Tám Nạn

20 Tháng Sáu 201608:42(Xem: 6262)

TÁM NẠN
Quảng Tánh

Duc Phat
Dẫu Thế Tôn không còn ở đời nhưng
Chánh pháp vẫn lưu truyền...

Là đệ tử Phật, được tu hành trong giáo pháp của Như Lai, đôi khi chúng ta nghĩ đó là bình thường nhưng kỳ thực, được nương tựa Tam bảo là có phước duyên lớn. Vì nếu thiếu duyên, chúng ta sẽ rơi vào tám trường hợp “không được nghe pháp, không biết tu hành”.

Khi Thế Tôn thuyết pháp ở đời thì mình đang bị đày ải, trầm luân nơi địa ngục (1), ngạ quỷ (2), súc sanh (3), hoặc tiêu diêu nơi cõi trời Trường Thọ (4), hoặc sống nơi biên giới (5), hoặc sống ở trung tâm đất nước mà bị tật nguyền (6), hoặc bị tà kiến chướng ngại (7); hoặc gặp thời không có Chánh pháp (8) nên không thấy nghe Phật pháp. Rơi vào tám trường hợp ấy Thế Tôn gọi là tám nạn.

“Một thời Phật ở một nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Người phàm phu không nghe, không biết thời tiết thuyết pháp. Tỳ-kheo nên biết! Có tám thời không được nghe pháp, người không được tu hành. Thế nào là tám?

- Nếu lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháp rộng rãi được đến Niết-bàn, là việc làm của Như Lai, nhưng chúng sanh này ở trong địa ngục, không nghe, không thấy. Đó là nạn đầu tiên.

- Lại nếu lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháp rộng rãi, mà chúng sanh này ở trong loài súc sanh không nghe, không thấy. Đó là nạn thứ hai.

- Lại nữa, lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháp rộng rãi, nhưng chúng sanh này ở trong ngạ quỷ, không nghe, không thấy. Đấy là nạn thứ ba.

- Lại nữa, lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháp rộng rãi, nhưng chúng sanh này ở cõi trời Trường Thọ không nghe, không thấy. Đó là nạn thứ tư.

- Lại nữa, lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháp rộng rãi, nhưng chúng sanh này sống ở biên địa, phỉ báng Hiền Thánh, tạo các tà nghiệp. Đó là nạn thứ năm.

- Lại nữa, lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháp rộng rãi đến được Niết-bàn, nhưng chúng sanh này tuy sống ở trung tâm của nước, nhưng sáu căn không đầy đủ, lại cũng không phân biệt được pháp thiện ác. Đó là nạn thứ sáu.

- Lại nữa, lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháp rộng rãi đến được Niết-bàn, nhưng chúng sanh này tuy sống ở trung tâm của nước, sáu căn đầy đủ không có khuyết tật, mà tâm thức tà kiến; cho rằng người không thí, người không thọ, cũng không có quả báo thiện ác, không đời này, đời sau, cũng không cha mẹ, đời không có Sa-môn, Bà-la-môn v.v... có thành tựu quả A-la-hán, tự thân chứng được để tự an lạc. Đó là nạn thứ bảy.

- Lại nữa, lúc Như Lai không xuất hiện ở đời, Như Lai cũng không thuyết pháp đưa đến Niết-bàn, tuy chúng sanh này sống ở trung tâm nước, sáu căn đầy đủ, kham nhẫn thọ pháp, thông minh tài cao, nghe pháp hiểu liền, tu hành chánh kiến, biết có vật, có thí, có người thọ, có quả báo thiện ác, có đời này, đời sau, ở đời có Sa-môn, Bà-la-môn v.v... tu chánh kiến chứng được A-la-hán. Đó là nạn thứ tám, chẳng được tu hành Phạm hạnh. Này Tỳ-kheo, đó gọi là tám nạn chẳng được tu hành Phạm hạnh.

Ở đây, này Tỳ-kheo! Có một thời tiết cho người tu hành phạm hạnh. Thế nào là một? Đó là lúc Như Lai xuất hiện ở đời, rộng nói giáo pháp được đến Niết-bàn, và người này sinh ở trung tâm của nước, thế trí biện thông, thấy vật đều rõ biết, tu hành chánh kiến, cũng hay phân biệt các pháp thiện ác, biết có đời này, đời sau, đời có bậc Sa môn, Bà-la-môn tu chánh kiến chứng được A-la-hán. Đó là người phạm hạnh tu hành một pháp được Niết-bàn.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm 42, Bát nạn 1 [trích],
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.82)


Thế mới biết, hàng đệ tử Phật chúng ta vẫn còn nhiều phước duyên. Dẫu Thế Tôn không còn ở đời nhưng Chánh pháp vẫn lưu truyền, chư Tăng Ni vẫn đang miệt mài hoằng hóa. Nếu biết phát huy chánh kiến, tin sâu nhân duyên quả, thâm tín với các bậc chân tu thành tựu giải thoát để nỗ lực thực hành giáo pháp thì chúng ta sẽ có cơ hội thành tựu phạm hạnh, đạt đến Niết-bàn. 

Quảng Tánh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Sáu 2021(Xem: 4044)
ình trạng nghèo khó, bất công, thiếu tự do, dân chủ, nhân quyền v.v… chúng ta cần tiên phong trong vấn đề cải tổ chính sách và hệ thống giáo dục từ học đường đến gia đình, từ quốc gia đến thế giới, và tôi nghĩ rằng, đây vừa là trách nhiệm nhưng đồng thời cũng chính là sự sống của chúng ta vì chúng ta không xem một nhà làm giáo dục như là một nghề để sinh sống mà đây là lý tưởng sống, mạch sống, nguồn sống của nhân loại.
01 Tháng Sáu 2021(Xem: 3912)
12 Tháng Ba 2021(Xem: 4264)