Phỏng Vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma Chuyện Dài

17 Tháng Hai 201912:55(Xem: 5908)

PHỎNG VẤN ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
CHUYỆN DÀI
Shoba Narayan | Trần Tuấn Mẫn dịch

 

dalai-lama-03-tvhschấp những tranh cãi xoáy vào lời phát biểu vừa qua của ngài về ngài Jawaharlal Nehru, Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 vẫn rất im lặng khi ngài ngồi cạnh cửa sổ trong phòng của ngài ở khách sạn Bangalore. Ngài tiếp khách bằng một cái chắp tay nồng ấm (chứ không phải bắt tay) và một nụ cười, khiến họ cảm thấy thoải mái ngay. Lại nữa, ngài là một người không giống người nào trên thế giới ngày nay. Chính khách, người được giải Nobel, vị lãnh đạo tinh thần của những người Tây Tạng vốn coi ngài như Thượng đế, hoặc ít ra là hóa thân của Bồ-tát Quán Thế Âm từ bi. Sau khi khoác lấy danh hiệu từ lúc bốn tuổi, Đức Đạt-lai Lạtma đã trở thànhmột vị thầy của toàn cầu, một chính trị gia bán thời gian, vị lãnh đạo những người Tây Tạng lưu vong, vương gia chính thống, người mang ngọn đuốc của một truyền thống có từ hàng thiên niên kỷ trước, và có lẽ quan trọng nhất đối với ngài, một nhà tu Phật giáo

Đức Đạt-lai Lạt-ma đang ở Bangalore dưới sự bảo trợ của tổ chức Vidyaloke Foundation. Suốt hai ngày, mỗi ngày ngài giảng về “dũng cảm và từ bi” cho chỉ khoảng 1.000 người trong một gian phòng chỉ có chỗ đứng. 

Ở tuổi 83, Đức Đạt-lai Lạt-ma biểu lộ một sự tĩnh lặng do những giờ thực hành những gì ngài thuyết giảng. Mặt ngài ngời sáng, tư thế ngay thẳng, lời nói rõ ràng, đôi mắt quang minh

Mỗi ngày của ngài bắt đầu từ lúc ba giờ sáng và chấm dứt lúc chiều muộn hoặc chập tối. Ngài nói tiếng Anh lưu loát nhưng với ngữ điệu của tiếng mẹ đẻ của ngài. Thỉnh thoảng ngài muốn tìm một từ nào đó thì người thông dịch Anh ngữ cung cấp nó cho ngài. (Ngữ điệu của ngài đã được giữ nguyên không liên quan gì đến ngữ pháp). 

H: Người bình thường tiến đến chứng ngộ như thế nào? 

Đ: Một sự thực hành thiền định hàng ngày là tốt. Điều quan trọng là thực hiện theo cách thế tục. Không nghĩ đến đời sauThượng đế, hay thiên đường mà cứ hành thiền trong chính đời sốnghàng ngày. Phân tích những câu hỏi này: Làm sao để được ổn định hơn trong tâm bạn? Làm sao để giảm thiểu những tình cảm gây hại như giận hờn và đố kỵ? Hãy cố gắng gia tăng thiền định từ bi - điều mà chúng ta gọi là karuna (từ bi). Ở Ấn Độ, ahimsa (bất hại) đã có từ hàng nghìn năm. Ahimsa là một khái niệm kết hợp chặt chẽ với karuna. Trước tiên bạn có karuna, rồi thì ahimsa sẽ phát sinh. Ahimsa không phải là do sợ hãi. Bạn phải vào đấy với đầy đủ sự tự tin và sức mạnh. Có khả năng gây hại cho những người khác nhưng bạn kiềm chế nó. Đấy là ahimsa. Do đó, loại hành vi này là do bởi thái độ tâm thức, vì bạn tôn trọng những người khác. Đấy là từ bi. Đấy là karuna.

H: Còn sự gia tăng la lối và nóng giận trong thế giới ngày nay thì sao? Ngài khắc phục nóng giận thế nào như là một người bình thường? Ngài làm gì khi ngài nóng giận? 

Đ: Bạn hãy tự đánh mình. Khi quá nóng giận xảy ra, hãy như thế này (ngài đánh vào một bên đầu ngài và cười.)

Tôi có một người bạn. Một hôm anh ta đang sửa chiếc xe của tôi, đang ở dưới xe. Sao đó mà anh va đầu vào gầm xe. Thế là anh mất bình tĩnhVì vậy anh cứ tự đập, đánh mình. Ích lợi gì chứ? Khi cơn giận thực sự đến thì không có chỗ cho lý trí. Đúng là khùng. Một hôm ở Zanskar, tôi đã mất bình tĩnh. Trong xe của tôi. Thế là tôi dùng một số từ ngữ thô bạo.

Ngày hôm sau, vào lúc sáng sớm, ngay khi tôi thức dậy, tôi thực sự cảm thấy ngại ngùng [shy]. (“Thẹn thùng”, [Ashamed] người thông dịch nhắc.) Thẹn thùng. Một vài viên chức đến thăm tôi. Khi họ đến thăm tôi, tôi tự thú nhận và nói: “Tôi thực sự lấy làm buồn. Hôm qua tôi đã nổi dóa. Hôm nay từ sáng sớm, tôi thực sự cảm thấy… thẹn thùng”. Đấy, có những tình cảm tiêu cực. Nhưng bạn có thể kiểm soát chúng.

H: Ngài có chăng những hối tiếc? 

Đ: Hối tiếc? (ngưng một lúc) Tôi nghĩ mọi quyết định chủ yếu trong suốt đời tôi từ khi tôi 16 tuổi - vào lúc quyết định được đưa ra, một số người, kể cả một số bạn bè tôi đã có hơi nghi ngờ. Thế rồi thời gian trôi qua. Tất cả những quyết định chủ yếu ấy của chúng tôi đã trở thành quyết địnhđúng đắn. Do vậy, chẳng có gì hối tiếc.

Một hôm tại Goa, tôi đang nói chuyện với một nhóm sinh viên quản trị. Tôi bảo rằng một thái độquy ngã thực sự mang lại nhiều khó khăn hơn. Thế rồi tôi nêu dẫn ngài Mahatma Gandhi. Tôi nghe rằng ngài hoàn toàn chống lại việc phân chia - tách Pakistan ra. Tôi nghe rằng ngài Gandhi muốn trao chức vụ Thủ tướng cho Jinnah(1) để kết hợp chứ không tách rời hai quốc gia này. Thế rồi tôi nghe nói ngài Nehru - do tham vọng cá nhân của chính ngài hay gì đó, thái độ tự lợi hay quy ngã - đã không cho phép điều ấy được thực hiện. Tôi chỉ nêu ra vậy thôi, nhưng hình như giờ đây đã gây ra vấn đề. Do đó tôi xin lỗi vì những ý kiến đụng chạm. Đó là cách để tiến lên.

Tôi là một trong những người ái mộ Liên hợp Âu châu. Những quốc gia khác nhau này, chủ yếu là Pháp và Đức, qua nhiều thế kỷ đã chiến đấu và sát hại nhau. Trong thời Thế chiến (Charles) De Gaulle và (Konrad) Adenauer, bạn thấy đấy, họ là những kẻ thù nghịch nhất của nhau. Sau Thế chiến thứ hai, họ nhận ra rằng những lợi ích chung là quan trọng hơn nước Pháp hay nước Đức. Họ đến với nhau vì một mục đích cao hơn. Đây là những điều làm nền tảng (của những bàn luậncủa tôi). Thường thì tôi cảm thấy như vậy. Thỉnh thoảng tôi biểu lộ những cảm nhận của tôi. Cho nên nếu Liên hiệp Ấn Độ - Pakistan đã được hình thành thì xung đột hai hoặc ba lần giữa Ấn Độ - Pakistan đã không bao giờ xảy ra. Chừng nào dân số Hồi giáo được kể đến, ở Ấn Độ, dân số Hồi giáo cao hơn rất nhiều so với dân số Pakistan. Trong các thập niên vừa qua, Pakistan đã gặp nhiều vấn đề. Nếu Ấn Độ và Pakistan kết hợp với nhau thì họ sẽ có một dân số hơn hai tỷ. Thế là, dĩ nhiên, Bangladesh sẽ là một phần của Ấn Độ.

