Thế Nào Là Sự Cúng Dường Cao Thượng & Lạy Phật Đúng Cách - Thiền Sư Kim Triệu Khippapañño

20 Tháng Hai 202219:21(Xem: 2234)
THẾ NÀO LÀ SỰ CÚNG DƯỜNG CAO THƯỢNG & LẠY PHẬT ĐÚNG CÁCH 
 Thiền sư Kim Triệu Khippapañño

blank

Cúng dường Phật
 Bảo, cúng dường Pháp Bảo bằng sự hành đạo là cao thượng thù thắng hơn tất cả sự cúng dường. Đó là nhân lành cho quả vui. Vui mãi mãi vì tâm không bị tham, sân, si chi phối. Thay đổi khổ vì bị chi phối bởi phiền não tham, sân, si.

Thường nhiều là tâm chúng ta hay đi trong quá khứ, đi trong tương lai, nên dễ bị quên, một chút là quên.  Muốn đừng có quên chúng ta học cách “Nguyện”.  Con xin cúng dường Đức Thế tôn bằng sự hành đạo, sự hành đạo này rất là quý, đối tượng để chúng ta thực hành có ba là: Phật, Pháp, Tăng. Quý vị quy y Phật, nghĩ đến Đức Phật, con xin cúng dường Đức Thế Tôn.

Cúng dường Đức thế Tôn bằng GIỚI, ĐỊNH, TUỆ. Đây mới là người Phật tử nhớ đến Đức Phật rồi bắt đầu lạy Phật bằng giới định tuệ. 
Quán thân, đi phải niệm, đứng phải niệm, ngồi phải niệm, làm hành động phải niệm, thở vô phải niệm, thở ra phải niệm.

Bây giờ cúng dường Đức Phật bằng sự hành đạo, lạy, lạy là cúng dường Đức Phật nhưng phải lạy bằng sự hành đạo.  Đạo là con đường có 8 chi: Chánh kiếnChánh tư duyChánh ngữChánh nghiệpChánh mạngChánh tinh tấnChánh niệmChánh định. Khi lạy có 8 chi này trong lúc lạy không? Có hết 8 chi này trong lúc lạy. 

Chánh ngữchánh nghiệpchánh mạng có trong lúc nguyện giữ giới bát quan một ngày một đêm là đã có giới rồi.

Buồn, tâm buồn, tâm ở đâu đó mà lạy thì không đúng lắm, buồn lạy cho có lạy vậy thôi.
Như vậy, trong khi muốn lạy thì tâm hướng về Đức Phật.  Bây giờ quán tâm, 2 tay chấp lên, tâm có tác Ý muốn lạy. Muốn lạy là TÂM quán niệm xứ.
Con muốn lạy, muốn là tác ýtác ý muốn lạy tạo ra gió, gió nâng hai tay lên chắp lại là THÂN quán niệm xứ.
Hai tay chắp lại, biết đụng, đụng là xúc chạm  của hai lòng bàn tay biết được cảm thọ nóng, lạnh, cứng, mền là THỌ quán niệm xứ.

Như khi bắt tay với người khác phải có xúc chạm tay trong tay mới được, thì chúng ta lạy Đức Phật tâm phải ở trong lòng của hai bàn tay đó mới là cúng dường Đức Phật bằng sự hành đạo. Như vậy, Chánh tinh tấn là sự cố gắng dở tay gom tâm lại mới dở tay, chánh niệm, tâm muốn lạy, khi có chánh niệm tâm muốn lạy. Hai tay chắp lại phải có định, định là tâm không suy nghĩ, tâm ở trong lòng bàn tay là gặp Phật ở trong tâm, ý nghĩa là như vậy.
Đối tượng là Pháp. Đức Phật là đối tượng để chúng ta lễ lạy là PHÁP quán niệm xứ.
Khi lễ lạy chúng ta phải thấy Thân Tâm đi cùng một lượt mới là cúng dường Đức Phật bằng sự hành đạo.
Chánh tinh tấn là gom tâm. Chánh niệm là muốn lạy. Có chánh tinh tấnchánh niệm là có chánh định, khi có định tâm thì thấy được thân đang lạy và thấy tâm trong thân, thấy được thân tâm là Trí Tuệ. Thân tôi đang lạy và tâm tôi đang ở trong thân, tâm trong thân không có tham, không có sân đó là cúng dường Đức Phật bằng GIỚI, ĐỊNH, TỤÊ. Một sự cúng dường tối thượng thù thắng hơn tất cả sự cúng dường.
Như vậy, phải thấy cái phẩm trong con người của mình chỉ là thân tâmthân tâm là Pháp BảoPháp Bảo này là thiện pháp không tham, không sân, không si trong khi lạy Ngài. Rõ ràng là lạy bằng Pháp Bảo

Cúng dường Pháp Bảo bằng Tứ Niệm Xứ.
4 nơi để niệm. Muốn lạy là Tâm quán niệm xứ
2 tay chắp lên là Thân quán niệm xứ.
Cảm giác trong thân là Thọ quán niệm xứ.
Đức Phật là đối tượng để tâm hướng về là Pháp niệm xứ.
Đứng, muốn đứng. Đứng lạy Phật hay đứng chờ cũng đều tu được hết, đang ngồi biết đang ngồi, muốn đứng dậy, có tác Ý mới đứng được.
Sống bây giờ là tu, thay vì tâm nghĩ đến một đối tượng quá khứ xa xôi ở ngoài nhưng phát bảo, thân tâm, là đối tượng hiện tại. Sống hiện tại là tu.
Mỗi lần Thân Tâm lễ lạy là mỗi lần ta cúng dường Phật bảo.
Mỗi lần Thân Tâm lễ lạy là mỗi lần ta cúng dường Pháp bảo.
Cúng dường Phật Bảo, cúng dường Pháp Bảo bằng sự hành đạo là cao thượng thù thắng hơn tất cả sự cúng dường.  Đó là nhân lành cho quả vui.
Vui mãi mãi vì tâm không bị tham, sân, si chi phối.
Thay đổi khổ vì bị chi phối bởi phiền não tham, sân, si.  Cúng dường như trên là cúng dường cao thượng.
Chúc quý vị an vui và sớm thoát khổ.

Phật tử chép lại từ lời chia sẻ của Ngài Thiền sư Kim Triệu Khippapañño
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn