- Ngày Thứ 1: PHÁP THOẠI 1
- Ngày Thứ 2 PHÁP THOẠI 2
- PHÁP THOẠI 3
- Ngày Thứ 4 PHÁP THOẠI 4
- PHÁP THOẠI 5
- Ngày Thứ 5 PHÁP THOẠI 6
- PHÁP THOẠI 7
- Ngày Thứ 6 PHÁP THOẠI 8
- PHÁP THOẠI 9
- Ngày Thứ 7 PHÁP THOẠI 10
- PHÁP THOẠI 11
- Ngày Thứ 8 PHÁP THOẠI 12
- PHÁP THOẠI 13
- Ngày Thứ 9 PHÁP THOẠI 14
- PHÁP THOẠI 15
- Ngày Thứ 13 PHÁP THOẠI 16
- PHÁP THOẠI 17
- Ngày Thứ 22 PHÁP THOẠI 18
- PHÁP THOẠI 19
- Ngày Thứ 23 PHÁP THOẠI 20
- PHÁP THOẠI 21
- Ngày thứ 25 PHÁP THOẠI 22
- PHÁP THOẠI 23
- Ngày Thứ 27 PHÁP THOẠI 24
- Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (1)
- Ngày Thứ 28 PHÁP THOẠI 25
- Ngày Thứ 32 PHÁP THOẠI 26
- Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (2)
- Ngày Thứ 33 PHÁP THOẠI 27
- Ngày Thứ 46 PHÁP THOẠI 28
- Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (3)
- Ngày Thứ 47 PHÁP THOẠI 29
- Ngày Thứ 48 PHÁP THOẠI 30
- Ngày Thứ 49 PHÁP THOẠI 31
- Ngày Thứ 50 PHÁP THOẠI 32
- Ngày Thứ 51 PHÁP THOẠI 33
- Ngày Thứ 52 PHÁP THOẠI 34
- Ngày Thứ 57 PHÁP THOẠI 35
- Ngày Thứ 63 PHÁP THOẠI 36
- Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (4)
- Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (5)
- Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (6)
- Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (7)
- Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (8)
- Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (9)
- Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (10) Có 49 Ngày & Thân Trung Ấm Không?
Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Sīlaguṇa-Mahāthera)
NHẶT LÁ RỪNG XƯA 2
(Pháp Thoại An Cư 2015)
Nhà xuất bản Văn Học
PHÁP THOẠI 23 (Tối ngày 11/7/ÂL)
Trong khi nhiều nơi trên thế giới, nhất là
Nhưng các con có biết không? Đừng tưởng rằng sổ tức, tuỳ tức là pháp thấp thỏi. Đức Phật cũng ngồi quán sổ tức đấy. Và ngài cũng từng nói: “An trú hơi thở là sự an trú của bậc Thánh”. Ngài Hộ Tông, sơ tổ của PGNT Việt Nam, trước khi thị tịch, ngài cũng dạy phép niệm, phép quán hơi thở cho một số chư sư bên cạnh rồi ngài nhìn lên trần nhà và nhắm mắt ra đi. Ngài Viên Minh cũng từng dạy cho chư hành giả, với đại ý rằng: “Trong một hơi thở mà ta có thể hồn nhiên và trong sáng, trọn vẹn với chính mình là đã gần đến đạo rồi đó!”
Hơi thở và tỉnh thức với hơi thở là cánh cửa đi vào thiền.
Hơi thở đi liền với sự sống. Tỉnh thức với hơi thở đồng nghĩa là tỉnh thức toàn bộ tâm sinh vật lý. Tỉnh thức với vận hành duyên khởi trong những khoảnh khắc đang là. Đây là những gót chân đạp trên đất thực mà đi, cũng là đầu tiên, cũng là cuối cùng trên lộ trình giác ngộ, giải thoát mà không sợ lầm lạc.
Chúng ta còn lắm bụi bặm phiền não. Một vài tình khí thất thường, những tham giận vô cớ, những cố chấp nhỏ nhen, những tâm hoang vu, những tâm bất định thường xuất hiện... mà chúng ta cũng chưa thấy rõ được thì tu tập Tứ đạo quả có được không? Và có chắc rằng 16 tuệ minh sát của các trường thiền có thật đúng với tiến trình giác ngộ của đức Phật không? Quả thật, giác ngộ nó có công thức rõ ràng như thế chăng, áp dụng cho tất thảy căn cơ trình độ? Có công thức thì ai áp dụng đúng như thế đều đắc Tứ đạo quả? Thầy nghi lắm, các con biết không? Mỗi người là một con đường riêng cho mình, tự mình khám phá, tự mình thực hành và chứng nghiệm mới thật là của mình. Thiền là sự sống, sống động, mới mẻ từng giây khắc. Và chắc chắn nó không thể có được từ những công thức toán học lập trình!
Hiện tại chúng ta đang tập thiền và tập an trú tâm, chưa nói gì đến cái cao xa. Tứ đạo quả đừng và khoan bàn đến. Đắc thiền Sắc giới thì rơi vào tròng hữu ái. Đắc thiền Vô sắc giới thì rơi vào tròng phi hữu ái. Hữu ái là tham. Phi hữu ái là sân. Hoá ra, coi chừng mình tu là để đạt tham sân! Bên Đại thừa cũng nguy hiểm vậy. Tánh Không mà ngồi quán thì nó thành Tánh Hữu mất rồi. Lại nữa, Tánh Không vốn nó là không thì ngồi quán làm gì? Quán hay không quán thì Tánh Không vẫn là sự thật muôn đời của ngã và pháp. Tánh Không không phải để mà quán, mà phải được nhìn thấy như thực qua đôi mắt của tuệ giác. Lại càng không phải ngồi mà “tưởng không!” Còn nữa, Kim cương Bát nhã chỉ là cách nói khác của Tánh Không nhưng cô đọng nơi quán ngũ uẩn giai không – thì không khác gì quán danh sắc trong lộ trình thiền tuệ. Tuy nhiên Kim cương Bát-nhã là để mà hiện quán chứ không phải để tụng đọc! Còn nữa, dù là Tánh Không hay Kim cương Bát-nhã thì cũng nên đọc lại 2 bài kinh ngắn, dài về Không (Đại không và Tiểu không) của Nikāya, để biết rằng, giải thoát trọn vẹn tham, sân, si phiền não mới gọi là Tánh Không!
Còn niệm Phật. Mới gần đây trên các trang mạng, người ta dạy rằng, niệm Phật thì được về với Phật. Họ nói vậy là nói cho vui thôi. Họ dụ dỗ đấy. Họ nói vậy là chưa học về giáo pháp cơ bản. Niệm Phật, dù là vị Phật uy linh tối thượng thừa nào chăng nữa, cũng chỉ đưa đến cận hành định thôi. Cần hành định nghĩa là chưa có định, lại càng chưa có tuệ thì làm sao mà về được với Phật?
Không có cao siêu đâu, chẳng có gì cao siêu hơn an trú hơi thở cả. Tham công án, khán thoại đầu cũng vậy. Đôi nơi là vẽ rắn thêm chân. Đôi nơi là tu theo tưởng tượng! Đôi nơi muốn tạo cái bí hiểm để khêu gợi trí óc tò mò bí bí ẩn ẩn của những người có tín mà không có tuệ. Đôi nơi họ không dám bước trên đất thực, chỉ muốn “sống hoài trong cơn trường mộng của tưởng tri và thức tri”. Các con phải cẩn thận!
Thầy nhắc lại, an trú hơi thở là an trú của bậc thánh đó, không tầm thường đâu! Nếu ai bảo đấy là pháp của tiểu thừa thì họ chê đức Phật cũng là tiểu thừa! Cũng được, thầy trò mình là tiểu thừa, có đức Phật là tiểu thừa làm bậc thấy, đủ rồi!
26- Ngày Thứ 26
(Ngày 12/7/ÂL bận công việc dọn dẹp, quét tước toàn bộ vườn cảnh để chuẩn bị cho khách thăm viếng trong các ngày lễ Vu Lan)