9. Vấn đáp (Questions and Answers)

03 Tháng Bảy 201415:06(Xem: 8746)
GIÁC MINH
Những Lời Dạy Của Ngài AJAHN CHAH
Sunanda Phạm Kim Khánh và Sumanā Lê Thị Sương
chuyển ngữ từ Anh sang Việt
BODHINYANA
A Collection of Dhamma Talks by The Venerable Ajahn Chah (Phra Bodhinyana Thera)
Copyright © 1982 The Sangha, Bung Wai Forest Monastery

9. Vấn đáp
(Questions and Answers)

Vấn: Bạch Sư, con đã hết sức cố gắng thực hành nhưng hình như không tiến đến đâu.

Đáp: Điểm nầy rất quan trọng. Trong pháp hành, không nên cố gắng tiến đến đâu hết. Chính lòng ham muốn được giải thoát hoặc được giác ngộ sẽ làm trở ngại hành giả trên đường tiến đến giải thoát. Ta có thể chuyên cần đến đâu, có thể ngày đêm tích cực thực hành như thế nào, nhưng nếu tâm vẫn còn vọng móng thành tựu điều gì ắt không bao giờ tìm ra thanh bình an lạc.Năng lực phát xuất từ lòng ham muốn ấy là nguyên nhân tạo hoài nghi và phóng dật. Dầu ta có gia công đến đâu và tinh tấn chuyên cần trong thời gian bao lâu, trí tuệ vẫn không khởi phát từ lòng ham muốn. Như vậy, chỉ giản dị buông bỏ. Hãy chuyên cần quán chiếu tâm và thân, danh và sắc, nhưng không cố gắng thành tựu bất luận gì. Chí đến pháp hành nhằm thành đạt giác ngộ cũng nên buông bỏ, không bám vào nó.

Vấn: Bạch Sư, còn ngủ thì sao? Con phải ngủ nhiều hay ít thế nào?

Đáp: Chớ nên hỏi Sư. Sư không thể nói. Đối với vài người, mỗi đêm ngủ trung bình bốn tiếng là đủ. Dầu sao, điều cần thiết làta phải tự quan sát và tự hiểu biết mình. Nếu cố gắng quá sức, ngủ quá ít, ta sẽ cảm nghe cơ thể dã dượi, kém thoải mái, và không thể giữ vững tâm niệm. Ngủ quá nhiều sanh hôn trầm hoặc phóng dật. Hãy tự tìm lấy mức quân bình cho chính mình, thận trọng tự quán chiếu tâm và thân, và theo dõi tìm hiểu nhu cầu ngủ của mình cho đến khi nhận ra mức độ vừa phải, tốt đẹp nhất. Nếu đã tỉnh giấc mà còn trăn trở dật dựa ngủ nướng, thì đó là ô nhiễm. Vừa khi tỉnh giấc là phải tức khắc củng cố chánh niệm.

Vấn: Bạch Sư, còn về vấn đề thọ thực? Nên ăn bao nhiêu?

Đáp: Ăn cũng như ngủ. Phải tự mình lượng định, tự mình hiểu biết bao nhiêu là đủ. Thức ăn phải được tiêu thụ để cung ứng nhu cầu của cơ thể. Hãy nhìn nó như một món thuốc. Có phải chăng là ăn nhiều quá chỉ làm cho ta buồn ngủ sau bữa ăn vàngày càng mập ra. Hãy dừng lại! Quán chiếu thân và tâm mình. Không cần phải nhịn đói. Thay vì nhịn ăn, hãy chứng nghiệm chút ít vật thực nào mà ta ăn. Hãy tìm ra mức thăng bằng tự nhiên của cơ thể mình. Sớt chung lại vào bát tất cả các thức ăn như các nhà sư sống trong rừng, ta có thể lượng định số thực phẩm mà mình tiêu thụ. Hãy thận trọng theo dõi, tự quan sát mình trong khi ăn, tự hiểu biết mình.

Tinh hoa của Giáo Pháp chỉ là vậy. Không cần phải làm gì đặc biệt. Chỉ tự quán chiếu, tự quan sát, nhìn cái tâm. Chừng đó ta sẽ nhận thức mức thăng bằng tự nhiên cho pháp hành của mình.

Vấn: Bạch Sư, tâm của người Á Đông và của người Tây Phương có khác nhau không?

Đáp: Trên căn bản thì không có gì khác. Ngôn ngữ và những tập tục bề ngoài có thể thấy là khác, nhưng tâm của con người có những đặc tính thiên nhiên như nhau nơi tất cả mọi người. Tham và sân trong tâm người Á Đông cũng giống như tham và sân trong tâm người Tây Phương. Đau khổ và sự chấm dứt đau khổ của tất cả mọi người đều như nhau.

Vấn: Bạch Sư, có nên đọc sách thật nhiều hay nghiên cứu kinh điển, xem đó là một phần của pháp hành không?

Đáp: Giáo Pháp của Đức Phật không nằm trong sách vở. Nếu muốn thật sự trông thấy những gì Đức Phật dạy, không cần phải bận tâm với sách vở.

Hãy quán chiếu tâm mình. Hãy thận trọng quan sát xem những cảm giác và những xúc động đến và đi như thế nào, xem coi những ý nghĩ đến như thế nào và đi như thế nào. Không nên bám níu vào bất luận gì. Chỉ giác tỉnh, ghi nhận và hay biết bất cứ gì mình thấy. Đó là con đường dẫn đến chân lý mà Đức Phật dạy.

Hãy sống tự nhiên. Tất cả những gì ta làm ở đây trong cuộc sống hiện tại, là cơ hội tốt đẹp để thực hành. Tất cả là Giáo Pháp. Khi làm những công tác lặt vặt thường ngày, hãy làm với chánh niệm. Nếu có đi đổ ống nhổ hay rửa phòng vệ sinh, chớ nên nghĩ rằng mình làm công việc cho ai, hay mình đang giúp cho ai một ân huệ nào. Có Giáo Pháp trong tác động đổ ống nhổ.Đừng nghĩ rằng chỉ lúc ngồi lại ngay thẳng và tréo hai chân theo thế kiết già mới là hành thiền. Vài thiền sinh than phiền rằng ở đây không có đủ thì giờ để hành thiền. Vậy có đủ thì giờ để thở không? Đó là pháp hành thiền của ta: luôn luôn chú niệm, sống tự nhiên trong lúc làm bất luận gì.

Vấn: Bạch Sư, tại sao chúng con không được trình pháp với Thiền Sư mỗi ngày?

Đáp: Nếu quý thiền sinh có gì thắc mắc trong pháp hành và cần phải được rọi sáng thì cứ tự nhiên đến gặp các vị Thiền Sư và nêu lên câu hỏi. Nhưng ở đây không cần các buổi trình pháp hằng ngày (theo đó mỗi thiền sinh có thể trình với Thiền Sư những gì phát sanh đến mình trong lúc hành thiền và được vị Thiền Sư chỉ dạy, sửa sai, hoặc khuyến khích). Nếu Sư giải đáp ngay tất cả những thắc mắc nhỏ nhặt, ắt thiền sinh sẽ không bao giờ thông hiểu tiến trình hoài nghi trong tâm mình. Điều chánh yếu là chính thiền sinh phải học tự quán sát mình, tự vấn mình, tự "trình pháp" với mình. Hãy thận trọng lắng nghe các bài giảng của Thiền Sư -- ở đây vài ngày có giảng một lần -- rồi so sánh pháp hành của mình với những lời chỉ dạy ấy. Có giống vậy không? Có gì khác không? Tại sao ta hoài nghi? Ta nghi ngờ gì đây? Chỉ bằng cách tự quán sát mình ta mới có thể thông hiểu.

Vấn: Bạch Sư, đôi khi con lo lắng về đường lối thọ trì giới luật của nhà sư. Nếu tình cờ con làm chết một côn trùng, điều ấy có phải là tạo nghiệp bất thiện không?

Đáp: Sìla, hay giới luật, rất thiết yếu cho pháp hành. Nhưng không nên bám chặt, dính kẹt trong đó một cách mù quáng. Trong khi phạm giới sát sanh, cũng như vi phạm các giới khác, yếu tố quan trọng là tác ý, ý muốn làm, cái chủ tâm đưa đến hành động. Hãy hiểu biết cái tâm của mình, không nên quá lo âu về giới luật của nhà sư. Nếu nghiêm túc trì giới một cách thích nghi thì giới đức hỗ trợ cho pháp hành. Nhưng có vài sị sư quá bận tâm lo lắng về các giới nhỏ nhặt đến độ ngủ không an giấc.Giới luật không phải là cái gì phải mang theo như một gánh nặng. Nền tảng của pháp hành là giới luật. Giới đức trong sạch, thọ trì các hạnh đầu đà, và hành thiền. Giác tỉnh chú niệm và thận trọng nghiêm trì 227 giới chánh và nhiều giới phụ là lợi ích lớn lao. Giới luật giúp làm cho cuộc sống trở nên đơn giản. Không cần phải đắn đo nghĩ ngợi hay bận tâm lo lắng phải hành động như thế nào, và như thế, tránh cho ta khỏi suy tư, mà chỉ giản dị gom tâm chú niệm. Giới luật giúp cho tăng chúng sống chung với nhau một cách hòa hợp, Phật sự tiến triển tốt đẹp và, từ bên ngoài nhìn vào, thấy mọi người hành động điều hòa và cùng hướng về một lý tưởng.

Giới luật và luân lý còn là nền tảng vững chắc mà, đứng vững hai chân trên đó, hành giả có thể tiến đến định và tuệ. Bằng cách hành đúng theo giới luật của hàng xuất gia và các hạnh đầu đà chúng ta bắt buộc phải sống đơn giản, sống tri túc, chỉ giới hạn sở hữu trong những vật dụng thật sự cần thiết. Như vậy, chúng ta có trọn vẹn pháp hành của Đức Phật: "Không hành ác, hành thiện, sống đơn giản và thanh lọc tâm". Đó là luôn luôn giác tỉnh theo dõi, quán chiếu cái tâm của mình, thận trọng chú niệm trong tất cả các oai nghi đi, đứng, nằm. ngồi, luôn luôn tự hiểu biết mình.

Vấn: Bạch Sư, có những ngày tâm con bị hoài nghi khuấy động. Hoài nghi pháp hành, hoài nghi tiến bộ của mình, hoài nghi luôn đến vị Thiền Sư. Khi hoài nghi phát sanh thì con phải làm sao?

Đáp: Hoài nghi là tự nhiên. Vào buổi ban sơ ai cũng hoài nghi. Ta có thể học hỏi rất nhiều nơi hoài nghi. Điều quan trọng là không nên tự đồng hóa mình với hoài nghi, xem nó là mình, mình là nó, có nghĩa là không nên để dính kẹt trong đó. Nó sẽ cuốn tròn quấn chặt tâm mình trong một vòng lẩn quẩn vô cùng tận. Thay vì tự đồng hóa với nó, hãy theo dõi quan sát toàn thể tiến trình của hoài nghi, của tâm phóng dật. Xem coi ai hoài nghi, hoài nghi đến và đi như thế nào. Chừng đó ta không còn là nạn nhân của hoài nghi nữa. Ta sẽ bước ra ngoài, vượt ra khỏi hoài nghi, và tâm sẽ trở nên vắng lặng. Ta sẽ có thể nhận thấy tất cả sự vật đến như thế nào và đi như thế nào, rồi để cho tất cả trôi qua, buông bỏ những gì mà trước kia ta bám níu. Ta buông bỏ những hoài nghi. Chỉ giản dị nhìn nó. Đó là phương cách chấm dứt hoài nghi.

Vấn: Bạch Sư, còn các pháp hành khác thì sao? Hiện nay có rất nhiều thiền sư và rất nhiều hệ thống dạy thiền khác nhau. Điều nầy làm cho người muốn tìm học thiền rất hoang mang.

Đáp: Cũng giống như đi ra thành phố. Ta có thể đến phố từ hướng Bắc, hướng Đông, hay hướng Nam, từ nhiều ngã đường. Các hệ thống ấy thường chỉ khác nhau bề ngoài. Dầu đi ngã nầy hay ngã khác, dầu đi chậm hay nhanh, nếu giữ vững chánh niệm thì tất cả đều như nhau. Điểm chánh yếu mà tất cả các pháp hành chân chánh đều phải đạt đến là không bám níu. Đến mức cùng tột, tất cả các hệ thống hành thiền đều cũng phải được buông xả. Cũng không nên bám vào thầy tổ. Nếu một hệ thống dẫn đến buông bỏ, không bám níu vào gì hết thì đó là pháp hành chân chánh.

Có thể quý vị muốn ra đi, lên đường, đến viếng các vị Thiền Sư khác và thử thực hành phương pháp của các hệ thống khác. Vài người trong quý vị đã làm như vậy rồi. Sự ham muốn đó là tự nhiên. Quý vị sẽ nhận thấy rằng hằng ngàn câu hỏi được nêu lên và kiến thức uyên bác bao nhiêu trong nhiều hệ thống sẽ không đem quý vị đến chân lý. Rồi quý vị sẽ chán nản. Quý vị sẽ thấy rằng chỉ đến lúc dừng lại và quán chiếu thân và tâm của chính mình ta mới tìm gặp những gì Đức Phật truyền dạy. Không cần phải tìm đâu ngoài ta. Rồi quý vị phải quay cái nhìn trở lại, đối diện với bản chất thiên nhiên của chính mình. Chính đây lànơi mà quý vị có thể thông hiểu Giáo Pháp.

Vấn: Bạch Sư, hình như có nhiều vị sư ở đây không chuyên chú hành thiền. Các vị ấy buông lung lêu lổng hoặc không tinh tấn chú niệm. Thấy vậy con lấy làm khó chịu.

Đáp: Nhìn xem người khác làm gì không phải là thái độ chánh đáng. Hành động ấy không giúp được gì cho pháp hành của mình. Nếu cảm nghe khó chịu, hãy nhìn vào trạng thái khó chịu ấy trong tâm. Nếu giới hạnh của người kia không được tinh nghiêm, hoặc nếu người nọ là một nhà sư kém giới đức, xét đoán chuyện ấy không phải là phần việc của ta. Không thể khai triển trí tuệ của mình bằng cách nhìn xem người khác làm gì. Giới luật của hàng xuất gia là công cụ để được xử dụng trong pháp hành chớ không phải là khí giới dùng để chỉ trích, hoặc để bươi móc, tìm tòi vạch lỗi người khác. Không ai có thể hành thiền cho ta, mà ta cũng không thể hành cho ai khác.

Hãy giác tỉnh, chú niệm vào điều gì mình đang làm. Đó là đường lối thực hành.

Vấn: Bạch Sư, đến nay con hết sức thận trọng trong việc thu thúc lục căn. Con luôn luôn nhìn xuống và luôn luôn giữ chánh niệm trong từng tác động nhỏ nhặt. Thí dụ như khi thọ thực, con phải mất rất nhiều thì giờ và hay biết từng chi tiết: nhai, ý thức mùi vị, nuốt v.v... Mỗi giai đoạn như vậy thì con rất thận trọng trong từng tác động. Con hành như thế có đúng không?

Đáp: Thu thúc lục căn là pháp hành chân chánh. Đúng như vậy. Phải luôn luôn giác tỉnh. Suốt ngày hay biết điều gì xảy đến các giác quan. Tuy nhiên, không nên làm quá độ! Hãy đi đứng, ăn uống, và hành động một cách tự nhiên. Hãy phát triển tâm niệm một cách tự nhiên, hồn nhiên hay biết những gì xảy diễn bên trong chúng ta.

Không nên cưỡng ép pháp hành, cũng không nên tự cưỡng bách mình có những thái độ vụng về khó coi. Đó là một hình thức tham vọng khác. Hãy nhẫn nại. Cần phải nhẫn nại và bền chí kiên trì. Nếu ta hành động một cách tự nhiên và giác tỉnh chú niệm thì trí tuệ cũng phát sanh một cách tự nhiên.

Vấn: Bạch Sư, có cần thiết phải ngồi thiền suốt một thời gian dài không?

Đáp: Không. Không cần phải ngồi từ giờ nầy sang giờ khác. Vài người nghĩ rằng càng ngồi lâu hành giả càng sáng suốt hơn. Sư có thấy những con gà mái ngồi trong ổ ngày nầy qua ngày kia!

Trí tuệ phát sanh từ trạng thái giác tỉnh chú niệm trong mọi oai nghi. Ngay từ lúc vừa tỉnh giấc thì phải bắt đầu niệm. Và như thế, thực hành cho đến khi ngủ trở lại. Không nên lo lắng về điểm ngồi được bao lâu. Điều quan trọng chỉ là tỉnh thức, dầu trong lúc làm việc, lúc ngồi, hoặc lúc đi giải.

Mỗi người có một khoảng thời gian ngồi tự nhiên vừa phải của mình. Vài người trong quý vị sẽ lìa đời vào lứa tuổi năm mươi, vài người khác ở tuổi sáu mươi, và vài người khác nữa vào độ cửu tuần. Cùng thế ấy, thời gian mà mỗi người có thể ngồi được cũng không giống nhau.

Không nên thắc mắc hay lo âu về điểm nầy. Hãy cố gắng giữ tâm luôn luôn giác tỉnh và để cho sự vật trôi chảy theo bản chất thiên nhiên của nó. Chừng ấy tâm sẽ trở nên ngày càng vắng lặng hơn, dầu cảnh vật quanh ta như thế nào.

Tâm sẽ giống như ao hồ tĩnh lặng giữa rừng sâu hoang vắng. Những loài thú hiếm hoi và kỳ lạ sẽ đến uống nước dưới hồ. Ta sẽ thấy rõ ràng bản chất thật sự của vạn hữu. Ta sẽ gặp đủ loại cảnh vật kỳ diệu, lạ lùng, đến rồi đi. Nhưng chính ta sẽ yên tĩnh, vắng lặng, tự tại. Những vấn đề khó khăn sẽ phát sanh, và trong tức khắc ta sẽ nhận thấy sự vật xuyên qua những khó khăn ấy.

Đó là hạnh phúc giác ngộ, hạnh phúc của chư Phật.

Vấn: Bạch Sư, con có rất nhiều ý nghĩ. Tâm con quá đổi buông lung. Mặc dầu con cố gắng củng cố chánh niệm, tâm vẫn phóng dật.

Đáp: Không nên lo âu về điều nầy. Hãy giữ tâm an trú trong hiện tại. Bất luận gì phát sanh đến tâm, hãy nhìn nó mà không dính mắc. Hãy buông bỏ, để cho nó trôi qua. Cũng không nên muốn nó đi mất. Như vậy tâm sẽ đạt đến trạng thái thiên nhiên của nó.

Không nên phân biệt tốt và xấu, nóng và lạnh, mau và chậm. Không có tôi và không có anh. Không có tự ngã chút nào, chỉ là vậy. Khi đi trì bình, không cần phải làm gì đặc biệt. Chỉ giản dị đi và thấy cảnh vật nào đến với ta như nó là vậy. Không cần phải bận bịu hay quyến luyến cảnh cô đơn vắng vẻ hay trạng thái ẩn dật. Dầu ở nơi nào, hãy tự hay biết mình bằng cách sống tự nhiên và tự quán chiếu, tự quan sát mình.

Nếu hoài nghi phát sanh, hãy nhìn nó đến và đi. Quả thật rất giản dị. Không giữ lại gì cả. Cũng như ta đang đi trên con đường đổ dốc xuống và thỉnh thoảng gặp trở ngại. Gặp ô nhiễm cũng vậy. Chỉ nhìn, và chỉ khắc phục bằng cách để cho nó trôi qua theo con đường thiên nhiên của nó. Không nên suy tư về những trở ngại mà mình đã vượt qua. Không nên lo âu về những trở ngại mà mình chưa gặp phải. Hãy sống trong hiện tại, bám sát vào hiện tại. Không nên bàng hoàng lo âu về chiều dài của con đường mà mình phải trải qua, không nên băn khoăn nghĩ ngợi về mục tiêu mà mình phải đạt đến.

Mọi sự vật đều biến đổi. Bất luận gì mà ta đi ngang qua, không nên vướng víu. Ngày kia tâm sẽ đạt đến mức thăng bằng tự nhiên của nó và vào lúc ấy pháp hành sẽ trôi chảy mà không cần ta lưu ý đến. Tất cả mọi sự vật sẽ đến và sẽ đi.

Vấn: Bạch Sư, có khi nào Sư xem kinh sách của Ngài Lục Tổ Huệ Năng không?

Đáp: Trí tuệ của Ngài Huệ Năng quả thật bén nhạy. Giáo huấn của Ngài quả thật sâu sắc và người sơ cơ không dễ gì lãnh hội. Tuy nhiên, nếu thực hành đúng theo phương pháp của chúng ta và kiên trì tinh tấn, nếu chuyên cần tinh luyện trong hạnh buông bỏ, ta sẽ thấu đạt. Lần nọ có một đệ tử của Sư sống trong lều tranh. Vào năm ấy trời mưa thật nhiều. Ngày kia giông tố làm tróc phân nửa cái nóc tranh của tịnh thất. Vị sư ấy không màng sửa lại nóc lều, để mặc cho mưa dột. Nhiều ngày trôi qua như vậy. Hôm nọ Sư hỏi vị ấy về cái nóc tịnh thất. Ông ta đáp rằng mình đang hành pháp buông bỏ. Đó là một lối buông bỏ không có trí tuệ. Nó cũng giống như thái độ bình thản, hay tâm xả của con trâu đang trầm mình dưới nước, không màng đến cơn nóng bức mùa hè. Nếu sống bình dị cuộc đời tốt đẹp, nếu sống nhẫn nhục và vị tha, ta sẽ thông hiểu trí tuệ của Ngài Huệ Năng.

Vấn: Bạch Sư, Sư có dạy rằng thiền Vắng Lặng (Samatha) và thiền Minh Sát (Vipassanà) là hai pháp hành giống nhau. Xin Sư vui lòng giảng rộng thêm.

Đáp: Thật dễ hiểu. Thiền Vắng Lặng (Samatha) và thiền Minh Sát (Vipassanà) cùng đi chung với nhau. Trước tiên, do nhờ pháp hành gom tâm an trụ vào đề mục, tâm trở nên an tĩnh, vắng lặng. Tâm chỉ vắng lặng trong khi ta ngồi thiền, mắt nhắm. Đó là thiền Vắng Lặng. Tâm định (samàdhi) căn bản nầy sẽ khởi duyên cho trí tuệ, hay tuệ Minh Sát, phát sanh. Đến mức độ nầy tâm luôn luôn vẫn an tĩnh, dầu ta ngồi nhắm mắt hành thiền nơi vắng vẻ hay đi bách bộ giữa phố phường nhộn nhịp. Nó là vậy. Ngày nào còn là trẻ con giờ đây lớn khôn, ta đã là người đứng tuổi. Em bé thuở nào và người đứng tuổi hiện nay có phải là một không? Có thể nói là một. Hoặc, theo một lối nhìn khác, có thể nói là hai người khác biệt. Cùng thế ấy ta có thể nhìn tách rời thiền Vắng Lặng và thiền Minh Sát. Chớ tin chắc Sư bằng lời. Hãy thực hành đi rồi tự mình sẽ thấy. Không cần phải làm gì đặc biệt. Nếu chăm chú quan sát, nhìn xem "vắng lặng" và "trí tuệ" phát sanh thế nào, quý vị sẽ tự bản thân thấu đạt chân lý.Trong những năm sau nầy người ta quá chú trọng đến danh từ. Họ gọi pháp hành của họ là Minh Sát, và coi rẻ thiền Vắng Lặng. Hoặc họ gọi thiền của họ là Vắng Lặng và hãnh diện nói rằng muốn thành công hành Minh Sát phải trải qua giai đoạn hành thiền Vắng Lặng. Tất cả những lời qua tiếng lại ấy là điên cuồng. Chớ nên bận tâm suy tư. Chỉ giản dị thực hành. Tự mình sẽ thấy.

Vấn: Bạch Sư, trong pháp hành của chúng ta, có cần phải nhập định không?

Đáp: Không. Không cần phải nhập định. Phải củng cố trạng thái vắng lặng và gom tâm an trụ vào một điểm duy nhất. Rồi dùng tâm nhất điểm ấy tự quán chiếu, tự quan sát mình. Không cần phải có gì đặc biệt. Nếu trong khi hành thiền mà tâm định phát sanh thì cũng tốt vậy. Nhưng không nên cố bám, giữ nó lại. Vài người tiến đạt đến tâm định rồi lấy làm thỏa thích, dính kẹt luôn trong đó. Ở vào trạng thái vắng lặng của tâm toàn định có rất nhiều thích thú, nhưng phải biết đúng giới hạn của nó.Nếu là người sáng suốt ta sẽ biết rõ tác dụng và giới hạn của tâm định, cũng như ta biết giới hạn của tuổi thơ, đến lúc nào phải hành động như người đứng tuổi.

Vấn: Bạch Sư, tại sao thọ trì hạnh đầu đà, như chỉ ăn từ trong bát?

Đáp: Hạnh đầu đà giúp hành giả cắt bớt ô nhiễm. Bằng cách thọ giới, chỉ ăn trong bát, ta có thể dễ dàng chú tâm hơn vào thức ăn, xem đó là một thứ thuốc. Nếu đã tận diệt mọi ô nhiễm thì dầu thọ thực như thế nào cũng không thành vấn đề. Ở đây, tại thiền viện, chúng ta áp dụng hình thức chỉ ăn trong bát nhằm giúp làm cho pháp hành đơn giản. Đức Phật không bắt buộc tất cả các vị tỳ khưu phải thọ trì hạnh đầu đà, nhưng Ngài cho phép vị nào muốn, có thể tự khép mình vào khuôn khổ của giới luật khắc khe nầy. Những giới nầy giúp cho nếp sống kỷ cương thêm chặt chẽ và do đó, giúp tăng trưởng ý chí và năng lực.Đây là những quy luật mà mỗi người nỗ lực gìn giữ cho mình. Không nên nhìn xem người khác thực hành như thế nào. Hãy nhìn cái tâm của mình và xem điều gì lợi ích cho mình. Một thông lệ khác của thiền viện là thiền sinh phải chấp nhận chỗ ở mà người ta chỉ định cho mình. Đây cũng là một kỷ cương hữu ích nhằm giúp thiền sinh không bận bịu với chỗ ở. Nếu một thiền sinh đã ra đi rồi trở lại thì phải ở một chỗ khác. Đó là pháp hành của chúng ta: không bám níu vào bất luận gì.

Vấn: Bạch Sư, nếu việc sớt tất cả vật thực vào bát là quan trọng, tại sao chính Sư là thầy mà không làm như vậy?Sư không cảm thấy rằng điều quan trọng là vị thiền sư phải nêu gương cho thiền sinh sao?

Đáp: Đúng, quả thật đúng là vị Thiền Sư phải làm gương cho đệ tử. Sư không quan tâm đến việc quý vị chỉ trích Sư. Quý vị muốn hỏi gì cứ hỏi. Tuy nhiên, điểm quan trọng là không nên trìu mến, bám níu theo vị thầy của mình. Nếu bề ngoài Sư thật sự là hoàn toàn thì ắt là nguy hiểm. Tất cả quý vị sẽ quá đổi trìu mến, quyến luyến Sư. Chí đến Đc Phật, đôi khi cũng dạy đệ tử làm một việc rồi Ngài làm theo đàng khác. Lòng hoài nghi ông thầy có thể giúp quý vị. Quý vị nên nhìn phản ứng của mình, thử nghĩ xem có thể nào Sư sớt thức ăn từ bình bát ra dĩa để tặng cho những vị cư sĩ làm công quả quanh chùa được không? Quý vị nên tự quán chiếu và khai triển trí tuệ của mình. Chỉ thọ nhận nơi thầy những gì tốt đẹp. Hãy giác tỉnh hay biết pháp hành của mình. Nếu Sư nằm nghỉ trong khi quý vị phải ngồi ngay thẳng hành thiền, điều ấy có làm cho quý vị phiền giận không? Nếu màu xanh mà Sư nói là đỏ, đàn ông mà Sư gọi đàn bà, chớ nên tin lời Sư một cách mù quáng.

Một trong các vị thầy của Sư có thói quen ăn thật nhanh và khi ăn gây nên nhiều tiếng động. Như vậy mà Ngài dạy đệ tử phải ăn từ từ và ăn với chánh niệm. Lúc ấy Sư nhìn thầy và lấy làm khó chịu, bực mình. Sư đau khổ. Nhưng thầy thì không! Sư chỉ nhìn thầy từ bên ngoài. Về sau Sư học được bài học. Vài người lái xe đi thật nhanh, nhưng cẩn thận. Có những người khác lái chậm nhưng thường gây tai nạn. Không nên bám chắc vào thông lệ, dính mắc trong hình thức bề ngoài. Nếu quý vị bỏ ra mười phần trăm thì giờ để nhìn người khác và tự nhìn mình suốt chín mươi phần trăm còn lại thì đó là hành đúng. Lúc ban đầu Sư thường nhìn vị thầy của Sư là Ajahn Tong Raht và đâm ra hoài nghi. Người ta tưởng là Ngài đã mất trí. Ngài làm những chuyện lạ đời và tỏ ra rất hung hăng đối với đệ tử. Nhìn bề ngoài thấy hình như Ngài giận dữ, nhưng bên trong thì không có gì.Không có ai trong đó hết. Quả thật đặc biệt tuyệt diệu! Ngài giữ tâm sáng suốt và giác tỉnh chí đến giờ phút viên tịch. Nhìn người từ bên ngoài làm cho cái "Ta" của mình phân biệt, so sánh. Không thể tìm ra hạnh phúc bằng đường lối ấy. Quý vị cũng sẽ không thể an lạc nếu để mất thì giờ đi tìm một người toàn hảo hoặc một vị thầy lý tưởng. Đức Phật dạy chúng ta nên nhìn vào Giáo Pháp, chân lý, không nên nhìn người khác.

Vấn: Bạch Sư, theo pháp hành của chúng ta, làm thế nào để khắc phục khát vọng? Đôi khi con cảm thấy mình làm nô lệ cho nhục dục ngũ trần.

Đáp: Khi lòng tham dục trổi dậy, nên lặp lại thế quân bình bằng cách quán niệm đặc tính ô trược của cơ thể vật chất. Luyến ái, bám níu vào thân nầy là một cực đoan, và ta phải lập tâm ghi nhận trạng thái đối nghịch, bề trái của nó. Hãy quán chiếu thân nầy, xem như một xác chết và theo dõi nhìn tiến trình hư hoại của nó. Hoặc quán niệm các bộ phận của thân như phổi, mật, mỡ v.v... Ghi nhớ và hình dung phần uế trược đáng ghê tởm của thân mỗi khi tham dục phát sanh. Thực hành như vậy sẽ vượt thoát ra khỏi tham dục.

Vấn: Bạch Sư, còn sân hận thì sao? Con phải làm gì khi cảm nghe mình nổi giận?

Đáp: Phải niệm tâm Từ. Nếu trong lúc đang hành thiền mà có tâm sở sân hận khởi dậy, hãy lập thế quân bình bằng cách khai triển những tư tưởng từ ái. Nếu có ai làm điều sai quấy hay tỏ ra giận dữ với mình, chính mình không nên nổi giận, vì cũng sân như họ thì ta còn si mê hơn họ nữa. Hãy sáng suốt. Hãy giữ vững tâm bi, thương hại họ vì họ đang đau khổ. Hãy phát triển tâm từ, với lòng chứa chan từ ái, xem họ như anh chị em ruột thịt thân yêu. Hãy lấy tâm từ làm đề mục quán niệm và ban rải tình thương đậm đà vô lượng vô biên đến toàn thể chúng sanh trong ba giới bốn loài. Chỉ có tâm Từ mới chế ngự sân hận.

Đôi khi có thể quý vị thấy các nhà sư hành động sai lầm và lấy làm khó chịu. Đó là đau khổ một cách không cần thiết, chưa phải là đạt đến Giáo Pháp của chúng ta. Quý vị có thể nghĩ như vầy: "Vị nầy giới đức không chặt chẽ trong sạch như ta. Các vị kia không chuyên chú hành thiền như chúng ta. Các nhà sư nọ không tốt." Đó là phần ô nhiễm to lớn của quý vị. Không nên so sánh. Không nên phân biệt. Hãy buông xả, để cho những ý kiến riêng tư của quý vị trôi qua. Không nên bám vào nó mà chỉ tự nhìn chính mình. Đó là Giáo Pháp. Quý vị không thể làm cho tất cả mọi người hành động theo ý muốn của mình, hoặc giống như mình. Lòng mong muốn tương tợ chỉ làm cho ta đau khổ. Và đó là sai lầm chung của phần lớn các thiền sinh. Nhìn người khác không thể khai triển trí tuệ cho mình. Chỉ giản dị tự quán chiếu, quay cái nhìn trở vào bên trong để quan sát những thọ cảm của mình. Đó là phương cách để thấu đạt chân lý.

Vấn: Bạch Sư, con thường hay buồn ngủ. Điều nầy làm cho con khó hành thiền.

Đáp: Có nhiều cách để khắc phục buồn ngủ. Nếu đang ngồi trong tối, hãy di chuyển đến một nơi có nhiều ánh sáng. Mở mắt ra. Đứng dậy đi rửa mặt hoặc đi tắm. Thay đổi oai nghi, như đang ngồi đứng dậy đi. Đi kinh hành nhiều. Đi thụt lùi, lòng lo sợ đụng vật gì ở phía sau làm cho ta tỉnh thức. Nếu vẫn còn buồn ngủ hãy đứng yên ngay thẳng và tưởng tượng như mình đang ở một nơi sáng rực như ban ngày. Hoặc nữa, ngồi bên vực thẳm hay trên miệng một cái giếng sâu. Ta sẽ sợ mà không dám ngủ.Nếu đã làm tất cả mà không hết buồn ngủ, hãy đi ngủ. Thận trọng nằm xuống và cố gắng giữ tâm giác tỉnh, luôn luôn giữ chánh niệm cho đến khi an giấc, hãy dậy liền. Không nên nằm đó nhìn đồng hồ hay lăn qua trở lại, trăn trở ngủ nướng. Hãy bắt đầu niệm ngay từ lúc tỉnh giấc. Nếu thường ngày hằng buồn ngủ như vậy, hãy cố gắng bớt ăn lại và thận trọng tự quán sát trong khi thọ thực. Đến lúc còn năm miếng ăn nữa là vừa thì dừng lại. Uống nước vào là đủ. Hãy đi ngồi thiền. Nhìn trạng thái buồn ngủ và đói bụng. Phải học giữ mức thăng bằng trong khi thọ thực. Thực hành như vậy quý vị sẽ cảm nghe tự nhiên tinh tấn hơn và ăn ít lại. Nhưng phải tự mình điều chỉnh, tìm mức độ quân bình vừa phải cho mình.

Vấn: Bạch Sư, tại sao ở đây phải lễ lạy nhiều quá vậy?

Đáp: Lễ lạy rất quan trọng. Hình thức bề ngoài đó là một phần của pháp hành. Hình thức nầy phải được thực hiện một cách thích nghi. Khấu đầu đụng tới sàn nhà, đặt hai cùi chỏ gần đầu gối và hai lòng bàn tay trải nằm sát đất, cách nhau khoảng một tấc. Đảnh lễ một cách khoan thai, luôn luôn giác tỉnh theo dõi tác động của mình. Đây là một loại thuốc rất công hiệu để chữa bệnh ngã mạn. Ta nên lễ lạy thường. Trong khi lạy ba lạy ta có thể quán tưởng đến phẩm hạnh của Đức Phật, của Giáo Pháp và của chư Tăng. Đó là phẩm chất trong sạch toàn hảo, rạng tỏ sáng ngời và thanh bình an lạc. Như vậy ta dùng hình thức bề ngoài để tự huấn luyện. Thân và tâm sẽ trở nên điều hòa. Không nên sai lầm nhìn người khác đảnh lễ như thế nào. Nếu chú sa di trẻ tuổi đảnh lễ một cách vụng về cẩu thả hay vị sư già không thận trọng giác tỉnh, phận sự của ta không phải là xét đoán họ.

Có người luyện tập khó khăn. Có người lanh trí học mau, cũng có những người khác chậm lụt phải mất nhiều thì giờ để học. Phán xét người khác chỉ làm tăng trưởng tính ngã mạn của mình. Thay vì nhìn người, hãy nhìn chính mình. Hãy lễ lạy thường để làm giảm suy tính ngã mạn.

Những vị thật sự sống điều hoà với Giáo Pháp đã vượt qua khỏi những lễ nghi bề ngoài ấy. Mọi việc làm của các Ngài là một hình thức đảnh lễ. Đối với các Ngài, đi là đảnh lễ; thọ thực là đảnh lễ; mọi việc làm là đảnh lễ. Đó là vì các Ngài đã vượt ra khỏi mọi hình thức vị kỷ, không còn cái "Ta".

Vấn: Bạch Sư, khi dạy các thiền sinh mới nhập môn, vấn đề khó khăn nhất mà Sư gặp phải là gì?

Đáp: Ý kiến. Họ có những quan điểm và những ý niệm riêng tư về tất cả. Về bản thân họ, về pháp hành, về giáo huấn của Đức Phật.

Đến đây học có nhiều người trước kia đã ở những địa vị cao sang trong cộng đồng. Ngoài đời họ là thương gia giàu có, là những người tốt nghiệp đại học, những giáo sư, hay những công chức cao cấp. Tâm não họ còn đầy những ý kiến về tất cả mọi sự vật. Họ quá thông minh để còn phải lắng nghe ai khác. Cũng như tách nước. Nếu nước đựng trong tách đã dơ, đầy bụi bậm, đục ngầu và có mùi hôi thì không còn dùng được nữa. Chỉ khi nào ta đổ hết nước đó ra ngoài, cái tách mới có thể hữu dụng. Phải đổ trút hết những ý kiến, phải gội rửa làm cho tâm trống không, chừng đó ta sẽ thấy. Pháp hành của chúng ta vượt ra ngoài trí thông minh và ngu độn. Nếu nghĩ rằng, "Ta thông minh. Ta giàu có. Ta quan trọng. Ta thấu hiểu tất cả Giáo Pháp", quý vị chỉ che đậy chân lý anattà, vô ngã. Tất cả những gì quý vị thấy là tự ngã, ta, của ta. Nhưng Phật Giáo dạy buông bỏ tự ngã. Chỉ trống rỗng, chân không, Niết Bàn.

Vấn: Bạch Sư, những ô nhiễm như tham hay sân thật sự có không, hay chỉ huyền ảo?

Đáp: Cả hai. Các ô nhiễm mà ta gọi là tham, sân, hay si chỉ là những danh từ, những cái tên, những hình dáng bề ngoài. Cũng chỉ như ta nói cái chén nầy to, nhỏ, đẹp, hay bất luận gì khác. Điều đó không phải là thực tại. Đó chỉ là những khái niệm mà ta đã tạo nên do lòng tham. Nếu muốn một cái chén to thì ta gọi cái nầy là nhỏ. Chính lòng ham muốn làm cho ta phân biệt. Còn chân lý trái lại, chỉ là cái gì thật sự là vậy. Nhìn theo đường lối nầy, quý vị có phải là đàn ông không? Quý vị nói là "phải". Nhưng nó chỉ là hình dáng bề ngoài của sự vật. Trong thực tế quý vị chỉ là sự hợp thành của những nguyên tố, những cấu hợp, những uẩn, luôn luôn biến chuyển. Nếu đã tự do, hoàn toàn giải thoát, tâm sẽ không còn phân biệt nữa. Không lớn, không nhỏ, không bạn, không tôi. Không có gì cả: ta nói Anattà, Vô Ngã. Trong thực tế, đến mức cùng tột cũng không có Attà, Ngã hay Anattà, Vô Ngã.

Vấn: Bạch Sư, xin Sư vui lòng chỉ dạy thêm về lý nghiệp báo.

Đáp: Kamma, hay nghiệp, là hành động. Kamma là bám níu, hay dính mắc. Tất cả thân, khẩu, và ý đều tạo nghiệp khi ta bám níu. Chúng ta tạo thói quen. Những thói quen nầy làm cho ta đau khổ trong tương lai. Đó là hậu quả của sự bám níu, những ô nhiễm của ta trong quá khứ. Tất cả mọi dính mắc hay bám níu đều dẫn đến tình trạng tạo nghiệp. Thí dụ như trước kia ta là tên trộm và nay trở thành một nhà sư. Ta đã ăn trộm, làm cho người khác buồn phiền, làm cha mẹ đau khổ. Trong hiện tại ta là một nhà sư. Nhưng khi hồi nhớ lúc nào đã tạo cảnh bất hạnh cho người khác thì ta cảm nghe bùi ngùi, vô phúc, đau khổ -- trong giờ phút nầy. Hãy ghi nhận rằng không phải chỉ có hành động bằng thân mới tạo nghiệp, mà lời nói và ý nghĩ cũng tạo duyên cho quả trổ sanh trong tương lai. Nếu trong quá khứ ta có một hành động từ ái, bi mẫn, giờ đây, khi nhớ lại, ta cảm nghe hạnh phúc. Trạng thái tâm hỷ lạc nầy là hậu quả của thiện nghiệp trong quá khứ. Tất cả mọi sự vật đều khởi sanh từ một nhân nào -- nhân được gieo trong quá khứ xa xôi hay, nếu ta tỉ mỉ quán xét, nhân mà ta tạo trong từng phút, từng giây, từng khoảnh khắc. Nhưng ta không cần phải bận tâm nghĩ ngợi về quá khứ, hiện tại, hay tương lai. Chỉ nhìn thân và tâm, sắc và danh. Phải tự mình nhận ra hậu quả của nghiệp. Hãy nhìn cái tâm của mình. Thực hành đi, rồi sẽ thấy rõ. Nhưng còn nghiệp của người khác thì để họ lo. Không nên dính mắc, không nên nhìn người khác. Nếu Sư uống thuốc độc thì Sư đau khổ. Quý vị không cần phải chia sớt thuốc độc với Sư! Hãy nhận lãnh những gì tốt đẹp mà vị thầy hiến cho mình. Quý vị sẽ trở nên an lạc, tâm của quý vị sẽ giống như tâm của thầy. Nếu tinh tấn gia công quán niệm quý vị sẽ thấu rõ, sẽ tự mình lãnh hội.

Đó là thực hành Giáo Pháp. Khi chúng ta còn trẻ tuổi cha mẹ thường la rầy để khép chúng ta vào khuôn khổ kỷ cương, và ta phiền giận. Trong thực tế cha mẹ chỉ muốn giúp đem lợi ích lại cho ta. Phải nhìn xa, nhìn về lâu về dài. Cha mẹ thầy cô chỉ trích, và ta lấy làm khó chịu. Chỉ về sau ta mới thấu hiểu lý do. Pháp hành cũng vậy. Sau khi thực hành một thời gian lâu dài quý vị sẽ thấu hiểu. Những thiền sinh quá thông minh chỉ thực hành trong một thời gian ngắn rồi bỏ đi. Họ không bao giờ học hỏi được gì. Ta phải tách rời, bỏ đi bẩm tính thông minh của mình. Nếu nghĩ rằng mình giỏi hơn người khác ta sẽ đau khổ. Rất đáng tiếc. Không cần phải bực mình, khó chịu. Chỉ nhìn.

Vấn: Bạch Sư, đôi khi con có cảm tưởng như từ ngày xuất gia con càng gặp khó khăn nhiều hơn trước.

Đáp: Sư biết rằng vài người trong quý vị ở ngoài đời có cuộc sống vật chất đầy đủ tiện nghi và, nhìn từ bên ngoài, hình như có nhiều tự do hơn. Hiện nay quý vị đang sống tương đối khắc khổ. Do đó, trong khi thực hành vị đạo Sư thường để cho quý vị chờ đợi lâu, từ giờ nầy sang giờ khác. Vật thực và khí hậu ở đây cũng khác với khí hậu và vật thực ở quê nhà quý vị. Tất cả mọi người đều phải trải qua giai đoạn thực tập như vậy. Đây là sự đau khổ có tác dụng chấm dứt đau khổ. Đó là pháp tu học của quý vị. Khi bực mình, nổi giận và buồn tủi thì đó là cơ hội lớn lao để thấu hiểu cái tâm của mình. Đức Phật dạy rằng ô nhiễm là thầy của ta.

Sư xem tất cả thiền sinh đệ tử là con. Sư chỉ có tâm Từ trong lòng và chỉ nghĩ đến tình trạng an lành của quý vị. Có lúc hình như Sư làm cho quý vị buồn phiền hay đau khổ, nhưng đó chỉ vì lợi ích của chính quý vị. Sư biết rằng vài người trong quý vị học rộng hiểu sâu. Người ít học và có kiến thức khiêm tốn về những sự vật ở ngoài đời hành thiền có phần dễ dàng. Cũng như quý vị -- những người Tây Phương -- có một ngôi nhà thật rộng, cần phải quét dọn sạch sẽ. Công việc bề bộn. Nhưng khi đãdọn dẹp quét rửa xong quý vị sẽ có chỗ ở rộng rãi, ngăn nắp, đầy đủ nào nhà bếp, nào thư viện, phòng khách v.v... Quý vị phải nhẫn nại. Nhẫn nhục và kiên trì là hai đức tính thiết yếu cho pháp hành. Khi còn là nhà sư trẻ tuổi Sư không phải khổ cực như quý vị. Sư nói tiếng mẹ đẻ và ăn thức ăn bổn xứ. Vậy mà đôi khi Sư cũng chán nản thất vọng, muốn hoàn tục, thậm chí có lúc muốn quyên sinh. Loại đau khổ nầy phát sanh từ lối nhìn, lối thấy, lối hiểu biết sai lầm. Một khi đã thấy được chân lý ta không còn ôm ấp những quan kiến riêng tư gì nữa. Tất cả đều trở nên thanh bình an lạc.

Vấn: Bạch Sư, do nhờ hành thiền con đã đạt đến trạng thái tâm an lạc. Giờ đây con phải làm gì?

Đáp: Như vậy là tốt. Làm cho tâm thanh bình an trụ. Rồi dùng tâm an trụ ấy quán chiếu thân và tâm. Khi tâm không an lạc cũng phải nhìn cái tâm không an lạc ấy. Rồi sẽ thấy an lạc thật sự.

Tại sao? Vì lúc bấy giờ ta sẽ nhận thấy vô thường. Chí đến trạng thái an lạc cũng phải được xem là vô thường. Nếu bận bịu luyến ái, bám vào trạng thái an lạc ta sẽ đau khổ khi nó không còn nữa. Hãy dứt khoát buông trôi tất cả, chí đến trạng thái an lạc thanh bình.

Vấn: Bạch Sư, có phải chăng Sư nói rằng Sư sợ những thiền sinh quá siêng năng?

Đáp: Đúng vậy. Sư sợ thiệt. Sư sợ họ quá cần mẫn siêng năng. Họ cố gắng quá sức mà không có trí tuệ. Họ tự đưa đẩy vào hoàn cảnh đau khổ không cần thiết. Vài người trong quý vị quyết định giác ngộ, cắn răng chiến đấu không ngừng. Đó là nỗ lực quá độ. Mỗi người đều giống nhau. Họ không thấu hiểu bản chất thiên nhiên của sự vật. Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường. Tâm và thân là pháp hữu vi. Chỉ giản dị nhìn nó mà không dính mắc bám vào.

Có những người nghĩ rằng họ biết. Họ chỉ trích, họ tò mò quan sát, họ phán đoán. Được. Để cho họ có những ý kiến. Sự phân biệt và so sánh ấy là nguy hiểm. Cũng như con đường có khúc quanh thật gắt. Nếu nghĩ rằng người khác dỡ hơn, giỏi hơn, hay bằng ta, ta đã đi lệch ra khỏi khúc quanh. Phân biệt và so sánh chỉ dẫn ta đến đau khổ.

Vấn: Bạch Sư, con đã hành thiền trong nhiều năm nay. Tâm con đã mở rộng và an lạc trong hầu hết các trường hợp.Giờ đây con muốn quay trở lại hành những tầng Thiền (Jhàna) cao hơn.

Đáp: Tốt lắm. Đó là đường lối tu tập có lợi ích. Nếu đã có trí tuệ thì không còn sợ dính mắc trong các trạng thái hỷ lạc của tâm vắng lặng nữa. Trường hợp nầy cũng như mình muốn ngồi thiền trong một thời gian lâu dài. Thực tập như vậy là tốt, nhưng trong thực tế, pháp hành không liên quan đến oai nghi đi, đứng, hay nằm, ngồi. Vấn đề ở đây là nhìn thẳng vào tâm. Đây là trí tuệ. Khi đã quan sát và thấu hiểu cái tâm, ta có đủ trí tuệ để hiểu biết giới hạn của tâm định, hoặc của sách vở. Nếu đã có hành và đã thông suốt hạnh buông bỏ, ta sẽ có thể quay trở về chồng sách vở. Sách sẽ như món ăn tráng miệng ngon ngọt. Nó sẽ giúp ta chỉ dạy người khác. Hoặc ta có thể trở lại hành các pháp thiền đưa đến tâm toàn định. Ta đã có đủ trí tuệ để thông hiểu và để không bám níu vào bất luận gì.

Vấn: Bạch Sư, xin Sư vui lòng tóm lược những điểm chánh của buổi thảo luận hôm nay.

Đáp: Phải tự quán chiếu. Biết mình là ai. Hiểu biết thân và tâm của mình bằng cách chỉ giản dị nhìn. Khi ngồi, khi ngủ, khi ăn, hãy biết giới hạn của mình. Hãy xử dụng trí tuệ. Pháp hành không phải để thành tựu bất luận gì. Chỉ giác tỉnh chú niệm những gì xảy diễn. Toàn thể pháp hành của ta là nhìn thẳng vào tâm. Ta sẽ nhận thức: khổ, nhân sanh khổ, và sự chấm dứt đau khổ. Nhưng phải nhẫn nại. Thật nhẫn nại và thật kiên trì. Dần dần ta sẽ học. Đức Phật dạy rằng đệ tử phải theo bên cạnh vị thầy của mình ít nhất là năm năm. Ta phải học giá trị của hạnh bố thí, của đức nhẫn nại và của tâm đạo nhiệt thành.

Không nên thực hành quá khắc khổ. Không nên để dính kẹt trong hình thức bề ngoài. Tò mò nhìn xem người khác làm gì để chỉ trích là một thói hư, một tật xấu. Chỉ sống đơn giản, hồn nhiên, và nhìn sự vật. Đối với hàng xuất gia, giới luật quả thật rất quan trọng. Giới tạo hoàn cảnh hòa hợp và đơn giản. Hãy xử dụng đúng mức các giới luật ấy. Nhưng nên ghi nhớ, điểm chánh yếu của giới luật là nhìn xem tác ý, cái chủ tâm của mình. Phải có trí tuệ. Không nên phân biệt và so sánh. Ta có lấy làm khó chịu và phiền giận một cái cây bé nhỏ trong rừng vì nó không ngay thẳng và to lớn như những cây khác không? Đó là điên cuồng. Không nên phán đoán người khác. Trong đời có đủ hạng người. Không cần phải khuân vác gánh nặng mong muốn đổi thay tất cả.

Vậy, hãy nhẫn nại. Nghiêm chỉnh thọ trì giới luật. Sống giản dị và hồn nhiên. Nhìn cái tâm. Đó là pháp hành của chúng ta. Nó sẽ dẫn ta đến những trạng thái tâm không chấp ngã mà hoàn toàn vị tha. Đến thanh bình an lạc.


Questions and Answers

Question: I'm trying very hard in my practice but don't seem to be getting anywhere.

Answer: This is very important. Don't try to get anywhere in the practice. The very desire to be free or to be enlightened will be the desire that prevents your freedom. You can try as hard as you wish, practice ardently night and day, but if it is still with the desire to achieve in mind, you will never find peace. The energy from this desire will be a cause for doubt and restlessness. No matter how long or how hard you practice, wisdom will not arise from desire. So, simply let go. Watch the mind and body mindfully but don't try to achieve anything. Don't cling even to the practice of enlightenment.

Q: What about sleep? How much should I sleep?

A: don't ask me, I can't tell you. A good average for some is four hours a night. What is important, though, is that you watch and know yourself. If you try to go with too little sleep, the body will feel uncomfortable and mindfulness will be difficult to sustain. Too much sleep leads to a dull or a restless mind. Find the natural balance for yourself. Carefully watch the mind and body and keep track of sleep needs until you find the optimum. If you wake up and then roll over for a snooze, this is defilement. Establish mindfulness as soon as your eyes open.

Q: How about eating? How much should I eat?

A: Eating is the same as sleeping. You must know yourself. Food must be consumed to meet bodily needs. Look at your food as medicine. Are you eating so much that you only feel sleepy after the meal and are you getting fatter every day? Stop! Examine your own body and mind. There is no need to fast. Instead, experiment with the amount of food you take. Find the natural balance for your body. Put all your food together in your bowl following the ascetic practice. Then you can easily judge the amount you take. Watch yourself carefully as you eat. Know yourself. The essence of our practice is just this. There is nothing special you must do. Only watch. Examine yourself. Watch the mind. Then you will know what is the natural balance for your own practice.

Q: Are minds of Asians and Westerners different?

A: Basically there is no difference. Outer customs and language may appear different, but the human mind has natural characteristics which are the same for all people. Greed and hatred are the same in an Eastern or a Western mind. Suffering and the cessation of suffering are the same for all people.

Q: Is it advisable to read a lot or study the scriptures as a part of practice?

A: The Dhamma of the Buddha is not found in books. If you want to really see for yourself what the Buddha was talking about, you don't need to bother with books. Watch your own mind. Examine to see how feelings come and go, how thoughts come and go. don't be attached to anything. Just be mindful of whatever there is to see. This is the way to the truths of the Buddha. Be natural. Everything you do in your life here is a chance to practice. It is all Dhamma. When you do your chores, try to be mindful. If you are emptying a spittoon or cleaning a toilet, don't feel you are doing it as a favour for anyone else. There is Dhamma in emptying spittoons. Don't feel you are practicing only when sitting still, cross-legged. Some of you have complained that there is not enough time to meditate. Is there enough time to breathe? This is your meditation: mindfulness, naturalness in whatever you do.

Q: Why don't we have daily interviews with the teacher?

A: If you have any questions, you are welcome to come and ask them anytime. But we don't need daily interviews here. If I answer your every little question, you will never understand the process of doubt in your own mind. It is essential that you learn to examine yourself, to interview yourself. Listen carefully to the lecture every few days, then use this teaching to compare with your own practice. Is it still the same? Is it different? Why do you have doubts? Who is it that doubts? Only through self-examination can you understand.

Q: Sometimes I worry about the monks' discipline. If I kill insects accidentally, is this bad?

A: Sila or discipline and morality are essential to our practice, but you must not cling to the rules blindly. In killing animals or in breaking other rules, the important thing is intention. Know your own mind. You should not be excessively concerned about the monks' discipline. If it is used properly, it supports the practice, but some monks are so worried about the petty rules that they can't sleep well. Discipline is not to be carried as a burden. In our practice here the foundation is discipline, good discipline plus the ascetic rules and practices. Being mindful and careful of even the many supporting rules as well as the basic 227 precepts has great benefit. It makes life very simple. There need be no wondering about how to act, so you can avoid thinking and instead just be simply mindful. The discipline enables us to live together harmoniously; the community runs smoothly. Outwardly everyone looks and acts the same. Discipline and morality are the stepping stones for further concentration and wisdom. By proper use of the monks' discipline and the ascetic precepts, we are forced to live simply, to limit our possessions. So here we have the complete practice of the Buddha: refrain from evil and do good, live simply keeping to basic needs, purify the mind. That is, be watchful of our mind and body in all postures: sitting, standing, walking or lying, know yourself.

Q: What can I do about doubts? Some days I'm plagued with doubts about the practice or my own progress, or the teacher.

A: Doubting is natural. Everyone starts out with doubts. You can learn a great deal from them. What is important is that you don't identify with your doubts: that is, don't get caught up in them. This will spin your mind in endless circles. Instead, watch the whole process of doubting, of wondering. See who it is that doubts. See how doubts come and go. Then you will no longer be victimized by your doubts. You will step outside of them and your mind will be quiet. You can see how all things come and go. Just let go of what you are attached to. Let go of your doubts and simply watch. This is how to end doubting.

Q: What about other methods of practice? These days there seem to be so many teachers and so many different systems of meditation that it is confusing.

A: It is like going into town. One can approach from the north, from the southeast, from many roads. Often these systems just differ outwardly. Whether you walk one way or another, fast or slow, if you are mindful, it is all the same. There is one essential point that all good practice must eventually come to -- not clinging. In the end, all meditation systems must be let go of. Neither can one cling to the teacher. If a system leads to relinquishment, to not clinging, then it is correct practice.

You may wish to travel, to visit other teachers and try other systems. Some of you have already done so. This is a natural desire. You will find out that a thousand questions asked and knowledge of many systems will not bring you to the truth. Eventually you will get bored. You will see that only by stopping and examining your own mind can you find our what the Buddha talked about. No need to go searching outside yourself. Eventually you must return to face your own true nature. Here is where you can understand the Dhamma.

Q: A lot of times it seems that many monks here are not practicing. They look sloppy or unmindful. This disturbs me.

A: It is not proper to watch other people. This will not help your practice. If you are annoyed, watch the annoyance in your own mind. If others' discipline is bad or they are not good monks, this is not for you to judge. You will not discover wisdom watching others. Monks' discipline is a tool to use for your own meditation. It is not a weapon to use to criticize or find fault. No one can do your practice for you, nor can you do practice for anyone else. Just be mindful of your own doings. This is the way to practice.

Q: I have been extremely careful to practice sense restraint. I always keep my eyes lowered and am mindful of every little action I do. When eating, for example, I take a long time and try to see each touch: chewing, tasting, swallowing, etc. I take each step very deliberately and carefully. Am I practicing properly?

A: Sense restraint is proper practice. We should be mindful of it throughout the day. But don't overdo it! Walk and eat and act naturally. And then develop natural mindfulness of what is going on within yourself. Don't force your meditation nor force yourself into awkward patterns. This is another form of craving. Be patient. Patience and endurance are necessary. If you act naturally and are mindful, wisdom will come naturally too.

Q: Is it necessary to sit for very long stretches?

A: No, sitting for hours on end is not necessary. Some people think that the longer you can sit, the wiser you must be. I have seen chickens sit on their nests for days on end! Wisdom comes from being mindful in all postures. Your practice should begin as you awaken in the morning. It should continue until you fall asleep. Don't be concerned about how long you can sit. What is important is only that you keep watchful whether you are working or sitting or going to the bathroom.

Each person has his own natural pace. Some of you will die at age fifty, some at age sixty-five, and some at age ninety. So, too, your practice will not be all identical. Don't think or worry about this. Try to be mindful and let things take their natural course. Then your mind will become quieter and quieter in any surroundings. It will become still like a clear forest pool. Then all kinds of wonderful and rare animals will come to drink at the pool. You will see clearly the nature of all things (sankharas) in the world. You will see many wonderful and strange things come and go. But you will be still. Problems will arise and you will see through them immediately. This is the happiness of the Buddha.

Q: I still have very many thoughts. My mind wanders a lot even though I am trying to be mindful.

A: Don't worry about this. Try to keep your mind in the present. Whatever there is that arises in the mind, just watch it. Let go of it. Don't even wish to be rid of thoughts. Then the mind will reach its natural state. No discriminating between good and bad, hot and cold, fast and slow. No me and no you, no self at all. Just what there is. When you walk on alms-round, no need to do anything special. Simply walk and see what there is. No need to cling to isolation or seclusion. Wherever you are, know yourself by being natural and watching. If doubts arise, watch them come and go. It's very simple. Hold on to nothing.

It is as though you are walking down a road. Periodically you will run into obstacles. When you meet defilements, just see them and just overcome them by letting go of them. don't think about the obstacles you have passed already. Don't worry about those you have not yet seen. Stick to the present. Don't be concerned about the length of the road or about the destination. Everything is changing. Whatever you pass, do not cling to it. Eventually the mind will reach its natural balance where practice is automatic. All things will come and go of themselves.

Q: Have you ever looked at the Altar Sutra of the 6th Patriarch, Hui Neng?

A: Hui Neng's wisdom is very keen. It is very profound teaching, not easy for beginners to understand. But if you practice with our discipline and with patience, if you practice not-clinging, you will eventually understand. Once I had a disciple who stayed in a grass-roofed hut. It rained often that rainy season and one day a strong wind blew off half the roof. He did not bother to fix it, just let it rain in. Several days passed and I asked him about his hut. He said he was practicing not-clinging. This is not-clinging without wisdom. It is about the same as the equanimity of a water buffalo. If you live a good life and live simply, if you are patient and unselfish, you will understand the wisdom of Hui Neng.

Q: You have said that samatha and vipassana or concentration and insight are the same. Could you explain this further?

A: It is quite simple. Concentration (samatha) and wisdom (vipassana) work together. First the mind becomes still by holding on to a meditation object. It is quiet only while you are sitting with your eyes closed. This is samatha and eventually this samadhi-base is the cause for wisdom or vipassana to arise. Then the mind is still whether you sit with your eyes closed or walk around in a busy city. It's like this. Once you were a child. Now you are an adult. Are the child and the adult the same person? You can say that they are, or looking at it another way, you can say that they are different. In this way samatha and vipassana could also be looked at as separate. Or it is like food and feces. Food and feces could be called the same and they can be called different. Don't just believe what I say, do your practice and see for yourself. Nothing special is needed. If you examine how concentration and wisdom arise, you will know the truth for yourself. These days many people cling to the words. They call their practice vipassana. Samatha is looked down on. Or they call their practice samatha. It is essential to do samatha before vipassana, they say. All this is silly. Don't bother to think about it in this way. Simply do the practice and you'll see for yourself.

Q: Is it necessary to be able to enter absorption in our practice?

A: No, absorption is not necessary. You must establish a modicum of tranquillity and one-pointedness of mind. Then you use this to examine yourself. Nothing special is needed. If absorption comes in your practice, this is OK too. Just don't hold on to it. Some people get hung up with absorption. It can be great fun to play with. You must know proper limits. If you are wise, then you will know the uses and limitations of absorption, just as you know the limitations of children verses grown men.

Q: Why do we follow the ascetic rules such as only eating out of our bowls?

A: The ascetic precepts are to help us cut defilement. By following the ones such as eating out of our bowls we can be more mindful of our food as medicine. If we have no defilements, then it does not matter how we eat. But here we use the form to make our practice simple. The Buddha did not make the ascetic precepts necessary for all monks, but he allowed them for those who wished to practice strictly. They add to our outward discipline and thereby help increase our mental resolve and strength. These rules are to be kept for yourself. Don't watch how others practice. Watch your own mind and see what is beneficial for you. The rule that we must take whatever meditation cottage assigned to us is a similarly helpful discipline. It keeps monks from being attached to their dwelling place. If they go away and return, they must take a new dwelling. This is our practice -- not to cling to anything.

Q: If putting everything together in our bowls is important, why don't you as a teacher do it yourself? Don't you feel it is important for the teacher to set an example?

A: Yes, it is true, a teacher should set an example for his disciples. I don't mind that you criticize me. Ask whatever you wish. But it is important that you do not cling to the teacher. If I were absolutely perfect in outward form, it would be terrible. You would all be too attached to me. Even the Buddha would sometimes tell his disciples to do one thing and then do another himself. Your doubts in your teacher can help you. You should watch your own reactions. Do you think it is possible that I keep some food out of my bowl in dishes to feed the laymen who work around the temple?

Wisdom is for yourself to watch and develop. Take from the teacher what is good. Be aware of your own practice. If I am resting while you must all sit up, does this make you angry? If I call the color blue red or say that male is female, don't follow me blindly.

One of my teachers ate very fast. He made noises as he ate. Yet he told us to eat slowly and mindfully. I used to watch him and get very upset. I suffered, but he didn't! I watched the outside. Later I learned. Some people drive very fast but carefully. Others drive slowly and have many accidents. Don't cling to rules, to outer form. If you watch others at most ten percent of the time and watch yourself ninety percent, this is the proper practice. At first I used to watch my teacher Ajahn Tong Raht and had many doubts. People even thought he was mad. He would do strange things or get very fierce with his disciples. Outside he was angry, but inside there was nothing. Nobody there. He was remarkable. He stayed clear and mindful until the moment he died.

Looking outside the self is comparing, discriminating. You will not find happiness that way. Nor will you find peace if you spend your time looking for the perfect man or the perfect teacher. The Buddha taught us to look at the Dhamma, the truth, not to look at other people.

Q: How can we overcome lust in our practice? Sometimes I feel as if I am a slave to my sexual desire.

A: Lust should be balanced by contemplation of loathesomeness. Attachment to bodily form is one extreme and one should keep in mind the opposite. Examine the body as a corpse and see the process of decay or think of the parts of the body such as the lungs, spleen, fat, feces, and so forth. Remember these and visualize this loathesome aspect of the body when lust arises. This will free you from lust.

Q: How about anger? What should I do when I feel anger arising?

A: You must use loving-kindness. When angry states of mind arise in meditation, balance them by developing feelings of loving-kindness. If someone does something bad or gets angry, don't get angry yourself. If you do, you are being more ignorant than they. Be wise. Keep in mind compassion, for that person is suffering. Fill your mind with loving-kindness as if he were a dear brother. Concentrate on the feeling of loving-kindness as a meditation subject. Spread it to all beings in the world. Only through loving-kindness is hatred overcome.

Sometimes you may see other monks behaving badly. You may get annoyed. This is suffering unnecessarily. It is not yet our Dhamma. You may think like this: "He is not as strict as I am. They are not serious meditators like us. Those monks are not good monks." This is a great defilement on your part. Do not make comparisons. Do not discriminate. Let go of your opinion as watch your opinions and watch yourself. This is our Dhamma. You can't possibly make everyone act as you wish or be like you. This wish will only make you suffer. It is a common mistake for meditators to make, but watching other people won't develop wisdom. Simply examine yourself, your feelings. This is how you will understand.

Q: I feel sleepy a great deal. It makes it hard to meditate.

A: There are many ways to overcome sleepiness. If you are sitting in the dark, move to a lighted place. Open your eyes. Get up and wash your face or take a bath. If you are sleepy, change postures. Walk a lot. Walk backwards. The fear of running into things will keep you awake. If this fails, stand still, clear the mind and imagine it is full daylight. Or sit on the edge of a high cliff or deep well. You won't dare sleep! If nothing works, then just go to sleep. Lay down carefully and try to be aware until the moment you fall asleep. Then as you awaken, get right up. Don't look at the clock or roll over. Start mindfulness from the moment you awaken.

If you find yourself sleepy everyday, try to eat less. Examine yourself. As soon as five more spoonfuls will make you full, stop. Then take water until just properly full. Go and sit. Watch your sleepiness and hunger. You must learn to balance your eating. As your practice goes on you will feel naturally more energetic and eat less. But you must adjust yourself.

Q: Why must we do so much prostrating here?

A: Prostrating is very important. It is an outward form that is part of practice. This form should be done correctly. Bring the forehead all the way to the floor. Have the elbows near the knees and the palms of the hands on the floor about three inches apart. Prostrate slowly, be mindful of your body. It is a good remedy for our conceit. We should prostrate often. When you prostrate three times you can keep in mind the qualities of the Buddha, the Dhamma and the Sangha, that is, the qualities of mind of purity, radiance and peace. So we use the outward form to train ourselves. Body and mind become harmonious. don't make the mistake of watching how others prostrate. If young novices are sloppy or the aged monks appear unmindful, this is not for you to judge. People can be difficult to train. Some learn fast but others learn slowly. Judging others will only increase your pride. Watch yourself instead. Prostrate often, get rid of your pride.

Those who have really become harmonious with the Dhamma get far beyond the outward form. Everything they do is a way of prostrating. Walking, they prostrate; eating, they prostrate; defecating, they prostrate. This is because they have got beyond selfishness.

Q: What is the biggest problem of your new disciples?

A: Opinions. Views and ideas about all things. About themselves, about practice, about the teachings of the Buddha. Many of those who come here have a high rank in the community. There are wealthy merchants or college graduates, teachers and government officials. Their minds are filled with opinions about things. They are too clever to listen to others. It is like water in a cup. If a cup is filled with dirty, stale water, it is useless. Only after the old water is thrown out can the cup become useful. You must empty your minds of opinions, then you will see. Our practice goes beyond cleverness and beyond stupidity. If you think, "I am clever, I am wealthy, I am important, I understand all about Buddhism." You cover up the truth of anatta or no-self. All you will see is self, I, mine. But Buddhism is letting go of self. Voidness, Emptiness, Nibbana.

Q: Are defilements such as greed or anger merely illusory or are they real?

A: They are both. The defilements we call lust or greed, or anger or delusion, these are just outward names, appearances. Just as we call a bowl large, small, pretty, or whatever. This is not reality. It is the concept we create from craving. If we want a big bowl, we call this one small. Craving causes us to discriminate. The truth, though, is merely what is. Look at it this way. Are you a man? You can say "yes." This is the appearance of things. But really you are only a combination of elements or a group of changing aggregates. If the mind is free, it does not discriminate. No big and small, no you and me. There is nothing: Anatta, we say, or non-self. Really, in the end there is neither atta nor anatta.

Q: Could you explain a little more about karma?

A: Karma is action. Karma is clinging. Body, speech, and mind all make karma when we cling. We make habits. These can make us suffer in the future. This is the fruit of our clinging, of our past defilement. All attachment leads to making karma. Suppose you were a thief before you became a monk. You stole, made others unhappy, made your parents unhappy. Now you are a monk, but when you remember how you made others unhappy, you feel bad and suffer yourself even today. Remember, not only body, but speech and mental action can make conditions for future results. If you did some act of kindness in the past and remember it today, you will be happy. This happy state of mind is the result of past karma. All things are conditioned by cause -- both long term and, when examined, moment to moment. But you need not bother to think about past, or present, or future. Merely watch the body and mind. You must figure karma out for yourself. Watch your mind. Practice and you will see clearly. Make sure, however, that you leave the karma of others to them. Don't cling to and don't watch others. If I take a poison, I suffer. No need for you to share it with me! Take what is good that your teacher offers. Then you can become peaceful, your mind will become like that of your teacher. If you will examine it, you will see. Even if now you don't understand, when you practice, it will become clear. You will know by yourself. This is called practicing the Dhamma.

When we were young, our parents used to discipline us and get angry. Really they wanted to help us. You must see it over the long term. Parents and teachers criticize us and we get upset. Later on we see why. After long practice you will know. Those who are too clever leave after a short time. They never learn. You must get rid of your cleverness. If you think yourself better than others, you will only suffer. What a pity. No need to get upset. Just watch.

Q: Sometimes it seems that since becoming a monk I have increased my hardships and suffering.

A: I know that some of you have had a background of material comfort and outward freedom. By comparison, now you live an austere existence. Then in the practice, I often make you sit and wait for long hours. Food and climate are different from your home. But everyone must go through some of this. This is the suffering that leads to the end of suffering. This is how you learn. When you get angry and feel sorry for yourself, it is a great opportunity to understand the mind. The Buddha called defilements our teachers.

All my disciples are like my children. I have only loving kindness and their welfare in mind. If I appear to make you suffer, it is for your own good. I know some of you are well-educated and very knowledgeable. People with little education and worldly knowledge can practice easily. But it is as if you Westerners have a very large house to clean. When you have cleaned the house, you will have a big living space. You can use the kitchen, the library, the living room. You must be patient. Patience and endurance are essential to our practice. When I was a young monk I did not have it as hard as you. I knew the language and was eating my native food. Even so, some days I despaired. I wanted to disrobe or even commit suicide. This kind of suffering comes from wrong views. When you have seen the truth, though, you are free from views and opinions. Everything becomes peaceful.

Q: I have been developing very peaceful states of mind from meditation. What should I do now?

A: This is good. Make the mind peaceful, concentrated. Use this concentration to examine the mind and body. When the mind is not peaceful, you should also watch. Then you will know true peace. Why? Because you will see impermanence. Even peace must be seen as impermanent. If you are attached to peaceful states of mind you will suffer when you do not have them. Give up everything, even peace.

Q: Did I hear you say that you are afraid of very diligent disciples?

A: Yes, that's right. I am afraid. I am afraid that they are too serious. They try too hard, but without wisdom. They push themselves into unnecessary suffering. Some of you are determined to become enlightened. You grit your teeth and struggle all the time. This is trying too hard. People are all the same. They don't know the nature of things (sankhara). All formations, mind and body, are impermanent. Simply watch and don't cling. Others think they know. They criticize, they watch, they judge. That's OK. Leave their opinions to the. This discrimination is dangerous. It is like a road with a very sharp curve. If we think others are worse or better or the same as us, we go off the curve. If we discriminate, we will only suffer.

Q: I have been meditating many years now. My mind is open and peaceful in almost all circumstances. Now I would like to try to backtrack and practice high states of concentration or mind absorption.

A: This is fine. It is beneficial mental exercise. If you have wisdom, you will not get hung up on concentrated states of mind. It is the same as wanting to sit for long periods. This is fine for training, but really, practice is separate from any posture. It is a matter of directly looking at the mind. This is wisdom. When you have examined and understood the mind, then you have the wisdom to know the limitations of concentration, or of books. If you have practiced and understand not-clinging, you can then return to the books. They will be like a sweet dessert. They can help you to teach others. Or you can go back to practice absorption. You have the wisdom to know not to hold on to anything.

Q: Would you review some of the main points of our discussion?

A: You must examine yourself. Know who you are. Know your body and mind by simply watching. In sitting, in sleeping, in eating, know your limits. Use wisdom. The practice is not to try to achieve anything. Just be mindful of what is. Our whole meditation is looking directly at the mind. You will see suffering, its cause and its end. But you must have patience; much patience and endurance. Gradually you will learn. The Buddha taught his disciples to stay with their teachers for at least five years. You must learn the values of giving, of patience and of devotion.

Don't practice too strictly. Don't get caught up with outward form. Watching others is bad practice. Simply be natural and watch that. Our monks' discipline and monastic rules are very important. They create a simple and harmonious environment. Use them well. But remember, the essence of the monks' discipline is watching intention, examining the mind. You must have wisdom. don't discriminate. Would you get upset at a small tree in the forest for not being tall and straight like some of the others? This is silly. Don't judge other people. There are all varieties. No need to carry the burden of wishing to change them all.

So, be patient. Practice morality. Live simply and be natural. Watch the mind. This is our practice. It will lead you to unselfishness. To peace.


Notes

1. Anicca-Dukkha-Anatta: the three characteristics of existence, namely: impermanence/instability, suffering/unsatisfactoriness, and not-self/impersonality. [Go back]

2. Siddhartha Gotama: the original name of the historical Buddha. (Buddha, the "one-who-knows," also represents the state of enlightenment or awakening. [Go back]

3. According to Buddhist thought beings are born in any of eight states of existence depending on their Kamma. These include three Heavenly States (where happiness is predominant), the Human State, and the four above-mentioned Woeful or Hell States (where suffering is predominant). The Venerable Ajahn always stresses that we should see these states in our own minds in the present moment. So that depending on the condition of the mind, we can say that we are continually being born in these different states. For instance, when the mind is on fire with anger then we have fallen from the Human State and have been born in Hell right here and now. [Go back]

4. Lit. creatures with soft horns on their chest. [Go back]

5. Mara: the Buddhist "Tempter" figure. He is either regarded as the deity ruling of the highest heaven of the Sensuous Sphere or as the personification of evil and passions, of the totality of worldly existence and of death. He is the opponent of liberation and tried in vain to obstruct the Buddha's attainment of Enlightenment. [Go back]

6. Worldly dhamma: the eight worldly conditions are: gain and loss, honor and dishonor, happiness and misery, praise and blame. [Go back]

7. Path: (the Eightfold Path) comprises 8 factors of spiritual practice leading to the extinction of suffering: Right View, Right Thought, Right Speech, Right Action, Right Livelihood, Right Effort, Right Mindfulness, Right Concentration. [Go back]

8. Nourishment for contemplation, to feed wisdom. [Go back]

9.N.B. in this translation "heart" is used where "mind" was used in the other translations. [Go back]

10.Ajahn Mun: probably the most respected and most influential Meditation Master of this century in Thailand. Under his guidance the Ascetic Forest Tradition (Dhutanga Kammatthana) became a very important tradition in the revival of Buddhist meditation practice. The vast majority of recently deceased and presently living great Meditation Masters of Thailand are either direct disciples of the Venerable Ajahn or were substantially influenced by his Teachings. Ajahn Mun passed away in November 1949. [Go back]

11.Ajahn Sao: Ajahn Mun's Teacher. [Go back]

12. Dukkha: refers to the implicit unsatisfactoriness, incompleteness, imperfection, insecurity of all conditioned phenomena, which, because they are always changing, are always liable to cause suffering. Dukkha refers to all forms of unpleasantness from gross bodily pains and the suffering implicit in old age, sickness and death, to subtle feelings such as being parted from what we like or associated with what we dislike, to refined mental states such as dullness, boredom, restlessness, agitation, etc. This is one of the most misunderstood concepts and one of the most important for spiritual development. [Go back]

13. Dhamma and dhamma: please note the various meanings of the words "Dhamma" (the liberating law discovered and proclaimed by the Buddha), and "dhamma" (any quality, thing, object of mind and/or any conditioned or unconditioned phenomena). Sometimes the meanings also overlap. [Go back]

14. Suffering in this context refers to the implicit unsatisfactoriness of all compounded existence as distinct from suffering as merely the opposite of happiness. [Go back]

15. Samsara: lit. perpetual wandering, is a name by which is designated the sea of life ever restlessly heaving up and down, the symbol of this continuous process of ever again and again being born, growing old, suffering and dying. [Go back]

16. Pañña: has a wide range of meanings from general common sense to knowledgeable understanding, to profound insight into Dhamma. Although each use of the word may have a different meaning, implicit in all of them is an increasing understanding of Dhamma culminating in profound Insight and Enlightenment. [Go back]

17. On another occasion the Venerable Ajahn completed the analogy by saying that if we know how to guard our own minds, then it is the same as observing all of the numerous rules of the Vinaya. [Go back]

18. Translators' Note: One must imagine Ajahn Chah sitting on his Abbot's cushion, surrounded by the Assembly of newly-ordained Monks and Novices, chuckling, teasing and spontaneously picking objects near him to illustrate his points more simply. Trying to keep the bounce of his words, his humour, and his joy on paper is difficult. However, the conversational tone has been kept and Lao slang replaced by American slang in most places. [Go back]

19. "are standing on their heads": the Venerable Ajahn used a common Lao expression which literally means: "raise their ass to the sky." [Go back]

20. "BUD-DHO": a Parikamma or "Mantra" commonly used to maintain one's attention when used in conjunction with other methods such as mindfulness of the in-and out-breath or in the walking meditation or by itself as a recollection on the Buddha. [Go back]

21. sabai: a Thai word generally meaning "comfortable," "content" or physical and/or mental well-being, as opposed to discomfort or dis-ease. In meditation it can imply positive happiness or neutral contentment. [Go back]

22. clear mindfulness: in Pali it is Sati-Sampajañña, lit. mindfulness and clear comprehension or more generally, a clear presence of mind and self-knowing. [Go back]

Source: DhammaTalks.net 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn