7. Đọc cái tâm thiên nhiên (Reading the Natural Mind)

03 Tháng Bảy 201414:56(Xem: 8937)
GIÁC MINH
Những Lời Dạy Của Ngài AJAHN CHAH
Sunanda Phạm Kim Khánh và Sumanā Lê Thị Sương
chuyển ngữ từ Anh sang Việt
BODHINYANA
A Collection of Dhamma Talks by The Venerable Ajahn Chah (Phra Bodhinyana Thera)
Copyright © 1982 The Sangha, Bung Wai Forest Monastery

7. Đọc cái tâm thiên nhiên
(Reading the Natural Mind)

(Dưới đây là những lời khuyên dạy của Ngài Ajahn Chah đến một nhóm thiền sinh tu sĩ vừa mới xuất gia tỳ khưu, giữa mùa An Cư Kiết Hạ năm 1978, sau khi đọc kinh buổi chiều)

Đường lối thực hành của chúng ta là tận tường nhìn sự vật và thấy sự vật rành mạch, rõ ràng. Chúng ta kiên trì cố gắng và đều đặn chuyên cần, nhưng không hấp tấp vội vàng. Cũng không quá lơ đễnh buông lơi để bê trễ. Đây là vấn đề tuần tự dò dẫm lối đi và dần dần góp nhặt, gom chung lại. Tuy nhiên, mọi tập trung nầy đều hướng về một cái gì. Pháp hành của chúng ta có một mục tiêu.

Đối với phần đông chúng ta, lúc bắt đầu hành thiền thì không có ý gì khác ngoài lòng mong muốn. Chúng ta khởi sự hành thiền vì ham muốn. Vào giai đoạn nầy tâm ham muốn của chúng ta là ham muốn một cách sai lầm. Đó là si mê, là ham muốn ảo huyền, là lòng ham muốn pha lẫn với tà kiến. Nếu ham muốn không lẫn lộn với tà kiến như thế đó thì ta nói là ham muốn với trí tuệ, pannà [*]. Ham muốn với trí tuệ thì không phải là si mê. Đây là ham muốn với chánh kiến. Trong trường hợp nầy ta nói rằng được vậy là nhờ Ba La Mật, nói cách khác, là do thiện nghiệp tích trữ từ trong quá khứ. Dầu sao không phải là trường hợp của tất cả mọi người.

[*] Danh từ "pannà" nầy (phiên âm là "bát nhã") có nhiều ý nghĩa khác nhau, từ kiến thức thông thường đến sự hiểu biết sâu sắc, chí đến tuệ Minh Sát, thấu triệt thâm sâu vào Chân Lý (Dhamma, Giáo Pháp). Mặc dầu có thể được dùng trong nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng danh từ nầy luôn luôn hàm xúc sự thấu triệt Chân Lý ngày càng thâm sâu, dần đến tột đỉnh là tuệ Minh Sát và Giác Ngộ.

Vài người không muốn có tâm ham muốn, hoặc họ muốn có tâm không ham muốn. Bởi vì họ nghĩ rằng pháp hành của chúng ta nhằm Chấm Dứt ham muốn. Tuy nhiên, nếu không ham muốn, nếu không có ý muốn hành ắt không thực hành.

Chúng ta có thể tự mình nhận thấy điều nầy. Đức Phật và tất cả các vị đệ tử của Ngài hành thiền để chấm dứt ô nhiễm. Chúng ta phải muốn hành thiền và phải muốn chấm dứt ô nhiễm. Chúng ta phải muốn có tâm an lạc thanh bình, và phải muốn không vọng động. Tuy nhiên, nếu tâm ham muốn nầy mà lẫn lộn với tà kiến thì nó chỉ đem lại cho ta nhiều khó khăn phiền phức hơn.Nếu thành thật với chính mình ta sẽ nhận thức rằng chúng ta thật sự không hiểu biết gì cả, hoặc những gì ta hiểu không mang lại hậu quả tốt đẹp nào, vì chúng ta không thể xử dụng nó một cách thích nghi.

Tất cả mọi người, kể cả Đức Phật, đều bắt đầu như thế ấy, với lòng muốn hành thiền, muốn có tâm thanh bình an lạc, muốn tâm không bị vọng động và đau khổ. Hai loại ham muốn kể sau có giá trị y hệt bằng nhau. Nếu không hiểu biết đúng mức thì cả hai -- muốn tâm không bị vọng động và muốn không đau khổ -- đều là ô nhiễm. Đó là ham muốn điên cuồng, ham muốn không có trí tuệ.

Trong pháp hành của chúng ta, ta nhìn thấy tâm ham muốn nầy là, hoặc lợi dưỡng buông trôi theo dục lạc, hoặc khổ hạnh khắc kỷ ép xác. Chính Đức Phật, Đức Bổn Sư của chúng ta, cũng đã bị dính kẹt trong tình trạng xung đột nầy. Ngài hành theo nhiều phương pháp khác nhau, nhưng rốt cùng rồi cũng rơi vào hai cực đoan nầy. Ngày nay chúng ta cũng rơi vào tình trạng giống y hệt như vậy. Ta vẫn còn bị cặp đôi nầy chi phối và vẫn còn tiếp tục tách rời, xa lìa Con Đường.

Dầu sao đó là phương cách mà ta phải bắt đầu. Ta phải bắt đầu như những chúng sanh phàm tục, những chúng sanh có nhiều ô nhiễm, những chúng sanh ham muốn mà không có trí tuệ, ham muốn mà không có chánh kiến. Nếu chúng ta không hiểu biết thích nghi thì cả hai loại ham muốn nầy sẽ chống lại ta. Dầu muốn hay không muốn, đó vẫn là ái dục (tanhà). Nếu thông suốt hai điểm nầy ta sẽ không biết phải làm cách nào để đối phó với chúng khi nó phát sanh. Chúng ta sẽ cảm thấy rằng tiến tới là sai lầm, thối lui cũng sai lầm, mà ta không thể dừng lại. Làm bất luận gì rồi ta chỉ thấy rằng vẫn còn ham muốn thêm nữa. Đó là vì kém trí tuệ và còn ái dục.

Chính ở ngay tại đây, với ý muốn và ý không muốn, ta có thể thấu hiểu Giáo Pháp. Giáo Pháp mà chúng ta đang mong tìm hiện ở ngay tại đây, nhưng ta không trông thấy. Chúng ta lại cố gắng chấm dứt lòng ham muốn. Chúng ta muốn sự vật phải như thế nầy và không phải như thế nào khác. Hoặc chúng ta muốn sự vật không phải như thế nầy mà phải như thế nào khác. Đúng ra, hai điều nầy cũng là một. Chúng là hai thành phần của một cặp.

Có lẽ chúng ta không nhận thức rằng Đức Phật và tất cả những vị đệ tử của Ngài đều có loại ham muốn nầy. Nhưng Đức Phật thông suốt vấn đề muốn và không muốn. Ngài tận tường thấu triệt rằng nó chỉ giản dị là sinh hoạt của tâm, và những sinh hoạt tâm linh tương tợ chỉ phát sanh trong chớp nhoáng, rồi tan biến. Những loại ham muốn như vậy luôn luôn liên tục tiếp diễn. Khi có trí tuệ thì ta biết nó là vậy và không tự mình đồng hóa với nó. Trong thực tế nó chỉ là sinh hoạt của cái tâm thiên nhiên. Khi nhìn nó tận tường ta trông thấy rành mạch, rõ ràng nó là vậy.

Trí Tuệ Phát Sanh Do Kinh Nghiệm Hằng Ngày

Như vậy, chính tại nơi đây mà pháp hành quán niệm dẫn chúng ta đến trí tuệ minh mẫn. Hãy lấy thí dụ anh thợ chài kéo lên một con cá to trong lưới. Quý Sư nghĩ thế nào về cảm giác của anh ta trong khi kéo chài lên? Sợ làm sẩy một con cá to anh ta luýnh quýnh hối hả, chiến đấu với cái chài. Vội vàng chụp nhanh lấy đầu lưới và rán sức kéo lên. Nhưng cá đã vượt thoát ra khỏi lưới trước khi anh hay biết. Anh đã cố gắng quá sức.

Vào những ngày xa xưa người ta cũng nói như vậy. Vào thời ấy người thợ chài được dạy là phải từ từ kéo lưới lên và cẩn thận gom túm cái chài lại mà không để mất cá. Pháp hành của chúng ta cũng cùng thế ấy. Chúng ta từ từ dọ dẫm đường lối và thận trọng góp nhặt, gom chung lại mà không để mất mát. Đôi khi chúng ta không cố tâm làm như vậy. Có thể chúng ta không muốn nhìn, hoặc có thể chúng ta không muốn biết, nhưng vẫn tiếp tục làm như vậy. Chúng ta tiếp tục muốn như vậy. Pháp thực hành phải như thế nầy: Nếu chúng ta cảm nghe thích hành thiền, hãy cứ hành. Nếu cảm nghe không thích, vẫn cứ hành y như vậy. Chúng ta chỉ tiếp tục hành thiền.

Nếu chúng ta thực hành một cách nhiệt thành, oai lực của đức tin sẽ cho ta đầy đủ khả năng để thực hiện điều mong muốn.Nhưng vào giai đoạn nầy chúng ta chưa có trí tuệ. Mặc dầu tinh tấn chuyên cần chúng ta không thọ hưởng được bao nhiêu lợi ích của pháp hành. Ta có thể tiếp tục thực hành như vậy trong một thời gian lâu dài rồi một cảm nghĩ sẽ phát sanh rằng ta không tìm ra Con Đường. Ta có thể cảm nghe mình không thể tìm được an lạc và thanh bình, hoặc ta không được trang bị đầy đủ để thực hành. Hoặc nữa, ta có thể cảm nghe Con Đường quá xa xôi, quá viển vông, không thể tìm ra. Rồi ta bỏ cuộc!

Đến mức nầy chúng ta phải hết sức, thật hết sức thận trọng. Phải tận lực vận dụng đức hạnh nhẫn nhục chuyên cần và kiên trì chịu đựng. Cũng chỉ như kéo lên một con cá to trong lưới, phải từ từ dò dẫm đường lối. Chúng ta thận trọng túm con cá lại trong lưới và dần dần kéo lên. Cuộc chiến đấu sẽ không quá khó khăn. Chúng ta không dừng tay mà nhè nhẹ kéo lưới lên một cách liên tục. Như thế ấy, sau một lúc cá sẽ mệt mỏi, kiệt lực và không còn vùng vẫy nữa. Ta sẽ dễ dàng bắt nó. Thông thường là vậy. Chúng ta thực hành từ từ, tuần tự tiến hành và góp nhặt, gom chung lại những ý nghĩ rời rạc.

Đó là đường lối quán niệm của chúng ta. Nếu không có kiến thức hay trình độ học hỏi nào về Giáo Lý thuần túy lý thuyết chúng ta hãy quán niệm theo đúng với kinh nghiệm hằng ngày của mình. Hãy xử dụng kiến thức mà mình sẵn có, kiến thức thâu thập từ kinh nghiệm trong đời sống hằng ngày. Đối với tâm, loại kiến thức nầy là thiên nhiên. Trên thực tế, dầu có nghiên cứu học hỏi cùng không chúng ta vẫn có sẵn cái tâm hiện thực ngay tại nơi đây. Tâm là tâm, dầu ta có học hỏi nghiên cứu cùng không. Vì lẽ ấy ta nói rằng dầu Đức Phật có thị hiện trên thế gian cùng không mọi sự vật vẫn là vậy. Mọi sự vật đã có hiện hữu đúng theo bản chất thiên nhiên của nó. Hoàn cảnh thiên nhiên nầy không thay đổi, cũng không di chuyển đi nơi nào khác. Đường lối thiên nhiên chỉ là vậy. Điều nầy được gọi là Sacca Dhamma, Giáo Pháp đúng với Chân Lý. Tuy nhiên, nếu không thông hiểu Chánh Pháp nầy ta sẽ không thể nhận ra nó.

Do đó chúng ta thực hành quán niệm theo đường lối nầy. Nếu không đặc biệt tinh thông kinh điển ta hãy quán chiếu chính cái tâm của mình. Hãy nghiên cứu học hỏi và "đọc"nó. Chúng ta hãy thường xuyên và liên tục quán niệm -- tự nói chuyện với mình. Ta sẽ thấu hiểu dần dần bản chất thiên nhiên của tâm.

Kiên Trì Tinh Tấn

Chí đến lúc có thể dừng cái tâm lại khi chúng ta tiến đạt đến trạng thái vắng lặng, tâm vẫn còn y như trước. Vì lẽ ấy Đức Phật khuyên dạy, "Hãy tiếp tục hành thiền, hãy kiên trì thực hành!" Có thể ta suy tư, "Nếu chưa biết thì làm sao thực hành?" -- Chí đến khi ta có thể hành thiền một cách thích nghi trí tuệ mới phát sanh. Do vậy, hãy cứ tiếp tục thực hành. Nếu thường xuyên thực hành, không chểnh mảng ngừng nghỉ, ta sẽ bắt đầu quán xét đến việc mình đang làm. Ta sẽ bắt đầu khảo sát pháp hành của chúng ta. Không có gì xảy diễn trong tức khắc. Do đó, lúc ban sơ ta sẽ không nhận thấy thành quả rõ rệt nào của công phu hành thiền. Đây cũng giống như thí dụ người muốn làm ra lửa, cọ xát vào nhau hai que củi. Anh tự nghĩ, "Người ta nói ở đây có lửa", và ra sức hăng hái cọ xát hai que củi. Anh cọ mạnh mẽ và tiếp tục cọ dữ dội không ngừng. Anh muốn có lửa. Anh vẫn mong muốn có lửa. Nhưng lửa không phát sanh. Anh thối chí, nản lòng, và ngưng lại, nghỉ một lúc. Rồi anh bắt đầu trở lại công việc cọ xát hai que củi đến mệt và ngừng nghỉ. Chẳng những anh mệt mỏi mà ngày càng nản chí, và cuối cùng bỏ cuộc hoàn toàn, "ở đây không có lửa!" Trong thực tế anh có cố gắng làm việc, nhưng làm không đúng mức. Anh cọ xát hai que củi, nhưng cọ không đến mức tạo đủ sức nóng khả dĩ làm cho lửa phát sanh. Lửa lúc nào cũng vẫn tiềm tàng hiện hữu ở đó nhưng người kia không thực hiện công tác của mình đến nơi đến chốn.

Cùng một loại kinh nghiệm nầy làm cho người hành thiền chán nản rồi quanh quẩn thay đổi phương pháp. Và cũng một loại kinh nghiệm tương tợ xảy đến với chúng ta trong khi hành thiền. Nó xảy đến với mọi người, cùng một thế ấy. Tại sao? -- Bởi vì chúng ta còn dính kẹt trong ô nhiễm. Xưa kia Đức Phật cũng có ô nhiễm, nhưng đối với vấn đề nầy Ngài có rất nhiều trí tuệ. Ngài sáng suốt vô cùng. Trong khi còn là phàm nhân Đức Phật và chư vị A La Hán cũng chỉ như chúng ta. Còn là người thế gian nên dĩ nhiên chúng ta còn suy tư lầm lạc. Do đó, khi lòng ham muốn phát sanh ta không nhận thấy và khi lòng ham muốn không phát sanh, ta không nhận thấy. Đôi khi ta cảm nghe khuấy động và đôi khi hài lòng. Lúc không có ham muốn ta mang máng nghe như có một loại hài lòng, nhưng cùng lúc cũng cảm nghe mơ hồ, rối loạn. Khi tâm ham muốn phát sanh có lẽ ta lại chứng nghiệm một loại hài lòng và mơ hồ rối loạn khác. Nó lẫn lộn pha trộn như thế.

Hiểu Biết Mình Và Hiểu Người Khác

Đức Phật dạy ta quán niệm thân của mình -- thân quán niệm xứ -- như tóc, lông, móng tay móng chân, răng, da v.v.. toàn khắp châu thân. Hãy thử nhìn. Chúng ta được dạy là phải trạch quán ngay nơi đây. Nếu không trông thấy rõ ràng các phần ấy trong thân mình ắt ta không thể hiểu biết nó ở người khác. Ta sẽ không thấy rõ ràng nơi người khác mà cũng không thấy ở ta. Tuy nhiên, nếu thật sự ta hiểu biết và nhìn thấy rõ ràng bản chất thiên nhiên của chính thân mình thì mọi hoài nghi hay mọi điểm mơ hồ về người khác sẽ tan biến. Như vậy là bởi vì thân và tâm (rùpanàma, sắc và danh) của mọi người đều giống nhau.Không cần phải đi quanh đi quẩn để quan sát thân của tất cả mọi người trên thế gian vì chúng ta biết rằng cơ thể của ai cũng giống như của mình, của mình cũng giống như bất luận của ai khác. Nếu có được loại hiểu biết nầy thì gánh nặng của chúng ta sẽ trở thành nhẹ. Nếu không hiểu, dầu ta có làm gì, gánh nặng sẽ ngày càng nặng trĩu. Nếu muốn hiểu biết tất cả mọi người mà ta phải đi cùng khắp thế gian để quan sát thì quả thật là khó. Ta sẽ sớm nản lòng.

Giới Luật (Vinaya) của chúng ta cũng dường thế ấy. Khi nhìn vào Giới Luật ta thấy rất khó. Phải giữ chừng ấy giới và từng giới một. Phải nghiên cứu và học hỏi từng giới một. Phải quán xét pháp hành của mình để giữ cho nó thích nghi với từng giới.Chỉ nghĩ đến chừng ấy thôi, "Ồ, quả thật không thể được! Bất khả hành!" Chúng ta đọc và tìm hiểu ý nghĩa từng chữ của bao nhiêu giới luật, và nếu chỉ theo dõi suy tư của chúng ta khi học hỏi những từ ngữ ấy, chắc là ta sẽ quyết định rằng những giới luật ấy quả thật đã vượt qua khỏi tầm mức mà ta có thể hành. Ta không thể trang nghiêm thọ trì từng ấy giới luật. Bất luận ai có thái độ tương tợ đối với giới luật sẽ cảm nghĩ, "Nhiều giới quá! Không thể giữ hết."

Kinh điển dạy ta phải tự quán chiếu, tìm hiểu thái độ của mình đối với mỗi giới và nghiêm túc hành trì tất cả, từng giới một. Chúng ta phải thông suốt các giới và giữ gìn trong sạch tất cả. Điều nầy cũng giống như nói rằng muốn hiểu biết mỗi người ta phải đi cùng khắp và quan sát tất cả mọi người. Đó là thái độ rất "nặng", quá nặng nề. Và như vậy là vì ta chấp theo từ ngữ.Nếu chúng ta đọc những kinh sách về giới luật thì đó là phương cách mà ta phải đọc, từng chữ một. Vài đạo sư dạy như vậy. Theo sát những gì kinh sách dạy. Học theo lối nầy không thể hành.

Đúng thật ra nếu hành giáo lý như vậy pháp hành của chúng ta sẽ không tiến triển chút nào. Trong thực tế, đức tin của ta sẽ tan biến, niềm tin mà ta đặt vào Con Đường sẽ không còn, bởi vì chúng ta chưa hiểu biết. Khi trí tuệ phát sanh chúng ta sẽ hiểu rằng mọi người trên khắp thế gian thật sự chỉ là một. Tất cả đều cũng như chính ta, chúng sanh nầy.

Như vậy, ta tự quán chiếu, khảo sát sắc và danh của ta. Khi nhận thấy và hiểu biết bản chất thiên nhiên của danh và sắc nơi chính mình ta sẽ nhận thức thân và tâm của tất cả mọi người. Và như vậy, bằng phương cách nầy gánh nặng của pháp hành sẽ suy giảm.

Đức Phật đã chỉ giáo và ta đã lãnh hội, "Không ai có thể làm điều ấy cho ta". Khi học hỏi và thấu hiểu bản chất thiên nhiên của kiếp sinh tồn của mình ta sẽ hiểu biết bản chất của tất cả mọi cuộc sống. Mọi người thật sự đều như nhau. Tất cả chúng ta chỉ mang một "nhãn hiệu" và là "sản phẩm" của một công ty -- chỉ cái dáng bề ngoài có đôi chút khác biệt nhau. Chỉ thế thôi! Cũng như hai loại thuốc "Bort-hai" và "Tum-jai". Cả hai đều là thuốc an thần và chỉ có một loại công hiệu. Nhưng thuốc nầy gọi là "Bort-hai" còn thuốc kia là "Tum-jai". Thật sự không có gì khác biệt. (Trong một trường hợp khác Ngài Ajahn Chah dạy rằng nếu ta biết gìn giữ chính cái tâm của mình thì đó là nghiêm chỉnh trì giới).

Quý Sư sẽ thấy rằng lối nhìn vào sự vật như vậy ngày càng trở nên dễ dàng hơn khi ta dần dần tập hợp chung lại. Ta gọi đó là"dò dẫm đường lối", và đó là phương cách mà ta bắt đầu pháp hành. Ta sẽ trở thành quen thuộc và tinh thông hơn. Chúng ta tiếp tục làm như vậy cho đến khi nhận thức. Và khi sự nhận thức nầy phát sanh ta sẽ trông thấy rõ ràng thực tại.

Lý Thuyết Và Thực Hành

Vậy, hãy tiếp tục thực hành cho đến khi nhận thức rõ ràng thực tại.

Sau một thời gian -- dài hay ngắn tùy khả năng và khuynh hướng riêng của ta -- một loại kiến thức mới sẽ phát sanh. Kiến thức nầy được gọi là Trạch Pháp (Dhamma Vicaya, quán chiếu và phân biệt rành mạch Giáo Pháp). Và đây là đường lối mà Thất Giác Chi khởi sanh trong tâm (Bojjhanga, Thất Giác Chi, là bảy yếu tố của sự giác ngộ). Trạch Pháp là một trong bảy yếu tố ấy. Sáu chi còn lại là niệm, tấn, lạc, an, định và xả.

Nếu có học về Thất Giác Chi ắt ta hiểu những gì kinh sách dạy, nhưng vẫn không thật sự thấy Thất Giác Chi. Thất Giác Chi thật sự chỉ phát sanh trong tâm. Do đó Đức Phật ban truyền cho chúng ta những Lời Dạy khác nhau. Tất cả các bậc Toàn Giác đều giáo truyền con đường để vượt thoát ra khỏi khổ đau, và Giáo Huấn của các Ngài được lưu truyền đến nay là Giáo Huấn có tính cách lý thuyết. Lý thuyết nầy vốn phát nguyên từ pháp hành, nhưng rồi trở thành những lời dạy suông có tính cách từ chương, hay chỉ là những ngôn từ, những chữ được ghi chép trong kinh sách.

Thất Giác Chi thật sự đã tan biến, bởi vì ta không nhận thức nó bên trong chúng ta. Chúng ta không thấy nó trong tâm mình. Nếu vạn nhất có phát sanh, nó sẽ phát sanh từ công phu thực hành. Nếu nó phát sanh từ pháp hành thì đó là những yếu tố của Giáo Pháp dẫn đến giác ngộ, và đó là những chỉ dẫn cho thấy rằng đường lối thực hành của ta là đúng. Nếu hành không đúng nó sẽ không khởi phát.

Nếu thực hành đúng, chúng ta sẽ thấy Giáo Pháp (Dhamma). Vậy, hãy tiếp tục thực hành, dò dẫm dần dần con đường và tiếp tục quán trạch. Không nên nghĩ rằng điều mà chúng ta đang mong tìm có thể ở đâu khác hơn là ngay tại đây.

Một trong mấy đệ tử đầu tiên của Sư đã theo học lớp Pàli tại một ngôi chùa có trường học, trước khi đến đây. ở trường vị sư ấy không thành công nên đến đây thử học phương pháp nầy. Vị sư ấy đến đây, tại Wat Pah Pong nầy, với ý định học pháp môn hành thiền nhằm phát triển khả năng phiên dịch Pàli. Vị ấy có một loại nhận thức về thiền như thế ấy. Rồi Sư giảng cho vị ấy về phương pháp của chúng ta. Vị ấy hiểu sai hoàn toàn, nghĩ rằng đây là vấn đề chỉ ngồi lại hành thiền rồi tự nhiên thấy rõ ràng mọi sự vật.

Nói đến kiến thức về Giáo Pháp thì cả hai, nhà sư có pháp học và vị có pháp hành, đều dùng những từ ngữ như nhau. Tuy nhiên, kiến thức thâu thập được do pháp học và kiến thức do pháp hành không giống hệt như nhau. Hai kiến thức nầy có thể hình như là một, nhưng trong đó có một là thâm diệu hơn, sâu sắc hơn cái kia. Loại kiến thức phát xuất từ pháp hành dẫn đến trạng thái quy hàng, từ bỏ. Cho đến khi có sự quy hàng trọn vẹn chúng ta vẫn kiên trì, nhẫn nại gia công quán niệm. Nếu có tham hay sân hoặc có tâm ưa thích khởi sanh chúng ta không hờ hững lờ hẳn, không màng biết đến nó. Chúng ta không gác bỏ qua một bên mà giữ nó lại và quán trạch, xem từ đâu nó đến và đến bằng cách nào. Nếu trạng thái nầy đã có sẵn trong tâm, ta hãy quán chiếu, xem nó hoạt động chống ta như thế nào. Chúng ta nhìn nó tận tường và hiểu biết những khó khăn mà chính mình đã tự tạo cho mình, vì lầm lạc tin tưởng và đi theo nó. Loại hiểu biết nầy không thể tìm ở đâu khác hơn là trong cái tâm thanh tịnh của ta.

Cũng vì lẽ ấy mà người có pháp học và người có pháp hành hiểu lầm nhau. Thông thường những vị chú trọng riêng biệt về pháp học nói, "Các nhà sư đặc biệt chuyên về pháp môn hành thiền chỉ có những ý kiến riêng tư. Họ không nắm vững căn bản Giáo Lý". Trong thực tế cả hai -- pháp học và pháp hành -- chỉ là một. Nếu nghĩ đến vấn đề nầy như ta nghĩ đến bề mặt và bề trái của bàn tay ắt không khỏi nhằm lẫn. Nếu lật ngửa bàn tay ta thấy hình như bề lưng biến đâu mất. Đúng ra thì bề lưng bàn tay không biến tan đâu mất mà chỉ bị che dấu phía dưới. Nói rằng không thấy nó, không có nghĩa là nó biến mất mà chỉ có nghĩa là nó bị che khuất đâu phía dưới. Đến lúc lật úp bàn tay trở xuống thì không thấy lòng bàn tay. Cũng không phải lòng bàn tay biến mất mà nó chỉ bị che dấu phía dưới.

Phải ghi nhớ nằm lòng điểm nầy khi nghĩ đến pháp hành. Nếu nghĩ rằng nó đã "biến mất" ta gạt bỏ qua một bên để đi học, hy vọng sẽ thâu hoạch thành quả tốt đẹp. Tuy nhiên, dầu có học Giáo Pháp nhiều đến đâu ta vẫn không thông suốt, vì không hiểu biết Chân Lý. Nếu ta thông hiểu bản chất thật sự của Giáo Pháp nó sẽ trở thành sự buông bỏ. Đó là quy hàng, từ khước, dứt bỏ luyến ái (Upadàna, Thủ), không còn đeo níu gì. Hoặc có còn bám níu đi nữa nó cũng ngày càng suy giảm. Đó là sự khác biệt giữa pháp học và pháp hành.

Khi nói về pháp học, ta có thể hiểu pháp nầy như sau: mắt của chúng ta là đề tài để học, tai của chúng ta là đề tài để học -- tất cả là đề tài để học. Ta có thể hiểu hình sắc là thế nầy, thế kia, nhưng ta vẫn bám níu vào hình sắc và không biết con đường để thoát ra khỏi "sắc". Ta có thể phân biệt âm thanh, nhưng vẫn còn vương víu trong "thinh". Hình sắc, âm thanh, hương, vị, những cảm giác của thân và những cảm tưởng, tất cả đều là cạm bẫy, những cái lưới để rập bắt tất cả chúng sanh.

Quán trạch -- tức quán chiếu và phân biệt sự vật -- là phương cách thực hành Giáo Pháp của chúng ta. Khi có cảm thọ phát khởi, ta dùng trí hiểu biết để nhận thức. Nếu thông suốt pháp học ta sẽ lập tức hướng tâm về cảm thọ ấy và trông thấy điều nầy hay điều nọ phát sanh như thế nào rồi trở thành cái gì khác v.v... Nếu không học giáo lý theo đường lối nầy ta chỉ còn trạng thái thiên nhiên của tâm để làm công cụ khảo sát. Đó là Giáo Pháp của ta. Nếu có đủ trí tuệ ta sẽ có thể quán chiếu trạng thái tâm thiên nhiên nầy của chúng ta và dùng nó làm đề tài để học. Đúng y là một. Cái tâm thiên nhiên của ta là giáo lý. Đức Phật dạy hãy nắm lấy bất luận tư tưởng hay cảm thọ nào phát khởi và quán trạch. Hãy dùng thực tại của cái tâm thiên nhiên của chúng ta làm pháp học. Chúng ta nương tựa vào thực tại ấy.

Thiền Minh Sát

Nếu đức tin của ta vững mạnh thì dầu có học giáo lý cùng không, điều ấy không quan trọng. Nếu cái tâm thành tín của ta dẫn chúng ta đến trạng thái phát triển pháp hành, dẫn đến tinh tấn chuyên cần và kiên trì nhẫn nại thì pháp học không còn thiết yếu. Lấy chánh niệm làm nền tảng cho pháp hành, chúng ta luôn luôn chú niệm trong bốn oai nghi, đi, đứng, nằm, ngồi. Có chánh niệm ắt có trạng thái hiểu biết rõ ràng phát sanh cùng lúc. Sự hiểu biết rõ ràng có thể phát sanh nhanh chóng đến độ ta không thể phân biệt tách rời khỏi niệm. Nhưng có chánh niệm là có hiểu biết rõ ràng.

Khi tâm vững chắc không lay chuyển thì chánh niệm phát sanh nhanh chóng, dễ dàng, và trí tuệ cũng phát sanh. Mặc dầu vậy, đôi khi trí tuệ không đủ năng lực hoặc không phát sanh đúng lúc. Chánh niệm và hiểu biết rõ ràng mà thiếu trí tuệ ắt không đủ khả năng kiểm soát tình hình. Thông thường, có chánh niệm và hiểu biết rõ ràng làm nền tảng thì trí tuệ phát sanh để hỗ trợ. Nhưng dầu sao, phải kiên trì gia công khai triển trí tuệ bằng pháp hành thiền Minh Sát (Vipassanà). Như vậy có nghĩa là bất cứ gì phát sanh trong tâm cũng có thể là đối tượng của sự chú niệm và hiểu biết rõ ràng. Nhưng ta phải nhìn sự vật hợp đúng theo ba đặc tướng Anicca, Dukkha, Anattà. Anicca, Vô Thường, là căn bản. Dukkha, Khổ, hàm xúc đặc tính bất toại nguyện. Anattà, Vô Ngã, nói lên rằng không có một tự ngã, không có một thực thể cá biệt đơn thuần. Ta thấy rằng nó chỉ giản dị là một cảm giác phát sanh, không phải tự ngã, không có thực chất, và rồi tự nó sẽ biến tan. Chỉ có thế! Người còn mê hoặc, người không có trí tuệ sẽ bỏ lỡ cơ hội. Người ấy không thể xử dụng hoàn cảnh để tạo lợi ích cho mình.

Nếu trí tuệ hiện hữu ắt có chánh niệm và hiểu biết rõ ràng, ngay tại đây, cùng với trí tuệ. Tuy nhiên vào thời kỳ ban sơ nầy trí tuệ không sâu sắc toàn hảo. Vì lẽ ấy niệm và hiểu biết rõ ràng không hội đủ khả năng để chụp bắt tất cả mọi đối tượng làm đề tài, nhưng trí tuệ vẫn có sẵn đó để hỗ trợ. Trí tuệ sẽ nhận thấy đặc tính của chánh niệm là thế nào và loại cảm giác phát sanh là gì. Hoặc nữa, trí tuệ sẽ nhận thấy một cách tổng quát bất cứ chánh niệm hay cảm giác nào hiện hữu. Đó là tất cả Giáo Pháp.

Đức Phật dùng thiền Minh Sát (Vipassanà) làm căn bản. Ngài thấy rằng cả hai -- tâm chú niệm và sự hay biết rõ ràng ấy -- đều không chắc chắn vững bền và ổn định. Bất cứ gì bất ổn định mà ta muốn nó ổn định đều là nguyên nhân làm cho ta đau khổ. Chúng ta muốn sự vật phải như thế nào, vừa theo ý mình, nhưng phải đau khổ vì sự vật không phải vậy. Đó là ảnh hưởng của tâm ô nhiễm, tâm kém trí tuệ.

Trong khi thực hành chúng ta có khuynh hướng bị dính mắc trong trạng thái muốn cho sự vật dễ dàng, vừa theo ý mình.Không cần phải đi đâu xa để nhận thức điểm nầy. Chỉ quay nhìn trở lại vào thân nầy! Nó có thật sự giống như ta muốn không? Lúc thì ta muốn nó như thế nầy, lúc kế đó ta lại muốn nó như thế kia, nhưng nó có thật sự như ý ta muốn không? Bản chất của thân và tâm đúng là vậy. Đó chỉ giản dị là đường lối của nó.

Điểm nầy trong pháp hành của ta có thể bị sai lầm. Thông thường ta vứt bỏ đi những gì mình cảm nghe không thích. Bất luận gì không vừa lòng là ta loại bỏ. Chúng ta không chịu dừng chân lại để suy gẫm, xem đường lối mà ta thích hay không thích sự vật có thật sự hợp tình hợp lý không. Ta chỉ nghĩ rằng những gì mà ta cho rằng không vừa ý phải là sai quấy, và những gì ta vừa lòng phải là đúng.

Chính tại nơi đây mà ái dục khởi sanh. Khi chúng ta tiếp nhận ngoại cảnh xuyên qua tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, hay ý ắt có cảm giác ưa thích hay không ưa thích phát khởi. Điều nầy cho thấy rằng tâm còn chứa chấp đầy luyến ái. Do đó Đức Phật truyền dạy Giáo Huấn Vô Thường. Ngài dạy chúng ta quán chiếu sự vật. Nếu bám níu, dính mắc vào cái gì không thường còn mà luôn luôn biến đổi thì lẽ dĩ nhiên phải chịu đau khổ. Không có lý do để ta muốn sự vật phải như thế nào tùy hợp sở thích hay tùy theo ý không thích của mình. Không thể làm cho sự vật phải là vậy. Chúng ta không có quyền năng hay loại quyền uy để làm vậy. Dầu ta muốn như thế nào, mọi sự vật đã có sẵn con đường thiên nhiên của nó. Ham muốn như thế ấy không phải là đường lối dẫn thoát ra khỏi đau khổ.

Đến đây chúng ta nhận thấy rằng tâm si mê hiểu biết theo một đường và tâm không bị mê hoặc hiểu theo một lối khác. Khi tâm sáng suốt minh mẫn tiếp nhận một cảm giác thì liền thấy rằng đó là cái gì không nên bám níu, cái gì không nên tự mình đồng hóa với nó. Chính điểm nầy cho thấy rằng tâm có trí tuệ. Nếu không trí tuệ chúng ta chỉ đi theo trạng thái cuồng dại của mình. Sự cuồng dại nầy là không nhận thấy vô thường, khổ, vô ngã. Những gì ưa thích ta xem là tốt đẹp và chân chánh. Điều không hợp ý ta xem là không tốt. Chúng ta không thể đạt đến Giáo Pháp bằng lối nầy, trí tuệ không thể phát sanh. Không thấy rõ điểm nầy ắt trí tuệ không thể phát sanh.

Đức Phật củng cố vững chắc pháp hành thiền Minh Sát và dùng pháp nầy để quán trạch tất cả những cảm tưởng khác nhau. Bất luận gì phát sanh đến tâm, Ngài quán trạch như sau: Dầu ta có ưa thích nó như thế nào nó vẫn bấp bênh, bất ổn định, không chắc chắn. Nó là đau khổ, vì không ngừng phát sanh và hoại diệt, không chịu ảnh hưởng của tâm mình. Tất cả những sự vật ấy không phải là một chúng sanh, một tự ngã, không phải là của ta. Đức Phật dạy ta chỉ xem nó là vậy, nó như thế nào xem như thế ấy. Đó là nguyên tắc mà ta phải giữ vững trong khi hành thiền.

Bây giờ chúng ta thấu hiểu rằng ta không thể buồn vui theo ý muốn. Vui hay buồn chỉ phát sanh đến ta. Đôi khi có lợi cho ta, lắm lúc không. Không thấu hiểu đúng những trạng thái vui hay buồn ấy ắt chúng ta không nhận định chân chánh. Chúng ta sẽ chạy theo ái dục, chạy đi xa, để theo đuổi những tham vọng của mình. Đôi khi ta cảm nghe hạnh phúc, lắm lúc buồn khổ, nhưng đó là tự nhiên. Có lúc ta cảm nghe vừa lòng, khi khác thì phật ý. Cái gì thích ta cho là tốt, điều gì không thích ta nói là xấu. Bằng cách làm như vậy ta tách rời, xa dần, xa dần Giáo Pháp. Trong trường hợp nầy ta không thấu hiểu hoặc không nhận thấy Giáo Pháp và do đó chúng ta mù mờ rối loạn. Tham vọng tăng trưởng bởi vì lúc bấy giờ tâm không còn gì khác hơn là si mê.

Đó là đường lối mà chúng ta bàn thảo đến tâm. Không cần phải đi đâu xa lìa khỏi ta để tìm hiểu. Chỉ nhìn những trạng thái tâm vô thường của mình. Chúng ta thấy rằng nó là bất toại nguyện và không phải là một tự ngã trường tồn bất biến. Nếu phát triển pháp hành theo chiều hướng nầy thì đó là thực hành thiền Minh Sát (Vipassanà). Chúng ta nói rằng đó là nhận thức những gì xảy diễn trong tâm, và chúng ta khai triển trí tuệ bằng cách nầy.

Thiền Vắng Lặng

Pháp hành thiền Vắng Lặng của chúng ta như thế nầy: Thí dụ chúng ta an trụ chú niệm vào hơi-thở-ra-thở-vào, xem đó là căn bản hay phương tiện để kiểm soát tâm. Bằng cách giữ tâm sâu sắc gắn bó theo dõi hơi thở, tâm trở nên vững chắc, vắng lặng và không chao động. Phương pháp thực hành làm cho tâm vắng lặng như vậy gọi là thiền Vắng Lặng (Samatha có nghĩa là vắng lặng, thiền nầy cũng được gọi là thiền Chỉ, thiền Định, đối với thiền Minh Sát, cũng gọi là thiền Quán, hay thiền Tuệ).

Pháp hành nầy rất cần thiết và ta phải hành loại thiền nầy thật nhiều bởi vì thông thường tâm ta chứa đầy khuấy động. Tâm rất bấn loạn và mù mờ. Chúng ta không thể nói từ bao nhiêu năm hay bao nhiêu kiếp sống nó đã là vậy. Nếu ngồi lại và quán niệm, chúng ta sẽ thấy trong tâm có rất nhiều những gì không đưa đến thanh bình, an lạc, vắng lặng và rất nhiều những phần tử mang lại rối loạn, mập mờ, không an tĩnh.

Vì lẽ ấy Đức Phật khuyên dạy chúng ta nên tìm một đề mục hành thiền (công án) thích hợp với khuynh hướng riêng của mình, một đường lối thực hành thích nghi với bẩm tánh mình. Thí dụ như quán tưởng tới lui những phần trong thân như tóc, lông, móng tay móng chân, răng, da ... Pháp hành nầy làm cho tâm trở nên rất an lạc. Nếu niệm năm phần nầy mà tâm trở nên vắng lặng thì đó là dấu hiệu cho thấy rằng công phu nầy thích hợp với khuynh hướng tâm tánh của mình. Bất cứ gì mà ta thấy thích nghi với khuynh hướng tâm tánh mình như vậy, hãy giữ lấy làm đề mục hành thiền và xử dụng nó để khắc phục ô nhiễm.

Một thí dụ khác là suy niệm về hiện tượng chết. Đối với ai còn nhiều tham, sân, si mạnh mẽ và cảm nghe khó lòng tự chế lấy mình thì suy niệm về cái chết của chính mình là một đề mục hữu ích. Ta sẽ thấy rằng tất cả mọi người đều phải chết, dầu giàu hay nghèo. Người tốt hay người xấu đều chết. Tất cả mọi người đều phải chết! Phát triển pháp hành theo chiều hướng nầy sẽ làm khởi sanh thái độ buông bỏ, không bám níu. Càng thường xuyên thực hành, thời tọa thiền của chúng ta càng dễ dàng đem lại trạng thái vắng lặng. Đó là vì pháp hành nầy thích nghi với bẩm tánh của ta. Nếu khuynh hướng tâm tánh của chúng ta không ưa thích pháp hành thiền Vắng Lặng nầy, nó sẽ không dẫn đến thái độ buông bỏ. Nếu đề mục hành thiền nầy thật sự thích hợp, ta sẽ thấy thái độ buông bỏ phát sanh đều đặn mà không gặp khó khăn lớn lao nào và chúng ta sẽ thường xuyên suy tư đến nó.

Về điểm nầy chúng ta có thể thấy một thí dụ trong đời sống hằng ngày. Khi quý vị cư sĩ Phật tử mang đến chùa những mâm vật thực để cúng dường chư Tăng thì chúng tôi sớt vào bát tất cả các món, mỗi thứ một ít. Khi độ xong mỗi thức ăn chúng tôi có thể nói thức nào vừa miệng nhất. Đây chỉ là một thí dụ. Vật thực nào hợp với khẩu vị thì mình sẽ ăn, sẽ thấy nó thích hợp với mình. Còn những món khác thì để qua một bên.

Pháp hành an trụ chú niệm vào hơi-thở-ra thở-vào là một thí dụ điển hình cho loại đề mục thiền thích hợp với tất cả chúng ta.Khi đi quanh đi quẩn hành nhiều loại thiền khác nhau hình như ta cảm nghe không thoải mái. Nhưng lúc vừa mới ngồi lại niệm hơi thở thì ta cảm nghe dễ chịu. Điều nầy có thể nhận thấy một cách rõ ràng. Không cần phải đi tìm ở đâu xa vời, ta có thể xử dụng những gì ở ngay bên cạnh mình, và điều nầy thuận lợi cho ta hơn. Chỉ theo dõi hơi thở. Nó đi ra và trở vào, ra rồi vào. Chúng ta theo dõi bám sát, liên tục không ngừng niệm hơi thở-ra thở-vào như vậy trong một thời gian lâu.

Dần dần tâm ta lắng dịu và ổn định. Những sinh hoạt tâm linh khác sẽ phát sanh nhưng ta cảm nghe còn xa lạ. Cũng như hai người phân lìa, sống xa nhau trong một thời gian sẽ không còn nghe gần gũi nữa. Chúng ta không còn cảm nghe có sự tiếp xúc mạnh mẽ nữa, hoặc có thể không còn nghe tiếp xúc gì cả.

Khi ta quen thuộc với pháp hành niệm hơi thở nó sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nếu tiếp tục gia công thực hành chúng ta sẽ thâu đạt thêm kinh nghiệm và hiểu biết tinh thông bản chất của hơi thở. Ta sẽ hiểu biết hơi thở dài là như thế nào và hơi thở ngắn là như thế nào.

Nhìn theo một lối ta có thể nói đến thức ăn của hơi thở. Trong khi ngồi hay trong khi đi chúng ta thở, khi ngủ chúng ta thở, khi thức chúng ta thở. Nếu không thở ắt chúng ta chết. Suy tư về điểm nầy cho thấy rằng ta sống đây là chỉ nhờ vật thực. Nếu trong mười phút, một tiếng, hay một ngày mà ta không ăn những thức ăn hiểu theo lối hiểu thông thường, thì không sao. Đó là loại vật thực thô kịch. Nhưng nếu không thở, dầu trong một thời gian ngắn đi nữa, ắt chúng ta sẽ chết. Nếu trong năm hoặc mười phút mà không thở ắt phải chết. Quý vị hãy thử xem.

Người hành pháp niệm hơi thở sẽ hiểu biết như vậy. Kiến thức phát sanh từ pháp hành nầy quả thật tuyệt vời. Nếu không quán niệm ắt chúng ta không thấy hơi thở là thức ăn, nhưng trong thực tế lúc nào chúng ta cũng đang "ăn" không khí vào, ra, vào, ra ... luôn luôn, không ngừng nghỉ. Ta sẽ thấy một điều nữa là càng quán niệm theo chiều hướng nầy pháp hành của chúng ta càng mang lại nhiều lợi ích hơn và hơi thở ngày càng vi tế. Cũng có thể hơi thở dừng lại. Ta cảm nghe hình như không còn thở. Trong thực tế hơi thở đi thông qua lỗ chân lông và được gọi là "hơi thở vi tế". Khi tâm hoàn toàn vắng lặng thì thông thường hơi thở dừng lại theo lối nầy. Chúng ta không cần phải giựt mình hay lo sợ. Nếu không còn hơi thở thì ta phải làm gì? Chỉ hiểu biết nó là vậy! Hiểu biết rằng không có hơi thở, thế thôi! Đây là pháp hành chân chánh.

Nơi đây chúng ta đang đề cập đến đường lối hành thiền samatha, pháp hành nhằm phát triển tâm vắng lặng. Nếu đề mục hành thiền thích nghi với ta, nó sẽ dẫn đến loại chứng nghiệm nầy. Đây chỉ là giai đoạn sơ khởi, nhưng bấy nhiêu đó trong pháp hành đủ dẫn dắt ta đi suốt con đường, hay ít ra cũng đưa ta đến mức độ có thể nhận thấy rõ ràng và tiếp tục gia công trong niềm tin vững chắc. Nếu tiếp tục quán niệm theo đường lối nầy ta sẽ càng tinh tấn hơn. Cũng như nước trong lu. Càng siêng năng châm nước, giữ cho lu lúc nào cũng đầy thì những côn trùng sống trong đó như lăng quăng v.v.. sẽ không chết vì bị khô cạn. Chúng ta gia công giữ cho pháp hành hằng ngày luôn luôn viên mãn cũng dường thế ấy. Tất cả đều trở về pháp hành. Chúng ta sẽ cảm nghe thoải mái và an bình. Trạng thái an lạc nầy phát sanh từ nhất điểm tâm, hay tâm niệm an trụ vào một điểm duy nhất.

Tuy nhiên, tâm nhất điểm nầy có thể rất phiền phức, bởi vì chúng ta không muốn bị những trạng thái tâm khác (tức những tâm sở khác) phá rầy. Trong thực tế, các tâm sở khác sẽ khởi phát, và nếu ta duyên theo đó thì chính nó là tâm nhất điểm.

Cũng như ta nhìn thấy những người khác nhau trước mắt, đàn ông có, đàn bà có. Nhưng cảm giác của ta khi thấy họ không giống như cảm giác mà ta có, khi nhìn cha và mẹ ta. Trong thực tế tất cả những người đàn ông đều là đàn ông giống như cha ta, và tất cả các bà đều là đàn bà như mẹ ta. Vậy mà khi nhìn họ ta không có cảm giác như khi nhìn cha và mẹ ta.

Ta cảm nghe rằng cha và mẹ ta quan trọng hơn. Đối với ta, cha mẹ ta có giá trị hơn.

Trạng thái nhất điểm tâm của ta cũng vậy. Phải giữ thái độ đối với nó như đối với cha và mẹ ta. Tất cả những sinh hoạt tâm linh khác ngoài đề mục mà phát sanh thì chúng ta vẫn lưu tâm đến, cũng như ta lưu tâm đến các người đàn ông và đàn bà khác nhau, nói một cách tổng quát. Ta vẫn không ngừng nhìn thấy họ, nhưng chỉ ghi nhận sự có mặt của họ chớ không đặt họ ngang hàng, không cho họ có giá trị xứng đáng như cha và mẹ ta.

Tháo Gỡ Mối Gút

Khi pháp hành thiền Samatha tiến đạt đến mức độ vắng lặng, tâm sẽ trở nên sáng suốt và tỏ rạng. Những cảm xúc khác nhau mà thường phát sanh giờ đây cũng thưa thớt, ít dần. An lạc thanh bình và hạnh phúc dồi dào sẽ đến với ta. Có thể ta bám níu vào và luyến ái trạng thái hỷ lạc an vui ấy. Phải quán sát và suy gẫm rằng "hạnh phúc" ấy không bền vững, và phải quán tưởng rằng tình trạng "vô hạnh phúc" cũng không bền vững trường tồn mà vô thường, luôn luôn biến đổi. Ta sẽ thấu hiểu rằng tất cả những cảm giác đều phù du tạm bợ nhất thời, và không nên bám vào nó. Nhận thức sự vật như vậy vì có trí tuệ. Ta sẽ hiểu biết rằng sự vật là vậy, đúng theo bản chất thiên nhiên của nó.

Hiểu như vậy giống như ta nắm được đầu dây mối nhợ đã thắt chặt cái gút. Nếu ta kéo sợi nhợ theo đúng chiều của nó cái gút sẽ được nới lỏng ra và bắt đầu mở dần. Nó sẽ không còn siết chặt nữa. Làm vậy giống như hiểu biết rằng nó không phải luôn luôn là vậy. Trước kia ta ngỡ rằng sự vật như thế nào thì luôn luôn nó phải như thế ấy, và vì hiểu biết sai lầm như thế ấy càng ngày ta càng siết chặt cái gút. Siết chặt cái gút là đau khổ. Sống như thế ấy rất căng thẳng. Do đó ta dần dần nới lỏng cái gút và ngơi nghỉ. Tại sao nới lỏng cái gút? Bởi vì nó siết chặt. Nếu không bám níu hẳn ta có thể nới lỏng. Nó không thường còn, và luôn luôn phải như vậy. Hãy dựa trên Giáo Lý Vô Thường và xem đó là nền tảng. Cả hai trạng thái -- hạnh phúc và bất hạnh -- đều không thường còn. Ta không thể ỷ lại nơi cái gì luôn luôn biến đổi. Tuyệt đối không có gì thường còn trên thế gian. Với loại hiểu biết nầy ta dần dần chấm dứt những cơn buồn vui và những cảm xúc phát sanh trong tâm. Hiểu biết lầm lạc sẽ ảnh hưởng ngược chiều, cũng với mức độ ấy, và càng tăng trưởng những khuấy động tâm linh. Ý nghĩa của sự tháo gỡ mối gút là vậy. Nó sẽ tiếp tục nới lỏng ra và dần dần ta sẽ buông xả, diệt trừ luyến ái tận gốc rễ.

Khi tiến đến trình độ thấy vô thường, khổ, vô ngã bên trong mình, trong thân và tâm nầy, trong thế gian nầy, một loại nhàm chán sẽ khởi phát đến ta. Đây không phải là trạng thái nhàm chán mà ta thường chứng nghiệm trong đời sống hằng ngày, không phải là chán chê, không muốn biết, không muốn thấy hoặc nói năng điều gì. Cũng không phải là nhàm chán không muốn tiếp xúc, gần gũi hay liên lạc với bất cứ ai. Như thế ấy không phải thật sự là nhàm chán bởi vì còn có sự bám níu, còn luyến ái mà chưa buông bỏ và chưa sáng suốt hiểu biết. Chúng ta vẫn còn ham muốn và phật lòng và chúng ta còn bám níu vào sự vật, những sự vật làm cho ta đau khổ.

Loại nhàm chán mà Đức Phật đề cập đến là một trạng thái tâm không có tham, sân và si. Đây là nhàm chán bởi vì nhìn thấy mọi sự vật đều vô thường. Khi thọ hỷ phát sanh, ta nhận định ngay là nó không tồn tại lâu dài. Đó là loại nhàm chán mà ta sẽ chứng nghiệm. Gọi đó là nibbida, chán nản. Nó có nghĩa là cách xa tham dục và khát vọng. Ta không thấy có gì đáng được ham muốn. Dầu sự vật có đúng theo ý thích hay ý không thích của ta không, điều đó không quan trọng. Chúng ta không tự đồng hóa với sự vật. Ta không cho nó một giá trị nào.

Thực hành như vậy ta không để cho sự vật có lý do gây khó khăn. Ta đã có thấy đau khổ và đã thấy rằng tự đồng hóa mình với những cơn buồn vui không thể tạo hạnh phúc thật sự. Nó làm cho ta bám níu vào hạnh phúc hay bất hạnh, vào ưa thích hay ghét bỏ, vốn tự nó là nguyên nhân sanh đau khổ. Khi vẫn còn bám níu như vậy chúng ta không thể có tâm buông xả, hay thái độ bình thản đối với sự vật. Có những trạng thái tâm được ta ưa thích, vài trạng thái khác thì ta không ưa. Cả hai, hạnh phúc và không hạnh phúc, ưa và ghét, đều là nguyên nhân sanh đau khổ. Chính loại bám níu nầy là nguyên nhân gây đau khổ.Đức Phật dạy rằng bất luận gì tạo đau khổ tự nó là bất toại nguyện.

Tứ Diệu Đế

Như vậy ta nhận thức rằng Giáo Huấn của Đức Phật là hiểu biết đau khổ và nguyên nhân sanh khổ. Thêm nữa là hiểu biết trạng thái giải thoát vượt ra khỏi đau khổ và đường lối thực hành khả dĩ dẫn đến giải thoát. Ngài chỉ dạy ta bốn điều ấy. Khi thấu triệt bốn pháp nầy chúng ta sẽ có thể nhận chân đau khổ khi nó phát sanh. Ta cũng sẽ thấu triệt rằng có nguyên nhân tạo đau khổ. Cái khổ hẳn không phải từ đâu rơi xuống! Khi lòng muốn thoát khổ ta sẽ có thể diệt trừ nguyên nhân sanh ra nó.

Tại sao chúng ta thọ khổ, cái cảm giác bất toại nguyện nầy?

Ta sẽ thấy rằng bởi vì chúng ta bám níu vào những ưa thích và những ghét bỏ. Chúng ta sẽ thấu hiểu rằng chính những hành động của ta làm cho ta đau khổ. Chúng ta đau khổ vì chúng ta gán cho sự vật một giá trị. Do vậy ta nói thấu hiểu đau khổ, thấu hiểu nguyên nhân sanh khổ, thấu hiểu sự thoát khổ và thấu hiểu Con Đường dẫn đến thoát khổ.

Khi thấu hiểu đau khổ ta nỗ lực gia công tháo gỡ cái mối gút. Nhưng phải biết chắc chắn chiều hướng nào là đúng để kéo đầu mối dây. Có nghĩa là phải biết bản chất thật sự của sự vật là thế nào. Chừng ấy luyến ái sẽ được tận diệt. Đó là pháp hành của chúng ta nhằm chấm dứt đau khổ. Thấu hiểu đau khổ, thấu hiểu nguyên nhân sanh khổ, thấu hiểu trạng thái thoát khổ và thấu hiểu Con Đường đưa vượt ra khỏi mọi đau khổ. Đó là Magga (Con Đường). Con đường ấy là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh định. Khi có chánh kiến, hiểu biết chân chánh các pháp ấy, ắt chúng ta có Con Đường. Những pháp ấy có khả năng chấm dứt đau khổ. Nó dẫn dắt chúng ta đến Giới, Định, Tuệ (Sìla, Samàdhi, Pannà).

Phải thông suốt bốn pháp nầy một cách rõ ràng. Ta phải muốn thấu triệt. Phải muốn nhìn thấy các pháp ấy tận mắt, thấy đúng thực tướng của nó. Khi thấy được tận tường bốn pháp trên ta gọi đó là Sacca Dhamma, Giáo Pháp đúng Chân Lý, hay Diệu Đế.

Dầu ta có nhìn vào trong, nhìn về phía trước, hoặc nhìn bên phải hay bên trái, tất cả những gì ta thấy là Diệu Đế, Sacca Dhamma. Ta chỉ giản dị thấy tất cả sự vật đúng như nó là vậy. Đối với những ai đã tiến đạt đến Dhamma, Giáo Pháp, đã thấu triệt Giáo Pháp, dầu đi nơi nào, tất cả mọi sự vật sẽ là Giáo Pháp.

Reading the Natural Mind

(An informal talk given to a group of newly ordained monks after the evening chanting, middle of the Rains Retreat, 1978)

Our way of practice is looking closely at things and making them clear. We're persistent and constant, yet not rushed or hurried. Neither are we too slow. It's a matter of gradually feeling our way and bringing it together. However, all of this bringing it together is working towards something, there is a point to our practice.

For most of us, when we first start to practice, it's nothing other than desire. We start to practice because of wanting. At this stage our wanting is wanting in the wrong way. That is, it's deluded. It's wanting mixed with wrong understanding.

If wanting is not mixed with wrong understanding like this, we say that it's wanting with wisdom (Pañña).[16] It's not deluded -- it's wanting with right understanding. In a case like this we say that it's due to a person's Parami or past accumulations. However, this isn't the case with everyone.

Some people don't want to have desire, or they want not to have desires, because they think that our practice is directed at not wanting. However, if there is no desire, then there's no way of practice.

We can see this for ourselves. The Buddha and all His Disciples practiced to put an end to defilements. We must want to practice and must want to put an end to defilements. We must want to have peace of mind and want not to have confusion. However, if this wanting is mixed with wrong understanding, then it will only amount to more difficulties for us. If we are honest about it, we really know nothing at all. Or, what we do know is of no consequence, since we are unable to use it properly.

Everybody, including the Buddha, started out like this, with the desire to practice -- wanting to have peace of mind and wanting not to have confusion and suffering. These two kinds of desire have exactly the same value. If not understood then both wanting to be free from confusion and not wanting to have suffering are defilements. They're a foolish way of wanting -- desire without wisdom.

In our practice we see this desire as either sensual indulgence or self-mortification. It's in this very conflict that our Teacher, the Buddha, was caught up, just this dilemma. He followed many ways of practice which merely ended up in these two extremes. And these days we are exactly the same. We are still afflicted by this duality, and because of it we keep falling from the Way.

However, this is how we must start out. We start out as worldly beings, as beings with defilements, with wanting devoid of wisdom, desire without right understanding. If we lack proper understanding, then both kinds of desire work against us. Whether it's wanting or not wanting, it's still craving (Tanha). If we don't understand these two things then we won't know how to deal with them when they arise. We will feel that to go forward is wrong and to go backwards is wrong, and yet we can't stop. Whatever we do we just find more wanting. This is because of the lack of wisdom and because of craving.

It's right here, with this wanting and not wanting, that we can understand the Dhamma. The Dhamma which we are looking for exists right here, but we don't see it. Rather, we persist in our efforts to stop wanting. We want things to be a certain way and not any other way. Or, we want them not to be a certain way, but to be another way. Really these two things are the same. They are part of the same duality.

Perhaps we may not realize that the Buddha and all of His Disciples had this kind of wanting. However the Buddha understood regarding wanting and not wanting. He understood that they are simply the activity of mind, that such things merely appear in a flash and then disappear. These kinds of desires are going on all the time. When there is wisdom, we don't identify with them -- we are free from clinging. Whether it's wanting or not wanting, we simply see it as such. In reality it's merely the activity of the natural mind. When we take a close look, we see clearly that this is how it is.


The Wisdom of Everyday Experience

So it's here that our practice of contemplation will lead us to understanding. Let us take an example, the example of a fisherman pulling in his net with a big fish in it. How do you think he feels about pulling it in? If he's afraid that the fish will escape, he'll be rushed and start to struggle with the net, grabbing and tugging at it. Before he knows it, the big fish has escaped -- he was trying too hard.

In the olden days they would talk like this. They taught that we should do it gradually, carefully gathering it in without losing it. This is how it is in our practice; we gradually feel our way with it, carefully gathering it in without losing it. Sometimes it happens that we don't feel like doing it. Maybe we don't want to look or maybe we don't want to know, but we keep on with it. We continue feeling for it. This is practice: if we feel like doing it, we do it, and if we don't feel like doing it, we do it just the same. We just keep doing it.

If we are enthusiastic about our practice, the power of our faith will give energy to what we are doing. But at this stage we are still without wisdom. Even though we are very energetic, we will not derive much benefit from our practice. We may continue with it for a long time and a feeling will arise that aren't going to find the Way. We may feel that we cannot find peace and tranquillity, or that we aren't sufficiently equipped to do the practice. Or maybe we feel that this Way just isn't possible anymore. So we give up!

At this point we must be very, very careful. We must use great patience and endurance. It's just like pulling in the big fish -- we gradually feel our way with it. We carefully pull it in. The struggle won't be too difficult, so without stopping we continue pulling it in. Eventually, after some time, the fish becomes tired and stops fighting and we're able to catch it easily. Usually this is how it happens, we practice gradually gathering it together.

It's in this manner that we do our contemplation. If we don't have any particular knowledge or learning in the theoretical aspects of the Teachings, we contemplate according to our everyday experience. We use the knowledge which we already have, the knowledge derived from our everyday experience. This kind of knowledge is natural to the mind. Actually, whether we study about it or not, we have the reality of the mind right here already. The mind is the mind whether we have learned about it or not. This is why we say that whether the Buddha is born in the world or not, everything is the way it is. Everything already exists according to its own nature. This natural condition doesn't change, nor does it go anywhere. It just is that way. This is called the Sacca Dhamma. However, if we don't understand about this Sacca Dhamma, we won't be able to recognize it.

So we practice contemplation in this way. If we aren't particularly skilled in scripture, we take the mind itself to study and read. Continually we contemplate (lit. talk with ourselves) and understanding regarding the nature of the mind will gradually arise. We don't have to force anything.


Constant Effort

Until we are able to stop our mind, until we reach tranquillity, the mind will just continue as before. It's for this reason that the Teacher says, "Just keep on doing it, keep on with the practice!" Maybe we think, "If I don't yet understand, how can I do it?" Until we are able to practice properly, wisdom doesn't arise. So we say just keep on with it. If we practice without stopping we'll begin to think about what we are doing. We'll start to consider our practice.

Nothing happens immediately, so in the beginning we can't see any results from our practice. This is like the example I have often given you of the man who tries to make fire by rubbing two sticks of wood together. He says to himself, "They say there's fire here." and he begins rubbing energetically. He's very impetuous. He rubs on and on but his impatience doesn't end. He wants to have that fire. He keeps wanting to have that fire, but the fire doesn't come. So he gets discouraged and stops to rest for awhile. He starts again but the going is slow, so he rests again. By then the heat has disappeared; he didn't keep at it long enough. He rubs and rubs until he tires and then he stops altogether. Not only is he tired, but he becomes more and more discouraged until he gives up completely. "There's no fire here!" Actually he was doing the work, but there wasn't enough heat to start a fire. The fire was there all the time but he didn't carry on to the end.

This sort of experience causes the meditator to get discouraged in his practice, and so he restlessly changes from one practice to another. And this sort of experience is also similar to our own practice. It's the same for everybody. Why? Because we are still grounded in defilements. The Buddha had defilements also, but He had a lot of wisdom in this respect. While still worldlings the Buddha and the Arahants were just the same as us. If we are still worldlings then we don't think rightly. Thus when wanting arises we don't see it, and when not wanting arises we don't see it. Sometimes we feel stirred up, and sometimes we feel contented. When we have not wanting we have a kind of contentment, but we also have a kind of confusion. When we have wanting this can be contentment and confusion of another kind. It's all intermixed in this way.


Knowing Oneself and Knowing Others

The Buddha taught us to contemplate our body, for example: hair of the head, hair of the body, nails, teeth, skin...it's all body. Take a look! We are told to investigate right here. If we don't see these things clearly as they are in ourselves, we won't understand regarding other people. We won't see others clearly nor will we see ourselves. However, if we do understand and see clearly the nature of our own bodies, our doubts and wonderings regarding others will disappear. This is because body and mind (Rupa and Nama) are the same for everybody. It isn't necessary to go and examine all the bodies in the world since we know that they are the same as us -- we are the same as them. If we have this kind of understanding then our burden becomes lighter. Without this kind of understanding, all we do is develop a heavier burden. In order to know about others we would have to go and examine everybody in the entire world. That would be very difficult. We would soon become discouraged.

Our Vinaya is similar to this. When we look at our Vinaya (Code of Monks' Discipline) we feel that it's very difficult. We must keep every rule, study every rule, review our practice with every rule. If we just think about it, "Oh, it's impossible!" We read the literal meaning of all the numerous rules and, if we merely follow our thinking about them, we could well decide that it's beyond our ability to keep them all. Anyone who has had this kind of attitude towards the Vinaya has the same feeling about it -- there are a lot of rules!

The scriptures tell us that we must examine ourselves regarding each and every rule and keep them all strictly. We must know them all and observe them perfectly. This is the same as saying that to understand about others we must go and examine absolutely everybody. This is a very heavy attitude. And it's like this because we take what is said literally. If we follow the textbooks, this is the way we must go. Some Teachers teach in this manner -- strict adherence to what the textbooks say. It just can't work that way.[17]

Actually, if we study theory like this, our practice won't develop at all. In fact our faith will disappear, our faith in the Way will be destroyed. This is because we haven't yet understood. When there is wisdom we will understand that all the people in the entire world really amount to just this one person. They are the same as this very being. So we study and contemplate our own body and mind. With seeing and understanding the nature of our own body and mind comes understanding the bodies and minds of everyone. And so, in this way, the weight of our practice becomes lighter.

The Buddha said to teach and instruct ourselves -- nobody else can do it for us. When we study and understand the nature of our own existence, we will understand the nature of all existence. Everyone is really the same. We are all the same "make" and come from the same company -- there are only different shades, that's all! Just like "Bort-hai" and "Tum-jai." They are both pain-killers and do the same thing, but one type is called "Bort-hai" and the other "Tum-jai." Really they aren't different.

You will find that this way of seeing things gets easier and easier as you gradually bring it all together. We call this "feeling our way," and this is how we begin to practice. We'll become skilled at doing it. We keep on with it until we arrive at understanding, and when this understanding arises, we will see reality clearly.


Theory and Practice

So we continue this practice until we have a feeling for it. After a time, depending on our own particular tendencies and abilities, a new kind of understanding arises. This we call Investigation of Dhamma (Dhamma-vicaya), and this is how the Seven Factors of Enlightenment arise in the mind. Investigation of Dhamma is one of them. The others are: Mindfulness, Energy, Rapture, Tranquillity, concentration (Samadhi) and Equanimity.

If we have studied about the Seven Factors of Enlightenment, then we'll know what the books say, but we won't have seen the real Factors of Enlightenment. The real Factors of Enlightenment arise in the mind. Thus the Buddha came to give us all the various Teachings. All the Enlightened Ones have taught the way out of suffering and Their recorded Teachings we call the theoretical Teachings. This theory originally came from the practice, but it has become merely book learning or words.

The real Factors of Enlightenment have disappeared because we don't know them within ourselves, we don't see them within our own minds. If they arise they arise out of practice. If the arise out of practice them they are factors leading to Enlightenment of the Dhamma and we can use their arising as an indication that our practice is correct. If we are not practicing rightly, such things will not appear.

If we practice in the right way, then we can see Dhamma. So we say to keep on practicing, feeling your way gradually and continually investigating. Don't think that what you are looking for can be found anywhere other than right here.

One of my senior disciples had been learning Pali at a study Temple before he came here. He hadn't been very successful with his studies so he thought that, since monks who practice meditation are able to see and understand everything just by sitting, he would come and try this way. He came here to Wat Pah Pong with the intention of sitting in meditation so that he would be able to translate Pali scriptures. He had this kind of understanding about practice. So I explained to him about our way. He had misunderstood completely. He had thought it an easy matter just to sit and make everything clear.

If we talk about understanding Dhamma then both study monks and practice monks use the same words. But the actual understanding which comes from studying theory and that which comes from practicing Dhamma is not quite the same. It may seem to be the same, but one is more profound. One is deeper than the other. The kind of understanding which comes from practice leads to surrender, to giving up. Until there is complete surrender we persevere -- we persist in our contemplation. If desires or anger and dislike arise in our mind, we aren't indifferent to them. We don't just leave them but rather take them and investigate to see how and from where they arise. If such moods are already in our mind, then we contemplate and see how they work against us. We see them clearly and understand the difficulties which we cause ourselves by believing and following them. This kind of understanding is not found anywhere other than in our own pure mind.

It's because of this that those who study theory and those who practice meditation misunderstand each other. Usually those who emphasize study say things like this, "Monks who only practice meditation just follow their own opinions. They have no basis in their Teaching." Actually, in one sense, these two ways of study and practice are exactly the same thing. It can help us to understand if we think of it like the front and back of our hand. If we put our hand out, it seems as if the back of the hand has disappeared. Actually the back of our hand hasn't disappeared anywhere, it's just hidden underneath. When we say that we can't see it, it doesn't mean that it has disappeared completely, it just means that it's hidden underneath. When we turn our hand over, the same thing happens to the palm of the hand. It doesn't go anywhere, it's merely hidden underneath.

We should keep this in mind when we consider practice. If we think that it has "disappeared," we'll go off to study, hoping to get results. But it doesn't matter how much you study about Dhamma, you'll never understand, because you won't know in accordance with Truth. If we do understand the real nature of Dhamma, then it becomes letting go. This is surrender -- removing attachment (Upadana), not clinging anymore, or, if there still is clinging, it becomes less and less. There is this kind of difference between the two ways of study and practice.

When we talk about study, we can understand it like this: our eye is a subject of study, our ear is a subject of study -- everything is a subject of study. We can know that form is like this and like that, but we attach to form and don't know the way out. We can distinguish sounds, but then we attach to them. Forms, sounds, smells, tastes, bodily feelings and mental impressions are all like a snare to entrap all beings.

To investigate these things is our way of practicing Dhamma. When some feeling arises we turn to our understanding to appreciate it. If we are knowledgeable regarding theory, we will immediately turn to that and see how such and such a thing happens like this and then becomes that...and so on. If we haven't learned theory in this way, then we have just the natural state of our mind to work with. This is our Dhamma. If we have wisdom then we'll be able to examine this natural mind of ours and use this as our subject of study. It's exactly the same thing. Our natural mind is theory. The Buddha said to take whatever thoughts and feelings arise and investigate them. Use the reality of our natural mind as our theory. We rely on this reality.


Insight Meditation (Vipassana)

If you have faith it doesn't matter whether you have studied theory or not. If our believing mind leads us to develop practice, if it leads us to constantly develop energy and patience, then study doesn't matter. We have mindfulness as a foundation for our practice. We are mindful in all bodily postures, whether sitting, standing, walking or lying. And if there is mindfulness there will be clear comprehension to accompany it. Mindfulness and clear comprehension will arise together. They may arise so rapidly, however, that we can't tell them apart. But, when there is mindfulness, there will also be clear comprehension.

When our mind is firm and stable, mindfulness will arise quickly and easily and this is also where we have wisdom. Sometimes, though, wisdom is insufficient or doesn't arise at the right time. There may be mindfulness and clear comprehension, but these alone are not enough to control the situation. Generally, if mindfulness and clear comprehension are a foundation of mind, then wisdom will be there to assist. However, we must constantly develop this wisdom through the practice of Insight Meditation. This means that whatever arises in the mind can be the object of mindfulness and clear comprehension. But we must see according to Anicca, Dukkha, Anatta. Impermanence (Anicca) is the basis. Dukkha refers to the quality of unsatisfactoriness, and Anatta says that it is without individual entity. We see that it's simply a sensation that has arisen, that it has no self, no entity and that it disappears of its own accord. Just that! Someone who is deluded, someone who doesn't have wisdom, will miss this occasion, he won't be able to use these things to advantage.

If wisdom is present then mindfulness and clear comprehension will be right there with it. However, at this initial stage the wisdom may not be perfectly clear. Thus mindfulness and clear comprehension aren't able to catch every object, but wisdom comes to help. It can see what quality of mindfulness there is and what kind of sensation has arisen. Or, in its most general aspect, whatever mindfulness there is or whatever sensation there is, it's all Dhamma.

The Buddha took the practice of Insight Meditation as His foundation. He saw that this mindfulness and clear comprehension were both uncertain and unstable. Anything that's unstable, and which we want to have stable, causes us to suffer. We want things to be according to our own desires, but we must suffer because things just aren't that way. This is the influence of an unclean mind, the influence of a mind which is lacking wisdom.

When we practice we tend to become caught up in wanting it easy, wanting it to be the way we like it. We don't have to go very far to understand such an attitude. Merely look at this body! Is it ever really the way we want it? One minute we like it to be one way and the next minute we like it to be another way. Have we ever really had it the way we liked? The nature of our bodies and minds is exactly the same in this regard. It simply is the way it is.

This point in our practice can be easily missed. Usually, whatever we feel doesn't agree with us, we throw out; whatever doesn't please us, we throw out. We don't stop to think whether the way we like and dislike things is really the correct way or not. We merely think that the things we find disagreeable must be wrong, and those which we find agreeable must be right.

This is where craving comes from. When we receive stimuli by way of eye, ear, nose, tongue, body or mind, a feeling of liking or disliking arises. This shows that the minds is full of attachment. so the Buddha gave us this Teaching of Impermanence. He gave us a way to contemplate things. If we cling to something which isn't permanent, then we'll experience suffering. There's no reason why we should want to have these things in accordance with our likes and dislikes. It isn't possible for us to make things be that way. We don't have that kind of authority or power. Regardless of however we may like things to be, everything is already the way it is. Wanting like this is not the way out of suffering.

Here we can see how the mind which is deluded understands in one way, and the mind which is not deluded understands in another way. When the mind with wisdom receives some sensation for example, it sees it as something not to be clung to or identified with. This is what indicates wisdom. If there isn't any wisdom then we merely follow our stupidity. This stupidity is not seeing impermanence, unsatisfactoriness and not-self. That which we like we see as good and right. That which we don't like we see as not good. We can't arrive at Dhamma this way -- wisdom cannot arise. If we can see this, then wisdom arises.

The Buddha firmly established the practice of Insight Meditation in His mind and used it to investigate all the various mental impressions. Whatever arose in His mind He investigated like this: even though we like it, it's uncertain. It's suffering, because these things which are constantly rising and falling don't follow the influence of our minds. All these things are not a being or a self, they don't belong to us. The Buddha taught us to see them just as they are. It is this principle on which we stand in practice.

We understand then, that we aren't able to just bring about various moods as we wish. Both good moods and bad moods are going to come up. Some of them are helpful and some of them are not. If we don't understand rightly regarding these things, then we won't be able to judge correctly. Rather we will go running after craving -- running off following our desire.

Sometimes we feel happy and sometimes we feel sad, but this is natural. Sometimes we'll feel pleased and at other times disappointed. What we like we hold as good, and what we don't like we hold as bad. In this way we separate ourselves further and further and further from Dhamma. When this happens, we aren't able to understand or recognize Dhamma, and thus we are confused. Desires increase because our minds have nothing but delusion.

This is how we talk about the mind. It isn't necessary to go far away from ourselves to find understanding. We simply see that these states of mind aren't permanent. We see that they are unsatisfactory and that they aren't a permanent self. If we continue to develop our practice in this way, we call it the practice of Vipassana or Insight Meditation. We say that it is recognizing the contents of our mind and in this way we develop wisdom.


Samatha (Calm) Meditation

Our practice of Samatha is like this: We establish the practice of mindfulness on the in-and out-breath, for example, as a foundation or means of controlling the mind. By having the mind follow the flow of the breath it becomes steadfast, calm and still. This practice of calming the mind is called Samatha Meditation. It's necessary to do a lot of this kind of practice because the mind is full of many disturbances. It's very confused. We can't say how many years or how many lives it's been this way. If we sit and contemplate we'll see that there's a lot that doesn't conduce to peace and calm and a lot that leads to confusion!

For this reason the Buddha taught that we must find a meditation subject which is suitable to our particular tendencies, a way of practice which is right for our character. For example, going over and over the parts of the body: hair of the head, hair of the body, nails, teeth and skin, can be very calming. The mind can become very peaceful from this practice. If contemplating these five things leads to calm, it's because they are appropriate objects for contemplation according to our tendencies. Whatever we find to be appropriate in this way, we can consider to be our practice and use it to subdue the defilements.

Another example is recollection of death. For those who still have strong greed, aversion and delusion and find them difficult to contain, it's useful to take this subject of personal death as a meditation. We'll come to see that everybody has to die, whether rich or poor. We'll see both good and evil people die. Everybody must die! Developing this practice we find that an attitude of dispassion arises. The more we practice the easier our sitting produces calm. This is because it's a suitable and appropriate practice for us. If this practice of Calm Meditation is not agreeable to our particular tendencies, it won't produce this attitude of dispassion. If the object is truly suited to us then we'll find it arising regularly, without great difficulty, and we'll find ourselves thinking about it often.

Regarding this we can see an example in our everyday lives. When laypeople bring trays of many different types of food to offer the monks, we taste them all to see which we like. When we have tried each one we can tell which is most agreeable to us. This is just an example. That which we find agreeable to our taste we'll eat, we find most suitable. We won't bother about the other various dishes.

The practice of concentrating our attention on the in-and out-breath is an example of a type of meditation which is suitable for us all. It seems that when we go around doing various different practices, we don't feel so good. But as soon as we sit and observe our breath we have a good feeling, we can see it clearly. There's no need to go looking far away, we can use what is close to us and this will be better for us. Just watch the breath. It goes out and comes in, out and in -- we watch it like this. For a long time we keep watching our breathing in and out and slowly our mind settles. Other activity will arise but we feel like it is distant from us. Just like when we live apart from each other and don't feel so close anymore. We don't have the same strong contact anymore or perhaps no contact at all.

When we have a feeling for this practice of mindfulness of breathing, it becomes easier. If we keep on with this practice we gain experience and become skilled at knowing the nature of the breath. We'll know what it's like when it's long and what it's like when it's short.

Looking at it one way we can talk about the food of the breath. While sitting or walking we breathe, while sleeping we breathe, while awake we breathe. If we don't breathe then we die. If we think about it we see that we exist only with the help of food. If we don't eat ordinary food for ten minutes, an hour or even a day, it doesn't matter. This is a course kind of food. However, if we don't breathe for even a short time we'll die. If we don't breathe for five or ten minutes we would be dead. Try it!

One who is practicing mindfulness of breathing should have this kind of understanding. The knowledge that comes from this practice is indeed wonderful. If we don't contemplate then we won't see the breath as food, but actually we are "eating" air all the time, in, out, in, out...all the time. Also you'll find that the more you contemplate in this way, the greater the benefits derived from the practice and the more delicate the breath becomes. It may even happen that the breath stops. It appears as if we aren't breathing at all. Actually, the breath is passing through the pores of the skin. This is called the "delicate breath." When our mind is perfectly calm, normal breathing can cease in this way. We need not be at all startled or afraid. If there's no breathing what should we do? Just know it! Know that there is no breathing, that's all. This is the right practice here.

Here we are talking about the way of Samatha practice, the practice of developing calm. If the object which we are using is right and appropriate for us, it will lead to this kind of experience. This is the beginning, but there is enough in this practice to take us all the way, or at least to where we can see clearly and continue in strong faith. If we keep on with contemplation in this manner, energy will come to us. This is similar to the water in an urn. We put in water and keep it topped up. We keep on filling the urn with water and thereby the insects which live in the water don't die. Making effort and doing our everyday practice is just like this. It all comes back to practice. We feel very good and peaceful.

This peacefulness comes from our one-pointed state of mind. This one-pointed state of mind, however, can be very troublesome, since we don't want other mental states to disturb us. Actually, other mental states do come and, if we think about it, that in itself can be the one-pointed state of mind. It's like when we see various men and women, but we don't have the same feeling about them as we do about our mother and father. In reality all men are male just like our father and all women are female just like our mother, but we don't have the same feeling about them. We feel that our parents are more important. They hold greater value for us.

This is how it should be with our one-pointed state of mind. We should have the same attitude towards it as we would have towards our own mother and father. All other activity which arises we appreciate in the same way as we feel towards men and women in general. We don't stop seeing them, we simply acknowledge their presence and don't ascribe to them the same value as our parents.


Undoing the Knot

When our practice of Samatha arrives at calm, the mind will be clear and bright. The activity of mind will become less and less. The various mental impressions which arise will be fewer. When this happens great peace and happiness will arise, but we may attach to that happiness. We should contemplate that happiness as uncertain. We should also contemplate unhappiness as uncertain and impermanent. We'll understand that all the various feelings are not lasting and not to be clung to. We see things in this way because there's wisdom. We'll understand that things are this way according to their nature.

If we have this kind of understanding it's like taking hold of one strand of a rope which makes up a knot. If we pull it in the right direction, the knot will loosen and begin to untangle. It'll no longer be so tight or so tense. This is similar to understanding that it doesn't always have to be this way. Before, we felt that things would always be the way they were and, in so doing, we pulled the knot tighter and tighter. This tightness is suffering. Living that way is very tense. So we loosen the knot a little and relax. Why do we loosen it? Because it's tight! If we don't cling to it then we can loosen it. It's not a permanent condition that must always be that way.

We use the Teaching of Impermanence as our basis. We see that both happiness and unhappiness are not permanent. We see them as not dependable. There is absolutely nothing that's permanent. With this kind of understanding we gradually stop believing in the various moods and feelings which come up in the mind. Wrong understanding will decrease to the same degree that we stop believing in it. This is what is meant by undoing the knot. It continues to become looser. Attachment will be gradually unrooted.


Disenchantment

When we come to see impermanence, unsatisfactoriness and not-self in ourselves, in this body and mind, in this world, then we'll find that a kind of boredom will arise. This isn't the everyday boredom that makes us feel like not wanting to know or see or say anything, or not wanting to have anything to do with anybody at all. That isn't real boredom, it still has attachment, we still don't understand. We still have feelings of envy and resentment and are still clinging to the things which cause us suffering.

The kind of boredom which the Buddha talked about is a condition without anger or lust. It arises out of seeing everything as impermanent. When pleasant feeling arises in our mind, we see that it isn't lasting. This is the kind of boredom we have. We call it Nibbida or disenchantment. That means that it's far from sensual craving and passion. We see nothing as being worthy of desire. Whether or not things accord with our likes and dislikes, it doesn't matter to us, we don't identify with them. We don't give them any special value.

Practicing like this we don't give things reason to cause us difficulty. We have seen suffering and have seen that identifying with moods can not give rise to any real happiness. It causes clinging to happiness and unhappiness and clinging to liking and disliking, which is in itself the cause of suffering. When we are still clinging like this we don't have an even-minded attitude towards things. Some states of mind we like and others we dislike. If we are still liking and disliking, then both happiness and unhappiness are suffering. It's this kind of attachment which causes suffering. The Buddha taught that whatever causes us suffering is in itself unsatisfactory.


The Four Noble Truths

Hence we understand that the Buddha's Teaching is to know suffering and to know what causes it to arise. And further, we should know freedom from suffering and the way of practice which leads to freedom. He taught us to know just these four things. When we understand these four things we'll be able to recognize suffering when it arises and will know that it has a cause. We'll know that it didn't just drift in! When we wish to be free from this suffering, we'll be able to eliminate its cause.

Why do we have this feeling of suffering, this feeling of unsatisfactoriness? We'll see that it's because we are clinging to our various likes and dislikes. We come to know that we are suffering because of our own actions. We suffer because we ascribe value to things. So we say, know suffering, know the cause of suffering, know freedom from suffering and know the Way to this freedom. When we know about suffering we keep untangling the knot. But we must be sure to untangle it by pulling in the right direction. That is to say, we must know that this is how things are. Attachment will be torn out. This is the practice which puts an end to our suffering.

Know suffering, know the cause of suffering, know freedom from suffering and know the Path which leads out of suffering. This is Magga (Path). It goes like this: Right View, Right Thought, Right Speech, Right Action, Right Livelihood, Right Effort, Right Mindfulness, Right Concentration. When we have the right understanding regarding these things, then we have the Path. These things can put an end to suffering. They lead us to morality, concentration and wisdom (Sila, Samadhi, Pañña).

We must clearly understand these four things. We must want to understand. We must want to see these things in terms of reality. When we see these four things we call this Sacca Dhamma. Whether we look inside or in front or to the right or left, all we see is Sacca Dhamma. We simply see that everything is the way it is. For someone who has arrived at Dhamma, someone who really understands Dhamma, wherever he goes, everything will be Dhamma.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn