Thế giới của Chúng ta trong Thời kỳ Thay đổi

05 Tháng Tư 202120:06(Xem: 4197)
THẾ GIỚI CỦA CHÚNG TA TRONG THỜI KỲ THAY ĐỔI
Đức Đạt Lai Lạt Ma | ngày 29 tháng 3, 2021




Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ - Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm với nụ cười rạng rỡ sáng nay. Ngài nhìn lướt qua những khuôn mặt của các sinh viên ở Nga, tươi cười, vẫy tay chào và an toạ.

Giáo sư Nikolai Yankovski - thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Nga - tự giới thiệu và giải thích rằng ông sẽ điều hành cuộc trò chuyện hôm nay thay vì Giáo sư Tatiana Chernigovskaya - Giám đốc Viện Nghiên cứu Nhận thứcĐại học Bang St. Petersburg - người đã bị khàn giọng. Ông nói rõ rằng những người tham gia chính trong cuộc gặp gỡ hôm nay là những sinh viên tại các trường đại học của Nga. Ông hy vọng cuộc trải nghiệm này sẽ có ý nghĩa đối với họ cũng giống như cuộc diện kiến mà Ngài đã từng dành cho ông trước đó.

blank
Giáo sư Nikolai Yankovski - Thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Nga - giới thiệu chương trình với sinh viên từ các trường đại học Nga và Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma từ Dinh thự của Ngài ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào ngày 29 tháng 3, 2021. Ảnh của Thượng toạ Tenzin Jamphel

Ngài đã mở đầu cuộc nói chuyện của mình với nhận xét rằng tất cả chúng ta đều là những con người như nhau.

“Tất cả chúng ta đều muốn sống một cuộc sống hạnh phúcChúng ta không muốn khổ đau. Cũng giống như các loài động vật khác, ngay cả những loài nhỏ bé như côn trùng, chúng ta đều muốn có một cuộc sống hạnh phúc, không bị xáo trộn. Điều tạo nên sự khác biệt ở đây là - con người thì thông minh; và chúng ta cố gắng sử dụng trí thông minh của mình để tìm kiếm sự hạnh phúc. Nhưng đôi khi chúng ta trở nên thiển cận và hẹp hòi về điều đó. Ví dụ như trong quá khứ, người Tây Tạng chúng tôi thường cầu nguyện cho phúc lợi của tất cả chúng sinh; nhưng trên thực tếchúng tôi thực sự chỉ quan tâm đến người Tây Tạng. Tôi đoán rằng điều đó cũng tương tự như thế đối với những người Nga của quý vị.

‘Thế kỷ 20 đã chứng kiến hai cuộc chiến tranh thế giớiChúng ta đã sử dụng trí tuệ con người và kiến thức khoa học của mình cho các mục đích quân sự. Chúng ta đã phát triển nhiều vũ khí hủy diệt hơn bao giờ hết; bao gồm cả bom hạt nhân và tên lửa trang bị đầu đạn hạt nhân. Chúng ta chỉ nghĩ đến bản thân mình. Bây giờ, chúng ta phải nghĩ đến toàn thể nhân loại, không phải chỉ là quốc gia này hay quốc gia kia. Vì tất cả chúng ta đều phải chung sống cùng với nhau trên hành tinh này, cho nên không còn có chỗ cho sự đánh nhau dựa trên cơ sở của sự phân chia thành ‘chúng ta’ và ‘bọn họ’ - đó là một lối suy nghĩ đã lỗi thời.

“Khi nói đến việc xây dựng một thế giới hạnh phúc hơn, thì chúng ta phải xem xét sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ giữa chúng ta là vấn đề thứ yếu. Chúng ta cần phải nghĩ tính đến toàn bộ nhân loại. Trước đây, bởi vì chúng ta chỉ suy nghĩ trong phạm vi nhỏ hẹp, cho nên chúng ta đã lao trượt vào chiến tranh với tất cả những khốn khổ mà nó kéo theo.

“Nga là một quốc gia tuyệt vời với nhiều tiềm năng đóng góp cho một thế giới hạnh phúc hơn. Tôi rất vui khi hôm nay có cơ hội này để nói chuyện với các sinh viên và trả lời các câu hỏi của quý vị."
blank
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện về "Thế giới của Chúng ta trong Thời kỳ Thay đổi" với sinh viên từ các trường đại học Nga trực tuyến từ Dinh thự của Ngài ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 29 tháng 3, 2021. Ảnh của Thượng toạ Tenzin Jamphel

Một sinh viên tại Đại học bang Kalmyk giải thích rằng cậu ta và bạn bè của mình đã tình nguyện giúp đỡ những người gặp khó khăn trong đại dịch. Cậu ấy hỏi liệu họ có nên liều mạng vì lòng từ bi hay không. Ngài trả lời rằng nếu quý vị thực sự thực hành lòng từ bi, thì quý vị chủ yếu quan tâm đến người khác hơn là quan tâm đến chính bản thân mình.

“Tôi rất ngưỡng mộ những người đã giúp đỡ những người đau ốm hoặc cô đơn, bất chấp những rủi ro đối với bản thân. Sự quan tâm tích cực đến người khác, thậm chí là hy sinh cả mạng sống của mình là biểu hiện của lòng từ bi thực sự. Những ai trong chúng ta theo truyền thống tâm linh của Ấn Độ - chẳng hạn như Phật giáo - thì đều tin rằng chúng ta sống hết kiếp này sang kiếp khác. Nếu quý vị từ bỏ cuộc sống của mình vì người khác, thì quý vị có thể tự tin về một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai. Điều này cũng giống như niềm tin của Cơ đốc giáoHồi giáo và Do Thái - cho rằng nếu bạn hy sinh bản thân vì người khác, thì Chúa sẽ chăm sóc cho bạn”.

Ngài đã nói với một sinh viên từ Đại học Bang Buryat rằng, đức tin nên được kết hợp với trí tuệ. Điều này có nghĩa là - ta phải kiểm tra lời giảng dạy dưới ánh sáng của lý trí. Người ta nói rằng những người có trình độ học vấn bị hạn chế thì sẽ phải dựa vào niềm tin mù quáng. Nhưng những người có khả năng thực hiện trí thông minh của mình nhiều hơn thì sẽ dựa vào lý trí.

Được một sinh viên từ Đại học Bang St Petersburg hỏi rằng liệu có điều gì đẹp đối với mọi người hay không, Ngài trả lời:

“Sự niềm nở. Ngay cả động vật cũng cảm kích về điều đó. Nếu bạn được thúc đẩy bởi lòng nhân ái, thì điều đó sẽ được thể hiện qua sự biểu hiện niềm hạnh phúc trên khuôn mặt của bạn. Vẻ đẹp thực sự là vẻ đẹp bên trong nội tâm của bạn”.

Một sinh viên từ Đại học Bang Tuvan muốn biết được liệu có bất kỳ sự mâu thuẫn nào giữa việc theo đuổi sự phát triển công nghệ và tâm linh hay không.

Ngài nêu ra rằng: “Công nghệ được tạo ra và được sử dụng bởi con người. Nếu nó được sử dụng một cách sáng suốt với lòng vị tha, thì nó sẽ mang lại kết quả tốt đẹp. Máy vi tính không có phản ứng cảm xúc của riêng nó. Hiệu quả mà nó có thể mang lại trong bất kỳ tình huống nhất định nào - đều phụ thuộc rất nhiều vào người sử dụng nó. Nếu người sử dụng nó hôm nay là người rộng lượng và tốt bụng, thì hiệu quả có thể là tích cực. Nhưng nếu cùng một thiết bị đó, nhưng ngày mai lại bị người khác đang trong trạng thái tức giận và cay cú - sử dụng, thì kết quả sẽ càng có nhiều khả năng bất lợi.

“Bản chất con người chúng ta là rất từ bi. Ngay từ lúc chào đờichúng ta đã được ôm ấp che chở bởi tình yêu thương của mẹ. Chúng ta phụ thuộc vào người khác vì sự tồn tại sống còn của chúng ta. Các nhà khoa học quan sát thấy rằng, bởi vì chúng ta là những động vật thuộc quần thể xã hội, cho nên chúng ta quan tâm đến cộng đồng của mình một cách tự nhiên; nhưng nền giáo dục hiện đại chỉ tập trung vào những thứ bên ngoài. Nếu chúng ta trau dồi ý thức vệ sinh tình cảm, như cách mà ta giữ gìn vệ sinh thân thể để bảo vệ sức khỏe của mình, thì chúng ta sẽ học được cách giải quyết những cảm xúc tiêu cực của mình và trưởng dưỡng lòng vị tha."


blank
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma lắng nghe câu hỏi của một sinh viên trong buổi nói chuyện trực tuyến về "Thế giới của Chúng ta trong Thời kỳ Thay đổi" tại Dinh thự của Ngài ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 29 tháng 3, 2021. Ảnh của Thượng toạ Tenzin Jamphel

Một phụ nữ trẻ từ Đại học Tổng hợp Moscow tự hỏi rằng nhân loại sẽ ra sao nếu mọi người đều trở nên giác ngộ. Ngài nói rõ rằng Phật quả là một trạng thái mà tâm thức đã được tịnh hoá hoàn toàn khỏi những cảm xúc tiêu cựcBản chất của tâm là rõ ràngsáng suốt và từ bi, trong khi những cảm xúc tiêu cực bắt nguồn từ sự vô minhTuy nhiên, chính vì những cảm xúc tiêu cực không có một nền tảng vững chắc, cho nên chúng có thể bị loại bỏ; và bản chất sáng suốtrõ ràng của tâm thức có thể được hiển lộ.

Ngài nói rằng đây là sự thực hành của các bậc thầy vĩ đại trong quá khứ và cũng là sự thực hành mà bản thân Ngài đã hành trì theo. Chính vì bản chất của tâm là sáng suốtrõ ràng cho nên chúng ta có thể giảm thiểu và loại bỏ vô minh. Điều này giúp chúng ta có thể làm chủ được vận mệnh của chính mình.

Một sinh viên khác của trường Buryat hỏi rằng, tại sao có nhiều phụ nữ hơn là nam giới - dường như có sự quan tâm đến đời sống tinh thần. Ngài thừa nhận rằng, Ngài nhận thấy rằng ở phương Tây - chẳng hạn - có nhiều nữ tu theo đạo Thiên chúa hơn là các Tu sĩ. Ngài suy đoán rằng, phụ nữ có thể nhận thức rõ hơn về việc tất cả chúng ta đều phụ thuộc vào nhau như thế nào. Ngài tuyên bố rằng Đức Phật đã ban cho nam giới và nữ giới những cơ hội như nhau; vì cả hai đều có thể  xuất gia thọ giới.

Một phụ nữ trẻ đến từ Mátxcơva muốn biết Phật giáo đã bị ảnh hưởng như thế nào khi có sự tương tác nhiều hơn với các nền văn hóa và hệ thống tri thức khác trong thời gian gần đây. Ngài nói với cô ấy rằng, vào thời Đức Phật, những người theo Đạo Phật sau này trở thành Truyền thống Pali đã không nghiên cứu kỹ lưỡng những gì Ngài đã dạy. Sau đó, những bậc thầy của Truyền thống Nalanda đã sử dụng lý trí một cách rộng rãi. Những người như Ngài Long Thọ và Nguyệt Xứng có tâm thức rất nhạy bén và độc lập. Ngài Nguyệt Xứng đã dạy rằng, không có gì tồn tại bởi chính nó; các pháp chỉ tồn tại bằng cách gán danh mà thôi; đó là một cách giải thích rất tinh tế về Trung Quán. Các học giả vĩ đại khác đã không thể chấp nhận điều này vì sợ quan niệm rằng không có gì tồn tại theo cách mà nó xuất hiện.

Ngài nhấn mạnh rằng, vì trí tuệ là pháp đối trị cho vô minh, cho nên việc tìm hiểu các lối suy tư khác nhau dưới ánh sáng của lý trí là điều vô cùng quan trọng. Cách tiếp cận này - điển hình của Truyền thống Nalanda - là điều đã cho phép Ngài và hàng ngàn học giả từ các trung tâm tu học ở Nam Ấn Độ tương tác hiệu quả với các nhà khoa học hiện đại.

Sau một năm mà các học sinh tiếp xúc với giáo viên của họ và học hành trực tuyến; và bản thân Ngài đã thường xuyên giảng dạy trực tuyến, Ngài nói với một phụ nữ trẻ Kalmyk rằng khi có thể - thì sự giao tiếp cá nhân trực tiếp vẫn có những lợi ích riêng của nó. Tuy nhiên, không có một Phật tử nào đang sống hôm nay đã được diện kiến Đức Phật. Nhưng những gì mà Đức Phật giảng dạy đã được lưu giữ bằng tiếng Tây Tạng trong 100 tập ghi lại lời dạy của Ngài, 220 tập về các luận thuyết tiếp theo sau đó của các học giả Ấn Độ; và 10.000 tác phẩm của các học giả Tây Tạng và tâm thức của những độc giả đã đọc về chúng. Đó chính là một truyền thống vô cùng sống động.

blank
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời các câu hỏi của khán giả trong cuộc giao lưu trực tuyến với các sinh viên đại học Nga từ Dinh thự của Ngài ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào ngày 29 tháng 3, 2021. Ảnh của Thượng toạ Tenzin Jamphel

Ngài đảm bảo với một sinh viên của trường St Petersburg rằng, theo quan điểm của Phật giáo, mọi thứ đều phụ thuộc vào chúng ta. Thiên hà này phát sinh do nghiệp báo của chúng ta. Nếu chúng ta rèn luyện tâm thứctrưởng dưỡng lòng vị tha và trí tuệ, thì chúng ta có thể chấm dứt vòng sinh tử luân hồiTâm thức không có bắt đầu hay kết thúcChừng nào nó còn bị bao phủ bởi vô minh, thì chúng ta vẫn còn là chúng sinh. Nhưng một khi vô minh đã được diệt trừ, thì tâm của chúng ta sẽ trở thành tâm của một vị Phật.

Tuy nhiên, Ngài bác bỏ sự nhượng bộ đối với những khó khăn có thể phát sinh bởi vì chúng là "kết quả của nghiệp báo của chúng ta". Ngài nhấn mạnh rằng, có rất ít tình huống không thể thay đổi; và nghiệp tiêu cực có thể được đối trị bằng cách tạo ra nghiệp tích cực. Ngài giải thích rằng, để đối mặt với những hoàn cảnh nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, thì sự kiên nhẫn sẽ là điều rất tốt; tuy nhiên, nếu kiên nhẫn với tâm trạng đau khổ - thì nói chung là không thích hợp. Vì mỗi chúng ta đều có Phật tính, cho nên tốt hơn hết là chúng ta nên cố gắng hoàn thành nó bằng cách vượt qua vô minh và đau khổ.

Liên quan đến mối quan hệ giữa khoa học và Phật giáo, Ngài nhận xét rằng, khi còn ở Tây Tạng, Ngài hầu như không tiếp xúc với các nhà khoa học, mặc dù lúc còn nhỏ, Ngài rất tò mò. Ở Ấn Độ và những nơi khác, Ngài đã có thể gặp gỡ các nhà khoa học và tham gia thảo luận với họ. Sau đó, việc nghiên cứu khoa học đã được đưa vào chương trình giảng dạy của các trung tâm học tập của các tu việnChư tăng ni đã được học hỏi về thế giới vật chất. Các nhà khoa học đã tìm hiểu về sự hoạt động của tâm thức và cảm xúc, cũng như các phương pháp để trưởng dưỡng và duy trì sự bình yên trong tâm hồn. Ngài đã nêu lên những sự tinh tế khác nhau của các trạng thái tâm khác nhau.

Về việc làm thế nào để duy trì sự an lạc nội tâm khi có quá nhiều rắc rối trên thế giới, Ngài đã nêu ví dụ về các vấn đề nảy sinh do sự nóng lên của toàn cầu. Nhiều vấn đề trong số đó - chẳng hạn như nạn bão và cháy rừng - đều nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng taTuy nhiên, bằng cách cắt giảm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, chẳng hạn như năng lượng mặt trời và năng lượng gió, chúng ta có thể hạn chế được lượng khí thải carbon - là gốc rễ của vấn đề.

Người điều hành - Giáo sư Nikolai Yankovski - đã cảm ơn Ngài về những câu trả lời hữu ích của Ngài. Ông ấy thưa với Ngài rằng ông thật sự rất vui khi được tiếp xúc với Ngài.

Trong lời khuyên cuối cùng của mình, Ngài đã lưu ý rằng, một số nước cộng hòa của Nga đã có truyền thống theo đạo Phật. “Những người không có cơ hội được học tập, những người chỉ tham gia vào việc cầu nguyện và thực hiện các nghi lễ - thì không nên chỉ bằng lòng với điều đó. Hãy học hỏi càng nhiều càng tốt! Hãy so sánh những gì mà quý vị đã học được với khoa học. Hãy làm cho Truyền thống Nalanda được trở nên sống động! Xin cảm ơn quý vị và hẹn gặp lại!”

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn