậu Tần Cưu Ma La Thập dịch, viết: “Nói đến những thứ vãng sinh, Phật pháp không chấp có, không chấp không, có không cũng không chấp, chẳng có chẳng không cũng không chấp, không chấp cũng không chấp. Như vậy người ta không gặp phải những thắc mắc”.

Rồi dẫn hai bài tụng từ Trung luận để minh giải. Một từ chương Quán Pháp thứ mười tám của म्ऊलमध्यमककारिका Mūlamadhyamakakārikā, bản Tây Tạng tương đương là Dbu-ma tsa-baḥi tshig-leḥur byas-pa śes-rab ces-bya-ba nói rằng:

“षर्वमं तथ्यमं न वा तथ्यमं च्ऐतत यम एव च ।

न्ऐवातथ्यण न्ऐव थयम एतद बुद्धानु शासनम्॥[5]

Sarvaṃ tathyaṃ na vā tathyaṃ caitat yam eva ca /

naivātathyaṇ naiva thayam etad buddhānu śāsanam

"Tất cả là thật là không thật, cũng thật, cũng không thật, cũng không thật cũng không không thật, đó là lời dạy của đức Phật" [6].

Và một từ chương Quán Niết Bàn thứ hai mươi lăm:

णिर्वाणस्य च या कोटिह कोटिह सम्सरणस्यच​।

नतयोर अन्तरमं किमंचित सुसूक्स्मम अपिविद्यते

Nirvāṇasya ca yā koṭih koṭih samsaraṇasyaca/

natayor antaraṃ kiṃcit susūksmam apividyate[7]

“Biên giới của Niết Bàn là biên giới của sinh tử, giữa hai biên giới  ấy không có một mảy may tách rời”[8].

Qua hai bài tụng này, Đại trí luận đã xác nhận biên giới của sinh tử chính là biên giới của Niết bàn, nên nội dung của vãng sinh là rốt ráo trống vắng.

Nhưng cũng vì tính rốt ráo trống vắng đó nên nó không phủ nhận nhân duyên của nghiệp sinh tử, do đó mà nói có vãng sinh. Lý giải vãng sinh như thế, tác giả Đại trí luận đã đặt nền mống cho thuyết thân Phật tức thân ta của Trần Thái Tôn, thuyết vãng sinh tức thành Phật của Thân Loan, thuyết tịnh uế bất nhị của Liễu Âm, v.v... sau này.

Nói chung, văn hệ Bát nhã tuy không đưa ra lý giải rõ ràng về đức Phật A Di Đà, nhưng đã là bước đầu đặt nền tảng cho những thành tựu về sau kết tinh trong tư tưởng Long Thọ với thuyết dị hành.

2.3. Văn hệ Pháp Hoa

Song song với văn hệBát nhã là văn hệ Pháp hoa. Trong văn hệ này, quá khứ cũng như bản nguyện đức Phật A Di Đà đã được mô tả một cách công nhiên.

Về quá khứ của đức Phật ấy, Đại Tạng Kinh 09, số hiệu 0262, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh 3, Diêu Tần Cưu Ma La Thập dịch, phẩm Hóa thành dụ[9]; Số hiệu 263, Chính pháp hoa kinh 4, phẩm Vãng cổ[10], Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch; số hiệu 264, Thiệm phẩm diệu pháp liên hoa kinh 3, phẩm Hóa thành dụ[11], Tùy Xà Na Quật Đa cộng Cấp Đa dịch; và Nguyên điển Sanskrit kinh Pháp Hoa सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् phẩm 7. Tiền sử ७ पूर्वयोगपरिवर्तः। (7 pūrvayogaparivartaḥ)[12], và bản Tây Tạng དམ་པའི་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ། Dam-paḥi chos pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo thuộc tạng Peking No 0781, và Derge No 0113[13], phẩm སྔོན་གྱི་སྦྱོར་བའི་ལེའུ་བདུན་པ་ནི། kể chuyện Ngài là một trong mười sáu vị vương tử của đức Phật Đại Thông Trí Thắng, đã từng thọ trì giảng dạy kinh Pháp hoa, và sau đó thành Phật có hiệu là A Di Đà ở thế giới phương tây.

Quan điểm Pháp hoa ở đây là kết nạp tín ngưỡng A Di Đà vào tư tưởng nhất thừa, theo đó sự xuất hiện và giáo hóa của đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà cùng các đức Phật ở thế giới khác là tùy theo căn cơ của chúng sinh, để làm những nhà hướng đạo dẫn họ qua sa mạc của sinh tử hiểm nghèo.

Theo tư tưởng Pháp Hoa, Thế giới Cực lạc của Phật A Di Đà cũng như thế giới của các vị Phật khác, chỉ là những ốc đảo ngọc ngà, mà kinh gọi là महारत्नद्वीप​ mahāratnadvīpa; gây ấn tượng an ổn cho tất cả, trước những hiểm nguy của sa mạc. Nhưng đó chỉ là nơi an nghỉ tạm thời. Nhà hướng đạo cuối cùng sẽ dẫn tất cả đến đích như bài kệ kết thúc phẩm ấy đã viết:

एतादृशी देशन नायकानां

विश्रामहेतोः प्रवदन्ति निर्वृतिम्।

विश्रान्त ज्ञात्वान च निर्वृतीये

सर्वज्ञज्ञाने उपनेन्ति सर्वान्॥१०९॥

etādṛśī deśana nāyakānāṃ

viśrāmahetoḥ pravadanti nirvṛtim|

viśrānta jñātvāna ca nirvṛtīye

sarvajñajñāne upanenti sarvān||109||[14]

“Sự giáo hóa của các bậc Đạo sư là như thế. Các Ngài nói đến sự tịch diệt là để mọi chúng sinh an nghỉ. Khi biết rằng chúng đã đi đến chỗ tịch diệt vốn không phải là nơi an nghỉ cuối cùng, các Ngài dẫn tất cả vào Nhất thiết trí"

Trong tư tưởng Pháp hoa, thế giới Cực lạc như thế chỉ là một hóa thành, một nơi an nghỉ tạm thời.  Tuy vậy, phẩm Tiền sử của Dược Vương thuộc Nguyên điển Sanskrit kinh Pháp Hoa सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम्, phẩm २२ भैषज्यराजपूर्वयोगपरिवर्तः। 22 bhaiṣajyarājapūrvayogaparivartaḥ, tương đương với bản dịch Tây Tạng དམ་པའི་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ། Dam-paḥi chos pad-ma dkar-po shes-bya-ba, phẩm 22. སྨན་གྱི་རྒྱལ་པོའི་སྔོན་གྱི་སྦྱོར་བའི་ལེའུ་ཉི་ཤུ་རྩ་གཉིས་པ་ནི།; Bản Hán: Đại Tạng Kinh 09, Diệu pháp liên hoa kinh 6 phẩm Dược Vương bồ tát bản sự[15], Chính pháp hoa kinh 9, phẩm Dược Vương bồ tát[16], và Thiệm phẩm Diệu pháp liên hoa kinh 6, phẩm Dược Vương bồ tát bản sự[17], lại đề cập đến sự vãng sinh về thế giới Cực Lạc của những người trì tụng kinh ấy, ngay cả những người nữ. Kinh viết như sau:

“यः कश्चिन्नक्षत्रराजसंकुसुमिताभिज्ञ इमं भैषज्यराजपूर्वयोगपरिवर्तं पश्चिमायां पञ्चाशत्यां श्रुत्वा मातृग्रामः प्रतिपत्स्यते स खल्वतश्च्युतः सुखावत्यां लोकधातावुपपत्स्यते यस्यां स भगवानमितायुस्तथागतोऽर्हन सम्यक्संबुद्धो बोधिसत्त्वगणपरिवृतस्तिष्ठति ध्रियते यापयति। स तस्यां पद्मगर्भे सिंहासने निषण्ण उपपत्स्यते। (yaḥ kaścinnakṣatrarājasaṃkusumitābhijña imaṃ bhaiṣajyarājapūrvayogaparivartaṃ paścimāyāṃ pañcāśatyāṃ śrutvā mātṛgrāmaḥ pratipatsyate sa khalvataścyutaḥ sukhāvatyāṃ lokadhātāvupapatsyate yasyāṃ sa bhagavānamitāyustathāgato'rhan samyaksaṃbuddho bodhisattvagaṇaparivṛtastiṣṭhati dhriyate yāpayati| sa tasyāṃ padmagarbhe siṃhāsane niṣaṇṇa upapatsyate)

“Sau khi Như Lai diệt độ năm trăm năm, nếu có người nữ nghe kinh điển này, đúng nhưlời tu hành, thì khi mệnh chung ở đây, liền vãng sinh qua thế giới An lạc, trụ xứ của đức Phật A Di Đà, có các chúng đại Bồ tát vây quanh, mà sinh ra trên tòa báu hoa sen”

Ở đây, sự tu hành theo kinh Pháp hoa được coi như một hỗ trợ đắc lực cho ước nguyện vãng sinh. Tư tưởng nhất thừa như thế được kết hợp chặt chẽ với tín ngưỡng A Di Đà.

Đến phẩm Phổ Môn, là phẩm thứ hai tư, bản Sanskrit Kinh Pháp Hoa, tựa đề २४ समन्तमुखपरिवर्तः 24 samantamukhaparivartaḥ, tương đương với phẩm 24. དམ་པའི་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོ་ལས། སྤྱན་རས་གཟིགས་དབང་ཕྱུག་གི་རྣམ་པར་འཕྲུལ་པ་བསྟན་པ་ཀུན་ནས་སྒོའི་ལེའུ་ཉི་ཤུ་རྩེ་བཞི་པ་ནི། của bản Tây Tạng, có năm bài chỉnh cú ca ngợi đức Phật A Di Đà và nói rõ vị trí của Bồ tát Quán ThếÂm đối với đức Phật ấy. Các bản dịch chữ Hán không có năm bài kệ này. Duy chỉ có bản Sanskrit सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् và bản dịch Tây Tạng དམ་པའི་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ། Dam-paḥi chos pad-ma dkar-po shes-bya-ba là thấy chúng xuất hiện.

Nội dung năm bài chỉnh cú như sau:

*Sanskrit Devanagari

स्थित दक्षिणवामतस्तथा

वीजयन्त अमिताभनायकम्।

मायोपमता समाधिना

सर्वक्षेत्रे जिन गत्व पूजिषु॥२९॥

दिशि पश्चिमतः सुखाकरा

लोकधातु विरजा सुखावती।

यत्र एष अमिताभनायकः

संप्रति तिष्ठति सत्त्वसारथिः॥३०॥

न च इस्त्रिण तत्र संभवो

नापि च मैथुनधर्म सर्वशः।

उपपादुक ते जिनोरसाः

पद्मगर्भेषु निषण्ण निर्मलाः॥३१॥

सो चैव अमिताभनायकः

पद्मगर्भे विरजे मनोरमे।

सिंहासनि संनिषण्णको

शालरजो व यथा विराजते॥३२॥

सोऽपि तथा लोकनायको

यस्य नास्ति त्रिभवेस्मि सादृशः।

यन्मे पुण्य स्तवित्व संचितं

क्षिप्र भोमि यथ त्वं नरोत्तम॥३३॥[18]

 

Phiên âm Latin

sthita dakṣiṇavāmatastathā

vījayanta amitābhanāyakam|

māyopamatā samādhinā

sarvakṣetre jina gatva pūjiṣu||29||

diśi paścimataḥ sukhākarā

lokadhātu virajā sukhāvatī|

yatra eṣa amitābhanāyakaḥ

saṃprati tiṣṭhati sattvasārathiḥ||30||

na ca istriṇa tatra saṃbhavo

nāpi ca maithunadharma sarvaśaḥ|

upapāduka te jinorasāḥ

padmagarbheṣu niṣaṇṇa nirmalāḥ||31||

so caiva amitābhanāyakaḥ

padmagarbhe viraje manorame|

siṃhāsani saṃniṣaṇṇako

śālarajo va yathā virājate||32||

so'pi tathā lokanāyako

yasya nāsti tribhavesmi sādṛśaḥ|

yanme puṇya stavitva saṃcitaṃ

kṣipra bhomi yatha tvaṃ narottama||33|| iti||[19]

 

Bản Tây Tạng

(29) འདྲེན་པ་སྣང་བ་མཐའ་ཡས་གཡས་གཡོན་ནས། །

བསིལ་ཡབ་ཐོགས་ཏེ་དེ་བཞིན་གཡོབ་ཅིང་འདུག །

སྒྱུ་མ་ལྟ་བུའི་ཏིང་ངེ་འཛིན་གྱིས་ཀྱང༏ །

ཞིང་རྣམས་ཀུན་ཏུ་སོང་ནས་རྒྱལ་བ་མཆོད། །

(30) ནུབ་ཀྱི་ཕྱོགས་ན་བདེ་བའི་འབྱུང་གནས་ཏེ། །

རྡུལ་བྲལ་འཇིག་རྟེན་ཁམས་འདི་བདེ་བ་ཅན། །

དེ་ན་སེམས་ཅན་ཁ་ལོ་སྒྱུར་བ་ཡི། །

འདྲེན་པ་ཚེ་མཐའ་ཡས་པའང་ད་ལྟར་བཞུགས། །

(31) དེར་ནི་བུད་མེད་རྣམས་ཀྱང་མི་འབྱུང་སྟེ། །

རྣམ་པ་ཀུན་ཏུ་གཡེམ་པའི་ཆོས་མེད་དོ། །

རྒྱལ་བའི་སྲས་པོ་དེ་དག་བརྫུས་ཏེ་སྐྱེ། །

དྲི་མ་མེད་པའི་པད་མའི་སྙིང་པོར་འདུག །

(32) འདྲེན་པ་ཚེ་མཐའ་ཡས་པ་དེ་ཉིད་ཀྱང༏ །

པད་མའི་སྙིང་པོ་དྲི་མེད་དགའ་བ་ལ། །

སེང་གེའི་ཁྲི་ལ་རབ་ཏུ་བཞུགས་པ་ཡང༏ །

སཱ་ལའི་རྒྱལ་པོ་ལྟ་བུར་རྣམ་པར་མཛེས། །

(33) འཇིག་རྟེན་འདྲེན་པ་འདི་ཡང་དེ་བཞིན་ཏེ། །

སྲིད་པ་གསུམ་ན་དེ་འདྲ་ཡོང་མེད་དོ། །

གང་གིས་སྤྱན་རས་གཟིགས་དབང་མིང་ཐོས་པ། །

དེ་ཡི་བསོད་ནམས་དག་ནི་ཟད་མི་འགྱུར། །[20]

Bản dịch Sanskrit Anh của Kern

29. At one time standing to the right, at another to the left of the Chief Amitabha, whom he is fanning, he, by dint of meditation, like a phantom, in all regions honours the Gina.

 

30. In the west, where the pure world Sukhâkara is situated, there the Chief Amitabha, the tamer of men, has his fixed abode.

 

31. There no women are to be found; there sexual intercourse is absolutely unknown; there the sons of Gina, on springing into existence by apparitional birth, are sitting in the undefiled cups of lotuses.

 

32. And the Chief Amitâbha himself is seated on a throne in the pure and nice cup of a lotus, and shines as the Sâla-king.

 

33. The Leader of the world, whose store of merit has been praised, has no equal in the triple world. O supreme of men, let us soon become like thee![21]

Như vậy đối chiếu bản Sanskrit-Tây Tạng-Anh chúng ta có nội dung năm bài chỉnh cú này như sau: "Bồ tát Quán Thế Âm có khi đứng bên phải có khi đứng bên trái đức đạo sư Vô Lượng Quang mà hầu quạt, đồng thời bằng tam muội như huyễn, phụng sự đấng Tối Thắng ấy trong tất cảmọi quốc độ. Ở phương Tây có cõi Cực lạc thế giới hoan lạc vô nhiễm, có đức Đạo sư Vô Lượng Quang, vị Điều ngự của chúng sinh, an trú và tồn tại. Ở đó không có người nữ sinh ra, và cũng hoàn toàn không có sự dâm dục; những người con của đấng Tối Thắng hóa sinh ngồi giữa lòng hoa sen không cấu nhiễm. Và chính đức đạo sư Vô Lượng Quang ngồi trên tòa sư tử bằng hoa sen thuần khiết khả ái, rạng ngời sáng chói như Sa-la vương. Đấng Đạo sư của thế gian như thế, trong ba cõi không aisánh bằng. Kính đấng Siêu nhân! Sau khi tán dương tụ phước đức của Ngài, mong cho con chóng được như Ngài".

Và sự kiện năm bài chỉnh cú này vắng mặt trong các bản dịch chữ Hán Kinh Pháp Hoa, mà bản cuối cùng là thuộc Đại Tạng Kinh 09, số hiệu 264 của Xà Na Cấp Đa dịch[22], vào năm 601, thuộc; mà chỉ xuất hiện trong bản Sanskrit và bản dịch Tây Tạng, chứng tỏ từ thế kỷ thứ bảy về sau việc kết liên Bồ tát QuánThế Âm với đức Phật A Di Đà đã trở thành một yêu cầu trong tín ngưỡng A Di Đà ở Ấn Độ.

Tất nhiên, không thể dựa hoàn toàn vào sự vắng mặt trong những bản dịch chữ Hán, mà khẳng quyết năm bài chỉnh cú ấy ra đời sau bản dịch của Xà Na Cấp Đa, bởi vì, có thể các bản dịch chữ Hán đã y cứ vào các truyền bản khác với truyền bản Sanskrit: सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् hiện tìm được.

Hơn nữa, trong Đại Tạng Kinh, số hiệu 0362, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh[23], 2 quyển, do Ngô Chi Khiêm dịch giữa những năm 223-253, đã thấy xuất hiện đức Quán Thế Âm và Đại Thế Chí như hai Bồ tát thị giả đức Phật A Di Đà và sẽ kếvị đức Phật này ở thế giới Cực Lạc.

Cho nên, sự kết liên đức Quán Thê Âm với đức Phật A Di Đà trong đoạn văn dẫn trên của kinh Pháp hoa và bản Sanskrit chỉ là một sự tiếp thu, nếu quả có sự tiếp thu, một truyền thống tín ngưỡng có từ trước rồi.

Vậy thì từ cơ sở tư tưởng nhất thừa, tín ngưỡng A Di Đà xuất hiện như một trợ lực thiết yếu cho những hành giả đi về quả vị giác ngộ tối thượng. Khía cạnh trợlực này nổi bật khá rõ nét trong mối quan hệ của Phật A Di Đà với hai vị Bồ tát Dược Vương và Quán Thế Âm. Một vị như là một người bạn đường thiết yếu trong những nỗi thống khổ của bệnh tật, và một vị trong những tai họa bất trắc của cuộc đời.

Nói tóm lại, có một nỗ lực lý giải tín ngưỡng A Di Đà trong kinh Pháp hoa và qui định vị trí và vai trò của tín ngưỡng này trong toàn bộ hệ thống tư tưởng nhất thừa của nó.

2.4. Văn hệ Hoa Nghiêm

Nếu kinh Pháp hoa coi thế giới Cực lạc như một hóa thành, một nơi an nghỉ tạm thời, thì những mô tả về thế giới ấy trong kinh Hoa nghiêm cũng không có gì độc đáo lắm.

Một mặt nếu về không gian, thế giới Cực lạc có những hàng cây báu, có ao sen bảy báu với lòng ao rải bằng cát vàng, tràn đầy nước trong có tám đặc tính, có những loài chim hót tiếng líu lo như nhạc trời, có tiếng gió thổi qua các hàng cây phát ra những âm thanh vi diệu v.v..., thì những mô tả này cũng thấy xuất hiện nơi khu vườn Phổ trang nghiêm của bà Hưu Xả, mà trong Kinh Hoa Nghiêm bản Sanskrit hiện có là ङण्डव्यूह सूत्रम gaṇḍavyūhasūtram[24] và Đại Tạng Kinh 09, số hiệu 0278, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh 47[25], bản 60 quyển, Đông Tấn Phật Đà Bạt Đà La dịch; Đại Tạng Kinh 10, số hiệu 0279, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh 63[26], bản 80 quyển, Đường Thật Xoa Nan Đà dịch, và Đại Tạng Kinh 10, số hiệu 0293, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh 7[27], bản 40 quyển, Đường Bát Nhã dịch ghi nhận.

Mặt khác về thời gian thì số lượng thời gian của thếgiới Cực lạc chỉ được quan niệm dài hơn thế giới Ta bà, còn so với các thế giới khác thì nó quá ngắn. Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh 45 (bản 80) phẩm Thọ lượng và Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh 29 (bản 60) phẩm Thọ mạng, Đại Tạng Kinh 10, số hiệu 0289, Hiển Vô Biên Phật Độ Công Đức Kinh, 1 quyển, Đường Huyền Trang dịch và số hiệu 0290, Phật Thuyết Giảo Lượng Nhất Thiết Phật Sát Công Đức Kinh, 1 quyển, Tống Pháp Hiền dịch…nói nếu lấy thời gian ở thế giới Ta bà của Phật Thích Ca làm chuẩn, thì một kiếp của cõi này chỉ dài bằng một ngày một đêm ở thế giới Cực lạc của Phật A Di Đà, rồi một kiếp của thế giới Cực lạc chỉ dài bằng một ngày một đêm của thế giới Ca sa tràng của Phật Kim Cang Kiên. Con số thời gian dài nhất của thế giới trong số mười thế giới được kể đến trong phẩm ấy là của thế giới Kính quang của Phật Nguyệt Trí. Nhưng thời gian của thế giới Kính Quang cũng chưa đáng kể nếu so với thời gian của thế giới Liên hoa của Phật Hiền Thắng.

Như vậy, với những xác định đơn vị thời gian vừa thấy, việc nói đức Phật A Di Đà có tuổi thọ vô lượng cũng chưa xác định được như một nét đặc thù về phương diện thời gian.

Tuy vậy, ước nguyện vãng sinh về thế giới Cực Lạc ấy vẫn được nhấn mạnh trong phẩm 56 Phổ Hiền Hành Nguyện, của Kinh ङण्डव्यूह सूत्रम gaṇḍavyūhasūtram bản Sanskrit với nhan đề: समन्तभद्रचर्याप्रणिधानम् samantabhadracaryāpraṇidhānam, phần này không có trong các bản dịch Hán của Kinh Hoa Nghiêm thuộc Đại Tạng Kinh 09, số hiệu 0278, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, bản 60 quyển, Đông Tấn Phật Đà Bạt Đà La dịch; số hiệu 0279, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, bản 80 quyển, Đường Thật Xoa Nan Đà dịch mà chỉ có trong phần cuối của Đại Tạng Kinh 10, số hiệu 0293, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh 40, bản 40 quyển, Đường Bát Nhã dịch và bản dịch Tây Tạng སྡོང་པོ་བཀོད་པ། sdong po bkod pa

Ước nguyện vãng sinh ở đây được quan niệm như một hỗ trợ đắc lực để thành tựu những đại nguyện của Phổ Hiền:

“कालक्रियां च अहं करमाणो

आवरणान विनिवर्तिय सर्वान्।

संमुख पश्यिय तं अमिताभं

तं च सुखावतिक्षेत्र व्रजेयम्॥५७॥

kālakriyāṃ ca ahaṃ karamāṇo

āvaraṇān vinivartiya sarvān|

saṃmukha paśyiya taṃ amitābhaṃ

taṃ ca sukhāvatikṣetra vrajeyam||57||[28]

Nguyện khi tôi lâm chung,

Mọi chướng ngại đều được tiêu trừ,

Tôi đi về quốc độ Cực Lạc

Và thấy tận mặt đức Phật A Di Đà"

Đối chiếu với bản Tây Tạng chúng ta có như sau:

པད སཱཏཱཀུ མེནིནྒྒལ

སེམོག སེགལ ནོད ཏེརྶིནྒྐིརྐན

དེནྒནདེམིཀཱིནསཡ དཔཏམེལིཧཏབུདྡྷ ཅཧཡ ཏནྤ བཏས

དནདཔཏཔེརྒི ཀེ སུརྒ ཀེབཧགཱཱིནསེམྤུརྣ[29].

Ước mong khi tôi lâm chung,

Tránh xa tất cả các chướng ngại,

Trước mắt thấy được đức Vô Lượng Quang

Và vãng sinh về cõi Cực lạc của Ngài.

Đối chiếu với bản Hán Đại Tạng Kinh 10, số hiệu 0293, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh 40, bản 40 quyển, Đường Bát Nhã dịch:

願我臨欲命終時,

盡除一切諸障礙,

面見彼佛阿彌陀,

即得往生安樂剎。[30]

Nguyện ngã lâm dục mạng chung thời,

Tận trừ nhất thiết chư chướng ngại,

Diện kiến bỉ Phật A-di-đà,

Tức đắc vãng sanh an lạc sát.

Và đoạn tiếp sau trong bài kệ này thuộc phẩm समन्तभद्रचर्याप्रणिधानम् samantabhadracaryāpraṇidhānam kinh nói tiếp năm bài chỉnh cú sau:

Sanskrit Devanagari

तत्र गतस्य इमि प्रणिधाना

आमुखि सर्वि भवेय्यु समग्रा।

तांश्च अहं परिपूर्य अशेषान्

सत्त्वहितं करि यावत लोके॥५८॥

तहि जिनमण्डलि शोभनि रम्ये

पद्मवरे रुचिरे उपपन्नः।

व्याकरणं अहु तत्र लभेय्या

संमुखतो अभिताभजिनस्य॥५९॥

व्याकरणं प्रतिलभ्य त तस्मिन्

निर्मितकोटिशतेभिरनेकैः।

सत्त्वहितानि बहून्यहु कुर्यां

दिक्षुदशस्वपि बुद्धिबलेन॥६०॥

भद्रचरिप्रणिधान पठित्वा

यत्कुशलं मयि संचितु किंचित्।

एकक्षणेन समृध्यतु सर्वं

तेन जगस्य शुभं प्रणिधानम्॥६१॥

भद्रचरिं परिणाम्य यदाप्तं

पुण्यमनन्तमतीव विशिष्टम्।

तेन जगद्व्यसनौघनिमग्नं

यात्वमिताभपुरिं वरमेव॥६२॥[31]

Phiên âm la-tin

tatra gatasya imi praṇidhānā

āmukhi sarvi bhaveyyu samagrā|

tāṃśca ahaṃ paripūrya aśeṣān

sattvahitaṃ kari yāvata loke||58||

tahi jinamaṇḍali śobhani ramye

padmavare rucire upapannaḥ|

vyākaraṇaṃ ahu tatra labheyyā

saṃmukhato abhitābhajinasya||59||

vyākaraṇaṃ pratilabhya ta tasmin

nirmitakoṭiśatebhiranekaiḥ|

sattvahitāni bahūnyahu kuryāṃ

dikṣu daśasvapi buddhibalena||60||

bhadracaripraṇidhāna paṭhitvā

yatkuśalaṃ mayi saṃcitu kiṃcit|

ekakṣaṇena samṛdhyatu sarvaṃ

tena jagasya śubhaṃ praṇidhānam||61||

bhadracariṃ pariṇāmya yadāptaṃ

puṇyamanantamatīva viśiṣṭam|

tena jagadvyasanaughanimagnaṃ

yātvamitābhapuriṃ varameva||62||

“Khi vãng sinh về đó rồi, tất cả những bản nguyện này lúc ấy được hiện tiền, và sau khi hoàn thành chúng trọn vẹn tôi xin làm lợi ích cho chúng sinh ở thế gian. Ở đó tại đạo tràng sáng chói đầy hoan lạc của đấng Tối Thắng, tôi sinh ra trong đóa sen hồng tuyệt diệu, tiếp nhận sựthọký trước sựcó mặt của đấng tối thắng Vô Lượng Quang. Sau khi tiếp nhận được sự thọ ký ở đó, bằng vô số trăm ức triệu hóa thân, tôi có thể làm những điều lợi ích cho chúng sinh trong cả mười phương bằng sức mạnh của giác ngộ. Sau khi tụng đọc bản nguyện của Phổ Hiền, bất cứ tốt lành nào mà tôi đã chứa nhóm được, từng sát na mong cho tất cả thành tựu, do đó mà bản nguyện sáng ngời đối với thế gian được thành tựu. Sau khi đã thành thục hành vi của Phổ Hiền, với vô biên phước đức thù thắng đã đạt được, mong cho thếgian đang chìm đắm trong giòng lũ của bất hạnh, đi về quốc độ tuyệt vời của đức Vô Lượng Quang”.

Ước nguyện vãng sinh của Phổ Hiền như thế thật tha thiết và cảm động, nên về sau đặc biệt ởTrung Quốc đã có một ảnh hưởng rất lớn lao. Chính một bài chỉnh cú trên đã trở thành kinh nhật tụng của các nhà Tịnh độ giáo.

Dẫu vậy, ý nghĩa vãng sinh không được đơn thuần quan niệm như một hành vi chuyển động trong không gian. Trái lại, vãng sinh được lý giải trên cơ sở tư tưởng duy tâm của chính kinh Hoa nghiêm.

Bản Sanskrit, phẩm thứ 8.  मुक्तकः muktakaḥ, của Kinh ङण्डव्यूह gaṇḍavyūha, kể rằng: Khi Thiện Tài đồng tử đến tham bái trưởng giả Giải Thoát ở Trụ lâm được dạy cho môn giải thoát của Như Lai có tên Vô Trước Trang Nghiêm. Sau khi giới thiệu cho thấy vô lượng cõi Phật có thể được thăm viếng, vô lượng hành vi sự nghiệp của các đức Phật được chứng kiến bằng vào khả năng của Vô Trước Trang Nghiêm, vị trưởng giả ấy nói:

“न च ते तथागता इहागच्छन्ति, न चाहं तत्र गच्छामि। यस्यां च वेलायामिच्छामि, तस्यां वेलायां सुखावत्यां लोकधातावमिताभं तथागतं पश्यामि। चन्दनवत्यां लोकधातौ वज्राभं तथागतं पश्यामि।…। सोऽहं कुलपुत्र न कुतश्चिदागमनतां तथागतानां प्रजानन्, न क्वचिद्गमनतां स्वकायस्य प्रजानन्, स्वप्नोपमविज्ञप्तिं च तथागतानां प्रजानन्, स्वप्नसमविचारविज्ञप्तिं स्वचित्तस्य प्रजानन्, प्रतिभाससमविज्ञप्तिं च तथागतानां प्रजानन्, अच्छोदकभाजनविज्ञप्तिं च स्वचित्तस्य प्रजानन्, मायाकृतरूपविज्ञप्तिं च तथागतानां प्रजानन्, मायोपमविज्ञप्तिं च स्वचित्तस्य प्रजानन्, प्रतिश्रुत्कागिरिघोषानुरवणतां च तथागतघोषस्य प्रजानन्, प्रतिश्रुत्कासमविज्ञप्तिं च स्वचित्तस्य प्रजानन्, एवमनुगच्छामि एवमनुस्मरामि स्वचित्ताधिष्ठानं बोधिसत्त्वानां सर्वबुद्धधर्म इति (na ca te tathāgatā ihāgacchanti, na cāhaṃ tatra gacchāmi| yasyāṃ ca velāyāmicchāmi, tasyāṃ velāyāṃ sukhāvatyāṃ lokadhātāvamitābhaṃ tathāgataṃ paśyāmi| candanavatyāṃ lokadhātau vajrābhaṃ tathāgataṃ paśyāmi|….so'haṃ kulaputra na kutaścidāgamanatāṃ tathāgatānāṃ prajānan, na kvacidgamanatāṃ svakāyasya prajānan, svapnopamavijñaptiṃ ca tathāgatānāṃ prajānan, svapnasamavicāravijñaptiṃ svacittasya prajānan, pratibhāsasamavijñaptiṃ ca tathāgatānāṃ prajānan, acchodakabhājanavijñaptiṃ ca svacittasya prajānan, māyākṛtarūpavijñaptiṃ ca tathāgatānāṃ prajānan, māyopamavijñaptiṃ ca svacittasya prajānan, pratiśrutkāgirighoṣānuravaṇatāṃ ca tathāgataghoṣasya prajānan, pratiśrutkāsamavijñaptiṃ ca svacittasya prajānan, evamanugacchāmi evamanusmarāmi svacittādhiṣṭhānaṃ bodhisattvānāṃ sarvabuddhadharma iti….)[32]

“Các đức NhưLai ấy không đi đến đây, và ta cũng không đi đến đó. Khi nào ta muốn thì khi ấy ta liền thấy Như Lai Vô Lượng Quang ở thế giới Cực Lạc (...) Này thiện nam tử, chính ta không quan niệm các NhưLai từ đâu đến đây, hay tự thân ta đi đến đâu. Ta quan niệm sựnhận thức vềcác Như Lai là như mộng, hành vi và nhận thức của tự tâm là như mộng. Ta quan niệm sự nhận thức vềcác đức NhưLai là ảnh tượng vàsựnhận thức của tự tâm là như nước ở trong mình. Ta quan niệm sự nhận thức vềcác đức Như Lai là như huyễn hóa và nhận thức của tự tâm là như huyễn thuật. Ta quan niệm âm hưởng của các Như Lai như tiếng vang trong hốc núi và nhận thức của tự tâm như tiếng vang. Ta quan sát như vậy, ta suy niệm như vậy rằng hết thảy Phật pháp của các Bồ tát đều do tự tâm, sự thanh tịnh của hết thảy chư Phật đều do tự tâm ..."

Giải thích pháp môn Vô trước trang nghiêm như thế, Hoa nghiêm kinh đã đặt cơ sở cho thuyết tự tính Di Đà duy tâm tịnh độ, từ đó xác nhận nội dung vãng sinh chính là ở bản thân con người chứ không đâu xa.

Điều này hoàn toàn nhất trí với quan điểm vãng sinh của văn hệ Bát Nhã, tóm tắt trong tuyên bố nổi tiếng của Long Thọ ở Trung luận: "Biên giới của Niết bàn cũng là biên giới của sinh tử".

 

TIẾT 3.
LUẬN THUYẾT A-DI-ĐÀ 
VÀ LUẬN SƯ ẤN ĐỘ

3.1. Bồ-tát Long Thọ

Tuy, qua ba văn hệ trên, tín ngưỡng A Di Đà dù đã manh nha và phát triển tới mức độ cụ thể, nhưng vẫn chưa thoát ra khỏi cơ sở lý luận của các văn hệ ấy ở Ấn Độ. Phải đợi đến Long Thọ  với sự ra đời của Thập trụ tỳ bà sa luận 5[33], thuộc Đại Tạng Kinh 26, số hiệu 1521, 17 quyển, Thánh Giả Long Thọ tạo, Hậu Tần Cưu Ma La Thập dịch, mới xác lập tín ngưỡng A Di Đà như một bộ phận độc lập trong hệ thống Phật giáo. Phẩm Dị hành[34] của bộ luận ấy nêu lên câu hỏi: “Thực hành Đại thừa như đức Phật dạy, là phát nguyện cầu Phật đạo, sự kiện này còn nặng nề hơn cả việc nâng lên ba nghìn đại thiên thế giới. Ông nói A duy việt trí địa là pháp sâu xa khó đạt đến, và hỏi có con đường dễ đi nào để nhanh chóng đến A duy việt trí địa hay không, thì đó là lời nói khiếp nhược thấp hèn, không phải là lời của bậc đại nhân có chí cao cả. Nhưng nếu ông muốn nghe con đường dễ đi ấy, thì tôi sẽ nói.”[35]

Con đường dễ đi mà Long Thọ hứa hẹn là sự xưng niệm danh hiệu các đức Phật trong mười phương. Sau khi liệt kê danh hiệu các đức Phật trong mười phương ấy, Long Thọ giới thiệu thêm một trăm lẻ năm vị Phật khác, mà đứng đầu là đức Phật Vô Lượng Thọ[36].

Tiếp đó, Long Thọ giới thiệu bản nguyện của đức Phật A Di Đà: “Nếu người nào xưng niệm danh hiệu của ta và nương tựa vào đó, chắc chắn sẽ đạt được a nậu đa la tam miệu tam bồ đề”[37].

Rồi chính mình sáng tác ba mươi hai bài kệ ca ngợi đức Phật A Di Đà, mà sau này các nhà Tịnh độ giáo đã rút lại thành mười sáu bài và gọi là Long Thọ Bồ tát nguyện vãng sinh lễ tán kệ, mà Đại Tạng Kinh 47, số hiệu 1982, Tập Chư Kinh Lễ Sám Nghi[38], 2 quyển, Đường Trí Thăng soạn và Đại Tạng Kinh 47, số hiệu 1980, Vãng Sinh Lễ Tán Kệ[39], 1 quyển, Đường Thiện Đạo tập kí, đều đã ghi lại.

Trong ba mươi hai bài kệ này có mười bốn bài chứa đựng nội dung mười sáu nguyện trong số bốn mươi tám nguyện của Phật A Di Đà.

Ngoài ra, nội dung bài kệ thứ mười tám một phần nào liên hệ đến trường hợp vãng sinh của ba hạng người thường gọi là tam bối. Trong ba hạng người này, trừ hạng thượng bối, hai hạng còn lại là trung bối và hạ bối đều có những người về sau thối chí, hồng hi, mất tin tưởng.

Dù vậy, họ vẫn được vãng sinh. Nơi dành cho họ là biên cảnh Cực Lạc, ở đó họ hóa sinh từ hoa sen, sống trong một thành lớn trải qua năm trăm năm mới thấy được Phật A Di Đà. Đại A Di Đà  kinh và Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh đều có nói về trường hợp ấy.

Mà bài kệ thứ 18 của Long Thọ viết: “Những ai trồng thiện căn mà nghi thì hoa không nở”.

Thế nó cũng nói đến những hạng người trung bối hạ bối vừa thấy. Phân tích 32 bài kệ của Long Thọ nhằm cho thấy vào thời mình, Long Thọ đã biết đến một số truyền bản của ba bộ kinh cơ sở của Tịnh độ giáo là A Di Đà kinh, Vô lượng thọ kinh và Quán vô lượng thọ kinh. Điều đáng ngạc nhiên là trong toàn bộ trước tác của mình, bao gồm luôn cả Trí độ luận, Long Thọ đã không đích danh đề cập tới ba bộ kinh ấy và thậm chí không chủ trương tín ngưỡng A Di Đà như một phương pháp duy nhất.

Tuy thế, việc phân biệt các phương pháp thực hành Phật giáo thành hai loại khó làm và dễlàm mà thuật ngữ Trung quốc gọi là nan hành đạo và dị hành đạo, đã bước đầu thiết định cơ sở lý luận cho Tịnh độ giáo, cung cấp cho Tịnh độ giáo một công cụ để ấn định các kinh điển Phật giáo. Bản thân Long Thọ qua ba mươi hai bài kệnói trên đã ca ngợi đức Phật A Di Đà nhưmột Tự tại giả, một Thanh tịnh nhân, một Vô lượng đức, như thế biểu lộ ít nhiều cảm tính tôn giáo, xác định đức Phật ấy như một biểu tượng tín ngưỡng trọn vẹn.

3.2. Bồ-tát Thế Thân

Biểu tượng tín ngưỡng này cuối cùng đạt đỉnh cao ở Thế Thân. Trong bài kệ hồi hướng của Nhiếp đại thừa luận thích 15[40], thuộc Đại Tạng Kinh 31, số hiệu 1595, 15 quyển, Thế Thân Bồ Tát thích, Trần Chân Đế dịch Hán; Thế Thân đã bày tỏ tín ngưỡng A Di Đà qua lời: Nguyện cho tất cả đều thấy Phật A Di Đà[41].

Nhưng chính trong Vô lượng thọ kinh ưu bà đề xá nguyện sinh kệ, quan điểm của ThếThân như một nhà Tịnh độ giáo mới biểu lộ một cách trọn vẹn. Đây là lần đầu tiên Vô Lượng Thọ kinh được sử dụng như một văn bản nguyên ủy để sớ giải.

Qua nghiên cứu kinh ấy, Thế Thân đã đạt được hai kết quả.

Thứ nhất về mặt phương pháp, ông đưa ra thuyết năm niệm môn;

Thứ hai, về lý luận ông đề lên thuyết tự lực và tha lực.

Cả hai thành tựu này sau đó đã có những ảnh hưởng cực kỳ to lớn trên quá trình phát triển của Tịnh độgiáo Trung quốc và Nhật bản. Phương pháp năm niệm môn đã khai sinh cho một loạt những phương  pháp Tịnh độ giáo khác như A Di Đà sám pháp, phương pháp quán tưởng hai mươi chín nấc;

Thuyết tự lực và tha lực từ nguyên ủy xuất hiện trong Thập trụ tỳ bà sa luận 5, phẩm Dị hành nói rằng: “Phật pháp có vô lượng pháp môn như đường xá ở thế gian có khó có dễ, đường bộ đi chân thì khổ, đường thủy đi thuyền thì sướng”.

Và xa hơn nữa, nó có thể truy lên hình ảnh tảng đá và chiếc thuyền trong Những câu hỏi của Di Lan Đà. Những câu hỏi của Mi Lan Đà[42]  yếu tố mới đã được đưa vào:

“ग़ो वस्ससतमं अकुसलमं करेय्य मर​ऊअकाले च एकम्ं बुद्धगतमं सतिमं पतिलभेय्य सो देवेसु उप्पज्जेय्याति

Yo vassasataṃ akusalaṃ kareyya maraūakāle ca ekaṃ Buddhagataṃ satiṃ patilabheyya so devesu uppajjeyyāti”

Đó là một người, dù làm ác suốt đời, mà nhớ đến Phật vào lúc sắp chết, thì vẫn được sinh về thế giới lý tưởng. Mi Lan Đà đưa ra thắc mắc về trường hợp đó, và được Na Tiên trả lời qua hình ảnh một hòn đá dù nhỏ cách mấy, mà không ở trên thuyền thì cũng chìm, trong khi một tảng đá, dù nặng cả trăm xe vẫn nổi trên mặt nước, nếu chở trong thuyền[43].

Bản thân của Thế Thân trong Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Ba Đề Xá, 1 quyển[44], thuộc Đại Tạng Kinh 26, số hiệu 1524, bản dịch Hán của Nguyên Ngụy Bồ Đề Lưu Chi dịch, thì không công nhiên dùng những từ tự lực- tha lực, nhưng nội dung của những từ đó thì quá rõ rệt.

Cho nên, khi sách ấy được Bồ Đề Lưu Chi dịch ra tiếng Trung quốc, đời Bắc Ngụy-Đàm Loan, đã viết Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá Nguyện Sinh Kệ Chú[45], 2 quyển, thuộc Đại Tạng Kinh 40, số hiệu 1819, chính thức sử dụng những từ tự lực và tha lực, để xác định lập trường Tịnh độ giáo của mình.

Từ Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá Nguyện Sinh Kệ Chú, Đàm Loan đã rút ra kết luận về vị trí và vai trò của Phật lực đối với con người. Về vị trí và vai trò này, Thế Thân xác quyết trong bài chỉnh cú đầu tiên của mình:

世尊我一心

歸命盡十方  

無礙光如來

願生安樂國[46]

Thế Tôn ngã nhất tâm,

Qui mạng tận thập phương,

Vô Ngại Quang NhưLai,

Nguyện sinh An lạc quốc.

Qua bài chỉnh cú ấy, cần chú ý thêm là Thế Thân dùng danh hiệu Vô Ngại Quang 無礙光,mà có thể ức đoán từ nguyên của nó là अमितप्रभ​ Amitaprabha, một trong mười hai danh hiệu liên hệ với ánh sáng của đức Phật A Di Đà[47].

Đại Tạng Kinh 26, số hiệu 1521, Thập trụ tỳ bà sa luận 5 tuy có dùng danh hiệu Vô Lượng Quang無量光và Vô Lượng Minh無量明, những danh hiệu có liên hệ với ánh sáng, nhưng vẫn còn dùng danh hiệu Vô Lượng Thọ無量壽.

Thế Thân như vậy rõ ràng đứng về phía những người xác nhận đức A Di Đà thuần túy là một vị Phật của ánh sáng. Sự kiện này cũng có những ảnh hưởng quyết định đối với Đàm Loan ở Trung quốc cũng như Thân Loan ở Nhật bản.

Trong Đại Tang Kinh 47, số hiệu 1978, Tán A Di Đà Phật Kệ[48], 1 quyển, Hậu Ngụy Đàm Loan soạn, Đàm Loan đã dùng danh hiệu Bất Khả Tư Nghị Quang不可思議光[49] , giữa ba mươi bảy danh hiệu khác để ca ngợi đức Phật A Di Đà.

Còn Shinran (親鸞Thân Loan) viết Tịnh độ hòa tán đã dùng lại những danh hiệu do Đàm Loan đưa ra. Sự thật, là câu: “Qui mạng tận thập phương Vô Ngại Quang Như Lai歸命盡十方無礙光如來"[50] đã được Thân Loan qui định như một bản tôn cho những người Tịnh độ giáo và gọi nó là Thập tự danh hiệu, như Biện thuật danh thể sao, Cải tà sao BTôn hiệu chân tượng minh văn B đã chép.

Thập tự danh hiệu hay danh hiệu mười chữ này sau đó đã cùng với lục tự danh hiệu, tức câu Nam mô A Di Đà Phật và cửu tự danh hiệu, tức câu Nam mô Bất Khả Tư Nghị Quang Như Lai đã trở thành những danh hiệu được viết lên để mà thờ, như Chân tôn cố thật truyền lai sao đã ghi.

Như thế, ở Ấn Độ tín ngưỡng A Di Đà tuy được nhiều kinh điển đề cập đến, mà A Di Đà Phật thuyết lâm liệt kê có hơn hai trăm bộ, vẫn chưa chiếm ưu thế của một tín ngưỡng.

Ngay cả đối với Long Thọ, tín ngưỡng A Di Đà chỉlà một bộ phận giữa các tín ngưỡng các đức Phật khác mà thôi. Đến ThếThân, tuy nó đã tiến lên chiếm một địa vịnổi bật, nhưng rồi sau đó thì không còn thấy một luận sư nào đề cập đến nữa.

Dẫu vậy, những công trình của Long Thọ và Thế Thân đã trở thành nền móng vững chắc cho những phát triển về sau khi tín ngưỡng ấy du nhập vào các nước khác.



[1] Đại 15, No. 0643, tr. 0687b02: 佛說觀佛三昧海經卷第九, 東晉天竺三藏佛陀跋陀羅譯

[2] Skt. Pañcaviṃśati-sāhasrikā-prajñāpāramitāNhị vạn ngũ thiên tụng Bát-nhã Ba-la-mật, bản Sanskrit của Kinh này hiện có 8 phẩm, do N. Dutt chủ trương biên tập và xuất bản, 1934. Tib.: སྷེསྰརབཀྱི ཕའྲོལྰཏུའྥྱིནྰཔ སྟོནྒཕྲགཉིའཤུའླྣྒའཔ Shes- rab kyi pha-rol- tu-phyin- pa stong phrag nyi- shu-lnga- pa, 76 phẩm. Bản Hán, Đại 8, No 0223, Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Kinh, 27 quyển,  Hậu Tần Cưu Ma La Thập dịch. Tương đương với hội thứ 2, 78 quyển, 85 phẩm, Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh, 600 quyển,  Đường Huyền Trang dịch, Đại 8, No. 0220. Cf. Đại 8, No 0221, Phóng Quang Bát Nhã Kinh, 20 quyển, Tây Tấn Vô La Xoa dịch; Đại 8, No 0222, Quang Tán Kinh, 10 quyển, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch.

[3] Ibid., p. 63-4.

[4] Đại 25, No. 1509, tr. 0336b0: 大智度論釋 , 往生品第四之上(卷三十八), 聖後秦龜茲國三藏鳩摩羅什譯.

[5] Cf. Louis de la Vallée Poussin, Madhyamakavttiḥ Mūlamadhyamakakārikās (Mādhyamikasūtras) de Nāgārjuna avec la PrasannapadāCommentaire de Candrakīrti, Bibliotheca Buddhica IV, St. Pétersbourg, 1903-1913.

[6] Cf. MK. XVIII. 8.

[7] Cf. Louis de la Vallée Poussin, Madhyamakavttiḥ Mūlamadhyamakakārikās (Mādhyamikasūtras) de Nāgārjuna avec la PrasannapadāCommentaire de Candrakīrti, Bibliotheca Buddhica IV, St. Pétersbourg, 1903-1913.

[8] Cf. MK. XXV. 20.

[9]  Đại 09, No. 0262, tr. 0022a1: 妙法蓮華經化城喻品第七.

[10] Đại 09, No. 0263, tr. 0088b19: 正法華經卷第四, 西晉月氏國三藏竺法護譯, 往古品第七.

[11] Đại  09, No. 0264, tr. 0156c18:  添品妙法蓮華經化城喻品第七.

[12] Cf. सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् , ७ पूर्वयोगपरिवर्तः।, 7 pūrvayogaparivartaḥ, Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning , Darbhanga , 1960. P. 106-132.

[13] Cf. Peking [P. No.] 0781, mdo sna tshogs, chu, 1b1-205a5 (vol.30, p.1); Derge [D. No.] 0113, mdo sde, ja 1b1-180b7; Narthang [N] ja 1-281b5; Kinsha [Kinsha] ? Mdo- maṅ (ja) 1b-212b.

[14] Cf. Saddharmapuṇḍarīka-sūtra, Prof.U.Wogihara and C. Tsuchida, Romanized and Revised Text, Tokyo, 1958. Kern, H. Saddharma Pundarîka or the Lotus of the True Law, Oxford 1884 (Clarendon Press) Sacred Books of the East, Vol. XXI, New York 1963 (Dover), Delhi 1968. Translation from Sanskrit, Ch. 7: “109. Such is the teaching of the Leaders: in order to give quiet they speak of repose, (but) when they see that (the creatures) have had a repose, they, knowing this to be no final resting-place, initiate them in the knowledge of the all-knowing.”

[15] Đại 09, No. 0262, tr. 0053a04:  妙法蓮華經藥王菩薩本事品第二十三.

[16] Đại 09, No. 0263, tr. 0125a08: 正法華經藥王菩薩品第二十一.

[17] Đại 09, No. 0264, tr. 0187c13:  妙法蓮華經藥王菩薩本事品第二十二.

[18] Cf. सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् , २४ समन्तमुखपरिवर्तः 24 samantamukhaparivartaḥ, Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning , Darbhanga , 1960.

[19] Saddharmapuṇḍarīka-sūtra, Prof.U.Wogihara and C. Tsuchida, Romanized and Revised Text, Tokyo, 1958.

[20] Cf. དམ་པའི་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ།  Dam-paḥi chos pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen- Peking No 0781, và Derge No. 0113, phẩm དམ་པའི་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོ་ལས། སྤྱན་རས་གཟིགས་དབང་ཕྱུག་གི་ རྣམ་པར་འཕྲུལ་པ་ -བསྟན་པ་ཀུན་ ནས་སྒོའི་ལེའུ་ཉི་ཤུ་རྩེ་བཞི་པ་ནི།

[21] Ch. 24, H. Saddharma Pundarîka or the Lotus of the True Law, Kern,Oxford 1884 (Clarendon Press) Sacred Books of the East, Vol. XXI, New York 1963 (Dover), Delhi 1968.

[22] Cf. Đại 09, No. 0264, tr. 0191b24:  觀世音菩薩普門品第二十四.

[23] Đại 12, No. 0362: 佛說阿彌陀三耶三佛薩樓佛檀過度人道經, 吳月支國居士支謙譯.

[24] Cf. Buddhist Sanskrit Texts No. 5; Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1960.

[25] Đại 09, No. 0278, tr. 0695b08: 大方廣佛華嚴經卷第四十七,  東晉天竺三藏佛馱跋陀羅譯.

[26] Đại 10, No. 0279, tr. 0337b19: 大方廣佛華嚴經卷第六十三, 于闐國三藏實叉難陀奉 制譯

[27] Đại 10, No. 0293, tr. 0844b16: 大方廣佛華嚴經卷第四十, 罽賓國三藏般若奉 詔譯

[28] Cf. Gaṇḍavyūha Sūtram Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit, Darbhanga, 1960

[29] Cf. སྡོང་པོ་བཀོད་པ། sdong po bkod pa, Tạng Peking.

[30] T10n0293, tr. 0848a09.

 

[31] Gaṇḍavyūha Sūtram Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit, Darbhanga, 1960, p. 420. Cf. Đại 10, Np0293, tr. 0848a11- 0848b09.

[32] Ibid., tr. 66.

[33] Đại 26, no. 1521, tr. 0040c24: 十住毘婆沙論卷第五 ,後秦龜茲國三藏鳩摩羅什譯.

[34] Op.cit. tr. 0040c28: 易行品第九.

[35] Op.cit. p.0041a27- p.0041b02: 行大乘者佛如是說。發願求佛道。重於舉三千大千世界。汝言阿惟越致地是法甚難久乃可得。若有易行道疾得至阿惟越致地者。是乃怯弱下劣之言。非是大人志幹之說。汝若必欲聞此方便今當說之。

[36] Op.cit. p.0042c14: 亦應恭敬禮拜稱其名號。今當具說。無量壽佛。世自在王佛。師子意佛。法意佛。梵相佛。世相佛。世妙佛….

[37] Op.cit. p.0043a11: 若人念 我稱名自歸。即入 必定得阿耨多羅三 藐三菩提。

[38] Đại 47, No. 1982: 集諸經禮懺儀, 大唐西崇福寺沙門智昇撰.

[39] Đại 47, No. 1980, tr. 0438b13: 往生禮讚偈一卷,  沙門善導集記.

[40] Đại 31, No. 1595, tr. 0263a02:  攝大乘論釋卷第十五 ; 世親菩薩釋 , 陳天竺三藏真諦譯

[41] Op.cit. p.0270a28: 因此願悉見彌陀 由得淨眼成正覺

[42] Định cú Pāli, Cf. Kinh Mil. 80.

[43] Cf. Milindapanha and Nagasenabhikshu Sutra - A Comparative Study, by Bhikkhu Thich Minh Chau, through Pali and Chinese sources, 1964.

[44]  Đại 26, No. 1524, tr. 0230c13: 無量壽經優波提舍願生偈, 婆藪槃豆菩薩造 , 元魏天竺三藏菩提流支譯

[45] Đại 40, No. 1819: 無量壽經優婆提舍願生偈婆藪槃頭菩薩造(并)註, 沙門曇鸞註解.

[46] T26n1524, tr. 0230c17tt.

[47] Xem thêm chương I, tiết 4. Những dị danh.

[48] Đại 47, No. 1978, tr. 0420c13: 讚阿彌 陀佛偈 ; 曇鸞法師作.

[49] Op.cit. p.0424a26:  南無不可思議光 一心歸命稽首禮…

[50] Cf. 無量壽經優婆提舍願生偈婆藪槃頭菩薩造(并)註卷上, 沙門曇鸞註解 (Đại 40, No. 1819, tr. 0827a03): 世尊我一心歸命盡十方無礙光如來願生安樂國 世尊者諸佛通號.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn