- Ngày Thứ 1: PHÁP THOẠI 1
- Ngày Thứ 2 PHÁP THOẠI 2
- PHÁP THOẠI 3
- Ngày Thứ 4 PHÁP THOẠI 4
- PHÁP THOẠI 5
- Ngày Thứ 5 PHÁP THOẠI 6
- PHÁP THOẠI 7
- Ngày Thứ 6 PHÁP THOẠI 8
- PHÁP THOẠI 9
- Ngày Thứ 7 PHÁP THOẠI 10
- PHÁP THOẠI 11
- Ngày Thứ 8 PHÁP THOẠI 12
- PHÁP THOẠI 13
- Ngày Thứ 9 PHÁP THOẠI 14
- PHÁP THOẠI 15
- Ngày Thứ 13 PHÁP THOẠI 16
- PHÁP THOẠI 17
- Ngày Thứ 22 PHÁP THOẠI 18
- PHÁP THOẠI 19
- Ngày Thứ 23 PHÁP THOẠI 20
- PHÁP THOẠI 21
- Ngày thứ 25 PHÁP THOẠI 22
- PHÁP THOẠI 23
- Ngày Thứ 27 PHÁP THOẠI 24
- Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (1)
- Ngày Thứ 28 PHÁP THOẠI 25
- Ngày Thứ 32 PHÁP THOẠI 26
- Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (2)
- Ngày Thứ 33 PHÁP THOẠI 27
- Ngày Thứ 46 PHÁP THOẠI 28
- Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (3)
- Ngày Thứ 47 PHÁP THOẠI 29
- Ngày Thứ 48 PHÁP THOẠI 30
- Ngày Thứ 49 PHÁP THOẠI 31
- Ngày Thứ 50 PHÁP THOẠI 32
- Ngày Thứ 51 PHÁP THOẠI 33
- Ngày Thứ 52 PHÁP THOẠI 34
- Ngày Thứ 57 PHÁP THOẠI 35
- Ngày Thứ 63 PHÁP THOẠI 36
- Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (4)
- Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (5)
- Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (6)
- Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (7)
- Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (8)
- Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (9)
- Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (10) Có 49 Ngày & Thân Trung Ấm Không?
Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Sīlaguṇa-Mahāthera)
NHẶT LÁ RỪNG XƯA 2
(Pháp Thoại An Cư 2015)
Nhà xuất bản Văn Học
Ngày Thứ Hai Mươi Ba
PHÁP THOẠI 20 (Chiều ngày 9/7/ÂL)
Có người viết về thiền, dạy về thiền nói rằng: “Quán chiếu mọi sự, mọi vật vô thường, vô ngã...!”
Có phải vậy không? Nói thế có đúng chăng?
Ồ, mới nghe qua tưởng là đúng! Nhưng thật ra, nó sai lầm hoàn toàn. Xin thưa, mọi sự, mọi vật quán chiếu để làm gì? Mọi sự, mọi vật xung quanh ta, kể cả trăng sao, trời đất, vạn hữu... chúng vận hành theo định luật tự nhiên của nhiên giới. Chúng phải có thành, trụ, hoại, không. Chúng phải có sanh, trụ, dị, diệt. Chúng phải có ngày đêm, mùa tiết tuần hoàn chuyển đổi. Chúng phải mưa nắng, lá xanh, lá vàng. Chúng phải có khi mát mẻ, lúc nóng nực. Có phải thể không? Cái vô thường, vô ngã của vạn hữu ấy, đức Phật có mặt hay không có mặt chúng vẫn vận hành tự nhiên. Và Đại bồ-tát đản sanh, giác ngộ dưới cội bồ-đề không phải là để giải quyết cái vô thường, vô ngã của vạn hữu. Đấy là cái sự thật, là luật tắc muôn đời không ai có thể thay đổi được. Vả lại, nếu không có vô thường vô ngã của mọi sự mọi vật thì tam thiên thế giới này sẽ diệt vong, một hạt cát, một mảy vi trần cũng không tồn tại!
Đức Phật không quán chiếu mọi sự, mọi vật mà ngài chỉ quán chiếu ngũ uẩn, thập nhị nhân duyên... trong tương quan, liên đới căn-trần-thức để phanh lần nguồn gốc của khổ đau. Thấy khổ mới tìm ra nguyên nhân khổ; và muốn diệt khổ phải có con đường diệt khổ. Như vậy, Tứ Diệu Đế nói lên toàn bộ giáo pháp của đức Chánh Đẳng Giác.
Vậy thì khi nói vô thường, vô ngã – chúng ta phải quán chiếu, minh sát sự duyên khởi của căn-trần-thức, không có trong, không có ngoài, vì cả trong cả ngoài đều cùng duyên khởi, tương sanh. Đấy là cách nói khác của thiền Tứ Niệm Xứ thân, thọ, tâm, pháp. Người hành thiền định là cốt để cho tâm yên lặng, là cốt làm cho 5 triền cái lắng dịu. Khi 5 triền cái lắng dịu rồi, ta mới ngắm nhìn sắc thân, cảm thọ, tâm và pháp rõ ràng, chân thực hơn. Chúng đều vô thường, vô ngã; và vì chúng sanh không thấy rõ sự thật duyên khởi ấy, vô thường, vô ngã ấy nên mới đưa đến khổ. Chính chúng tạo tác lăng xăng khi lạc, khi khổ, khi vui, khi buồn, khi ghét, khi yêu, khi thương, khi hận, khi đố kỵ, khi ganh tỵ... mới là vấn đề, là nguyên nhân của sinh tử và luân hồi. Sinh tử và luân hồi từ tâm niệm của chúng ta! Luân hồi, sinh tử ấy có gốc từ vô minh, vô minh sinh hành, hành sinh thức, rồi lục nhập, xúc, thọ, ái thủ hữu, sinh, lão tử, sầu bi ưu não... Phải minh sát rốt ráo, tận căn sự vận hành duyên khởi luân hồi vô tận nầy mới chấm dứt, diệt tận tất cả khổ được. Cắt lìa được một khoen thì toàn bộ 12 khoen không kết dính với nhau được.
Đây mới là chánh pháp. Đây mới là con đường duy nhất, độc lộ, độc đạo đưa đến chánh trí, giác ngộ, Niết-bàn.
Trở lại với buổi thiền tập hôm nay. Ta phải thấy rõ sự quan trọng của tâm yên lặng, của 5 triền cái yên lặng. Tâm chưa yên lặng, 5 triền cái chưa yên lặng thì ta chưa minh sát được. Đếm hơi thở vài ba số liền quên thì làm sao mà nói thiền? Theo dõi hơi thở 5, 7 lần thì nó vọt chạy đi đâu mất sao gọi là thiền? Không chịu gia công nỗ lực, cứ để cho cái tâm hoang dã chi phối thì uổng phí thì giờ xiết bao? Nội lực yên lặng tâm, yên lặng trí là tiền đề, là cơ sở, là lập cước cho mọi bước đi của định và tuệ, là đôi cánh hướng đến chân trời của giải thoát, của tự do!
Niệm, niệm, chuyên niệm... là việc làm duy nhất của tất cả chúng ta hôm nay! Trong trường hợp này, đừng nghe ngài Huệ Năng nói: “Vô Niệm, niệm thành chánh; hữu niệm, niệm thành tà!” Ngài Huệ Năng nói vô niệm với nghĩa khác đấy, là cách nói khác của “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” mà thầy đã dặn lui dặn tới từ khi bắt đầu vào ngồi, là để tâm rỗng rang, trong sáng đó!