- Ngày Thứ 1: PHÁP THOẠI 1
- Ngày Thứ 2 PHÁP THOẠI 2
- PHÁP THOẠI 3
- Ngày Thứ 4 PHÁP THOẠI 4
- PHÁP THOẠI 5
- Ngày Thứ 5 PHÁP THOẠI 6
- PHÁP THOẠI 7
- Ngày Thứ 6 PHÁP THOẠI 8
- PHÁP THOẠI 9
- Ngày Thứ 7 PHÁP THOẠI 10
- PHÁP THOẠI 11
- Ngày Thứ 8 PHÁP THOẠI 12
- PHÁP THOẠI 13
- Ngày Thứ 9 PHÁP THOẠI 14
- PHÁP THOẠI 15
- Ngày Thứ 13 PHÁP THOẠI 16
- PHÁP THOẠI 17
- Ngày Thứ 22 PHÁP THOẠI 18
- PHÁP THOẠI 19
- Ngày Thứ 23 PHÁP THOẠI 20
- PHÁP THOẠI 21
- Ngày thứ 25 PHÁP THOẠI 22
- PHÁP THOẠI 23
- Ngày Thứ 27 PHÁP THOẠI 24
- Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (1)
- Ngày Thứ 28 PHÁP THOẠI 25
- Ngày Thứ 32 PHÁP THOẠI 26
- Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (2)
- Ngày Thứ 33 PHÁP THOẠI 27
- Ngày Thứ 46 PHÁP THOẠI 28
- Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (3)
- Ngày Thứ 47 PHÁP THOẠI 29
- Ngày Thứ 48 PHÁP THOẠI 30
- Ngày Thứ 49 PHÁP THOẠI 31
- Ngày Thứ 50 PHÁP THOẠI 32
- Ngày Thứ 51 PHÁP THOẠI 33
- Ngày Thứ 52 PHÁP THOẠI 34
- Ngày Thứ 57 PHÁP THOẠI 35
- Ngày Thứ 63 PHÁP THOẠI 36
- Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (4)
- Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (5)
- Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (6)
- Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (7)
- Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (8)
- Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (9)
- Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (10) Có 49 Ngày & Thân Trung Ấm Không?
Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Sīlaguṇa-Mahāthera)
NHẶT LÁ RỪNG XƯA 2
(Pháp Thoại An Cư 2015)
Nhà xuất bản Văn Học
Ngày Thứ Mười Ba
PHÁP THOẠI 16 (Chiều ngày 28/6/ÂL)
Thầy lìa bỏ gia đình lúc 29 tuổi, cùng tuổi với Thái tử Sĩ-đạt-ta xuất gia, mới đó mà nay đã 72 xuân thu rồi. Suốt hơn 40 năm tu học, hầu như là thầy ít có thì giờ để nghỉ ngơi. Lúc nào cũng công việc, công việc... Lúc nào cũng làm việc. Thầy không có sự nhàn nhã, thảnh thơi như một số tu sĩ khác. Càng tuổi lớn, công việc càng bề bộn, càng nghe trên vai nằng nặng. Tuy nhiên, thầy chưa hề có hạnh nguyện gì to tát. Một thời gian, lao động cúp cuốc rau trái để kiếm cơm. Một thời gian, làm việc nhiều lãnh vực khác nhau để tồn tại cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Một thời gian nghiên cứu, viết lách gì đó là do nhu cầu dạy học, sau thành thói quen, sở thích. Tạo dựng vườn cảnh, hội hoạ, thư pháp, thơ văn gì đó để giải trí, sau thành thói quen, sở thích. Thầy đã in trên dưới 30 đầu sách, ấy là thành quả. Chúng ta hôm nay đã có cơ sở chùa viện với quy mô cả hằng chục công trình lớn nhỏ, ấy là thành quả. Chúng ta đã có vườn rừng trên 60 ha với cây cối hoa cỏ sầm uất, xanh mát, tươi thắm bốn mùa, ấy là thành quả. Tuy nhiên, thành quả lớn lao nhất, có ý nghĩa nhất đối với thầy không phải là sách, là chùa, là vườn cảnh, là thơ văn, là thư pháp hay là rừng mà chính là Con Người. Là các thế hệ chư sư sống với thầy từ 10 đến 15, 17 năm trở lại đây, trước thì không đáng kể. Một số sư vì hoàn cảnh nên đã về đời rồi, hiện có gia đình ổn định, khá tốt; khi có dịp họ trở về thăm chùa, và tình thầy trò, huynh đệ vẫn như thuở nào. Trong số các sư lớp lớn tuổi, thì vài ba vị đã khá vững vàng, đi trụ trì chùa này chùa khác. Số còn lại hôm nay, kể cả đang học ở nước ngoài nữa cũng gần 50. Điều đáng mừng hơn nữa, là trong số chư sư ấy, thầy chưa thấy ai hư đốn, hư đốn với nghĩa bỏ quên mục đích phạm hạnh để chạy theo danh lợi phù phiếm. Nói tóm lại, là chưa biết sau này chư sư thành tựu thế nào; hay, dở, tốt, xấu, được hay không được như thế nào... nhưng nay thì đang cùng nhau tu học, đang cùng tập thiền như thế này, thật là hoan hỷ, đại hoan hỷ!
Vậy là những viên gạch đầu tiên thầy đã đặt để làm nền móng rồi. Thầy đã già, sẽ không còn sống được bao lăm nữa. HKST sau này như thế nào là nhờ vào thế hệ của các con, các sư, các ni cũng như chúng điệu trẻ trung hôm nay. Nó tồn tại hay không tồn tại, nó phát triển hay lụi tàn đều là ở trong bàn tay, trái tim và khối óc của các con; nói rõ hơn là ở nơi tâm và trí của các con. Thầy sắp hết nhiệm vụ và bổn phận ở đây rồi. Thầy cũng đã làm việc khá nhiều rồi, đến một lúc nào đó thì cái thân cũng mỏi mệt, và cái trí chắc cũng kém minh mẫn đi.
Bây giờ thầy sẽ nói đến 5 điều kiện - là 5 yếu tố quyết định để HKST tồn tại và phát triển, các con hãy ghi nhớ:
Thứ nhất, sống hiền lành và tử tế; huynh đệ hoà hợp và thương yêu nhau.
Thứ hai, một số phải có pháp học vững chắc, học thật chứ không phải học giả. Có thể có vài ba tiến sĩ thứ thiệt có bằng cấp với thiên hạ. Có vài ba người đi chuyên sâu Abhidhamma, Pāḷi, Sanskrit, Hán...
Thứ ba, phải có khả năng ngôn ngữ, nói và viết được tiếng Anh, Thái, Miến...
Thứ tư, là lực lượng nhân sự phục vụ nhiều lãnh vực khác nhau: Ngoại giao, nội vụ, tri sự, tri khách, tri viên, nghiên cứu, giáo thọ, tri luật, thư viện, trang Web., văn hoá, nghệ thuật...
Thứ năm, là phải có pháp hành.
4 điều kiện đầu thì thầy đã chuẩn bị, đã khuyến khích, đã sắp đặt cách đây hơn 10 năm về trước. Hiện đang còn thiếu sót nhiều. Và sẽ còn tiếp tục nhiều năm nữa mới có khả năng có nhân sự tương đối để phục vụ những nhu cầu đa dạng trong tương lai. Điều kiện thứ 1 và thứ 5 là quan trọng nhất. Đây chính là tình thương yêu huynh đệ, là nội lực tâm linh, là năng lực cần phải tiếp lửa thường xuyên.
3 điều kiện khác (2,3,4) rất quan trọng để tồn tại và đi qua thời đại mới, nhưng nếu không có điều kiện 1 và 5 thì cũng giống như xây lâu đài trên cát hoặc đưa đến lủng củng, bất hoà. Người tài giỏi cách mấy nhưng không có tu học nghiêm túc, không có pháp hành thật sự thì theo thầy, chỉ phát triển hình thức “hoa màu” với thế gian cho vui thôi. Ngược lại, có điều kiện thứ 1 và 5 mà không có 3 điều kiện kia cũng không sao cả; vẫn là một đệ tử chơn chánh của đức Phật; vẫn yêu thương nhau, vẫn tồn tại vô danh, âm thầm nhưng vững chãi giữa những biến động của cuộc đời.
Mùa An Cư năm nay, thầy muốn để trọn 3 tháng để thầy trò ta cũng tập thiền là vì vậy. Thiền định và thiền tuệ phải là hơi thở và sự sống của chúng ta mới tồn tại và an định đúng chánh pháp được.
HKST này, mai này, tuỳ thuộc vào các con đó. Và các con phải biết thương yêu nhau, phải có pháp hành trong đời sống của một tu sĩ, ấy là mệnh lệnh tối hậu giữa buổi tăng tàn, pháp mạt nầy!