THIỀN HƠI THỞ - MINDFULNESS INMEDIATION

29 Tháng Mười Hai 202109:24(Xem: 2301)
THIỀN HƠI THỞ
MINDFULNESS INMEDIATION 

Thiền có nhiều đề mục, sách vở dạy rất nhiều, nói nhiều về thiền hơi thở, từ những người học rất giỏi học rất nhiều. Các vị hành giả, các vị đại sư từ Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar đều nói rằng mượn hơi thở làm đề mục và đề cao cảnh giác nghĩa là chúng ta quan sát những gì đang xảy ra nơi thân, thọ, tâm, pháp. Tại sao chúng ta lại chú tâm vào hơi thở? Đức phật nói rất rõ: “thân 5 căn là chính: mắt, tai, lưỡi, mũi, thân. Còn “ý” không phải là căn, “ý” là do 5 căn có mới sinh ra ý. Nếu không có 5 căn: mắt, tai, lưỡi, mũi, thân thì không có ý. Ý là mượn từ 5 căn mà sinh ra. Trần thì có 6 cái: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Mỗi một bộ phận con người chúng ta có khả năng giới hạn, giao tiếp với một đối tượng bên ngoài, đối tượng ở đây có nghĩa chỉ cái biểu trưng của sắc, thanh, hương, vị, xúc pháp. Ví dụ: mắt chỉ nhìn thấy ánh sáng, vật chất chứ không thể ngửi thấy mùi; muốn ngửi thấy mùi thì phải nhờ cái mũi, cái mũi không thể nhìn được, mũi không có chức năng này. Vào thời đức Phật có nhiều trường phái về thiền và có rất nhiều đề mục. Có nhiều người, nhiều trường phái mượn ý kiến này, phương tiện kia để tập trung thiền. Đức Phật nói rất rõ 5 căn va chạm với nhau hay 6 trần va chạm với nhau thì sinh ra cái nhớ tức là cái thức. Và Đức Phật cũng nói rất rõ sự va chạm của 5 căn với nhau, 6 trần với nhau trong đời sống hàng ngày khiến chúng ta thỏa thích và hưởng các dục lạc hoặc khó trong các đối tượng đó, va chạm đó: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Cho nên khi chết, cái thức - cái nhớ của những gì sinh hoạt hàng ngày nó đẩy chúng ta đi tái sinh. Những cái nhớ hàng ngày đều tạo ra những cái chuỗi và những cái chuỗi đó có những hình dáng, trạng, tướng khác nhau. Một trong những cái mà chúng ta cần phải nhớ, mà lại thường xuyên không nhớ, là hơi thở. Ngay lúc chúng ta vừa mới sinh, khi chúng ta vừa mới chào đời cái gì chúng ta học đầu tiên? Tư tưởng, triết học, tham, sân, si,... học cái gì ? Không! Ngay đầu còn file tiên lúc chào đời, chúng ta phải học thở. Khi đứa bé mới sinh ra, bác sĩ nắm hai cái chân của đứa bé, đánh vào đít nó cho đến khi nào nó khóc thở. Nó khóc tức là thở, nó thở tức là nó sống, nếu không khóc - không thở là nó chết. Chúng ta không có học cái tham, sân, si; chồng vợ yêu thương, kiến thức. Ngay lúc chúng ta mới sinh ra, chúng ta không có học về cái truyền thuyết, về tư tưởng, về giáo lý, về tham - sân - si, về vợ - chồng, về cảm xúc dục lạc. Nhưng cho tới ngày hôm nay, chúng ta đã học quá nhiều thứ khác mà quên mất bài học đầu tiên là hơi thở. Chúng ta chỉ lo kiếm tiền, danh vọng, nhà cửa,... kiếm cái “của tôi”. Chúng ta cố gắng bồi dưỡng, tăng trưởng, cảm giác những cái mình đang có. Cứ như vậy, chúng ta quên mất hơi thở và coi thường nó. Bao nhiêu năm hành thiền, các bạn thử nghĩ trong một ngày có bao nhiêu giây đồng hồ chúng ta thực hành cái thở đó mà có ý thức? Hay chúng ta thở trong thở vô thức? Tâm của chúng ta nghĩ tới nhà, cửa, xe, ăn gì, ngồi ở đâu, ngủ ở đâu. Có bao giờ chúng ta biết mình đang thở không? Hơi thở vẫn đều tại vì ngay giờ phút đầu tiên chào đời đã học thở, nhưng đang thở một cách vô thức. Thở vào, thở ra và cứ thế mà thở. Vì các bạn không chú tâm tập hơi thở như hồi các bạn mới sinh ra, cho nên các bạn sống hàng ngày đều va chạm những sự sân, giận, buồn, phiền, không vừa lòng thì lập tức hơi thở dồn dập. Nếu như chúng ta không biết kiểm soát hơi thở thì lúc đó tim mình đang bị hại, não mình đang bị hại, các bạn có biết không? Khi chúng ta nổi sân hay tham thì lập tức nó tiêu diệt cái não của ta. Cái sân có nhiều loại, nhiều hình dáng, cường độ, tần số, không giống nhau. Có nhiều khi các bạn thấy được sự việc gì đó bất mãn mà các bạn cười một cái, nụ cười này không phải là vui đâu, mà cũng là sân. Sân dưới hình thức nào cũng vẫn là sân, ít hay nhiều cũng vẫn là sân. Mà khi các bạn có những cái sân như vậy thì lập tức trước hết sẽ tiêu diêt cái bộ não. Khoa học đã chứng minh trong 1 giây chúng ta có sân giận thì có 3.000.000 tế bào não bị giết chết. Cũng không thấy làm lạ, nhiều người quen sống như vậy, không kiểm soát được hơi thở khi sân hận, để khi lớn tuổi một chút thì sinh ra lẩm cẩm, quên trước quên sau không còn nhớ gì hết. Theo sự khám phá của Y học, nếu các bạn ưa sân, hận, buồn phiền trong cuộc sống hàng ngày thì tới khoảng tuổi 60 - 65 chúng ta sẽ trở nên lẩm cẩm. Sân hận nhiều thì tế bào não bị giết nhiều, đến lúc già trở nên lẩm cẩm, quên nhớ. Tổng thống Ronald Regan của Mỹ là một điển hình, Ông bị bệnh lãng trí do sân hận quá nhiều nên trước khi chết không còn nhớ vợ tên gì, ăn cũng không nhận biết đó là thức ăn gì. Bởi vì ông ấy không thực tập thiền nên không tăng trưởng trí nhớ. Hành thiền sẽ tăng trưởng trí nhớ. Chúng ta nên cẩn thận việc học được từ mắt, tai, mũi, lưỡi; nếu không cảnh giác thì nó sẽ dẫn đến “cuộc sống mới”,à “cuộc sống mới” đó là gì thì chưa biết được. Tất cả những tôn giáo, không riêng gì đạo Phật đều có khuyên rằng nếu người nào ưa sân hận thì khi chết sẽ thành súc sinh tại vì nó vô minh.
Câu hỏi đặt ra là có thiền hơi thở không? Kính thưa chư vị, khẳng định trong kinh sách Phật dạy, cũng như trong pháp hành trì không có thiền hơi thở. Tỉnh giác, chánh niệm trong hơi thở không đồng nghĩa với thiền hơi thở. Cho nên thiền ở đây mượn hơi thở làm đề mục, chứ không phải thiền hơi thở. Khi chú tâm vào hơi thở để cho tâm lắng động, tâm được định thì mới nghiên cứu được cái gì đang xảy ra nơi nơi thân, nơi thọ, nơi tâm, nơi pháp. Không phải giống như là ăn cơm trưa, để cơm vào miệng mà nhai. Sư nói rằng: có rất nhiều vị khi ngồi ăn không có cảnh giác, chỉ thấy ăn ngon, múc lia lịa. Cách hành trì như vậy như đã đồng hóa mình như súc sinh. Súc sinh cũng như vậy, nó có thói quen ăn và hành xử như vậy. Cho nên thiền chỉ mượn hơi thở làm đề mục, chứ không phải thiền hơi thở. Thế nên phải dịch đúng là: tỉnh giác, chánh niệm trong hơi thở; chớ không phải thiền hơi thở. Tại sao hơi thở lại quan trọng như thế? Tại vì những đề mục gì mà chúng ta chú tâm như: ánh sáng, ngọn đèn, cái bông đều có sẽ thay đổi; chỉ hơi thở không có thay đổi. Chỉ riêng hơi thở là gắn bó với bản thân cho đến khi chết. Khi chúng ta chấm dứt không thở nữa là chấm dứt cuộc đời. Phải phân biệt được hơi thở đi vào, hơi thở đi ra và cái hành động thở. Hai cái này là khác biệt. Nhiều người cứ chú tâm vào hơi thở, đặt cái tâm ngay cái mũi rồi thấy cái mũi nhột nhột. Thật sự cái thiền không phải chú ý vào cái mũi; là chú ý vào đó để thấy được hơi thở vào ra thì tâm mới được tĩnh, không lăng xăng. Bao nhiêu năm chúng ta sống là bấy nhiêu năm chúng ta lang thang trong cái nghe - ngửi - nếm - nhìn. Cái thân có mắt nhìn - tai nghe - mũi ngửi thì cái tâm phát sinh. Khi mắt nhìn thấy, ví dụ, như cái bông thì mắt nhìn gắn liền vào cái bông. Lúc đó cảm giác tiêu cực hay tích cực sinh ra là do não chứ không liên quan đến 7 - KHÓA TU THIỀN VIPASSANA cái bông hay đặc tánh của nó. Buổi sáng, mỗi người có nhìn về cái bông khác nhau. Sáng thích, trưa không thích đều có nguyên nhân nào đó. Buổi tối lại càng không thích vì một nguyên nhân khác. Cảm giác về cái bông thay đổi trong khi cái bông không thay đổi. Vì thế chúng ta phải có một cái đề mục để chúng ta tập trung. Chỉ có một cái đề mục không rời chúng ta, không thay đổi đó chính là hơi thở. Bởi thế nên Đức Thế Tôn đã dạy: hãy chú tâm vào hơi thở, còn thở thì sống, hết thở thì chết. Các thứ khác có thể rời mình. Sư đang ngồi thì tồn tại một sắc pháp Sư đang ngồi. Hình dạng này xuất hiện ở thế ngồi nhưng khi Sư đứng lên thì cái sắc pháp ngồi đã chết và xuất hiện sắc pháp đứng. Sống và chết, hiện hữu và mất đều sinh diệt trong từng sát na. Ông Sư lúc trước ngồi đã chết, và đang là ông Sư đứng đây đang hiện hữu thì hành giả phải thấy và nhìn nhận rõ trong tâm. Chỉ có hơi thở vẫn là gắn liền với ông Sư bất cứ lúc nào dù ăn, ngủ, đi, đứng, nằm, ngồi… Cần tỉnh giác trong hơi thở, trong hoạt động của hơi thở. Trong hơi thở có các thành phần: hydro, oxi, carbonic, nitro. Trong hoạt động thở có: thở nhanh, thở chậm, thở có biết, thở không biết. Hoạt động do tự thân, mỗi người mỗi khác nhau. Hơi thở là tự nhiên, đồng bộ vào ra với nhau. Không thể nín thở được, nín thở là chết. Những hoạt động thở ra - vào là sự sinh tồn, nếu không thở là chết; thế nên cần chú ý vào hoạt động của thở, chứ không phải chú ý vào hơi thở. Sư thấy 3 - 4 năm nay, có nhiều vị chú ý hơi thở nói rằng: giờ còn không còn cảm nhận được hơi thở nữa. Phật không có dạy cảm giác hơi thở. Sư nói đây là cái hoạt động thở (tiến trình của hành động thở). Khi thở quý vị thấy phổi, bụng phình ra - xẹp xuống; đó là những hoạt động của cái thở được biểu hiện ra những trạng 8 - KHÓA TU THIỀN VIPASSANA thái của các phần của cơ thể. Khi quý vị nói với Sư: con không thấy con thở nữa. Sư bảo: đừng nghĩ vậy, nghĩ vậy là không đúng. Vì ngừng thở là chết. Vì chúng ta không thấy nó thôi. Phật không dạy là chú ý hơi thở, mà chú ý vào hoạt động của hơi thở. Tức là thở như thế nào: hoạt động trong phổi, trong não đưa xuống mà chúng ta đã thuần thục từ nhỏ tới lớn.Trạng thái hơi thởcác nơi thì giống nhau. Ở đây 37 độ C, khi hơi thở vào trong mũi 37 độ C; nhưng nó được ghi nhận khác nhau ở chỗ cảm giác, định kiến khác nhau. Có khi thở dài, thở ngắn, thở yếu, thở mạnh khi ngồi thiền. Khi các bạn nhận xét thấy mình đang thở mạnh thì không phải hơi thở mạnh. Lúc nào hơi thở cũng giống nhau dù có quạt hay không có quạt. Khi thở mạnh là do hoạt động của thân, thân phồng lên thở, thân thở nhẹ. Do cái thân chứ không phải là cái hơi, bên ngoài đụng vào mũi giống nhau chứ không có gì khác hết. Khi các bạn quán chiếu, các bạn thấy hơi thở dài, thực sự không có hơi thở dài. Đừng nói là mình có hơi thở dài, ngắn. Đó là sai lầm trong sự nhận thức mà nhận thức là con đang thở dài. Cái thân thở dài, cái phổi phình ra là hoạt động của thân. Cái việc đầu tiên mà Đức Phật dạy trong tứ niệm xứ là quán thân. Quán thân là sao? Quán thân là thấy các hoạt động của thân, mà thấy thở ra - thở vào là hoạt động của thân. Hoạt động của thân chứ không phải hoạt động của hơi thở, không phải hơi thở dài, hơi thở ngắn mà là ta đang thở dài, ta đang thở ngắn. Theo khoa học chúng ta đều biết, hơi thở lúc trước và sau khi thở đều giống nhau nhưng mà tại sao có lúc mình ngồi chỗ kia thấy mát hơn, ngồi chỗ này thở ít mát, ngồi chỗ nọ thấy thở nóng hơn. Tại sao? Đó là hoạt động của thở, thân ta hoạt động chứ không phải hơi thở. Chỗ kia, chỗ này, chỗ nọ đều là 37 độ 9 - KHÓA TU THIỀN VIPASSANA C nhưng chúng ta có cảm giác ở mỗi chỗ khác nhau: chỗ lạnh, chỗ mát, chỗ nóng. Tại vì cảm giác va chạm, cái thân xúc với không khí bên ngoài thì lập tức cảm giác mà chúng ta ghi nhận được không phải nhiệt độ thực tế bên ngoài mà nơi cái cảm giác của thân của mình. Nếu mình quen, thí dụ một người bên Ấn Độ sống 40 độ C quen rồi, thì ngồi tại Việt Nam thì thấy bình thường. Đối với ngài Sư Chakma ở Ấn Độ, 42 độ hay 45 độ có khi 50 độ C là bình thường. Cho nên ở đây Sư thấy quen, thấy mát. Chúng ta thì thấy 38 độ C là nóng rồi, 40 độ là thấy nóng mà chịu không nổi, nhưng đối với ngài Chakma chuyện đó là chuyện nhỏ vậy. Tức là cái 40 độ C đối với người này khác, đối với người kia khác tùy theo khả năng sống quen trong cảnh giới đó. Khi chúng ta thực hiện thiền là chúng ta sống trong cảnh giới của chúng ta,nên đừng so sánh với bất cứ ai. Trạng thái của chúng ta khi hơi thở lưu thông ra - vào lúc nào cũng vậy cả. Một tiếng đồng hồ hơi thở ra vào lúc nào cũng 37 độ là 37 độ, không có gì thay đổi. Mới ngồi thì thấy nhẹ nhàng, mát mát, ngồi 30 phút thấy hơi nóng nóng, ngồi tới phút 50 phút thấy nó nóng quá chừng. Nóng ở đâu? Cảm giác của mình nóng vì không hiểu được sự vận hành trong thân. Cho nên Phật nói nhìn vào trong thân quán thân chính là ý đó. Quán thân trên thân là chú ý những cái gì xảy ra trên thân: tôi thở vào dài, tôi biết tôi đang thở dài; tôi thở vào ngắn, tôi biết tôi đang thở ngắn. Sự thật, không liên quan đến không khí bên ngoài nó dài hay ngắn, nóng hay lạnh. Nhưng mà cảm giác của quý vị thở ngắn hay dài, hoạt động của phổi, não hoạt động cho nên quý vị thấy nó dài, mà quý vị phải nhận biết nó là hoạt động của thân. Khi nhận biết rằng tôi quán thân trên thân tức là tôi thấy cái 10 - KHÓA TU THIỀN VIPASSANA thân nó đang hoạt động như vậy chứ không phải là quán hơi thở nóng hay lạnh, đừng nên lầm lẫn. Sự lầm lần ấy dẫn đến tai hại như những người hiểu việc thiền hơi thở; mà thực tế thiền hơi thở là không tồn tại, do chúng ta hiểu sai thôi. Chúng ta phải thiền tỉnh giác. Bên Myanmar, phái Mahasi người ta bằng cách nói cái hơi thở nó nhẹ quá, rất là khó nhận biết và kiểm soát vì cái tâm ta lăng xăng, nên thay vì nhìn thì chúng ta chú ý vào cái bụng. Bụng phồng lên hay xẹp xuống, chúng ta đều nhận biết được... Và theo dõi sự phòng lên hay xẹp xuống nó dễ dàng hơn là theo dõi cái hơi thở, vì sự phồng xẹp là hoạt động vật lý. Khi quý vị quan sát hoạt động của hơi thở là quan sát cái phồng và cái xẹp - Tức là quan sát hoạt động của hơi thở chứ không phải là quan sát hơi thở. Phật nói tỉnh giác trong hơi thở là vì thế; vì hơi thở là đề mục đi sát với chúng ta trong suốt cuộc đời. Khi các bạn theo dõi nó, đó là tâm các bạn dính mắc đến hơi thở, bám sát tới hơi thở. Khi các bạn chú ý và chìm sâu hoạt động trong hơi thở thì các bạn thấy nó chạy ra chạy vào, và các bạn sẽ thấy được rằng cái thở đó là vô thức hay có ý thức. Khi ở trong thiền, các bạn phải chú ý các hoạt động của hơi thở. Thở ra, biết mình đang thở ra; thở vào, biết mình đang thở vào; đừng quan tâm đến hơi thở. Đừng chú ý đến cái hơi vì cái hơi lúc nào cũng vậy thôi, đừng lầm lẫn. Khi quý vị ngủ thì hoạt động thở của chúng ta là vô thức. Có ai ngủ mà thấy mình thở không? Sư ngủ ngồi trên ghế, còn khi ngủ nằm cũng như xác chết. Nằm hay ngồi đều là ngủ nhưng có chỗ khác nhau, như thế này: Nằm trên giường là đang đam mê thỏa thích trên cảm giác dục lạc đã được nằm. Và cái đó là cái thân, cái thân nó ưa thích nằm, nay ta thích nằm nữa thì dẫn đến cảnh giới tái 11 - KHÓA TU THIỀN VIPASSANA sinh theo cảnh giới nằm. Các bạn sẽ sinh ra ở cảnh giới nào thì do các bạn sống như thế nào ở hiện tại thôi. Các bạn ưa thích nằm thì chắc chắn là cảnh giới súc sinh, nếu có sinh ra thì cảnh giới súc sinh ưa nằm. Có những người sẽ nói, biết rồi: ông sư trưởng 3h30 có mặt, mình ở đây gần sát bên, ở phòng mình đi ngang có 5 phút thôi, 3h20 mình dậy cũng được chứ đâu cần phải 3h00 dậy. Nhưng mà các bạn đã quên rồi, ngay lúc đó, các bạn đã đầu hàng cái ái dục, ái dục tham ái nơi cảm giác dục lạc nơi thân. Mà đầu hàng cảm giác dục lạc nơi thân thì tạo cho mình một cảnh giới ưa thích dục lạc nơi thân để rồi sẽ tái sinh vào cảnh giới dục lạc súc sinh. Khi các bạn ăn cũng thế, thí dụ: con mắt nó ăn, cái mũi nó ăn và các bạn tiếp tục ăn mặc dù miệng đã thỏa thích, bụng đã no mà vẫn muốn ăn nữa. Cảm giác muốn ăn nữa đó là cảm giác dục lạc và như vậy tiếp tục đẩy mình vào trong cõi súc sinh tại vì súc sinh ưa ăn kiểu đó, ăn mà không có chánh niệm. Cho nên ngồi thiền phải tỉnh giác hoạt động của hơi thở tức là phổi, chứ không phải hơi thở. Có người nói đặt tâm ngay chóp mũi để chú ý trở thành thiền lỗ mũi, đó là hiểu sai về thiền. Thiền tỉnh giác quán thân là quán sự chuyển động của thân, nhận biết sự chuyển động của thân, sự thay đổi của thân chứ không phải nhận biết về cái hơi thở. Hơi thở không liên quan gì đến việc đó. Cho nên phải hiểu rõ về thiền để thực hành. Tập trung vào mũi nhận biết là mình đang thở dài chứ không phải hơi thở dài. Nó không phải là không khí bay vô dài hay ngắn, người ta hay hiểu lầm. Khi tôi thở dài, tôi biết con thở dài, tức là mình thở dài bằng phổi, bằng não chứ không phải bằng cái hơi. Mà cứ xem cái hơi nó đi vào, hơi nó đi ra thì làm sao mà đúng được. 12 - KHÓA TU THIỀN VIPASSANA Chú tâm đến hơi thở để làm gì? Chú tâm hơi thở, hoạt động của hơi thở cũng không có lợi ích gì? Vì chết cũng hết thở. Khi các bạn chết rồi thì các bạn cũng chẳng tiếp tục thở nữa đâu. Cho nên đừng quan tâm đến nó. Cái tuệ giác gì sẽ phát sinh khi chúng ta thấy hơi thở vào, hơi thở ra? Tại vì chúng ta tập trung liên tục thì sẽ thấy dài biết dài, ngắn biết ngắn. Trong bất cứ hơi thở nào, trong sát na nào, sự nhận biết các hoạt động của thân thì sẽ đưa tới tuệ giác. Nếu các bạn nhận biết, sẽ là nhận biết tôi đang thở dài, tôi đang thở ngắn. Có cái gì dính mắc giữa thời dài, thở ngắn với cái vui hay cái buồn? Thở vào dài, thở ra dài là các bạn đang chống lại cảm xúc ở trên não. Khi các bạn thở dài không có nghĩa là các bạn bất mãn với môi trường bên ngoài; không phải vì ông chủ nợ sắp sửa đòi tiền bạn, mà bạn ngồi đây thiền, đột nhiên giật mình nhớ diện mạo của ông chủ nợ dễ thương đến đòi tiền! Cảm giác ở trong đầu khó chịu, không biết kiếm đâu tiền mà trả đây, rồi ông ấy đến sẽ nói nặng nói nhẹ, khiến bạn thấy khổ. Và cảm giác khổ đó trong đầu mình, làm bản thân phản ứng lại cảm giác đó bằng việc mình thở dài thở ngắn chứ không phải vì người chủ nợ đòi tiền mình, mà do trong đầu lo lắng bồn chồn. Sự tồn tại lo âu, buồn, rầu trong não và thân chống lại cái đó nên thở dài thở ngắn. Vậy, thứ ảnh hưởng đến hoạt động thở ngắn, dài của các bạn là những gì có trong đầu các bạn, chứ không phải vì đối tượng bên ngoài. Không phải người chồng li dị gặp bạn, rồi làm cho bạn phải thở dài, không phải vậy mà là do cảm giác ở trong đầu. Không phải vì họ dẫn người vợ bé đi ngang trước mặt mình rồi mình buồn, mà mình buồn vì các cảm giác ở trong đầu, trong lúc mình sống chung với nhau, vui buồn như thế nào. Nguyên nhân buồn là do cái cảm giác ở trong đầu, buồn 13 - KHÓA TU THIỀN VIPASSANA cái thức chứ không phải buồn hiện tượng bên ngoài. Khi vợ chồng đã li dị rồi thì tự do, không còn ràng buộc với nhau, họ có quyền riêng tư cá nhân, có thêm người vợ, người chồng mới, nhưng cái buồn trong cái đầu vẫn tồn tại. Hoặc, khi cha chúng ta đã mất mười năm rồi, mỗi năm đến ngày giỗ chúng ta đem mâm cơm lên cúng, đốt nhang cúng cha thì chúng ta lại khởi tâm buồn, nước mắt rơi. Mắt không còn thấy cha, mũi không ngửi thấy mùi cha, thân không xúc chạm vào cha, nhưng mà vẫn buồn. Thế thì chúng ta buồn cái gì? Buồn ở trong não, hình ảnh cảm giác kỷ niệm ở trong đầu. Chúng ta đang sống trong kỷ niệm, sống trong quá khứ; sự luyến tiếc đều đó khiến chúng ta buồn. Chúng ta đang sống với những bóng ma của quá khứ. Hình ảnh của người cha đang nằm trong tiềm thức và thân chúng ta đang phản đối lại cái tiềm thức đó bằng cách ưa thích nó, hoặc không chấp nhận nó. Tất cả những cái lưu trữ trong đầu tức là cái thức vui, buồn, thương, ghét. Nếu chúng ta không thanh lọc nó thì khi chết nó sẽ dẫn chúng ta đi. Tùy theo cái hình thái, hình dáng của cái thức đó mà dẫn ta đi đến cảnh giới khác. Một việc rất là hữu hiệu đó là thiền, đó là chú ý vào hơi thở vào, hơi thở ra đều nhận biết. Nhờ chú tâm vào hoạt động của hơi thở, bạn dọn dẹp được gọn gàng sạch sẽ cái kho trong thức của các bạn. Những gì Sư nói với mọi người ngày hôm qua, thì hôm nay Sư đã quên hết. Sư dọn dẹp những cái thức đó để nó không tồn tại. Tại sao Sư lại giữ những thứ đó vào trong tâm làm gì để rồi đi tái sanh? Khi mình nhận thức được điều đó, thì điều đó gọi là pháp - pháp xả. Chúng ta hay bỏ đi, buông đi, xả đi, đừng giữ lại. Tất cả những gì mình biết, nghe, nếm đều tích trữ và dẫn mình đi tái sinh. Đức Phật đã dạy rất rõ nếu chúng ta tham ăn, tham ngủ sẽ dẫn 14 - KHÓA TU THIỀN VIPASSANA vào cảnh giới của súc sinh. Nếu thấy cái gì cũng khổ sẽ dẫn đến cảnh giới của địa ngục. Nếu các bạn cứ cảm thấy đói, khát, sẽ sinh vào cảnh giới của ngạ quỷ. Lúc sống như thế nào khi chết sẽ theo hướng như vậy. Nếu các bạn dọn dẹp cái thức cho sạch sẽ thì khi mạng chung sẽ không bị đẩy vào cảnh giới mà mình không muốn; vì không còn gì cả để tái sanh, vì không còn năng lượng. Đức Phất đã nói: củi không đem vào thì lửa sẽ chấm dứt, không cháy. Vậy củi đó ở đâu? Củi ở nơi mắt, nơi tai, nơi mũi đưa những thông tin vào làm rung động. Và chúng ta lại ưa thích, thỏa thích, đam mê trong những cảm giác rung động như vậy. Mắt nhìn cũng rung, tai nghe cũng rung là có thương, ghét, vui, buồn. Mặc dù nó là thương hay ghét, tích cực hay tiêu cực đều đẫn chúng ta đến kiếp sống khác vì cái năng lượng đó. Cho nên khi chúng ta tập trung thì sẽ có khả năng nhận thức tức là trí tuệ, tuệ giác sẽ được phát triển. Mỗi một giây chúng ta phải quan sát thật kỹ các cảm giác trên thân: tôi có sân, không có sân, tôi có si, tôi không có si, tôi có giận hờn,... dần tuệ giác sẽ phát sinh, tuệ giác phát sinh sẽ tự dọn dẹp các đống rác trong cái thức của chúng ta. Đức Phật nói: có cả ngàn tỷ sự rung động trong một giây khi chúng ta va chạm với mắt, mũi va chạm với cảnh trần cho nên rất là khó chúng ta dọn dẹp nó. Nếu chúng ta tập trung thì chúng ta theo dõi được, theo dõi được thì dẫn đến có tuệ giác. Trong tất cả kinh điển thì Đức Phật nói chỉ có tuệ giác mới dọn dẹp được cái phiền não mà thôi. Sư kể cho các bạn nghe câu chuyện này: Ngài Angulimala giết 999 người, khi gặp Đức Phật xin đi theo Đức Phật tu, Đức Phật chỉ cho pháp tu bèn ngày ngày luôn luôn quán chiếu đi đứng nằm ngồi đều thiền, và phát triển tâm từ. Hồi trước giết người vì vô mình, bây giờ không nỡ giết ai hết, cả con kiến cũng 15 - KHÓA TU THIỀN VIPASSANA không dám giết. Người ta đánh ngài, thì ngài hoan hỉ vì xả được nghiệp và cuối cùng ngài chứng A La Hán. Chúng ta hãy có lòng tự tin mãnh liệt nơi Phật, nơi pháp. Đức Phật đã nói và ngài Agulimala đã thành tựu. . Ngài đã chứng A La Hán trong kiếp của ngài, giết 999 người mà còn thoát khỏi sinh tử, chúng ta không giết người nào thì chắc chắn chúng ta sẽ thành tựu, phải vững tin như vậy. Muốn tái sinh theo cảnh nào thì là tự chúng ta chọn. Chẳng có ai quyết định cho chúng ta trong kiếp tương lai; sinh ở đâu là do chúng ta cả. Vì vậy, lời khuyên của sư là đóng bớt tai, bớt mắt, bớt mũi lại, hãy quay trở về cái bên trong xem chuyện gì đang xảy ra. Tôi đang có sân, tôi không có sân, tôi đang có tham, tôi không có tham. Nhận biết như vậy thì tuệ phát sinh, tuệ phát sinh thì tự dọn sạch sẽ. Những phiền não không dẫn chúng ta đến kiếp lai sinh mà do trí tuệ chúng ta quyết định. Lấy thí dụ bóng tối với ánh sáng, nếu các bạn tắt đèn thì các bạn có bóng tối, các bạn mở đèn thì chỉ có ánh sáng. Hạnh phúc và khổ đau cũng tương tự vậy. Nếu không có trí tuệ thì đau khổ, bóng tối lại đến. Có trí tuệ thì hạnh phúc, ánh sáng tràn đầy. Và chỉ có bằng tuệ giác khi các bạn phát triển qua cái nhìn, nghe, ngửi, nếm thì mọi sự khổ đau, hạnh phúc đều là giả dối; như ánh sáng với bóng tối, nó không có thực, nó không trốn đi đâu cả, mà nó chẳng có gì cả. Mở đèn thì không có bóng tối, tắt đèn thì lại có bóng tối. Vậy hỏi bóng tối nó từ đâu, bóng tối là vô minh, vô minh từ đâu - không từ đâu hết, cái ngu từ đâu - không từ đâu hết. Khi có ánh sáng trí tuệ rọi vào thì không có vô minh nữa.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn