THIỀN PHẬT GIÁO ĐANG PHÁT TRIỂN MẠNH HAY ĐANG SUY YẾU ĐI?

19 Tháng Mười 201620:15(Xem: 5738)

THIỀN PHẬT GIÁO ĐANG PHÁT TRIỂN MẠNH HAY ĐANG SUY YẾU ĐI?
 Lewis Richmond | Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
(Is Meditation Buddhism Booming Or Fading? - Lewis Richmond)

 


blankTôi thường viết rằng chúng ta đang tiến gần đến một dấu mốc ấn-tượng của 50 năm thực hành Thiền Phật Giáo tại Hoa Kỳ. Thiền Phật Giáo phần lớn đã được tồn tại trong một thời gian khá dài, do đó đã được công nhận, và trở nên quen thuộc với nền văn hóa chính thống. Các thuật ngữ như thiền định, giảng sư (các vị thầy giảng Pháp), các trung tâm tu học, và các tu viện, cũng như các thuật ngữ chính yếu (Pháp, nghiệp, tỉnh thức hoặc chánh niệm, ngồi thiền hoa sen còn gọi là ngồi kiết già, Bồ Tát, và lòng từ bi, vân vân...) đã trở nên nổi tiếng và được hiểu biết rõ ràng. Nhiều vị Lạt Ma Tây Tạng đã mang đến Hoa Kỳ một sự hiện diện tươi vui của người Á Châu, vào một khung cảnh Thiền Phật Giáo mà càng ngày càng bị Tây Phương hóa.

Tuy nhiên, khi nhìn ở một góc độ khác, tất cả các hoạt động nầy sau một thời gian tiến triển dường như trở nên ít có sự thay đổi, hoặc thậm chí suy yếu đi. Các tạp chí dành riêng cho Phật Giáo (chỉ có ba hoặc bốn tạp chí) có số lượng lưu hành nhỏ, nhất-định, và không thay đổi, và thường có các bài đặc biệt in hình các ngôi sao Phật Giáo lớn tuổi (như Đức Đạt Lai Lạt Ma, thiền sư Thích Nhất Hạnh) hết tháng nầy sang tháng nọ. Với một số ít trường hợp ngoại lệ, các người tham dự ở các trung tâm Phật Giáo thường là các baby boomers (các người sinh ra vào những năm sau Thế Chiến Thứ Hai, trong khoảng từ năm 1946 tới năm 1964, thời kỳ mà có nhiều sự gia tăng về tỷ lệ sinh sản) tóc đã hoa râm. 20 cuốn sách bán chạy hàng đầu 'theo thể loại Phật Giáo' trên trang mạng Amazon hầu như là các sách tái bản của các các cuốn sách bán chạy hàng đầu, và là của các tác giả mà đã phát hành từ 20 năm về trước. Chỉ còn một số ít (đếm được trên đầu ngón tay) các tác giả Phật Giáo đang bán một cách rộng rãi các sách mới của họ; nhiều nhà xuất bản thương mại nghĩ rằng thị trường sách Phật Giáo đã đạt đỉnh điểm cao nhất vào khoảng 10 hoặc 15 năm trước đây.

Thế thì, trong hai cách trên khuynh hướng nào là đúng, hoặc là cả hai khuynh hướng đều đúng, nếu chúng ta nhìn dưới nhiều góc cạnh khác nhau?

Khi tôi nhìn vào quá khứ để tìm ra các mô hình đúng đắn cho những gì đang xảy ra với Phật Giáo hiện nay, tôi nghĩ đến hai mô hình: trường phái triết học Ấn Độ Giáo Vedanta trong thập niên 1920 (trong khoảng năm 1920-1929), và phân tâm học trong thập niên 1930 và thập niên 1940. Cả hai phong trào nầy bắt đầu như là các hiện tượng giật gân. Cả hai phong trào sinh sản nhanh chóng với các người chuyên nghiệp, các giáo sư, và các sách vở, cùng với các trung tâm. Trường phái triết học Ấn Độ Giáo Vedanta và Thông Thiên Học suy yếu dần sau một thời gian, mặc dù cả hai vẫn còn tồn tại. Phân tâm học đã có một quỹ đạo khác, bắt đầu như là một con đường sáng-tạo để hiểu biết chính mình, và dùng để chữa bệnh, rồi được phát triển theo thời gian để hoàn-toàn trở thành dòng-chính với nhiều trường học, và có nhiều phương pháp được tạo ra qua sự mô phỏng, hoặc qua sự sao chép lại.

Nếu Thiền Phật Giáo đi theo con đường của trường phái triết học Ấn Độ Giáo Vedanta, chúng ta sẽ nhìn thấy các trung tâm tu học qua thời gian sẽ dần dần thu hút ít tu-học-sinh trả tiền để tu học, rồi các thầy cô giáo sẽ kết hợp giáo lý Phật Giáo truyền thống, với các sự chọn lựa có tính cách thương-mại hấp dẫn hơn: như thiền thể dục yoga, thể dục khí công (Chi Gong), và Phật Pháp cho các lớp tu-nghiệp chuyên môn. Nếu Thiền Phật Giáo đi theo quỹ-đạo của phân tâm học, chúng ta sẽ nhìn thấy sự hội-nhập gia-tăng giữa Phật Giáo với các ngành học chính-yếu khác như ngành chữa trị bằng tâm-lý, như ngành khoa học về thần kinh, như dịch-vụ chăm sóc người bệnh lúc cuối đời, rồi sau cùng sẽ gia-tăng nhiều cho đến nỗi Phật Giáo (như là một tôn giáo) dần dần biến mất, ngoại trừ trong các ốc-đảo người Mỹ gốc Á Châu (nơi mà Đạo Phật đã được thiết lập từ lâu đời). Các bằng chứng hiện nay cho thấy là các trung tâm tu học đang tiến triển, cho nên nếu (có khuynh hướng) đi theo con đường của trường phái triết học Ấn Độ Giáo Vedanta, thì điều nầy chưa thấy xảy ra, mặc dù điều nầy vẫn có thể xảy ra trong khoảng từ 20 đến 25 năm nữa. 

Chúng ta còn có một tâm-điểm quan trọng khác trong sinh hoạt Phật Giáo, và đó là lãnh vực mở rộng sự nghiên cứu Phật Giáo như là một ngành-học trong trường đại học. Một số giáo sư đại học cho rằng phương cách học-hành nghiêm ngặt của họ là một trong những cách mà có tương lai tốt đẹp nhất, và lâu dài nhất. Những văn bản chuyển-ngữ và phân-tích (từ các học giả) trong vài thập-kỷ qua, đã thật sự cung cấp một sự đóng góp vô giá, cho sự hiểu biết hiện-đại về các bài giảng dạy cổ xưa, và đầy trí tuệ nầy. Tuy nhiên, có sự căng thẳng giữa các cộng đồng học giả và các thiền-giả (người hành-thiền), và cả hai bên cùng góp phần vào sự căng thẳng nầy. Tôi có tham gia vào một cuộc hội nghị cách đây vài năm, lúc đó quy tụ các học giả Phật Giáo, và các thiền-giả. Các học giả đã trình bày các bài viết của họ (mà tôi cảm thấy hoàn toàn dễ hiểu, và rõ ràng), tuy nhiên, trong cuộc thảo luận tiếp-theo sau đó một số thiền-giả rõ ràng cảm thấy rằng quan điểm của các học giả là trừu tượng, và đó là các suy nghĩ trí thức, cho nên chẳng liên hệ gì đến công việc thiền định của họ. Kế tiếp, các học giả lần lượt cho rằng quan điểm của các thiền-giả có thể là thiếu hiểu biết, và thậm chí là ngu đần. Một học giả phàn nàn riêng với tôi, "Các thiền-giả nầy chẳng biết gì cả!"

Mặc dù có một số học giả cũng là các thiền-giả, tuy nhiên, đôi khi họ cần phải giữ kín đáo về điều nầy. Bởi vì hiện nay đã có giáo sư đang có thành-kiến. Một giáo sư nghiên cứu Phật Giáo nói với tôi rằng khi cô đang theo học chương trình hậu-đại-học, cô và các bạn cùng lớp phải giữ bí mật về việc thực hành thiền định, bằng không hầu-như các luận án của họ sẽ không được chấp nhận.

Sau cùng, tôi nghĩ rằng (câu hỏi lớn nhất về) tương lai lâu dài của Đạo Phật sẽ tùy thuộc vào một thế-hệ mới của các thiền-giả, của các giáo sư, và của các học giả tình-nguyện thực-hiện và tiếp-nối công việc làm nầy. Điều chắc chắn rằng chúng ta đang có các Thầy Cô Phật Giáo trẻ, và họ đang thu hút các người trẻ theo chân họ. Đồng thời, Thiền Phật Giáo chưa phải là một sinh hoạt chính yếu trong nhiều gia đình. Cho nên, tôi có ấn tượng rằng con em của các vị Phật Tử già, khi lớn lên họ sẽ không có khuynh hướng trở thành Phật Tử.

Cuối cùng, tôi chẳng có quả cầu bằng pha lê (để ước gì được nấy), và tôi không muốn thiên vị để nói rằng, tôi biết điều gì có nhiều khả năng xảy ra. Tôi nghĩ rằng chúng ta là baby boomer (người sinh vài năm sau Thế Chiến 2) Phật Tử, chúng ta cần phải suy nghĩ về các điều nầy một cách nghiêm túc. Trong vòng từ 25 năm đến 30 năm nữa, lúc đó tất cả chúng ta đều ra đi (sẽ mất đi), và trong khoảng thời gian còn lại nầy, chúng ta sẽ làm điều gì để bảo đảm Phật Giáo có một sự tiếp-nối tốt đẹp cho các thế hệ tương lai? Cho dù chúng ta là các học giả, hoặc là các thiền-giả (hoặc là cả hai), đó là điều mà chúng ta cần nên chú tâm đến. 

Source-Nguồn: http://www.huffingtonpost.com/lewis-richmond/is-meditation-buddhism-booming-or-fading_b_2050135.html?

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn