Đời Sống Của Một Người, Khi Hiểu Biết Phật Pháp Là Cao Quý

13 Tháng Sáu 201621:22(Xem: 5766)

ĐỜI SỐNG CỦA MỘT NGƯỜI,
KHI HIỂU BIẾT PHẬT PHÁP LÀ CAO QUÝ 

Câu Chuyện Về Sư Bà Bahūputtika,
Kệ 115 - Kho Báu Sự Thật, Kinh Pháp Cú
Minh Họa - Weragoda Sarada Maha Thero -
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Hình Vẽ: P. Wickramanayaka  -
Source-Nguồn: www.buddhanet.net


(Life Of One Who Knows The Teaching Is Noble - The Story Of Nun Bahūputtika, Verse 115 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka)

doi song cua mot nguoiBÀI KỆ 115:

115. Yo ca vassasataṃ jīve
apassaṃ dhammamuttamaṃ
ekā’haṃ jīvitaṃ seyyo
passato dhammamuttamaṃ. (8:16)

Một người dù sống được một-trăm-năm,
mà không nhận ra được Phật Pháp tối cao,
thì cũng không tốt-đẹp cho bằng, một người chỉ sống có một-ngày,
mà nhận ra được Phật Pháp tối cao.


Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về sư bà Bahūputtika, là một bà mẹ có nhiều con.

Trước kia, ở vùng Xá Vệ (Sāvatthi) có một cặp vợ chồng, có bẩy người con trai và bẩy người con gái. Tất cả các người con đều đã lập gia đình, và đại gia đình của họ có cuộc sống khá tốt đẹp. Sau đó, ông bố qua đời, bà mẹ nắm giữ lấy tất cả tài sản, vì bà không muốn chia sẻ gì cho con cái bà. Các con bà muốn thừa hưởng tài sản, vì thế các con bà nói với bà, "Tại sao các con không có quyền lợi gì về tài sản? Tại sao chúng ta không phát triển, và nhân rộng ra số tài sản nầy? Tại sao chúng ta không trông nom mẹ của chúng ta?" Những người con cứ lặp đi lặp lại mãi các câu hỏi nầy, vì thế bà mẹ của họ nghĩ rằng các người con sẽ săn sóc bà, rồi cuối cùng bà chia đều tài sản cho các người con, và bà không giữ lấy gì làm tài sản của riêng bà.

Sau vài ngày, người con dâu của người con trai trưởng nói với bà rằng,"Rõ ràng đây là căn nhà duy nhất mà bà mẹ quý của chúng ta đến thăm; bà cứ làm như là bà đã cho người con trai trưởng gấp đôi phần tài sản so với các người con khác." Các người con dâu còn lại của bà cũng nói với bà, tương tự như thế. Các người con gái của bà, từ lớn đến nhỏ, khi bà bước chân vào nhà của chúng, chúng cũng đều nói tương tự như thế. Vì bà bị các người con đối xử không có sự kính-trọng, nên cuối cùng bà tự nói với chính bà, "Tại sao ta cần phải sống với những đứa con nầy? Ta sẽ gia nhập vào Ni Đoàn, và ta sẽ sống đời của một người tu sĩ." Vì thế, bà đến tu viện của nữ tu, và xin được gia nhập vào Ni Đoàn. Sau khi được gia nhập vào Ni Đoàn, rồi bà chọn nơi đây là lẽ sống của bà, và bà chọn tên là ni cô Bahūputtika, bởi vì bà là người mẹ có nhiều con. 

Bà nghĩ rằng, "Kể từ khi tôi gia nhập vào Ni Đoàn, lúc tuổi già," tôi đã làm các nhiệm vụ lớn nhỏ được gia phó cho các vị nữ tu, "điều cần thiết là tôi phải chú tâm đúng đắn; vì thế, tôi sẽ dành ra cả đêm để thiền định." Trên hiên nhà, bà để tay trên một cái cột trụ, rồi theo cách ấy bà bước chân đi, và thiền định. Ngay cả khi bà đi bộ, bà sợ rằng trong đêm tối, đầu bà sẽ đập vào cây cối, hoặc là vào một đồ vật nào đó, bà để tay bà lên một thân cây, rồi bà theo cách ấy bước chân đi, và thiền định. Bà quyết tâm thực hành Giáo Pháp mà đã được chỉ dạy bởi Đức Phật, bà khảo sát về Phật Pháp, rồi bà suy ngẫm về Phật Pháp, và thiền định.

Đức Phật ngồi trong hương phòng, ngài phóng quang ra ngoài hình ảnh rạng rỡ của ngài, giống như thể ngài đang ngồi đối diện với bà, rồi ngài nói với bà rằng, "Bahūputtika, người nào chỉ sống có một-giây-phút mà hiểu biết Phật Pháp mà ta giảng dạy, thì tốt đẹp hơn là người sống một-trăm-năm mà không hiểu biết Phật Pháp mà ta giảng dạy."

BÀI KỆ 115, GIẢI THÍCH TỪ TIẾNG PALI:

uttamaṃ dhammaṃ apassaṃ yo ca vassasataṃ jīve
uttamaṃ dhammaṃ passato ekāhaṃ jīvitaṃ seyyo

uttamaṃ dhammaṃ: Lời Dạy Tối Cao của Đức Phật (giáo lý cao quý nhất); apassaṃ: người không nhận biết; yo ca: nếu một số người; vassasataṃ jīve: đã sống một trăm năm; uttamaṃ dhammaṃ: Lời Dạy Tối Cao của Đức Phật (giáo lý cao quý nhất); passato: (của) người nhận biết (trông thấy); ekāhaṃ: (trong) một ngày; jīvitaṃ: cuộc sống; seyyo: thì cao quý hơn.

Người chỉ sống có một-ngày mà nhận ra được Phật Pháp Tối Cao, thì tốt-đẹp hơn hẳn người sống một-trăm-năm mà không nhận ra được Phật Pháp Tối Cao.

Bài kệ 115 trong Kinh Pháp Cú nầy, đã được anh Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển dịch thành thơ như sau:

(115) Trăm năm sống chẳng nhận ra. Pháp kia tối thượng. Thật là uổng thay! Chẳng bằng sống chỉ một ngày. Mà hay rằng giáo pháp đầy thâm sâu. Dạt dào chân lý tối cao.

BÌNH LUẬN

Dhammaṃ Uttamaṃ: Sự Cao Quý Nhất của Sự Cao Quý - Lời Giảng Dạy của Đức Phật. Phật Pháp, Lời Giảng Dạy của Đức Phật, là con đường vượt qua mọi giới hạn của vũ trụ (và thế gian). Phật Pháp được mô tả gồm có chín phần: bốn con đường, bốn quả vị và Niết Bàn - (sự bất tử).

Source-Nguồn: http://www.buddhanet.net/pdf_file/dhammapadatxt1.pdf

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Mười 2010(Xem: 88259)
10 Tháng Mười 2010(Xem: 118045)
10 Tháng Mười 2010(Xem: 138816)
09 Tháng Mười 2010(Xem: 48175)
05 Tháng Mười 2010(Xem: 75232)