(Nếu điều ấy đã được thực hiện, nếu hai nước đã được kết hợp) thì tôi nghĩ rằng (Trung Quốc sẽ phải quan tâm). Nếu khôngTrung Quốc thao túng Pakistan rất dễ dàng. Nếu một quốc gia bảo tồn hợp nhất, quốc gia ấy sẽ tạo ổn định cho lục địa này và sẽ tốt hơn rất, rất nhiều. Đây là suy nghĩ của tôi. Thỉnh thoảng, tôi vẫn nêu lên như thế. Tôi nghe nói ngài Vinoba Bhave(2) có ý tưởngABC này. A là Afghanistan. B là Burma [Miến Điện]. C là Ceylon [Tích Lan], SriLanka. Rồi Ấn Độvà Pakistan một loại liên bang gì đó. Tôi nghĩ đây là những ý tưởng tuyệt vời. Nếu điều ấy đã được thực hiện thì ngày nay Afghanistan được an bình hơn.

H: Ngài đã có những chọn lựa khôn ngoan như thế nào? Giữa hai con đường? 

ĐDĩ nhiêntrước tiên, bạn phải cân nhắc những lợi lạc - con đường nào tốt hơn. Thế rồi bạn phải xem bạn có thể thành tựu sự chọn lựa của bạn một cách thực tiễn hay không. Tôi luôn luôn nói với người dân Tây Tạng rằng - nếu chúng ta còn ở bên trong Tây Tạng thì chúng ta sẽ chỉ đơn giản mang lối sống cổ xưa. Giờ đây chúng ta đã mất đất nước của mình.

Ở đây, trong hoàn cảnh này, ngài Nehru quả là chỗ giúp đỡ lớn lao. Lần đầu tiên tôi gặp ngài tại Bắc Kinh vào năm 1954. Đó là vào ngày Quốc khánh của Trung Quốc. Ngài Nehru được mời đến. Tôi đã có một trải nghiệm kỳ lạ vào lúc ấy. Một hôm Chu Ân Lai đãi một tiệc trưa cho vị thủ tướngẤn ĐộLúc ấy tôi là Phó Chủ tịch của Đại hội Nhân dân Toàn quốc. Cho nên vào giờ ăn trưa, tất cả chức sắc Trung Quốc - giống như những người trong địa vị của tôi - chúng tôi đứng thành hàng. Thế rồi Chu Ân Lai và Nehru đến. Chu Ân Lai giới thiệu với Nehru tất cả các quan chức Trung Quốc, các vị lãnh đạo. Về phía tôi, Chu Ân Lai giới thiệu tôi với Nehru và nói, “Đây là Đạt-lai Lạt-ma.” Ngay lúc ấy, ngài Nehru không động tĩnh gì. Ngài vẫn hoàn toàn im lìm và tĩnh lặng, như thế này đây (Đức Đạt-lai Lạt-ma ngồi im).

Chu Ân Lai rất thông minh. Ông liền bước đi tiếp. Ông giới thiệu người đứng kế tôi và nói, “Đây là Banthiền Lạt-ma.” Cũng vào lúc ấy, tôi cảm nhận rằng tâm ý của ngài Nehru… và sự che chở của Sardar Patel(3) (có thể giúp đỡ chúng tôi). Và rằng Trung Quốc có thể tạo những khó khăn cho Ấn Độ. Tôi nghĩ rằng ngài Nehru cũng suy nghĩ về tất cả điều này vì từ lâu; theo truyền thốngchúng tôi vốn đã có những liên hệ mật thiết giữa Ấn Độ và Tây Tạng.

Trong năm 1956, chúng tôi có nhiều dịp bàn đến yêu cầu của chúng tôi về Tây Tạng. Bấy giờ, trong những người của chúng tôi có hai nhóm. Một nhóm bảo rằng nên trở lại và nhóm kia bảo, Không. Đây là cơ hội tốt nhất và bây giờ chúng ta vẫn phải ở lại Ấn Độ. Do đó tôi bàn điều này với Nehru. Ngài lắng nghe rất thông cảm và bảo tôi rằng tốt hơn, nên trở về Tây Tạng. Và rồi một hôm, ngài mang một bản sao hiệp ước 17 điều. Ngài đánh dấu vào một số điều, và nói với tôi - điều này, điều này và điều này ngài có thể đấu tranh với Trung QuốcQuả thật, ngài ấy rất có lòng tốt.

Vào năm 1959, khi chúng tôi đến gần biên giới Ấn Độchúng tôi nghi ngờ không biết Chính phủ Ấn Độ có cho phép chúng tôi vào hay không. Chúng tôi gửi hai nhóm viên chức - một nhóm đến biên giới Bhutan và nhóm kia đến biên giới Ấn Độ. Nhóm đến biên giới Ấn Độ gửi một thông điệprằng phía Ấn Độ sẵn sàng đón nhận tôi. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Tôi ở một vài ngày tại Bomdila ở Arunachal Pradesh vì bấy giờ thể tạng của tôi rất yếu. Bệnh kiết lỵ khiến tôi rất yếu. Tôi ở lại khoảng mười ngày rồi đáp xe lửa đi Mussoorie.

Khoảng 24/4, Nehru đến. Dù ngài có công vụ nào đó tại đấy, chủ yếu cũng là đến gặp tôi. Ngài khuyên rằng chúng tôi nên trở về Tây Tạng. Nhưng sau đó - tháng này qua tháng khác - Trung Quốc càng tỏ ra hách dịch hơn nhiều. Cho nên cuối cùng chúng tôi nhận ra rằng không có khả năng nào khác ngoài việc phải trốn thoát. Khi chúng tôi đến Nam Tây Tạng, chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng chính quyền Tây Tạng bị loại bỏ. Do đó chúng tôi vội thành lập một chính phủ Tây Tạng lâm thời tại một thị trấn lịch sử nào đó. Tôi liền nêu điều này với Nehru. Ngài mất bình tĩnh. Ngài nói, chúng tôi không thể chấp nhận chính phủ của ngài (bắt chước người giận dữ rồi cười). Vậy đấy, ngài rất thân mật và cảm thông với chúng tôi. Đôi khi ngài nóng giận. Vậy đấy, giống như vậy đấy.

Sau nhiều năm, (nhà cố ngoại giao) Jagat Mehta(4) đặc biệt đến gặp tôi tại Dharamsala. Ông muốn cho tôi biết về sự việc năm 1959, khi Chính phủ Ấn Độ tiếp nhận thông tin rằng Đức Đạt-lai Lạt-ma trốn thoát khỏi Lhasa và đang đến Ấn ĐộVì vậy, có một cuộc họp nội các. Krishna Menon(5) bảo chúng tôi không nên cung cấp chỗ trú cho đức Đạt-lai Lạt-ma. Nehru bảo rằng chúng tôi phải chấp nhận ngài ấy.

Báo cáo như vậy đó. Điều này chứng tỏ Nehru biết rằng về lâu về dài, Tây Tạng sẽ rất quan trọng đối với Ấn Độ. Ngài xem chúng tôi là thân mật như bằng hữu vậy.

H: Ngài đã có những quyết định dứt khoát nào? 

Đ: Ngày tôi trốn thoát khỏi Norbulingka - tôi nghĩ rằng trong đời tôi, đó là quyết định khó khăn nhất. Vào ngày 17 tháng 3 năm 1959, tôi rời khỏi Norbulingka. Trong tâm, tôi không biết tôi có trông thấy được ngày hôm sau hay không. Chúng tôi đến rất gần sông Brahmaputra. Chúng tôiqua sông. Rồi chúng tôi đi dọc bờ sông. Phía bên kia, trên bờ sông, quân đội Trung Quốc đang đóng trại. Chúng tôi có thể trông thấy lính Trung Quốc ở khắp nơi. Đó là một đêm trăng, mặt trăngchiếu sáng rỡ. Nguy hiểm thật sự. Nhưng rồi chúng tôi cũng có cách bí mật để xem xét tình hình, kể cả sự đoán mò. Chúng tôi cứ như vậy. Chẳng có gì hối tiếc.

H: Ngài nghĩ gì về sự biến đổi khí hậu? 

Đ: Tây Tạng là nơi cung cấp nước cho Trung Quốc, Pakistan và Bangladesh. Ngày nay, qua từng thập niên, tuyết ở các núi Tây Tạng đã giảm thiểu. Ngay cả ở Dharamsala cũng vậy, tôi lưu ý như thế. Trong đời tôi, tôi quan tâm đến sự thay đổi trong vài ba thập niên vừa qua. Nếu Tổng thống Hoa Kỳ (Donald Trump) không có quyền lực kỳ diệu nào đó thì tình hình vẫn tiếp tục đi xuống. Ông ấy không lưu tâm đến sự ấm lên toàn cầu. Chúng tôi thực sự trải nghiệm điều này khi tôi bay qua Afghanistan. Có những dấu tích trước kia là hồ. Nay chúng đã khô. Trước kia thường cónhững hồ nho nhỏ. Nay toàn bộ quốc gia này là một sa mạc. Tôi không biết về Nam Ấn Độ. Nhưng ở miền Bắc, mưa tuyết đã giảm. Cho nên sự ấm lên toàn cầu là vấn đề rất nghiêm trọng. Nhưng phải xử lý thế nào thì tôi không biết.

H: Ngài nghĩ gì về tương lai? 

Đ: Hoa Kỳ là một quốc gia đứng đầu thế giới - rất quan trọng. Ở châu Âu cũng vậy, tôi có nhiều, nhiều bạn tốt. Nhưng về căn bản, họ thuộc văn hóa Do Thái Thiên chúa giáo. Không giống với truyền thống Ấn Độ, không có gì được nêu (trong các nền văn hóa Do Thái Thiên Chúa giáo) về thiền định. Đấy chỉ là về cầu nguyệncầu nguyện và cầu nguyện Thượng đế. Do đó, chỉ có Ấn Độmới có thể có tiềm năng hơn để phát triển những điều này hơn, vì ở Ấn Độ cổ, hơn 3.000 năm qua, họ đã thực hành việc đào luyện tâm thức ngoài việc cầu nguyệnChúng tôi phải làm hồi sinhkiến thức của Ấn Độ cổ, vì Ấn Độ là quốc gia duy nhất có thể kết hợp kiến thức hiện đại - loại kiến thức thiên về vật chất - với kiến thức Ấn Độ cổ về việc làm sao để khắc phục các tình cảm của chúng tôi. Không có quốc gia nào có thể làm được điều ấy. Vì tư tưởng Ấn Độ cổ không trái nghịch với những người Ấn Độ hiện đại. Cho nên tôi thấy Ấn Độ có tiềm năng lớn.

Vậy trước hết, chúng tôi phải làm sống lại sự kết hợp này của kiến thức Ấn Độ cổ vốn mang lại an bình và trí tuệ với nền giáo dục hiện đại là giáo dục mang đến cho chúng tôi sự tiện nghi thể trạng và sự phát triển vật chất. Cho nên chúng tôi kết hợp hai thứ này. Nếu chúng tôi thành công ở đây, thì Trung Quốc và một tỷ người nữa chắc chắn phải quan tâmLý dotruyền thống Nalanda không trái nghịch với tâm thức Phật giáo Trung Quốc. Ở Trung Quốc, về mặt lịch sử đã được thực hành theo truyền thống Nalanda. Ngày nay Trung Quốc có số dân Phật giáo lớn nhất thếgiới với hơn 400 triệu Phật tửMới đây, trong một cuộc họp, Tập Cận Bình cũng nêu rằng Phật giáo có ích cho văn hóa Trung Quốc và phụ giúp cho đảng Cộng sản. Nếu Trung Quốc theo thì Nhật BảnTriều TiênViệt Nam đều sẽ tỏ rõ lợi ích trong những điều này. Toàn bộ châu Á sẽ có thể theo.

Thời xưa, về lĩnh vực tâm thức, Ấn Độ đã là đế quốc. Phật giáo phát xuất từ Ấn ĐộĐức PhậtLong Thọ, và tất cả các vị thầy Nalanda đều là Ấn ĐộThông điệp của chư vị ấy bao trùm toàn bộchâu Á. Huấn luyện tâm bạn là điều chủ yếu chứ không phải chỉ cầu nguyệnPhương cách huấn luyện không phải bằng niềm tin mà bằng sự nghiên cứu. Bạn phải phân tích, phân tích. Điều ấy rất giống với phương cách khoa học. Nghiên cứu và thể nghiệm. Ở Ấn Độ cổ, truyền thống huấn luyện tâm thức này đi song đôi với khoa học hiện đại. Tôi nhận thấy ở Ấn Độ hiện đại cũng như thế, chúng tôi có thể hồi sinh trí tuệ cổ xưa của Ấn Độ. Đó là ưu tiên của tôi.

H: Tương lai thì sao? 

Đ: Tôi có bốn điều mong muốn. Mong muốn thứ nhất của tôi là tạo sự hợp nhất giữa tất cả mọi người trên trái đất. Tạo một ý nghĩ về sự nhất thể giữa hết thảy 7 tỷ người. Mong muốn thứ hai là tạo một ý nghĩa về sự hài hòa giữa các truyền thống tôn giáo - Kỳ-na giáo, Phật giáo, Ấn giáo - và nhiều tôn giáo đang tìm thấy ngôi nhà ở đây. Trong ý mạch này, tôi luôn luôn nêu về Ấn Độ vì Ấn Độ có nhiều tôn giáo bản địa - Kỳ-na giáo, Phật giáo, Ấn giáo - và nhiều tôn giáo tìm thấy đây là một ngôi nhà. Mong muốn thứ ba của tôi là bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ Tây Tạng vì những ý tưởng mà họ đang nắm giữ. Mong muốn thứ tư của tôi là làm sống lại trí tuệ Ấn Độ cổ. Tôi muốn làm điều ấy theo một cách dứt khoát đời thường sao cho những người không phải tín đồ cũng có thể thực hiện tốt như những tín đồ.

Làm được ba [trong bốn] điều trên, có thể phải mất mười năm. Nay tôi đã 83. Có lẽ phải đến 93 tuổi. Sau đó, quá già (cười).

Ghi chú: * Tác giả; Shoba Naravan là nhà văn nữ, nhà báo người Bangalore, Ấn Độtác giả của bốn cuốn sách nổi tiếng: Monsoon Diary, The milk Lady of Bangalore: An Unexpected Aventure, Return to India và Katha: Tell a story, Sell a Dream. 1. Jinnah: Mohammad Ali Jinnah (1876-1948), chính trị gia, chính khách, sáng lập Cộng hòa Hồi giáo Pakistan. 2. Vinoba Bhave: (1895-1982), được xem là Quốc sư của Ấn Độ, chủ trương bất bạo độngkế thừa thánh Gandhi. 3. Sardar Patel: (1875-1950), luật sư, chính khách Ấn Độ, một trong những người sáng lập Cộng hòa Ấn Độ, từng là Phó Thủ tướng. 4. Jagat Mehta: (1922-2004), chính trị gia, Bộ trưởng Ngoại giao, theo chủ nghĩa dân tộc, nhân vật quan trọng thứ hai, sau Nehru. 5. Krishna Menon: (1894-1974), nhà ngoại giao, chính khách, theo chủ nghĩa dân tộc, nhân vật quan trọng thứ hai, sau Nehru.

* Lối văn, cách chấm câu ít quan tâm đến ngữ pháp trong bản dịch là nhằm theo đúng cách viết của tác giả trong bản Anh ngữ. Có lẽ tác giả muốn ghi lại một cách trung thực lời nói, ngữ điệu của Đức Đạt-lai Lạt-ma.

Shoba Narayan |Trần Tuấn Mẫn dịch (Văn Hóa Phật Giáo số 315 ngày 15-2-2019)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn