PHẬT PHÁP CHO MỌI NGƯỜI 2
Quán Niệm Xứ
Venerable Mahasi Sayadaw
Hòa Thượng Mahasi Sayadaw là tác giả của rất nhiều tác phẩm về thiền định và kinh điển Phật giáo, bằng tiếng Miến Điện. Các bài giảng của ngài về kinh điển Phật giáo được dịch sang tiếng Anh và được Hội Đồng Phật Giáo Sasananuggaha ấn hành (16 Hermitage Road, Kokine, Rangoon, Burma.) (1)
Lời Giới Thiệu
Theo lời yêu cầu của cá nhân Ngài Đại Sứ, U Nu, và Ngài Thado Thiri Thudhamma U Thwin, Chủ Tịch Hội Đồng Phật Giáo Sasananuggaha, thượng tọa Mahasi Sayadaw, Bhadanta Sobhana Mahathera, đã từ Shwebo đến Rangoon vào ngày 10, tháng 11, năm 1949. Trung Tâm Thi ền ở Thathana Yeiktha, trên đường Hermitage, Rangoon, được chính thức khai trương vào ngày 4, tháng 12, năm 1949, ngài Mahasi Sayadaw bắt đầu đưa ra phương pháp huấn luyện đúng với hệ thống Kinh Quán Niệm Xứ cho mười lăm vị mộ đạo.
Từ ngày đầu khai
Như thế, do nhu cầu to tác của các chi nhánh trung tâm thiền Mahasi Sapatthana Vipassana, cũng như yêu cầu của công chúng, bài giảng này được ấn hành thành sách vào năm 1954. Quyển sách nay đã được ấn hành tới lần thứ sáu. Cũng vì sự hứng thú mẫn nhuệ và nhu cầu khát vọng của vô số người mộ đạo ngoại quốc không biết tiếng Miến-Điện, bài giảng này đã được dịch giả U Pe Thin dịch sang Anh-ngữ.
Tháng 12, năm 1957
***
Nam mô Phật
Vinh danh Bậc Giác Ngộ Viên Mãn
Khi tra cứu bài Pháp này của Đức Phật, điều quan trọng cho tất cả mọi người là trau dồi phẩm hạnh (sila), thiền định (samadhi), và trí tuệ (pañña). Người tu học chắc chắn phải sở hữu ba phẩm hạnh này. Đối với các cư sĩ, sự đo lường tối thiểu của phẩm hạnh là việc gìn giữ Ngũ Giới. Đối với các vị tỳ-khưu là việc gìn giữ Ba-la-đề-mộc-xoa (Patimokkha), giới luật dành cho các vị tu sĩ. Bất cứ người nào gìn giữ giới luật thanh tịnh sẽ được tái sinh trong cảnh giới an vui như là cõi người, hoặc cõi trời.
Tuy nhiên, dạng thông thường của đạo đức thế gian (lokiya-sila) không thể nào là biện pháp ngăn chận việc rơi xuống các cõi thấp hơn, như cõi địa ngục, cõi súc vật, hoặc cõi ngạ quỷ. Vì vậy, cần phải trau dồi đạo đức xuất thế (lokuttara-sila). Khi một người hoàn toàn đạt được phẩm hạnh này, họ sẽ được an toàn và không rơi xuống các cõi thấp hơn, và luôn luôn có được cuộc sống hạnh phúc, được tái sinh làm người hoặc làm các vị trời (deva). Do đó, tất cả mọi người cần phải xem việc thi hành đạo đức xuất thế là nhiệm vụ của mỗi cá nhân.
Đấy là hy vọng thành công của bất cứ người nào nỗ lực một cách chân thành. Thực là tội nghiệp nếu như ai đó không lợi dụng cơ hội tốt này để đạt được những phẩm chất cao hơn, một người như vậy, không sớm thì muộn, chắc chắn sẽ là nạn nhân cho nghiệp xấu của chính họ, họ sẽ bị lôi xuống những cõi thấp và đau khổ hơn, như cõi địa ngục, cõi súc sinh, hoặc cõi ngạ quỷ, nơi mà mạng sống kéo dài cả mấy trăm ngàn hoặc triệu triệu năm. Vì vậy, cần phải nhấn mạnh ở đây rằng, đọc được Bài Giảng của Đức Phật là cơ hội duy nhất để thực tập trên con đường đạo đức (magga-sila) để đạt kết quả đạo đức (phala-sila).
Tuy vậy, không thể chỉ thi hành phẩm hạnh đạo đức mà thôi. Việc thực hành thiền định (samadhi) hoặc sự tập trung cũng rất cần thiết. Thiền định là trạng thái bất động hoặc tĩnh lặng của tâm thức. Tâm thức thông thường hoặc chưa thuần hóa thường có thói quen đi lang thang đến những nơi khác. Nó không thể bị quản thúc, nó chạy theo bất cứ tư tưởng, ý nghĩ hoặc sự tưởng tượng nào, v…v… Để tránh việc tâm thức đi lang thang, nó cần được liên tục chăm chú đến một đối tượng được chọn sẵn để mà tập trung vào đó. Thực tập lâu dài, tâm thức dần dần từ bỏ những thác loạn và tập trung vào đối tượng mà nó được chỉ dẫn. Đây gọi là thiền định.
Có hai loại thiền định: thiền định thế gian (lokiya-samadhi) và thiền định xuất thế (lokuttara-samadhi). Trong hai loại này, loại thứ nhất bao gồm sự tập trung về thế gian, như bốn loại thiền về sắc giới (rupa-jhanas) --- chuyên tâm về sắc giới --- và bốn loại thiền về vô sắc giới (arupa-jhanas) --- chuyên tâm về vô sắc giới. Những loại thiền này đều có thể đạt được bằng cách thực tập thiền tĩnh lặng (samatha-bhavana) với phương pháp như tập trung sự chú tâm vào hơi thở, lòng từ (metta), tập trung vào các đối tượng (kasina), v..v… Nhờ thành tựu các phẩm hạnh này, ta sẽ được tái sinh ở cõi trời phạm thiên. Mạng sống của một vị phạm thiên rất dài, khoảng một chu kỳ thế giới, hoặc hai, bốn, hoặc tám chu kỳ thế giới, có thể lên đến khoảng 84.000 chu kỳ thế giới. Nhưng cuối cùng đến khi mạng sống kết thúc, một vị phạm thiên vẫn phải chết và tái sinh làm người hoặc làm một vị trời.
Có hai loại trí tuệ: thế gian và xuất thế. Hiện nay, sự hiểu biết về văn chương, nghệ thuật, khoa học, hoặc những việc khác thuộc về thế gian thường được xem là một loại trí tuệ, nhưng dạng trí tuệ này chẳng có liên quan chi đến việc phát triển tinh thần (bhavana). Nó cũng chẳng được coi là đáng khen, bởi vì vô số vũ khí hủy diệt đều được phát minh ra bởi các loại hiểu biết này, chúng luôn luôn bị ảnh hưởng bởi sự tham đắm, giận hờn và những động cơ tà ác khác. Nếu một người sống một cuộc sống phẩm hạnh, họ có thể có một cuộc sống hạnh phúc ở cõi cao hơn, nhưng họ vẫn chưa được giải thoát khỏi các ô nhiễm của sự tham đắm, giận dữ và si mê, trong nhiều dịp họ có thể làm những việc đáng chê trách. Và rồi họ sẽ là nạn nhân của chính nghiệp xấu họ gây ra, bị tái sinh trong cõi địa ngục hoặc trong những cõi thấp kém, đau khổ hơn. Như vậy, thiền định thế gian cũng không phải là sự an toàn nhất định. Việc nên làm là thiền định xuất thế, thiền định về đường đạo đức (magga) và kết quả (phala). Để đạt được thiền định điều thiết yếu là phải trau dồi trí tuệ (pañña). Mặt khác, tinh thần thực sự của trí tuệ thế gian, chỉ có thành tích và không có bất cứ nhược điểm nào. Trí tuệ thế gian thực sự bao gồm kiến thức xử dụng trong việc cứu trợ và phúc lợi, không tạo ra nguy hại nào; học để đạt được kiến thức về hàm nghĩa thực sự hoặc ý nghĩa của kinh sách; và ba loại kiến thức phát triển thiền minh sát tuệ (vipassana-bhavana), như kiến thức có được từ việc học tập (sutamaya-pañña), kiến thức từ sự tư duy (cintamaya-pañña), trí tuệ từ sự phát triển thiền định (bhavanamaya-pañña). Phẩm hạnh của trí tuệ thế gian có thể đưa đến cuộc sống hạnh phúc ở các cõi cao hơn, nhưng nó cũng không thể nào tránh khỏi nguy cơ bị tái sinh trong cõi địa ngục hoặc các cõi đau khổ hơn. Chỉ có sự phát triển của trí tuệ xuất thế (lokuttara-pañña) mới có thể dẹp được nguy cơ này một cách chắn chắn. Trí tuệ xuất thế là trí tuệ của đạo quả. Để phát triển trí tuệ này cần phải tiếp tục thực tập thiền minh sát tuệ (vipassana-bhavana) ngoài ba nguyên tắc đạo đức, thiền định, và trí tuệ. Khi phẩm hạnh của trí tuệ được phát triển hợp lệ, những phẩm hạnh cần thiết của đạo đức và thiền định cũng đều sẽ đạt được.
Sự Phát Triển Trí Tuệ
Phương pháp phát triển trí tuệ này là quan sát tính vật chất (rupa) và tinh thần (nama) --- hai nguyên tố duy nhất hiện hữu trong mỗi con người --- với cái nhìn hiểu biết về bản chất chân thật tự nhiên của nó. Hiện tại, các thử nghiệm trong việc quan sát phân tách về thể chất thường được thực hành trong các phòng thí nghiệm với đủ loại dụng cụ, nhưng những loại phương pháp này không thể đối phó với tâm thức. Phương pháp của đức Phật không đòi hỏi bất cứ loại dụng cụ hoặc sự viện trợ nào từ bên ngoài. Nó có thể đối phó thành công với cả hai thứ, vật chất và tinh thần. Xử dụng tâm thức của chính bản thân cho mục đích phân tách, bằng cách tập trung vào tất cả các hoạt động của thể chất lẫn tinh thần khi chúng xảy ra nơi bản thân. Bằng cách tiếp tục lặp đi lặp lại dạng thực tập này, có thể đạt được sự tập trung cần thiết, và khi sự tập trung trở nên mẫn nhuệ, tiến trình không gián đoạn của sự xuất hiện và biến mất của sự vật hay tâm ý đều có thể được cảm nhận một cách sinh động.
Con người duy nhất chỉ bao gồm rõ ràng trong hai nhóm thể chất và tinh thần. Thể chất rắn của cơ thể như hiện giờ thuộc về nhóm thể sắc. Theo liệt kê thông thường của hiện tượng vật chất, có tất cả là hai mươi tám loại trong nhóm này, nhưng tóm tắt có thể lưu ý rằng thân thể là một khối vật chất. Thí dụ, nó giống như một con búp-bê bằng đất sét hoặc lúa mì, nó chẳng là gì cả, chỉ là một bộ sưu tập của các hạt đất sét hoặc bột. Thể chất thay đổi hình dạng (ruppati) theo tình trạng vật lý nóng, lạnh, v…v… , và vì vậy sự thay đổi hình dạng này dưới tình trạng vật lý trái ngược, nó được gọi là rupa theo tiếng Pali. Nó chẳng sở hữu bất cứ giác quan hiểu biết nào về đối tượng.
Trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma), các nguyên tố về thể chất và tinh thần được phân loại một cách tương ứng như “trạng thái với đối tượng” (sarammana-dhamma) và “trạng thái không đối tượng” (anarammana-dhamma). Yếu tố của tinh thần có đối tượng, nắm chặt đối tượng, và biết đối tượng, trong khi vật chất chẳng có đối tượng, chẳng cầm giữ đối tượng, và chẳng biết đối tượng. Như vậy trong Vi Diệu Pháp nó được trực tiếp ghi nhận rằng vật chất không có giác quan để biết đối tượng. Một thiền giả cũng có thể nhận biết được như vậy, rằng “vật chất không có giác quan để nhận biết”. Khúc cây và trụ cột, gạch, đá và đất là khối thể chất. Nó chẳng sở hữu bất cứ giác quan hiểu biết nào. Thể chất làm nên cơ thể cũng tương tự như vậy --- nó chẳng có bất cứ giác quan hiểu biết nào. Thể chất trong cơ thể người chết giống y như cơ thể người sống --- nó chẳng sở hữu bất cứ giác quan hiểu biết nào. Tuy nhiên, con người có tư tưởng rằng thể chất của người sống sở hữu giác quan hiểu biết về đối tượng và sẽ mất đi giác quan này khi chết. Điều này thực sự không phải vậy. Thực tế, thể chất không sở hữu bất cứ giác quan nhận biết đối tượng nào khi sống cũng như khi chết.
Vậy bây giờ cái gì nhận biết các đối tượng? Đấy là tâm thức, nó xuất hiện dựa vào thể chất. Trong tiếng Pali, nó được gọi là nama, bởi vì nó nghiêng về (namati) đối tượng. Tinh thần cũng được nhắc đến như là ý nghĩ hoặc ý thức. Tinh thần xuất hiện dựa vào thể chất: nương vào mắt, ý thức của mắt (cái thấy) xuất hiện; nương vào tai, ý thức của tai (cái nghe) xuất hiện; nương vào mũi, ý thức của mũi (cái ngửi) xuất hiện; nương vào lưỡi, ý thức của lưỡi (cái nếm) xuất hiện; nương vào thân thể, ý thức của thân thể (xúc chạm) xuất hiện. Có vô số loại xúc chạm, tốt hoặc xấu.
Trong khi lĩnh vực rộng lớn của sự xúc chạm chạy xuyên suốt theo chiều dài của cơ thể, bên trong và bên ngoài, cảm giác về cái thấy, nghe, ngửi và nếm xuất hiện trong khu vực của chúng --- mắt, tai, mũi và lưỡi --- mỗi giác quan chiếm một diện tích rất nhỏ nơi cơ thể. Những cảm giác xúc chạm, thấy, nghe, v…v… chẳng là gì cả, chỉ là những yếu tố tinh thần. Nơi đó tinh thần ý thức cũng xuất hiện --- ý nghĩ, ý tưởng, tưởng tượng, v…v… --- dựa vào nền tảng tâm thức. Tất cả những cái này đều là yếu tố của tinh thần. Tinh thần hiểu biết về một đối tượng, trong khi thể chất chẳng biết chi về đối tượng.
Thị giác
Con người thông thường tin tưởng rằng trong trường hợp của cái thấy, đó là con mắt thực sự nhìn thấy. Họ cho rằng cái thấy và mắt là một và giống y như nhau. Họ cũng nghĩ rằng: “Cái thấy là Tôi,” “Tôi nhìn thấy sự vật,” “Con mắt, cái thấy, và Tôi là một và là cùng thuộc một người”. Thực tế không phải như vậy. Con mắt là một vật và cái thấy là một vật khác, và không có thực thể riêng biệt như “Tôi” hoặc “tự ngã”. Duy nhất chỉ có thực tế của cái thấy xuất hiện nương tựa vào mắt.
Cho một tỉ dụ, nó giống như trường hợp của một người ngồi trong nhà. Căn nhà và con người là hai vật thể riêng biệt: căn nhà không phải là người, người không phải là căn nhà. Tương tự như vậy, cũng giống như lúc nhìn thấy. Con mắt và cái thấy là hai thứ riêng rẽ: con mắt không phải là cái thấy, cái thấy không phải là con mắt.
Một tỉ dụ khác, nó giống như trường hợp một người đang ở trong phòng, khi họ mở cửa, nhìn qua cửa sổ, họ thấy rất nhiều vật. Nếu như được hỏi, “Ai đang nhìn thấy? Cửa sổ hoặc là con người thực sự nhìn thấy?” Câu trả lời là, “Cửa sổ không sở hữu khả năng nhìn thấy; chỉ có con người mới nhìn thấy”. Nếu được hỏi lần nữa, “Con người có thể nào nhìn thấy mọi vật bên ngoài mà không cần cửa sổ?” Câu trả lời sẽ là, “Không thể nào xuyên qua tường nhìn thấy mọi vật bên ngoài nếu như không có cửa sổ. Con người chỉ có thể nhìn qua cửa sổ.” Tương tự như vậy, trong trường hợp của cái thấy, có hai thực tế của con mắt và cái thấy. Con mắt không nhìn thấy, cũng không phải là thấy con mắt, nhưng không thể có được hành động nhìn thấy nếu như không có con mắt. Thực tế, cái nhìn xuất hiện nương vào con mắt.
Trong mỗi giây phút của cái thấy, hiển nhiên nơi cơ thể chỉ có hai yếu tố rõ rệt là vật chất (con mắt) và tinh thần (cái thấy). Hơn nữa, còn có yếu tố thứ ba của vật chất --- đối tượng thị giác. Có lúc đối tượng thị giác được nhận thấy nơi thân và có lúc nó được ghi nhận ngoài thân thể. Thêm vào đối tượng thị giác còn có ba yếu tố, hai yếu tố (con mắt và đối tượng thị giác) thuộc về thể chất và cái thứ ba (cái thấy) thuộc phần tinh thần. Con mắt và đối tượng thị giác, thuộc về vật chất, chẳng sở hữu khả năng nhận biết đối tượng, trong khi cái thấy, thuộc về tinh thần, có thể nhận biết được đối tượng thị giác và nhận rõ nó như thế nào. Bây giờ trong khi nhìn thấy, rõ ràng duy nhất chỉ có hai yếu tố riêng biệt, vật chất và tinh thần, và sự xuất hiện của cặp yếu tố riêng biệt này được gọi là cái thấy.
Người không thực hành thiền định sâu sắc cho rằng cái thấy thuộc về “ngã,” “tự ngã,” “thực thể sinh động,” hoặc “con người”. Họ cho rằng “cái thấy là Tôi,” hoặc “Tôi là cái thấy,” hoặc “Tôi là cái biết.” Quan điểm hoặc sự tin tưởng này trong tiếng Pali được gọi là sakkaya-ditthi. Sakkaya nghĩa là một nhóm vật chất (rupa) và tinh thần (nama) hiện hữu một cách riêng biệt. Ditthi có nghĩa là quan điểm và sự tin tưởng sai lầm. Từ phối hợp sakkaya-ditthi có nghĩa là nơi tự thân có sự tin tưởng hoặc quan điểm sai lầm về hai yếu tố nama (tinh thần) và rupa (vật chất), không đúng với thực tế hiện hữu của chúng.
Để tỏ tường hơn, chúng ta giải thích rộng hơn về việc nắm giữ quan điểm, niềm tin sai lầm. Ngay giây phút nhìn thấy, sự vật thực sự hiện hữu là con mắt, đối tượng thị giác (cả hai là vật chất), và cái thấy (tinh thần). Nama (tinh thần) và rupa (vật chất) là thực tế, nhưng con người giữ quan điểm rằng nhóm yếu tố này là ngã, hoặc tự ngã, hoặc một thực thể sinh động. Họ cho rằng “cái thấy là Tôi,” hoặc “cái mà được nhìn thấy là Tôi,” hoặc “tôi nhìn thấy thân thể của tôi.” Như vậy quan điểm sai lầm này đã xem hành động đơn giản nhìn thấy là tự ngã, là sakkaya-ditthi, quan điểm sai lầm về ngã.
Khi một người chưa giải thoát khỏi quan điểm sai lầm về ngã, người đó không thể nào mong đợi thoát khỏi nguy cơ rơi xuống những cõi đau khổ như địa ngục, súc sinh, hoặc ngạ quỷ. Cho dù người ta có thể sống một cuộc sống hạnh phúc nơi cõi người hoặc cõi trời bằng phẩm hạnh và những nghiệp lành, tuy vậy họ vẫn có thể bị rơi xuống những trạng thái hiện hữu đau khổ hơn vào bất cứ lúc nào, một khi các nghiệp xấu ác phát khởi. Vì lý do này, đức Phật đã chỉ ra điều thiết yếu để con người thực tập và loại bỏ quan điểm sai lầm về ngã.
“Để một vị sa-môn tiến triển một cách có chánh niệm để loại bỏ quan điểm sai lầm về ngã”. (sakkaya-ditthippahañaya sato bhikkhu paribbaje).
Để giải thích: cho dù điều ước mong của mọi người là tránh khỏi lão, bịnh, tử, không một người nào có thể ngăn ngừa sự kiện này. Sau khi chết, tiếp theo là sự tái sinh. Sự tái sinh vào bất cứ trạng thái hiện hữu nào không dựa vào ước mong của chúng ta. Ta không có khả năng tránh khỏi sự tái sinh nơi cõi địa ngục, súc sinh, hoặc cõi ngạ quỷ chỉ bằng cách mong ước có một lối thoát. Sự tái sinh diễn ra ở bất cứ trạng thái hiện hữu nào tùy vào nghiệp của ta: ta chẳng có chọn lựa nào khác. Do đó, vòng sinh tử, samsara (vòng luân hồi), thực rất đáng sợ. Vì vậy ta cần tự thân nỗ lực làm quen với những điều kiện đau khổ trong vòng luân hồi, rồi tu tập để tìm ra lối thoát khỏi luân hồi, để đạt đến Niết Bàn.
Nếu như lối thoát khỏi luân hồi không thể hoàn tất ở hiện thời, ít ra việc cần nên làm là nên có một nỗ lực để thoát khỏi vòng tái sinh trong các cõi địa ngục, súc sinh và ngạ quỷ. Trong trường hợp này, điều thiết yếu là thực tập để loại bỏ hoàn toàn quan điểm sai lầm về vật chất và tinh thần (sakkaya-ditthi) nơi tự thân; nó là gốc rễ của sự tái sinh nơi các cõi đau khổ. Sakkaya-ditthi chỉ có thể bị hủy diệt hoàn toàn bằng con đường đạo quả: Ba phẩm hạnh xuất thế, giới, định và tuệ. Do đó điều bức thiết là thực tập để phát triển các phẩm hạnh này. Để thực hành ta phải làm thế nào? Bằng phương pháp ghi nhận hoặc quán sát, ta cần phải thoát khỏi thẩm quyền của nhiễm ô (kilesa). Ta cần phải thực hành bằng cách liên tục ghi nhận hoặc quán sát mỗi hành động của cái thấy, nghe, v..v… trong các quá trình cấu thành thể chất và tinh thần, cho đến khi thoát khỏi sakkaya-ditthi, quan điểm sai lầm về ngã.
Vì những lý do đó, phương cách này luôn được sử dụng cho việc thực tập thiền minh sát tuệ. Bây giờ các thiền giả đến đây với mục đích thực tập phương pháp thiền minh sát, có thể hoàn thành khóa thực tập và đạt được đạo trong thời gian rất nhanh. Quan điểm về cái tôi có thể bị tiêu diệt hoàn toàn và cuối cùng có thể an toàn vượt thoát nguy hiểm trong sự tái sinh ở các cõi địa ngục, súc vật và ngạ quỷ.
Trong lĩnh vực này, việc thực tập chỉ đơn giản là sự ghi chép hoặc quán sát tất cả các yếu tố hiện hữu ở mỗi lần nhìn thấy. Cần được ghi nhận là “thấy, thấy” trong mỗi trường hợp nhìn thấy. Bằng những từ “ghi chép” hoặc “quán sát” hoặc “chuyên tâm” có nghĩa là gìn giữ tâm thức chuyên chú vào một đối tượng với cái nhìn thực rõ ràng.
Sau khi chuyên tâm vào đối tượng, và cái thấy được ghi nhận là “thấy, thấy,” khi mà đối tượng bị nhìn thấy được ghi nhận, khi ý thức nhìn thấy được ghi nhận, có khi ở nơi con mắt, nơi mà ta nhìn thấy, được ghi nhận. Mục đích thành công là khi ta có thể ghi nhận một cách rõ ràng bất cứ một trong các điều được ghi nhận này. Nếu không, dựa vào cái thấy này sẽ xuất hiện sakkaya-ditthi, tại đây cái thấy sẽ ở trong dạng của một người hoặc cái gì đó thuộc về người ấy, như là sự trường tồn, thích thú, với cái tôi. Như vậy tại đây sẽ xuất hiện sự ô nhiễm của tham đắm, và rồi sẽ nhanh chóng tạo thành hành động, và sẽ mang lại sự tái sinh trong một kiếp sống mới. Như thế, tiến trình duyên khởi bắt đầu hoạt động và vòng tròn quái ác của luân hồi sẽ xoay vòng không ngừng nghỉ. Để ngăn chận sự xoay vòng của luân hồi từ gốc rễ của cái thấy, điều thiết yếu là ghi nhận “thấy, thấy” trong mỗi lần nhìn thấy.
Thính Giác
Cũng như vậy, trong trường hợp của thính giác, chỉ có hai yếu tố rõ rệt, vật chất và tinh thần. Thính giác xuất hiện nương vào tai. Trong khi cái tai và tiếng động là hai yếu tố vật chất, âm thanh lại là một yếu tố thuộc về tinh thần. Để hiểu biết rõ ràng bất cứ điều nào của hai loại vật chất và tinh thần, mỗi dịp nghe được thì ghi nhận “nghe, nghe.” Vì vậy, nên ghi nhận “ngửi, ngửi” khi ngửi, và “nếm, nếm” khi nếm.
Cảm xúc nơi thân cũng cần được ghi nhận y như vậy. Có một loại yếu tố vật chất như sự nhạy cảm của thân thể, nơi mà thân thể nhận được sự xúc chạm. Mỗi loại xúc chạm, dù dễ chịu hoặc khó chịu, thường chạm vào sự nhạy cảm nơi thân thể, và từ nơi thân ý thức xuất hiện, khi sự xúc chạm xuất hiện, nó liền cảm giác hoặc biết ngay được. Bấy giờ nó được xem là mỗi lúc có sự xúc chạm liền có hai yếu tố vật chất --- sự nhạy cảm nơi thân thể và đối tượng hữu hình --- và một yếu tố tinh thần --- biết rõ được sự xúc chạm.
Để biết được những điều này một cách rõ ràng vào mỗi giây phút xúc chạm, như khi ghi nhận “xúc chạm, xúc chạm”, thực tập sự ghi nhận ngay lúc ấy. Điều này chỉ đơn thuần là hình thức phổ biến của sự xúc chạm. Có những hình thức đặc biệt đi kèm với những cảm giác đau đớn hoặc khó chịu, như cảm giác cứng ngắc hoặc mệt mỏi của thân thể hay tứ chi, cảm giác nóng, đau đớn, tê rần, ê ẩm, v…v… Bởi vì cảm giác (vedana) chiếm ưu thế trong những trường hợp này, nó cần được ghi nhớ như “cảm giác nóng,” “cảm giác mệt mỏi,” “cảm giác đau đớn,” v…v…
Cũng cần nhắc lại rằng có vô số cảm giác xuất hiện từ sự xúc chạm nơi tay, chân, v…v…, và mỗi khi cúi xuống, co duỗi tay chân, hoặc di chuyển. Bởi vì tinh thần muốn di chuyển, co duỗi hoặc cúi xuống, các hoạt động thuộc về vật chất xuất hiện hàng loạt như di chuyển, co duỗi hoặc cúi xuống, v…v…. (Không thể ghi nhận những sự kiện này ngay từ đầu. Nó chỉ có thể được ghi nhận sau một thời gian có kinh nghiệm thực tập). Tất cả các hoạt động di chuyển, thay đổi, v…v… đều được phần tinh thần thực hiện. Khi ý chí tinh thần muốn co duỗi, liền xuất hiện hoàng loạt sự chuyển động nội tại nơi tay hoặc chân. Khi ý chí tinh thần muốn di động, liền xuất hiện hàng loạt sự chuyển động ngoại tại hoặc sự di chuyển tới, lui. Và ngay tại thời điểm đó người ta ghi nhận sự xuất hiện và sự biến mất rất nhanh của chúng sau đó.
Mỗi khi cúi xuống, co duỗi, hoặc những hoạt động khác, trước tiên xuất hiện hàng loạt những ý định, những giây phút thuộc về tinh thần, tạo thành hoặc gây ra hàng loạt những hoạt động thuộc về tay chân, như sự cứng rắn, cúi xuống, co duỗi, hoặc di chuyển tới lui. Các hoạt động này xuất hiện đối nghịch với những yếu tố vật chất khác, sự nhạy cảm nơi thân, và mỗi lần có sự xúc chạm giữa những hoạt động thuộc về vật chất và những phẩm chất nhạy cảm, ý thức về thân tức thời xuất hiện, nó cảm giác hoặc biết được cảm giác của sự xúc chạm. Do đó, rõ ràng rằng các hoạt động thuộc về vật chất là những yếu tố chiếm ưu thế trong những trường hợp này. Điều thiết yếu là ghi nhận các yếu tố chiếm ưu thế. Nếu không, chắc chắn quan điểm sai lầm sẽ xuất hiện, nó xem các hoạt động này như là “Tôi” --- “Tôi cúi xuống,” “Tôi co duỗi tay chân,” “đôi tay tôi,” hoặc “đôi chân tôi.” Thực tập việc ghi nhận này như “cúi xuống,” “co duỗi,” “di chuyển,” được thực hiện với mục đích loại bỏ những quan điểm sai lầm.
Tâm Thức
Dựa vào cơ sở tinh thần xuất hiện một loạt những hoạt động tinh thần, như suy nghĩ, tưởng tượng, v…v… hoặc nói tổng quát, một loạt hoạt động thuộc về tinh thần xuất hiện nương tựa vào thân thể. Thực tế, mỗi trường hợp là một kết hợp của tinh thần và vật chất, cơ sở tâm thức thuộc về vật chất, và sự suy nghĩ, tưởng tượng, v…v… thuộc về tinh thần. Để có thể ghi nhận được những gì thuộc về vật chất hoặc tinh thần một cách rõ ràng, chỉ cần ghi nhận trong mỗi trường hợp, “suy nghĩ,” “tưởng tượng,” v…v…
Sau khi thực tập với phương pháp được chỉ dẫn ở trên, có thể sự chú tâm được cải thiện. Ta ghi nhận rằng tâm thức không còn đi lang thang nữa nhưng dừng lại ở một đối tượng nhất định. Đồng thời, năng lực ghi nhận được phát triển một cách đáng kể. Mỗi lần ghi nhận, ta nhận thấy chỉ có hai tiến trình thuộc về vật chất và tinh thần: một sự phối hợp giữa đối tượng (vật chất) và trạng thái tinh thần (tinh thần), cả hai xuất hiện cùng một lúc.
Lại nữa, trong khi tiến hành xa hơn với thực tập về sự chiêm niệm, sau một thời gian, ta ghi nhận rằng chẳng có gì tồn tại thường hằng, mọi thứ đều trong trạng thái lưu động. Mỗi lần xuất hiện là những điều mới lạ. Mỗi thứ cần được ghi nhận khi nó xuất hiện. Bất cứ gì xuất hiện rồi biến mất ngay tức khắc, và rồi tức thời một cái khác xuất hiện. Lần nữa nó được ghi nhận và rồi nó biến mất. Như vậy, tiến trình xuất hiện và biến mất cứ tiếp tục, rõ ràng nó cho thấy rằng chẳng có gì thường hằng. Thế rồi ta hiểu được rằng “tất cả mọi vật không thường hằng” bởi vì ta nhận thấy chúng xuất hiện và tức thời biến mất. Đây là sự thấu hiểu sâu sắc về vô thường (aniccanupassana-ñana).
Và ta biết rằng “những gì xuất hiện và biến mất không có gì đáng để ham muốn”. Đây là sự thấu hiểu sáng suốt về khổ (dukkhanupassana-ñana). Lại nữa, ta thường kinh nghiệm vô số cảm giác đau đớn nơi thân, chẳng hạn như mệt mỏi, nóng bức, nhức mỏi, và mỗi lần ghi nhận những cảm giác này, ta thường cảm thấy thân thể là một tập hợp của đau khổ. Đây cũng là sự thấu hiểu sáng suốt về khổ.
Và mỗi lần ghi nhận, ta thấy rằng các yếu tố vật chất và tinh thần xuất hiện tùy vào bản chất tự nhiên và sự điều kiện hóa của chúng, chứ không tùy thuộc vào ước muốn của ta. Như thế ta thấy rằng “chúng là những yếu tố; chúng không thể bị cai trị; chúng không phải là một người hoặc một thực thể sống”. Đây là sự thấu hiểu sâu sắc về vô ngã (anattanupassana-ñana).
Khi hoàn thành những thấu hiểu sâu sắc về vô thường, khổ, và vô ngã, sự trưởng thành về đạo (magga-ñana) và quả (phala-ñana) xảy ra và ta đạt được Niết Bàn. Đạt được Niết Bàn là bước đầu, khi con người đạt giải thoát ra khỏi vòng tái sinh, thoát khỏi những cõi đau khổ. Vì vậy, mọi người cần phải nỗ lực để đạt được bước đầu, đạo và quả của vị nhập lưu, là sự đo lường tối thiểu chống lại sự tái sinh bất hạnh.
Thực Tập Của Người Sơ Học
Phương pháp thực sự của việc thi hành thiền minh sát đã được giải thích là ghi nhận, hoặc quán sát, hoặc chiêm niệm, những sự kiện xảy ra liên tục nơi thị giác, thính giác, v…v… tại các cánh cửa của sáu giác quan. Tuy nhiên, thực là khó cho một người sơ học theo dõi những sự kiện liên tục này khi chúng xảy ra, vì sự chú tâm (sati), thiền định (samadhi), và hiểu biết (ñana) vẫn còn yếu kém. Những giây phút nhìn thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm, và suy nghĩ xảy ra rất nhanh chóng. Dường như cái thấy xảy ra cùng lúc với cái nghe, và cái nghe xảy ra cùng lúc với cái thấy, thấy và nghe đồng thời xảy ra. Bởi vì chúng xảy ra quá nhanh, không thể nào phân rõ cái gì xảy ra trước và cái gì xảy ra sau.
Thực tế, thị giác không xảy ra cùng lúc với thính giác, hoặc thính giác xảy ra cùng lúc với thị giác. Những sự kiện như vậy chỉ có thể xảy ra từng cái một. Tuy vậy, một thiền giả mới bắt đầu thực tập và chưa phát triển đầy đủ chánh niệm, sự chú tâm và hiểu biết, sẽ không thể nào có khả năng quán sát tất cả những giây phút này một cách đơn độc khi chúng xuất hiện từng loạt. Vì vậy, người sơ cơ không cần phải theo dõi nhiều thứ. Người ấy chỉ cần bắt đầu việc quán sát với một vài thứ.
Thị giác và thính giác chỉ xảy ra khi sự chú tâm nằm ở đối tượng. Nếu ta không để ý đến quang cảnh hoặc âm thanh, ta có thể để thời gian trôi qua mà chẳng có giây phút nào ghi nhận được thị giác và thính giác khi chúng xuất hiện. Khứu giác hiếm khi xảy ra. Kinh nghiệm vị giác chỉ có thể xảy ra khi ta ăn. Trong trường hợp thấy, nghe, ngửi và nếm, thiền giả có thể ghi nhận chúng khi chúng xuất hiện. Tuy nhiên, những cảm xúc nơi thân luôn hiện hữu. Thường lúc nào chúng cũng hiện hữu một cách rõ rệt. Trong lúc ta ngồi, cảm giác tê cứng hoặc cảm giác khó chịu nơi thân rõ ràng được cảm nhận. Vì vậy sự chú tâm cần phải được hướng vào tư thế ngồi và nên ghi nhận như “ngồi, ngồi, ngồi.”
Ngồi
Ngồi là tư thế thẳng của cơ thể gồm một loạt hoạt động thể chất, do ý thức thúc đẩy gồm một loạt hoạt động thuộc về tinh thần. Nó giống như trường hợp một quả banh bằng nhựa được thổi phồng lên và có dạng tròn thông qua sự bành trướng của không khí ở bên trong. Tư thế ngồi tương tự như cơ thể được giữ trong tư thế thẳng, xuyên qua tiến trình liên tục của các hoạt động vật lý. Cơ thể này là một gánh nặng, do vậy cần đến một phần lớn năng lượng để giữ vững tư thế thẳng này. Con người thông thường phỏng đoán rằng cơ thể này được nâng lên và gìn giữ trong tư thế thẳng đứng bằng các thớ gân. Giả định này chính xác trong một ý nghĩa nào đó vì gân, máu, thịt và xương chỉ là phần vật chất. Yếu tố cứng để giữ cơ thể trong tư thế thẳng thuộc về nhóm vật chất và xuất hiện là gân, thịt, máu, v…v…, xuyên suốt cơ thể, giống như không khí trong quả banh nhựa.
Yếu tố cứng là yếu tố không khí, được gọi là vayo-dhatu. Cơ thể được giữ trong vị thế thẳng bằng yếu tố không khí ở dạng cứng, nó liên tục hiện hữu. Khi ngủ hoặc buồn ngủ, ta có thể ngã xuống vì sự cung cấp của phần vật chất mới trong dạng cứng bị cắt ngang. Trạng thái tinh thần trong khi rất buồn ngủ hoặc ngủ là bhavanga, “sự sống tiếp tục” hoặc dòng chảy của tiềm thức thụ động. Trong quá trình của bhavanga, các hoạt động tinh thần vắng mặt, và vì lý do này, cơ thể nằm yên trong khi ngủ hoặc khi rất buồn ngủ.
Trong khi thức, các hoạt động tinh thần liên tục xuất hiện mạnh mẽ và cảnh giác, bởi vì các hoạt động này yếu tố không khí xuất hiện hàng loạt dưới dạng cứng. Để biết sự thật này, điều quan trọng là ghi nhận tư thế của thân một cách chăm chú như “ngồi, ngồi, ngồi.” Điều này không có nghĩa là cảm giác cơ thể cứng ngắc cần phải tìm tòi và ghi nhận một cách đặc biệt. Sự chú tâm chỉ cần chăm chú vào nguyên dạng của tư thế ngồi, nghĩa là, phần dưới của cơ thể ở dạng cong và phần trên của cơ thể thẳng.
Có thể thấy rằng chỉ thực tập việc quán sát tư thế ngồi rất dễ dàng và không đòi hỏi nhiều sự cố gắng. Trong những trường hợp này, khí lực (viriya) ít nhưng sự chuyên tâm (samadhi) thì nhiều. Ta thường có cảm giác lười biếng và chẳng muốn tiếp tục ghi nhận “ngồi, ngồi, ngồi” liên tục trong một thời gian khá dài. Tính lười biếng thường xảy ra khi phải chuyên tâm quá sức và không có đủ khí lực. Đây chẳng là gì cả, chỉ là trạng thái lười biếng và mê mệt (thina-middha).
Cần phát triển thêm khí lực, và vì lý do này, cần phải gia tăng một số đối tượng để ghi nhận. Sau khi ghi nhận “ngồi,” sự chú ý cần được hướng đến một chỗ ở cơ thể nơi mà sự xúc chạm được cảm nhận và ghi nhớ như “xúc chạm.” Để phục vụ mục đích này, bất cứ chỗ nào nơi chân hoặc tay hoặc hông, nơi mà sự xúc chạm được cảm nhận một cách rõ ràng. Thí dụ, sau khi ghi nhận tư thế ngồi của cơ thể là “ngồi,” chỗ mà ta cảm giác được cần được ghi nhận là “xúc chạm.” Và việc ghi nhận cần được lặp đi lặp lại, thay phiên nhau xử dụng hai đối tượng tư thế ngồi và chỗ bị chạm đến, là “ngồi, chạm, ngồi, chạm, ngồi, chạm.”
Các từ “ghi nhận,” “quán sát” và “chiêm niệm” được sử dụng ở đây để hướng dẫn sự chuyên tâm vào một đối tượng. Thực tập chỉ đơn giản là ghi nhận hoặc quán sát hoặc chiêm niệm là “ngồi, chạm.” Những người đã từng kinh nghiệm trong việc thực tập thiền có thể thấy rằng cách thực hành này thực dễ bắt đầu, nhưng những ai lần đầu tiên chưa có bất cứ kinh nghiệm nào có thể thấy cách này thực sự rất khó khăn.
Lên – Xuống
Một dạng thực tập đơn giản và dễ dàng hơn cho người sơ cơ: Với mỗi hơi thở, nơi vùng bụng xuất hiện sự chuyển động phồng lên – xẹp xuống. Người mới học cần phải bắt đầu với thực tập ghi nhận sự chuyển động này. Sự chuyển động lên xuống này được ghi nhận dễ dàng bởi vì nó thô và vì vậy nó thích hợp hơn cho người sơ cơ. Như trong trường học nơi các bài học đơn giản được dễ dàng học thuộc, thực tập của thiền minh sát cũng như vậy. Người sơ học sẽ thấy dễ dàng để phát triển sự chiêm niệm và hiểu biết với sự thực tập đơn giản và dễ dàng.
Lần nữa, mục đích của thiền minh sát là bắt đầu thực tập bằng cách chiêm niệm các yếu tố nổi bật nơi cơ thể. Hai yếu tố tinh thần và vật chất, tinh thần thì tinh tế và kém nổi bật, trong khi vật chất thì thô và nổi bật hơn. Vì vậy, ngay từ đầu, trình tự thông thường của một thiền giả là bắt đầu thực tập bằng cách chiêm niệm các yếu tố vật chất.
Liên quan đến tính cụ thể, cái được đề cập ở đây bắt nguồn từ vật chất (upada-rupa), nó tinh tế và kém nổi bật, trong khi bốn yếu tố vật chất chánh (maha-bhuta-rupa) — đất, nước, lửa và không khí --- thô và nổi bật hơn. Vì vậy, không khí cần được ưu tiên theo thứ tự của đối tượng được chiêm niệm. Trong trường hợp phồng lên – xẹp xuống, yếu tố nổi bật là yếu tố không khí hoặc vayo-dhatu. Tiến trình cứng và các chuyển động nơi vùng bụng được ghi nhận trong khi chiêm nghiệm chẳng là gì cả, mà do các công năng của yếu tố không khí. Do đó, yếu tố không khí được ghi nhận ngay từ đầu.
Theo những lời chỉ dẫn trong Kinh Quán Niệm Xứ (Satipatthana Sutta), ta cần phải chú ý một cách tương ứng đến các hoạt động đi trong khi đi, các hoạt động đứng khi đứng, cũng như khi ngồi và khi nằm. Ta cần phải chú tâm đến các hoạt động của thân mỗi khi chúng xuất hiện. Về phương diện này, các bài bình luận ghi rằng ta cần phải chú tâm vào yếu tố không khí trước tiên, rồi mới đến ba yếu tố khác. Thực ra, tất cả bốn yếu tố chánh đều chi phối mọi hành động nơi thân, điều trọng yếu là nhận ra bất cứ yếu tố nào trong bốn yếu tố, hoặc là hai sự chuyển động phồng lên và xẹp xuống xảy ra một cách rõ ràng với mỗi hơi thở, và bắt đầu bằng sự ghi nhận các chuyển động này. Nhằm mục đích thông tin, một số tính năng cơ bản trong hệ thống thiền minh sát đã được giải thích như sau.
Phác Thảo Các Bài Thực Tập Cơ Bản
Khi chiêm niệm về sự phồng lên và xẹp xuống, thiền giả cần phải hướng tâm thức về vùng bụng. Sau đó thiền giả sẽ biết sự chuyển động hướng lên hoặc bụng đang phình ra khi hít vào, và sự chuyển động hướng xuống hoặc sự co thắt khi thở ra. Cần ghi nhận bằng tâm thức rằng “lên” khi sự chuyển động nằm ở trên và “xuống” khi sự chuyển động nằm ở dưới. Nếu tất cả các cử động này không được ghi nhận rõ ràng, chỉ cần giữ sự chú tâm nơi chúng, một hoặc hai tay cần được đặt lên bụng.
Thiền giả không cần phải thay đổi phương cách hít thở tự nhiên của mình. Thiền giả cũng không cần cố gắng thở chậm bằng cách giữ lại hơi thở, hoặc thở nhanh hoặc thở sâu. Nếu như thiền giả thay đổi dòng chảy hít thở tự nhiên của mình, thiền giả sẽ mệt mỏi rất nhanh. Vì vậy, thiền giả phải giữ mức độ tự nhiên của hơi thở và tiến hành với sự chiêm niệm về lên và xuống.
Khi sự phồng lên của bụng xuất hiện, tinh thần cần ghi nhận “lên”, và khi bụng xẹp xuống, tinh thần cần ghi nhận “xuống”. Ý niệm ghi nhận của những từ này không cần phải phát âm. Trong thiền minh sát, quan trọng là biết rõ đối tượng hơn là biết tên hay chữ của nó. Vì vậy, điều cần thiết cho thiền giả là nỗ lực để có chánh niệm về sự chuyển động lên và xuống, ngay từ khi nó bắt đầu cho đến nó khi kết thúc, như là các chuyển động này được nhìn thấy bằng cặp mắt vậy. Khi sự phồng lên xảy ra, tâm thức cần theo sát sự chuyển động này, như trong trường hợp một cục đá văng vào bức tường. Mỗi khi có sự chuyển động phồng lên là tâm thức liền biết ngay. Tương tự như vậy, mỗi khi có sự chuyển động xẹp xuống xảy ra là tâm thức liền biết ngay.
Khi không có đối tượng hiển hiện, thiền giả cần tiếp tục thực tập việc ghi nhận hai chuyển động này như “lên, xuống, lên, xuống, lên, xuống.” Vì vậy, trong khi bận rộn với thực tập này, có thể nhiều khi tâm thức đi lang thang. Khi sự tập trung yếu ớt, thực là khó khăn để điều khiển tâm thức. Dù tâm thức được hướng dẫn hướng đến sự chuyển động lên, xuống, tâm thức sẽ không trụ lại ở đây mà lang thang ở những nơi khác. Đừng để tâm thức này đi lang thang một mình. Khi nhận thấy tâm thức đi lang thang, nên ghi nhận ngay là “đi lang thang, lang thang, lang thang”. Khi ghi nhận được một hoặc hai lần thì tâm thức đi lang thang thường dừng lại, và việc thực tập ghi nhận “lên, xuống” của bụng được tiếp tục. Và rồi khi nhận thấy tâm thức đã đến một chỗ, cần ghi nhận “đến, đến, đến.” Rồi khi các chuyển động được ghi nhận rõ ràng, cần nhanh chóng quay về với thực tập “lên, xuống” của bụng.
Khi gặp một người trong trí tưởng tượng, cần được ghi nhận “gặp, gặp,” sau đó quay trở lại với thực tập thường ngày. Đôi khi thực ra chỉ là sự tưởng tượng khi ta nói chuyện với người trong trí tưởng, và cần được ghi nhận “nói, nói.” Mục đích thực sự là ghi nhận mỗi một hoạt động tinh thần khi nó xảy ra. Thí dụ, cần được ghi nhận là “suy nghĩ” ngay giây phút suy nghĩ, và “ phản ánh,” “kế hoạch,” “biết,” “tham dự,” “vui mừng,” cảm thấy lười biếng,” “cảm thấy vui vẻ,” “ghê tởm,” v…v…, tùy vào trường hợp khi mỗi hoạt động xảy ra. Sự chiêm niệm về các hoạt động tinh thần và ghi nhận chúng được gọi là cittanupassana, sự chiêm niệm về tâm thức.
Bởi vì con người chẳng có sự hiểu biết có ích nào về thiền minh sát, họ thường không ở vị trí biết rõ về trạng thái thực sự của tâm thức. Điều này tự nhiên làm cho họ có cái nhìn sai lầm, xem tâm thức là “người,” “ngã,” “thực thể sống.” Họ thường tin rằng “sự tưởng tượng là Tôi,” “Tôi là cái suy nghĩ,” “Tôi là kế hoạch,” “Tôi đang biết rõ,” v…v… Họ tin rằng có một thực thể sống đang hiện hữu hoặc một cái tôi đã từ tuổi thơ lớn dần đến trưởng thành. Thực tế, một thực thể sống như thế không từng hiện hữu, nhưng cái hiện hữu là tiến trình liên tục của các yếu tố tinh thần xảy ra từng cái một, mỗi lần một yếu tố xảy ra và liên tục không dừng. Thực tập về sự chiêm niệm được thi hành với mục đích khám phá ra bản thể chân thật của thân tâm phức tạp này.
Liên quan đến tâm thức và cách thức nó xuất hiện, đức Phật đã nói trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada - v.37)
Durangamam ekacaram
asariram guhasayam
ye cittam saññamessanti
mokkhanti marabandhana.
Đi xa, lang thang đơn độc,
Vô hình, và ẩn trong hang.
Những ai kiềm chế tâm thức
Chắc chắn thoát khỏi ràng buộc của Ma Vương.
Đi xa. Tâm thức thường lang thang đi xa. Trong khi cố gắng thực tập chiêm niệm trong phòng thiền, người hành thiền thường bắt gặp tâm thức mình đi lang thang đến các nơi xa xôi, thành thị, v..v… Người ấy cũng nhận thấy tâm thức mình có thể đi lang thang đến những nơi rất xa mà họ đã biết ngay giây phút đang suy nghĩ hoặc tưởng tượng. Sự thực này được khám phá với sự chiêm niệm.
Đơn độc. Tâm thức xuất hiện đơn độc, từng giây phút, tiếp nối nhau. Những ai không nhận thấy thực tế rằng tâm thức hiện hữu trong cuộc sống, họ không biết rằng các tâm thức mới luôn luôn xuất hiện ở từng giây phút. Họ nghĩ rằng cái thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm và suy nghĩ của quá khứ và hiện tại thuộc về họ và cùng là một thứ tâm thức, và rằng ba hoặc bốn hành động của cái thấy, nghe, xúc chạm, biết thường xảy ra cùng một lúc.
Những quan điểm này đều sai lầm. Thực tế, mỗi giây phút tâm thức xuất hiện và biến mất liên tiếp nhau, cái này rồi cái kia. Khi thực tập lâu dài sẽ nhận thấy được điểm này. Các trường hợp tưởng tượng và kế hoạc được nhận diện một cách rõ ràng. Sự tưởng tượng biến mất khi nó bị ghi nhận là “tưởng tượng, tưởng tượng,” và kế hoạch cũng biến mất khi nó bị ghi nhận “kế hoạch, kế hoạch.” Những giây phút xuất hiện, ghi nhận và biến mất hiển hiện như một tràng chuỗi hạt. Tâm thức trước đó không phải là tâm thức sau này. Mỗi cái đều riêng biệt. Những đặc điểm của thực tại được nhận diện tùy vào từng cá nhân, và với mục đích này ta có thể tiến hành sự thực tập chiêm niệm.
Vô hình. Tâm thức chẳng có thực chất, nó vô hình. Không dễ dàng phân biệt nó như trường hợp của vật chất. Trong trường hợp của vật chất, thân thể, đầu, tay và chân rất nổi bật và dễ dàng được ghi nhận. Nếu như hỏi việc gì xảy ra, việc ấy có thể được hiển thị và xử lý. Tuy nhiên, không dễ dàng để miêu tả tâm thức bởi vì nó chẳng có thực chất hoặc hình dạng. Vì lý do này, không thể nào thực hiện, phân tích các thử nghiệm về tâm thức.
Tuy vậy, ta có thể hiểu cặn kẽ tâm thức nếu nó được giải thích là cái mà biết được đối tượng. Để hiểu về tâm thức, điều cần thiết để chiêm niệm tâm thức ở mỗi giây phút khi nó xuất hiện. Khi sự chiêm niệm thuận tiện tiến xa, cách tiếp cận đối tượng của tâm thức được hiểu một cách rõ ràng. Nó hiển hiện trong mỗi giây phút của tâm thức, nó trực tiếp nhảy vọt về phía đối tượng. Sự chiêm niệm là quy định để hiểu rõ về bản chất chân thật của tâm thức.
Ẩn trong hang. Vì tâm thức hiện hữu nương tựa vào nền móng của tinh thần và các cánh cửa giác quan nơi thân thể, nó được xem như ẩn trong hang.
Những ai kiềm chế tâm thức chắc chắn thoát khỏi ràng buộc của Ma Vương. Tâm thức cần phải được chiêm niệm ở mỗi giây phút khi nó xuất hiện. Vậy tâm thức có thể bị điều khiển bằng sự chú tâm. Thành công trong việc điều khiển tâm thức, thiền giả đạt được sự tự do, thoát khỏi ràng buộc của Ma Vương, Thần Chết. Điều quan trọng là ghi nhận tâm thức ở mỗi giây phút khi nó xuất hiện. Khi nó bị ghi nhận, tâm thức liền biến mất. Thí dụ, bằng cách ghi nhận một hoặc hai lần “ý định, ý định,” ngay lúc bị ghi nhận, ý định liền tiêu mất. Sau đó cần quay về với thực tập ghi nhận thường lệ nơi bụng “lên, xuống, lên, xuống”.
Trong khi ta tiến hành với thực tập thường lệ, ta có thể cảm giác rằng ta muốn nuốt nước miếng. Cần ghi nhận là “muốn,” và khi ngậm nước miếng, “ngậm,” và khi nuốt, “nuốt,” theo trình tự nó xảy ra. Lý do để chiêm niệm trong trường hợp này là bởi vì quan điểm bền bỉ của cá nhân, “muốn nuốt là tôi,” “nuốt cũng là tôi.” Thực tế, “muốn nuốt” thuộc về tính chất tinh thần và không phải “tôi,” và “nuốt” thuộc về tính chất vật lý và cũng không phải “tôi.” Giây phút đó chỉ xuất hiện tính chất tinh thần và vật chất. Bằng cách chiêm niệm này, ta có thể hiểu rõ ràng tiến trình của thực tại. Cũng vậy, trong trường hợp khạc nhổ, nó cũng cần được ghi nhận như “muốn” khi ta muốn khạc nhổ, và “cúi xuống” khi cổ cúi xuống (cần làm một cách từ từ), như “nhìn, thấy” khi nhìn, và “khạc nhổ” khi khạc nhổ. Sau đó, tiếp tục quay về với thực tập thường lệ.
Bởi vì ngồi một lúc lâu, cơ thể sẽ có cảm giác khó chịu, tê cứng, nóng, v…v… Các cảm giác này cần được ghi nhận khi nó xảy ra. Tâm thức cần được chú tâm vào một chỗ và ghi nhận như “tê cứng, tê cứng” khi cảm thấy tê, và “nóng, nóng” khi cảm giác nóng, và “đau, đau” khi cảm thấy đau, “tê rần, tê rần” khi có cảm giác rần rần trên da, và “mệt, mệt” khi cảm thấy mệt mỏi. Những cảm giác khó chịu này là dukkha-vedana và sự chiêm niệm về các cảm giác này là vedananupassana, sự chiêm niệm về cảm giác.
Do thiếu kiến thức về các cảm giác này, nên tồn tại một quan điểm sai lầm về cá tính của tôi hoặc cái tôi, nghĩa là, “tôi cảm thấy tê cứng,” “tôi cảm thấy đau,” “tôi cảm thấy khỏe trước đó nhưng giờ tôi cảm thấy khó chịu,” theo cách có một cái tôi. Thực tế, các cảm giác khó chịu phát sinh vì những ấn tượng khó chịu nơi thân. Giống như ánh sáng của một bóng đèn có thể tiếp tục cháy sáng nếu có nguồn cung cấp năng lượng liên tục, và trong trường hợp của các cảm giác, nó xuất hiện mỗi lần mỗi mới khi tiếp xúc với các dấu ấn khó chịu.
Điều quan trọng là hiểu rõ những cảm giác này. Ngay từ lúc đầu ghi nhận “tê cứng, tê cứng,” “nóng, nóng,” “đau, đau,” ta có thể cảm thấy các cảm giác khó chịu đang dần tăng lên, và ta ghi nhận tâm thức xuất hiện ý muốn thay đổi tư thế. Tâm thức này cần được ghi nhận “muốn, muốn.” Sau đó cần quay về với cảm giác và ghi nhận “tê cứng, tê cứng” hoặc “nóng, nóng,” v…v… Nếu ta tiến hành bằng phương pháp này, với sự chiêm niệm và sự kiên nhẫn bền bỉ, cảm giác khó chịu sẽ biến mất.
Có một câu nói rằng, sự kiên nhẫn dẫn đến Niết Bàn. Rõ ràng câu nói này được áp dụng nhiều hơn trong trường hợp chiêm niệm. Cần rất nhiều kiên nhẫn trong sự chiêm niệm. Nếu một thiền giả không thể chịu đựng các cảm giác khó chịu với lòng kiên nhẫn, mà thường thay đổi tư thế trong khi chiêm niệm, vị ấy không thể đạt được sự tập trung. Không có sự tập trung thì chẳng có cơ hội đạt được sự thấu hiểu sâu sắc (vipassana-ñana), không có sự thấu hiểu sâu sắc, con đường đạo và quả Niết Bàn không thể nào đạt được.
Sự kiên nhẫn rất quan trọng trong việc chiêm niệm. Sự kiên nhẫn cần nhất để chịu đựng những cảm giác khó chịu nơi thân. Hầu như không có bất cứ trường hợp xáo trộn nào từ bên ngoài mà không cần đến sự thực tập kiên nhẫn. Có nghĩa là việc quán sát khantisamvara, hạnh nhẫn nhịn. Khi cảm giác khó chịu xuất hiện, tư thế tức thời không được thay đổi, mà cần ghi nhận liên tục “tê, tê,” “nóng, nóng,” v…v… Các cảm giác đau đớn là bình thường và nó sẽ biến mất. Trong trường hợp ta có sự tập trung mạnh mẽ, sẽ thấy rằng cảm giác đau đớn mãnh liệt sẽ biến mất khi ta nhẫn nại chịu đựng và ghi nhận nó. Sau khi cảm giác đau đớn tan biến, ta cần quay lại thực tập thường lệ ghi nhận nơi bụng “lên, xuống.”
Mặt khác, có thể cảm giác đau đớn hoặc khó chịu không tức thời biến mất kể cả khi ta ghi nhận nó với sức nhẫn nại cao tột. Trong trường hợp này, ta không còn cách nào khác là thay đổi tư thế. Dĩ nhiên, ta phải đầu hàng những lực lượng mạnh hơn. Khi sự chú tâm chưa được mạnh mẽ, các cảm giác đau đớn sẽ không biến mất nhanh chóng. Trong những trường hợp này, tâm thức lúc ấy thường xuất hiện ý muốn thay đổi tư thế, và ý định này cần được ghi nhận “muốn, muốn.” Sau đó, ta cần ghi nhận từng cử động “giở (tay/chân), giở” và tiến về phía trước.
Các hoạt động của thân thể cần được làm một cách chậm rãi, và những động tác chậm rãi cần được theo dõi và ghi nhận theo trình tự “giở, giở,” “di chuyển, di chuyển,” “xúc chạm , xúc chạm,” và khi để tay chân xuống, ghi nhận “để xuống, để xuống.” Nếu như chẳng còn gì để ghi nhận khi tiến trình thay đổi tư thế đã hoàn tất, quay về với thực tập thường lệ ghi nhận nơi bụng “lên, xuống”.
Trong quá trình này không có sự ngừng nghỉ hoặc dừng lại. Hành động trước đó được ghi nhận và hành động sau đó cần phải liên tục được ghi nhận. Tương tự như vậy, sự chú tâm trước và sau cần phải liên tục, và hành động nhận biết trước và sau cũng như vậy. Tương tự, sự chú tâm, tập trung và hiểu biết phát triển dần dần qua từng giai đoạn, và dựa vào sự phát triển hoàn toàn của chúng, giai đoạn cuối cùng của con đường đạo sẽ đạt được.
Trong thực tập thiền minh sát, điều quan trọng là bắt chước người đốt lửa. Trước khi có diêm quẹt, để đốt lửa, người ta cần phải liên tục cọ sát hai nhánh cây vào nhau và không được ngừng giữa chừng. Khi các nhánh cây trở nên nóng lên, cần phải nỗ lực hơn nữa, và phải liên tục cọ sát chúng vào nhau, không được ngừng. Chỉ khi nào ngọn lửa bắt đầu bén cháy, người ta mới có thể nghỉ ngơi. Tương tự như vậy, một thiền giả cần phải chăm chỉ thực tập, phải luôn ghi nhận không được dừng lại ở giữa hai hành động nối tiếp nhau, và sự tập trung trước và sau cũng cần được ghi nhận. Sau khi đã nhận biết các cảm giác đau đớn và ghi nhận chúng, bạn cần quay lại với sự thực tập bình thường bằng cách ghi nhận nơi bụng, “lên, xuống”.
Trong khi bận rộn với thực tập thường lệ, bạn có thể cảm thấy ngứa ngáy chỗ nào đó trên thân. Bạn phải hướng tâm thức đến nơi đó và ghi nhận “ngứa, ngứa.” Ngứa ngáy là một cảm giác rất khó chịu. Khi cảm giác ngứa xuất hiện, tâm thức liền muốn chà hoặc gãi. Tâm thức này cần được ghi nhận “muốn, muốn,” không gãi hay chà vào chỗ đó, nhưng phải ghi nhận cơn ngứa đó “ngứa, ngứa.” Khi ta bận rộn với sự chiêm niệm theo cách thức này, cái ngứa trong nhiều trường hợp sẽ tự biến mất và ta có thể quay về với thực tập thường lệ và ghi nhận “lên, xuống”.
Mặt khác, nếu như cơn ngứa không biến mất, nhưng cần phải chà hay gãi, nên đưa sự chú tâm về các giai đoạn tiếp nối cần được ghi nhận như “muốn, muốn.” Và tiếp tục ghi nhận “giở tay, giở tay” khi giơ tay lên, “chạm vào, chạm vào” khi bàn tay chạm vào nơi bị ngứa, “chà, chà” hoặc “gãi, gãi” khi bàn tay chà hay gãi vào chỗ ngứa, khi rút tay lại ghi nhận “rút tay, rút tay”, khi bàn tay chạm vào thân thể “chạm vào, chạm vào”, và sau đó cần tiếp tục sự chiêm niệm thường lệ như “lên, xuống”. Trong mỗi trường hợp cần thay đổi tư thế, sự chiêm niệm về các giai đoạn tiếp nối cần được thực hành và ghi nhận một cách cẩn thận và tương tự nhau.
Trong khi cẩn thận tiến hành sự chiêm niệm, ta có thể nhận thấy các cảm giác đau đớn hoặc khó chịu tự động xuất hiện nơi thân. Thông thường, con người thay đổi tư thế khi họ cảm thấy có chút mệt mỏi, khó chịu hoặc nóng mà không cần để ý đến các sự kiện này. Sự thay đổi tư thế được thi hành một cách lơ đễnh khi hạt giống đau đớn bắt đầu nẩy mầm. Và các cảm giác khó chịu xuất hiện rất rõ rệt. Vì lý do đã nói trên đây, như một quy định, các tư thế ẩn giấu các cảm giác đau đớn khỏi tầm nhìn. Thường người ta nghĩ rằng họ cảm thấy khỏe cả ngày lẫn đêm. Họ nghĩ rằng các cảm giác đau đớn chỉ xuất hiện vào thời điểm của một chứng bệnh nguy hiểm.
Thực tế hoàn toàn ngược lại với điều người ta nghĩ. Hãy thử xem một người có thể giữ tư thế ngồi trong thời gian bao lâu mà không di động hay thay đổi tư thế. Sau một lúc ngồi chừng năm hoặc mười phút, ta sẽ cảm thấy không thoải mái, và ta sẽ bắt đầu cảm thấy không thể chịu nổi sau mười lăm hoặc hai mươi phút. Rồi ta cảm thấy như bị cưỡng bách phải di động hoặc thay đổi tư thế bằng cách ngẩng hay cúi đầu, di động tay hoặc chân, hoặc lay động thân hình về phía trước hoặc phía sau. Vô số hành động thường xảy ra trong một thời gian ngắn, và con số sẽ trở nên to lớn nếu được đếm trong thời gian một ngày. Tuy vậy, không một ai nhận thức được yếu tố này bởi vì chẳng ai thèm chú ý đến nó.
Trong mỗi trường hợp đều có trình tự như thế, trong trường hợp của thiền giả, bạn phải luôn chú tâm đến các hành động của mình và tiến hành sự chiêm niệm, các thể nghiệm theo tính chất tự nhiên của nó được nhận diện một cách rõ ràng. Chúng hoàn toàn tự tiết lộ bản thân theo đúng với bản chất tự nhiên của chúng và bạn có thể quán sát cho đến khi nhận diện chúng đầy đủ.
Dù có cảm giác đau đớn xuất hiện, thiền giả vẫn tiếp tục ghi nhận. Thường thì bạn không nên cố gắng thay đổi tư thế hay cử động. Khi tâm thức muốn thay đổi xuất hiện, ta liền nhận diện nó và ghi nhận “muốn, muốn,” sau đó ta quay lại với cảm giác đau buốt và tiếp tục ghi nhận lấy nó. Bạn chỉ thay đổi tư thế hoặc cử động chỉ khi nào cơn đau đã quá sức chịu đựng. Trong trường hợp đó, ta cũng bắt đầu ghi nhận tâm thức muốn thay đổi, và tiến hành ghi nhận cẩn thận mỗi giai đoạn trong quá trình của các cử động. Đây là lý do tại sao các tư thế không thể nào ẩn giấu các cảm giác đau đớn. Thường người hành thiền nhận thấy cảm giác đau đớn lan dần từ nơi này, nơi kia hoặc cảm thấy nóng, đau buốt, ngứa ngáy, hoặc cả thân hình là một khối đau. Như vậy các cảm giác đau đớn quá mạnh mẽ cho nên các tư thế không thể ẩn giấu chúng.
Nếu bạn có ý thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng, trước tiên bạn cần ghi nhận ý định trong đầu như “ý định, ý định,” và tiến hành với việc an bài tay chân theo trình tự tiếp nối bằng cách ghi nhận “giở,” “cử động,” “co duỗi,” “chạm vào,” “ấn vào,” v…v… Khi thân thể nghiêng về phía trước, cần ghi nhận “nghiêng, nghiêng.” Trong khi đứng dậy, thân sẽ có cảm giác nhẹ nhỏm khi thực hiện hành động đứng dậy. Sự chú tâm cần được tập trung vào những yếu tố này và ghi nhận “đứng, đứng.” Động tác đứng dậy cần được thi hành một cách chậm rãi.
Trong quá trình thực tập quan trọng là thiền giả hành động một cách yếu ớt, chậm rãi trong tất cả mọi hoạt động, như một người yếu sức, bịnh hoạn. Có thể thí dụ đúng nhất ở đây là đứng lên như một người bị đau lưng kinh niên. Bệnh nhân luôn cần cẩn thận và cử động chạm rãi để tránh khỏi bị đau thêm. Cũng y như vậy, thiền giả cần phải cố gắng cử động chậm rãi trong tất cả mọi hành động. Cử động chậm chạp cần thiết để cho phép sự chú tâm, tập trung và hiểu biết bắt kịp nhau. Ta thường luôn sống một cách lơ đễnh và ta chỉ bắt đầu nghiêm túc thực tập để giữ chánh niệm nơi thân. Đây chỉ là khởi đầu, và chánh niệm, sự tập trung và hiểu biết chưa được gia tăng tốc độ trong khi tốc độ của tiến trình thân và tâm lại chuyển động quá nhanh. Vì vậy bắt buộc phải làm cho các tiến trình ở tốc độ nhanh chậm lại, để cho chánh niệm và sự hiểu biết có thể bắt kịp tốc độ. Như vậy, lúc nào các cử động chậm chạp cũng đều có thể được thực hiện theo mong muốn.
Hơn nữa, thiền giả nên cư xử như một người mù xuyên suốt thời gian thực tập. Một người chẳng có bất cứ hạn chế nào sẽ không nhìn cẩn thận vì họ nhìn mọi vật và mọi người một cách thờ ơ. Họ cũng chẳng có được trạng thái tinh thần vững chãi và tĩnh lặng. Mặt khác, người mù cư xử với thái độ điềm tĩnh bằng cách ngồi nghiêm chỉnh mắt nhìn xuống. Họ không nhìn hướng này hướng kia để nhìn vật hay người bởi vì họ mù và không thể nhìn thấy. Thái độ điềm tĩnh này rất đáng để noi theo. Thiền giả cần cư xử với thái độ tương tự trong khi thực tập sự chiêm niệm. Bạn không nên nhìn bất cứ nơi nào. Tâm thức của bạn chỉ hướng đến đối tượng mà bạn đang chiêm niệm. Trong tư thế ngồi, bạn phải chăm chú ghi nhận “lên, xuống.” Kể cả khi những việc lạ đang xảy ra gần đó, bạn cũng chẳng nhìn đến. Bạn đơn giản chỉ ghi nhận “thấy, thấy” và rồi tiếp tục với thực tập thường lệ ghi nhận “lên, xuống.” Thiền giả cần xem trọng thực tập này và thực hành nó một cách nghiêm chỉnh, cho đến độ bị nhìn lầm là người mù.
Trong lĩnh vực này một số nữ thiền giả được xem là có tư thế hoàn hảo. Họ cẩn thận thi hành thực tập này một cách nghiêm chỉnh tùy vào các lời chỉ dẫn. Thái độ của họ điềm tĩnh và họ luôn luôn chăm chú vào đối tượng của sự chiêm niệm. Họ chẳng nhìn tới nhìn lui. Khi họ đi, họ luôn luôn chăm chú vào những bước chân. Bước chân của họ nhẹ nhàng, bình thản và chậm rãi. Mỗi một thiền giả cần phải noi theo gương của họ.
Thiền giả cũng cần nên giống như người điếc. Thường thường, khi ta nghe một tiếng động, ta liền nhìn tới nhìn lui, nhìn về hướng phát ra tiếng động, hoặc ta hướng tới người đối diện đang nói chuyện với ta và trả lời họ. Ta không cư xử với thái độ chậm chạp. Ngược lại, người điếc cư xử với thái độ điềm tĩnh. Họ không để ý đến bất cứ tiếng động hay câu chuyện nào bởi vì họ không nghe được. Tương tự như vậy, thiền giả cần phải giữ thái độ giống y vậy, không để ý đến những câu chuyện phiếm, cũng không cố ý nghe bất cứ câu chuyện hoặc cuộc đối thoại nào. Nếu tình cờ nghe thấy tiếng động hoặc cuộc đối thoại, bạn cần phải ghi nhận tức khắc “nghe, nghe,” và rồi quay trở về với thực tập thường lệ và ghi nhận nơi bụng “lên, xuống.” Bạn cần tiến hành việc chiêm niệm một cách chăm chú, đến nỗi bị nhìn lầm là một người điếc.
Cần ghi nhớ rằng thiền giả chỉ quan tâm đến việc chăm chú thực tập sự chiêm niệm. Những gì nghe được hay thấy được đều không phải là việc đáng quan tâm. Kể cả khi chúng có vẻ thú vị hoặc kỳ lạ, bạn cũng chẳng nên để ý đến. Khi thấy bất cứ điều gì, bạn đều nên ngó lơ như thể chẳng thấy. Cũng vậy, bạn cần bỏ qua các tiếng nói hoặc tiếng động như là bạn chẳng nghe được gì. Khi cơ thể cử động, bạn cử động một cách yếu nớt và chậm rãi như thể đang bị bịnh và rất yếu sức.
Những Sự Thực Tập Khác:
Đi
Vì vậy, cần nhấn mạnh rằng khi đứng dậy cử động của cơ thể cần được thi hành một cách chậm rãi. Khi đã đứng dậy rồi, cần ghi nhận “đứng, đứng.” Nếu ta nhìn quanh, cần được ghi nhận “nhìn, nhìn”, và khi bước đi mỗi bước cần ghi nhận “bước phải, bước trái” hoặc “đi, đi.” Ở mỗi bước, sự chú tâm cần được hướng vào gót chân khi nó di chuyển từ điểm giở chân lên đến khi đặt chân xuống.
Trong khi đi với những bước nhanh hoặc đi dạo, việc ghi nhận từng phần của mỗi bước chân như “bước phải, bước trái” hoặc “đi, đi” cần được ghi nhớ. Trong trường hợp đi chậm, mỗi bước cần chia ra ba phần --- giở chân, bước tới và đặt chân xuống. Lần đầu thực tập , cần ghi nhận hai phần của mỗi bước: “giở chân” bằng cách chú tâm vào sự chuyển động của chân giở lên từ ban đầu đến lúc kết thúc, như “đặt chân xuống” bằng cách chú tâm vào cử động đặt chân từ ban đầu cho đến kết thúc. Như vậy thực tập bắt đầu với mỗi bước đầu tiên bằng cách ghi nhận như “giở chân, đặt chân” cho đến khi kết thúc.
Thông thường, khi bàn chân đặt xuống và được ghi nhận “đặt xuống,” chân kia bắt đầu giở lên để bắt đầu bước kế tiếp. Đừng để cho điều này xảy ra. Bước kế tiếp chỉ nên bắt đầu sau khi bước thứ nhất hoàn toàn kết thúc, như “giở chân, đặt chân” cho bước đầu tiên và “giở chân, đặt chân” cho bước thứ nhì. Sau hai hoặc ba ngày thi hành thực tập này sẽ trở nên dễ dàng, và rồi thiền giả chỉ cần thực tập bằng cách ghi nhận mỗi bước có ba phần “giở chân, di chuyển, đặt chân.” Hiện tại, thiền giả cần bắt đầu thực tập với ghi nhận “bước phải, bước trái,” hoặc “đi, đi” trong khi đi nhanh, và ghi nhận “giở chân, đặt chân” trong khi đi chậm.
Ngồi
Trong khi đi, ta có thể có ý muốn ngồi xuống. Ta nên ghi nhận “muốn.” Nếu ta chợt nhìn lên, ghi nhận “nhìn, thấy, nhìn, thấy” ; tiến về phía chỗ ngồi ghi nhận “giở chân, đặt chân” ; khi dừng lại ghi nhận “dừng, dừng.” Khi ngồi xuống cơ thể sẽ trở nên nặng nề và như bị trì xuống. Sự chú tâm cần được hướng vào những điểm này và ghi nhận “ngồi, ngồi, ngồi”. Sau khi ngồi xuống rồi, những cử động của chân tay được đưa về vị trí nhất định. Cần ghi nhận “cử động”, “cúi xuống”, “co duỗi”, v..v.. Nếu không có gì để làm và ta chỉ ngồi một cách yên lặng, ta cần quay về với thực tập thường lệ ghi nhận nơi bụng “lên, xuống”.
Nằm
Trong khi chiêm niệm ta có cảm giác đau đớn hoặc mệt mỏi hoặc nóng, ta cần phải ghi nhận những điều này và rồi quay về với thực tập thường lệ ghi nhận “lên, xuống.” Nếu ta cảm thấy buồn ngủ, ta có thể ghi nhận “buồn ngủ, buồn ngủ” và tiến hành ghi nhận tất cả các hành động trước khi nằm xuống: ghi nhận tư thế của chân và tay “giơ lên,” “ấn xuống,” “cử động,” “hỗ trợ”; khi thân thể nghiêng ghi nhận “nghiêng, nghiêng”; khi chân co duỗi ghi nhận “co duỗi, co duỗi”; và khi thân thể ngả xuống và nằm thẳng ghi nhận “nằm, nằm, nằm.”
Hành động nằm xuống tầm thường nhưng cũng quan trọng và không được xem thường. Mọi khả năng giác ngộ trong một thời gian ngắn đều có thể xảy ra. Trên đường phát triển toàn diện sự tập trung và hiểu biết, sự giác ngộ có thể đạt được trong thời gian hiện tại khi cúi xuống hoặc co duỗi. Ngài A-Nan đạt được quả vị A-la-Hán cũng ngay trong lúc ngài vừa đặt lưng xuống giường.
Vào đầu tháng thứ tư sau khi đức Phật nhập diệt, các vị tỳ khưu đã hội tụ và mở cuộc họp hội đồng đầu tiên để phân loại, kiểm tra, xác nhận và đọc lại tất cả những bài giảng của đức Phật. Khi ấy có năm trăm vị tỳ khưu được chọn ra để kết tập. Một trong những vị tỳ khưu, ngài A-Nan là sotapanna, một vị nhập lưu, trong khi bốn trăm chín mươi chín vị kia đều là A-la-hán,
Để được tham dự vào hội đồng như một vị A-la-hán cùng cấp bậc với những người khác, ngài A-Nan đã cố gắng tiếp tục thiền định một ngày trước khi đại hội kết tập bắt đầu. Đó là vào ngày thứ tư của tháng Savana (tháng tám) nhằm lúc trăng tàn. Ngài A-Nan tiến hành sự tập trung chánh niệm nơi thân và tiếp tục thiền hành cả đêm. Có lẽ nó cũng giống phương pháp ghi nhận “bước phải, bước trái” hoặc “đi, đi.” Ngài chăm chú chiêm niệm các tiến trình của tinh thần và vật chất trong mỗi bước đi cho đến khi trời sắp hừng đông vào ngày hôm sau, nhưng Ngài vẫn chưa đạt được quả A-la-hán.
Rồi Ngài A-Nan nghĩ rằng: “Ta đã cố gắng hết sức của mình. Đức Phật có nói: ‘A-Nan, ông sở hữu đầy đủ các sự hoàn thiện (paramis). Hãy tiến hành thực tập thiền định. Ông chắc chắn sẽ đạt được quả vị A-la-hán trong một ngày gần đây’. Ta đã hết sức cố gắng, nỗ lực của ta có thể so sánh với một trong những người thiền định giỏi nhất. Lý do gì mà ta vẫn thất bại?”
Và rồi Ngài nhớ lại: “À! Ta quá hăng hái duy nhất trong việc thiền hành. Đã bỏ quá nhiều sức lực mà không đủ sự tập trung, đây có lẽ là lý do cho trạng thái bồn chồn này. Nên ngừng việc thiền hành để thăng bằng lại năng lượng với sự tập trung và tiến hành việc chiêm niệm trong tư thế nằm.” Ngài A-Nan liên vào phòng của mình, ngồi xuống giường, và bắt đầu nằm xuống. Nghe rằng Ngài đạt được quả A-la-hán ngay khi vừa nằm xuống, hoặc đúng hơn là ngay giây phút chiêm niệm ghi nhận “nằm, nằm”.
Trong các bài bình luận, phương pháp đạt quả A-la-hán này được ghi chép lại như một sự kiện kỳ lạ, vì nó nằm ngoài bốn tư thế thông thường đứng, ngồi, nằm và đi. Ngay giây phút giác ngộ, tư thế của Ngài A-Nan không thể là tư thế đứng vì chân của Ngài đã rời mặt đất, cũng không phải tư thế ngồi vì thân thể của Ngài đã nghiêng về một phía, gần đụng gối nằm, tư thế cũng không hẳn là nằm vì đầu của Ngài chưa đụng vào gối và thân thể chưa nằm thẳng.
Ngài A-Nan là một vị nhập lưu và rồi Ngài đã phát triển ba giai đoạn cao hơn --- đạo quả Tư Đà Hàm (một lần trở lại), đạo quả A-Na-Hàm (không trở lại), và cuối cùng là đạt được đạo quả A-la-hán. Những việc này xảy ra chỉ trong một lúc. Vì vậy việc chăm sóc kỹ lưỡng rất cần thiết cho việc thực tập sự chiêm niệm, không có sự thư thả hoặc thiếu sót.
Trong khi nằm xuống, sự chiêm niệm cần được thi hành một cách cẩn trọng. Khi thiền giả cảm thấy buồn ngủ và muốn nằm xuống, cần ghi nhận “buồn ngủ, buồn ngủ,” “muốn, muốn”; khi giơ tay ghi nhận “giơ tay, giơ tay”; tay ấn xuống ghi nhận “ấn, ấn”; sau khi cơ thể nghiêng và ngả xuống ghi nhận “nằm, nằm.” Tư thế nằm xuống cần được thi hành một cách thật chậm rãi. Khi chạm vào gối cần ghi nhận “chạm vào, chạm vào.” Cơ thể có rất nhiều chỗ bị chạm vào nhưng mỗi lần chỉ cần ghi nhận một chỗ là được.
Tư thế nằm có rất nhiều động tác của cơ thể như động tác của tay chân. Những hành động này cần được ghi nhận cẩn thận như “giơ lên,” “co duỗi,” “cúi xuống,” “chuyển động,” v…v… Khi xoay người cần ghi nhận “xoay, xoay,” và khi không còn gì đặc biệt để ghi nhận, thiền giả cần tiến hành thực tập thường lệ ghi nhận nơi bụng “lên, xuống.” Trong khi ta nằm ngửa hoặc nghiêng, thường thì chẳng có gì đặc biệt để ghi nhận và ta quay lại thi hành thực tập thường lệ “lên, xuống”.
Có nhiều lúc tâm thức đi lang thang trong khi ta đang nằm. Tâm thức lang thang này cần được ghi nhận “đi, đi” khi nó đang lang thang, khi nó đến nơi, ghi nhận “đến, đến”, ghi nhận “kế hoạch,” “suy nghĩ,” v…v… ghi nhận bằng phương pháp giống nhau cho mỗi trạng thái như khi ta đang ngồi thiền. Các trạng thái tinh thần biến mất khi nó bị ghi nhận một hoặc hai lần. Cần tiếp tục quay về với thực tập thường lệ “lên, xuống”. Cũng có những lúc nuốt nước miếng hay khạc nhổ, có những cảm giác đau đớn, nóng, ngứa ngáy, v…v…, hoặc các động tác của thân đang thay đổi tư thế hoặc tứ chi đang chuyển động. Mỗi một cử động cần được chiêm niệm khi nó xảy ra. (Một khi sức tập trung được mạnh mẽ, có thể thực tập sự chiêm niệm về mỗi cử động mở hay đóng của mí mắt, và nháy mắt.) Sau đó, ta cần quay lại với thực tập thường lệ khi không còn gì khác để ghi nhận.
Ngủ
Dù trời đã khuya và đến giờ đi ngủ, không nên từ bỏ niệm và đi ngủ. Bất cứ người nào quan tâm đến thiền định cần phải sửa soạn để đối diện với nguy cơ nhiều đêm không ngủ.
Kinh sách nhấn mạnh sự cần thiết phát triển bốn phẩm chất năng lượng (caturanga-viriya) trong thực tập thiền định: “Trong cuộc đấu tranh khó khăn, ta có thể trở thành da bọc xương, chỉ còn xương và gân khi thịt và máu đã dần khô cạn, nhưng ta không từ bỏ nỗ lực của ta khi ta chưa đạt được mục đích bằng sự kiên trì, năng lượng và nỗ lực của con người”. Những chỉ dẫn này cần được thi hành với sự cương quyết. Nếu như có đủ sự tập trung mạnh mẽ, ta có thể không cần ngủ, nhưng nếu cơn buồn ngủ thắng thì ta sẽ muốn ngủ.
Khi ta buồn ngủ, ta có thể ghi nhận “buồn ngủ, buồn ngủ”; khi mí mắt bắt đầu nặng trĩu, ghi nhận “nặng, nặng”; khi cặp mắt cảm thấy bị lòa, ghi nhận “lòa, lòa.” Sau khi chiêm niệm theo phương pháp đã chỉ, ta có thể bớt buồn ngủ và cảm thấy khỏe khoắn trở lại. Cảm giác này cần được ghi nhận “cảm giác khỏe, cảm giác khỏe,” sau đó trở về với thực tập thường lệ ghi nhận “lên, xuống”. Tuy vậy, mặc dù có sự cương quyết, ta vẫn cảm thấy không thể thức được nếu ta rất buồn ngủ. Trong tư thế nằm, ta ngủ dễ dàng hơn. Như thế, thiền giả sơ cấp cần cố gắng gìn giữ tư thế ngồi và đi .
Tuy nhiên, trời càng về khuya, ta bắt buộc muốn nằm và tiến hành việc chiêm niệm ghi nhận sự lên xuống nơi bụng. Trong tư thế này thiền giả có thể sẽ ngủ gục. Trong khi ngủ, không thể nào tiếp tục việc chiêm niệm. Đây là thời gian nghỉ ngơi cho thiền giả. Một tiếng đồng hồ ngủ sẽ cho ta một tiếng thư thả, và nếu tiếp tục ngủ cho đến hai, ba hoặc bốn tiếng, ta sẽ được nghỉ ngơi lâu hơn, nhưng ta không nên ngủ hơn bốn tiếng, vì thông thường ngủ bốn tiếng là đã đủ.
Thiền giả cần bắt đầu chiêm niệm ngay từ phút giây thức dậy. Thiền giả luôn bận rộn chiêm niệm, ghi nhận trong suốt thời gian còn thức, đây là công việc thường xuyên mà thiền giả làm với sự hứng thú thực sự để đạt được đạo quả. Nếu như không thể có được giây phút thức tỉnh, ta cần phải bắt đầu với sự thực tập thường lệ ghi nhận nơi bụng “lên, xuống.” Nếu bắt đầu nhận thấy mình đang suy nghĩ, ta cần chiêm niệm ghi nhận “suy nghĩ, suy nghĩ” và rồi trở về với sự thực tập thường lệ ghi nhận sự “lên, xuống.” Nếu ta bắt đầu nghe tiếng nói hoặc tiếng động gì khác, ta phải bắt đầu ghi nhận “nghe, nghe” và rồi trở về với thực tập thường lệ. Khi thức dậy có thể có những động tác thân thể xoay hướng này hướng kia, tay chân cử động, v…v… Những cử động này cần được chiêm niệm theo trình tự tiếp nối.
Nếu ta nhận thấy trạng thái tinh thần đưa đến những hành động khác nhau nơi thân, ta bắt đầu chiêm niệm ghi nhận tâm thức. Nếu nhận thấy cảm giác đau đớn, ta bắt đầu ghi nhận những cảm giác đau đớn, và rồi tiếp tục ghi nhận những cử động nơi thân. Nếu ta giữ yên lặng và không động đậy, ghi nhận thực tập thường lệ “lên, xuống” cần được tiếp tục. Nếu ta có ý đứng dậy, cần ghi nhận “muốn, muốn” và rồi tiến hành ghi nhận những cử động theo trình tự bằng cách đưa tay chân đúng về vị trí. Cần ghi nhận “giơ lên, giơ lên” khi cơ thể đứng dậy, “ngồi, ngồi” khi cơ thể thẳng đứng và ở vị thế ngồi, và cần ghi nhận bất cứ cử động nào khi đưa tay chân về vị trí. Nếu không còn gì đặc biệt để ghi nhận, quay về với thực tập thường lệ ghi nhận sự “lên, xuống” nơi bụng.
Như vậy chúng ta đã nhắc đến các đối tượng cần được chiêm niệm có liên hệ với bốn tư thế và sự thay đổi từ tư thế này sang tư thế khác. Đây chỉ là một mô tả trong các phác thảo của các đối tượng chánh để chiêm niệm trong lúc thực tập. Tuy nhiên, khi bắt đầu thực tập, rất khó khăn để chiêm niệm theo dõi tất cả những đối tượng này. Có nhiều thứ bị bỏ sót, nhưng khi đạt đủ sức mạnh tập trung, việc theo dõi sẽ dễ dàng trong khi chiêm niệm, không những theo dõi được các đối tượng đã kể qua, mà còn có thể theo dõi nhiều hơn nữa. Với sự phát triển dần dần của tâm thức và sự tập trung, khoảng cách hiểu biết sẽ nhanh nhẹn hơn, do đó nhận thức được nhiều đối tượng hơn. Thật rất cần thiết để thực tập cho đến trình độ này.
Tẩy rửa và Ăn uống
Sự chiêm niệm cần được thi hành trong khi rửa mặt vào buổi sáng hoặc khi tắm. Thông thường, ta hành động nhanh chóng trong những giây phút này theo bản chất tự nhiên của hoạt động, sự chiêm niệm cần được thi hành khi có thể trong những trường hợp này. Khi với tay để cầm lấy gáo múc nước, cần ghi nhận “với, với”; khi cầm cái gáo ghi nhận “cầm, cầm”; khi nhúng gáo vào nước ghi nhận “nhúng, nhúng”; khi đưa gáo hướng về thân thể ghi nhận “đưa, đưa”; khi xối nước lên người hoặc lên mặt ghi nhận “xối, xối”; khi cảm thấy lạnh ghi nhận “lạnh, lạnh”; khi kỳ cọ ghi nhận “kỳ cọ, kỳ cọ,” v…v… Có rất nhiều hành động khác nhau nơi thân thể khi thay hoặc sửa soạn quần áo, sắp xếp giường hoặc “ra” (drap) trải giường, khi mở cửa, v…v… Những hành động này cần được chiêm niệm chi tiết theo trình tự.
Khi ăn cơm, sự chiêm niệm cần được bắt đầu vào lúc nhìn vào bàn ăn và ghi nhận “nhìn, nhìn”; khi tay với tới cái dĩa ghi nhận “với tới, với tới”; khi bàn tay chạm đến thức ăn ghi nhận “chạm, nóng, nóng”; khi thu nhận các món ăn ghi nhận “thu nhận, thu nhận”; khi gắp lấy thức ăn ghi nhận “gắp, gắp”; khi giơ tay đưa thức ăn ghi nhận “đưa, đưa”; khi cổ cúi xuống ghi nhận “cúi xuống, cúi xuống”; khi thức ăn được đưa vào miệng ghi nhận “đưa vào, đưa vào”; khi rút tay về ghi nhận “rút tay, rút tay”; khi bàn tay chạm vào dĩa ghi nhận “chạm vào, chạm vào”; khi cổ thẳng lại ghi nhận “thẳng, thẳng”; khi nhai thức ăn ghi nhận “nhai, nhai”; khi nếm thức ăn ghi nhận “nếm, nếm,” khi ta thích vị ấy ghi nhận “thích, thích”; khi ta cảm thấy hài lòng ghi nhận “hài lòng, hài lòng”’ khi nuốt ghi nhận “nuốt, nuốt.”
Đây là minh họa cho thói quen chiêm niệm mỗi khi ăn một phần thức ăn cho đến khi bữa ăn chấm dứt. Trong trường hợp quá khó khăn để theo dõi tất cả các hành động ngay khi bắt đầu thực tập. Ta sẽ bỏ sót khá nhiều. Tuy nhiên, thiền giả không nên ngại ngùng, mà phải tiếp tục cố gắng theo dõi bằng hết khả năng của mình. Khi thực tập dần dần tiến bộ, sẽ dễ dàng hơn để ghi nhận thêm nhiều đối tượng đã được nhắc đến ở đây.
Những chỉ dẫn cho thực tập chiêm niệm bây giờ coi như đã hoàn tất. Như chúng đã được giải thích chi tiết và trong chừng mức nào đó, sẽ chẳng dễ dàng gì để nhớ hết tất cả. Vì lợi ích của việc ghi nhớ dễ dàng, một bản tóm tắt ngắn những điểm quan trọng và thiết yếu được đưa ra.
Tóm Tắt Những Điểm Thiết Yếu
Trong khi đi, thiền giả chiêm niệm về hoạt động của mỗi bước chân. Trong khi ta đi nhanh, mỗi bước cần được ghi nhận một cách rõ rệt “bước phải, bước trái”. Tâm thức cần được chăm chú hướng vào gót chân chuyển động theo mỗi bước. Khi ta đi chậm rãi, mỗi bước cần được ghi nhận qua hai phần như “giở lên, để xuống.” Khi ta ngồi, thực tập chiêm niệm thường lệ cần được thi hành bằng cách ghi nhận sự chuyển động của bụng “lên, xuống, lên, xuống.” Bằng cách chiêm niệm tương tự ghi nhận sự chuyển động “lên, xuống, lên, xuống” cần được thi hành khi ta nằm xuống.
Trong khi chiêm niệm ghi nhận “lên, xuống,” đôi lúc tâm thức bỏ đi lang thang và ta không nên để nó tiếp tục đi lang thang nhưng cần ghi nhận nó tức thời. Khi tâm thức tưởng tượng, cần ghi nhận “tưởng tượng, tưởng tượng”; khi suy nghĩ ghi nhận “suy nghĩ, suy nghĩ”; khi tâm thức bước ra ngoài, ghi nhận “đi ra, đi ra”; khi tâm thức đến một chỗ, ghi nhận “đến, đến,” v…v… ghi nhận mỗi một sự kiện xảy ra, và rồi tiếp tục với thực tập thường lệ ghi nhận “lên, xuống”.
Khi có cảm giác mệt mỏi nơi tay, chân hoặc nơi thân, hoặc nóng, tê rần, đau hoặc ngứa ngáy, các cảm giác cần được theo dõi và ghi nhận tức thời như “mệt,” “nóng,” “tê rần,” “đau,” “ngứa,” v…v… tùy vào trường hợp. Sau đó quay về với thực tập thường lệ ghi nhận “lên, xuống.”
Khi có những động tác cúi xuống hoặc co duỗi tay chân, hoặc chuyển động cổ hoặc tứ chi hoặc người nghiêng về phía trước và phía sau, các cử động này theo thứ tự cần được theo dõi và ghi nhận theo trình tự. Sau đó, quay về với thực tập thường lệ ghi nhận “lên, xuống.”
Đây chỉ là bài tóm tắt. Bất cứ đối tượng nào cần được chiêm niệm trong quá trình thực tập đều được các thiền sư nhắc đến khi đưa ra những lời chỉ dẫn trong cuộc phỏng vấn hằng ngày với các thiền sinh.
Nếu ta tiến hành với phương pháp thực tập như chỉ dẫn, con số đối tượng sẽ tăng dần theo thời gian. Lúc đầu ta sẽ bỏ sót nhiều thứ vì tâm thức thường đi lang thang, vì chẳng có sự kiềm chế nào. Tuy nhiên, thiền giả không cần thất vọng về việc này. Sự khó khăn này ta thường gặp phải khi bắt đầu thực tập. Sau một thời gian, tâm thức có thể không còn trốn học đi chơi vì ta bắt được nó mỗi khi nó lang thang. Vì vậy tâm thức cần được chăm chú trụ vào đối tượng mà nó được hướng dẫn.
Khi bụng phồng lên tâm thức liền ghi nhận điều đó, và như vậy đối tượng và tâm thức trùng hợp nhau. Khi bụng xẹp xuống tâm thức liên ghi nhận điều này, và như vậy đối tượng và tâm thức trùng hợp nhau. Luôn luôn lúc nào cũng có một cặp, đối tượng và tâm thức nhận biết đối tượng, trong mỗi lần ghi nhận. Hai yếu tố này, đối tượng vật chất và tâm thức nhận biết, luôn xuất hiện từng cặp, và ngoài cặp này chẳng có bất cứ gì hiện hữu trong dạng của người hay ta. Thực tế này được nhận biết bởi từng cá nhân sau một thời gian thực tập.
Sự thực vật chất và tinh thần là hai vật khác nhau rõ rệt, chúng cần được nhận thức rõ ràng trong khi ghi nhận nơi bụng sự “lên, xuống.” Hai yếu tố vật chất và tinh thần được nối nhau từng cặp và trùng hợp xuất hiện, vì khi tiến trình vật chất xuất hiện và tiến trình tinh thần liền nhận biết nó. Tiến trình vật chất rời rạc xảy ra cùng lúc với tiến trình tinh thần nhận biết nó. Tương tự như vậy khi giơ lên, di chuyển, và đặt để vật gì: có những tiến trình tinh thần xuất hiện và biến mất cùng lúc với các tiến trình tinh thần nhận biết chúng. Vật chất xuất hiện và biến mất cùng lúc với tiến trình tinh thần nhận biết nó. Sự hiểu biết này đối với vật chất và tinh thần xuất hiện rời rạc được gọi là nama-rupa-pariccheda-ñana, tuệ phân biệt vật chất – tinh thần. Đây là giai đoạn sơ bộ về toàn bộ thực tập của sự hiểu biết sâu sắc. Giai đoạn sơ bộ này rất quan trọng và cần được phát triển với phương pháp thích hợp.
Tiếp tục thực hành sự chiêm niệm trong một thời gian, ta sẽ có được sự tiến bộ về chánh niệm và tập trung. Ở trình độ cao này bất cứ lúc nào ghi nhận ta sẽ nhận thấy mỗi tiến trình xuất hiện và biến mất ngay giây phút ấy. Tuy nhiên, với người không được chỉ dẫn thường cho rằng thân và tâm luôn ở trạng thái thường hằng xuyên suốt cuộc sống, rằng thân từ lúc nhỏ lớn lên và trưởng thành, tâm thức non trẻ ấy lớn dần và trưởng thành, và thân và tâm là một và là cùng một người. Thực tế không phải như vậy. Chẳng có gì là thường hằng cả. Mọi thứ hiện hữu trong một lúc rồi biến mất. Chẳng có gì tồn tại kể cả một cái nháy mắt. Các sự thay đổi xảy ra rất nhanh và nó cần được nhận biết ngay lúc ấy.
Trong khi chiêm niệm bằng cách ghi nhận “lên, xuống”, v…v…, ta nhận thấy các tiến trình này xuất hiện và rồi biến mất, cái này rồi cái kia tiếp nối nhau nhanh chóng. Khi nhận thấy rằng mọi thứ đều biến mất ngay tại điểm mà ta nhận diện nó, thiền giả biết rằng chẳng có gì thường hằng. Sự hiểu biết về bản chất vô thường của mọi vật là aniccanupassana-ñana, sự hiểu biết có chánh niệm về vô thường.
Thiền giả nhận biết rằng trạng thái của mọi vật luôn thay đổi và là phiền não, và không nên ham thích. Đây là dukkhanupassana-ñana, tuệ chiêm niệm về đau khổ. Khi đau khổ, có nhiều cảm giác đau đớn, thân và tâm phức tạp được xem như là rất nhiều đau khổ. Đây cũng là tuệ chiêm niệm về khổ.
Nhận thấy rằng các yếu tố vật chất và tinh thần không bao giờ đúng theo mong muốn của ta, nhưng chúng xuất hiện theo bản chất tự nhiên và sự điều kiện hóa của riêng chúng. Trong khi tham dự vào việc ghi nhận các tiến trình, thiền giả hiểu rằng tất cả các tiến trình này không thể bị điều khiển và chúng không phải là con người, hoặc một thực thể sống động hoặc một bản ngã. Đây là anattanupassana-ñana, tuệ chiêm niệm về vô ngã.
Khi ta phát triển hoàn toàn tuệ về vô thường, khổ và vô ngã, ta có thể đạt được Niết Bàn. Từ xa xưa, các vị Phật, A-la-hán và các vị thánh thiện (Ariyas) đã đạt được Niết Bàn qua phương pháp thiền minh sát. Đây là đại đạo, đạt đến Niết Bàn. Thiền Vipassana (minh sát tuệ) bao gồm bốn satipatthana, các áp dụng cho chánh niệm, và satipatthana thực sự là đường đưa đến Niết Bàn.
Các thiền giả áp dụng phương cách thực tập này cần nên nhớ rằng họ đang đi trên con đường mà các vị Phật, A-la-hán và các vị thánh thiện đã đi qua. Cơ hội này dành cho họ rõ ràng là vì parami (ba-la-mật), nghĩa là, những nỗ lực trước đó của họ trong việc tìm kiếm và mong muốn đạt đạo, cũng như những điều kiện chín muồi trong hiện tại. Họ cần phải vui mừng trong lòng vì có được cơ hội này. Họ cần phải an tâm rằng khi đi trên con đường này không dao động, họ sẽ đạt được kinh nghiệm cá nhân về sự tập trung và trí tuệ sẽ được phát triển cao tột, cũng như các vị Phật, A-la-hán và các vị thánh thiện đã đạt được. Họ sẽ phát triển trạng thái tinh khiết về sự tập trung mà trong cuộc sống trước đó họ chẳng bao giờ biết đến, và do đó họ hưởng thụ được các lạc thú trong sạch như là quả của sự tập trung cao độ.
Do đó các thiền giả cần quyết tâm tiến hành thực tập sự chiêm niệm với tín tâm, tin tưởng rằng nó chắc chắn sẽ đưa đến sự phát triển đạo quả thánh thiện và đạt đến Niết Bàn. Họ sẽ được giải thoát khỏi các quan điểm sai lầm về ngã và rời bỏ sự nghi ngờ tâm linh, và họ sẽ không còn trôi nổi trong vòng luân hồi, tái sinh vào những cõi địa ngục, súc sinh, và ngạ quỷ.
Nguyện cho tất cả các thiền giả nỗ lực được thành công.
(1) Đôi Điều Về Tác Giả
Hòa thượng Mahasi Sayadaw, U Sobhana Mathera, là một trong những vị thiền sư nổi tiếng thời hiện đại và là vị lãnh đạo trong sự hồi sinh thiền Vipassana thời hiện đại. Sinh trưởng gần thành phố Shwebo ở Miến Điện vào năm 1904, ngài được thọ giới sa-di vào năm mười hai tuổi, và nhận giới tỳ-khưu vào năm hai mươi tuổi. Ngài nhanh chóng thể hiện bản thân là một học giả về kinh điển Phật giáo, và vào năm thứ năm sau khi thọ giới tỳ-khưu, ngài giảng dạy kinh điển tại thiền viện ở Moulmein.
Sau khi thụ giới, vào năm thứ tám ngài rời Moulmein, tìm kiếm phương pháp hữu hiệu và rõ ràng về thực tập thiền định. Ở Thaton, ngài gặp được một vị thiền sư nổi tiếng, hòa thượng U Narada, cũng được gọi là Mingun Jetawun Sayadaw. Dưới sự hướng dẫn của hòa thượng Sayadaw, ngài đã thực tập và trải qua sự đào tạo chuyên sâu về thiền Vipassana (thiền minh sát tuệ).
Năm 1941, ngài trở lại quê quán và ở đây ngài giới thiệu việc thực tập thiền Vipassana có hệ thống. Vô số người, tu sĩ cũng như cư sĩ, bắt đầu thực tập và đạt được kết quả to tác dưới sự chỉ dẫn chu đáo của ngài.
Năm 1949, sau khi vị thủ tướng của Miến Điện, U Nu, và Ngài U Thwin, các thành viên của Hội đoàn Phật giáo Sasananuggaha, mời ngài Mahasi Sayadaw đến Rangoon để hướng dẫn việc thực tập thiền. Ngài nhận lời thỉnh cầu và ở lại
Dưới sự hướng dẫn của ngài, hàng ngàn người đã thực tập ở tại
Hòa thượng Mahasi Sayadaw cũng nhận được bằng vinh dự học thuật, Agga Mahapandita (Đại Thành Tựu giả) vào năm 1952. Trong Hội Đồng Phật Giáo lần thnày ứ sáu, ở tại Rangoon từ năm 1954 đến 1956, ngài thể hiện các nhiệm vụ của một người chuyên đặt câu hỏi (pucchaka), vai trò này được hòa thượng Mahakassapa thể hiện ở Hội Đồng Phật Giáo lần thứ nhất. Hòa thường Mahasi Sayadaw cũng là một thành viên của ủy ban điều hành, có quyền uy tối hậu, chịu trách nhiệm việc hệ thống hóa các văn bản đã được biên soạn tại Hội Đồng.
Diệu Ngộ Mỹ Thanh
(Chuyển ngữ theo:
http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/mahasi/wheel370.html)