3. Bản chất của giáo pháp (Dhamma Nature)

03 Tháng Bảy 201414:34(Xem: 7764)
GIÁC MINH
Những Lời Dạy Của Ngài AJAHN CHAH
Sunanda Phạm Kim Khánh và Sumanā Lê Thị Sương
chuyển ngữ từ Anh sang Việt
BODHINYANA
A Collection of Dhamma Talks by The Venerable Ajahn Chah (Phra Bodhinyana Thera)
Copyright © 1982 The Sangha, Bung Wai Forest Monastery
3. Bản chất của giáo pháp
(Dhamma Nature)

(Dưới đây là một thời Pháp do Ngài AJAHN CHAH thuyết giảng cho một nhóm đệ tử người Tây Phương tại chùa Bung Wai, Thái Lan, trong mùa an cư kiết hạ năm 1977).

Một cội cây ăn trái trổ hoa đầy cành. Thỉnh thoảng một ngọn gió nhẹ nhàng thoáng qua, thổi bay rải rác xuống đất những tai hoa đang tung nở. Vài nụ còn trên cây, nở ra thành trái non. Ngọn gió khác thổi qua, cùng thế ấy làm một vài trái xanh rơi rụng. Trên cành vẫn còn những trái khác gần già hoặc đã già và những trái đã chín mùi, chờ ngày lìa cành.

Con người cũng cùng một thế ấy. Cũng như hoa và trái trước những cơn gió của đời sống con người cũng rơi rụng vào nhiều lứa tuổi khác nhau. Có trẻ con chết từ khi còn trong bụng mẹ. Những em bé khác lìa đời chỉ vài ngày sau khi được sanh ra. Những em khác nữa sống vài năm rồi ra đi. Cũng có những thanh thiếu niên, nam hay nữ, chết trong tuổi xuân xanh, và những vị khác, niên cao tuổi lớn, tuy đã già yếu mà vẫn còn thọ, nhưng rồi cũng sẽ cất bước lên đường.

Trong khi suy gẫm về kiếp nhân sinh, ta hãy nghĩ nhớ đến bản chất phù du của hoa và trái trước gió -- cả hai đều rất bấp bênh, bất ổn định, không có gì chắc chắn.

Bản chất bấp bênh không bền vững nầy cũng có thể được thấy trong đời sống ở các tự viện. Vài người đến chùa với ý định xuất gia, lắm khi họ đã xuống tóc. Rồi đổi ý ra về. Vài người khác đã xuất gia sa di, nhưng quyết định hoàn tục. Có người chỉ xuất gia trong ba tháng Hạ, rồi trở về với cuộc sống tại gia cư sĩ. Chỉ giống như hoa và trái trước gió -- rất bấp bênh, không có gì chắc chắn.

Tâm của ta cũng dường thế ấy. Một thọ cảm phát sanh, kéo tới đẩy lui cái tâm, rồi tâm rơi rụng -- giống như hoa và trái.

Đức Phật thấu hiểu đặc tính bấp bênh của vạn hữu. Ngài quan sát hiện tượng hoa quả trước gió và suy gẫm về các vị tỳ khưu và sa di, đệ tử Ngài, và nhận thức rằng các vị nầy cốt yếu cũng cùng một bản chất bấp bênh, không chắc chắn. Làm thế nào khác hơn được? Đó chỉ là con đường của tất cả mọi sự vật.

Như vậy, đối với vị hành giả luôn luôn cảnh giác, không cần phải có người khuyên nhủ và dạy dỗ dài dòng để có thể nhìn thấy và lãnh hội. Trường hợp Vua Chanokomun, tiền thân của Đức Phật trong một kiếp sống quá khứ xa xưa, là một thí dụ. Ngài không cần học hỏi nhiều. Chỉ quan sát một cây xoài là tất cả những gì Ngài đã làm để có thể thấu hiểu sự vật.

Ngày kia, trong khi ngồi trên thớt tượng để cùng với một nhóm quần thần dạo chơi trong công viên, Vua thoáng nhìn thấy vài cây xoài có trái chín nặng trĩu trên cành.

Vào lúc ấy Vua không thể dừng lại kịp thời nên nghĩ thầm, để chuyến đi trở về sẽ dừng lại hái vài trái thưởng thức. Tuy nhiên, Vua không ngờ rằng các vị đại thần từ phía sau đi đến, nhìn thấy xoài ngon, xúm lại dùng cây, vừa thọc vừa quơ đập lung tung cho trái rụng. Đập tới đập lui, không mấy lúc cây xoài gãy nhánh và rụng lá tơi bời, trở nên xơ xác, cằn cỗi trơ trọi.

Vào buổi chiều đi trở lại ngang qua vườn xoài, Vua còn đang tưởng tượng mùi vị ngon ngọt của những trái xoài chín cây thì hết sức ngạc nhiên chỉ còn thấy những cây xoài cành lá xơ rơ xác rác, không còn trái đâu nữa.

Vua lấy làm thất vọng và bất mãn. Rồi Vua nhìn sang phía bên kia thấy một cây khác bên cạnh, cành lá vẫn còn nguyên vẹn. Vua tìm hiểu tại sao, và sớm nhận thức rằng vì cây nầy không có trái. Nếu cây không có trái thì không ai khuấy nhiễu và do đó, không ai làm gãy cành rơi lá. Bài học nầy thấm sâu vào tâm tư của nhà vua trên đường ngự giá hồi cung: "Kiếp sống làm vua thật là khó khăn, phiền muộn và đầy bực dọc. Luôn luôn cần phải lo lắng cho tất cả thần dân. Lại còn biết bao phiền lụy hơn nữa nếu có mưu toan tấn công, cướp giựt, hay xâm chiếm phần nào của vương quốc?" Mãi suy tư Vua không thể an giấc. Dầu có ngủ đi nữa cũng chiêm bao mộng mị.

Hình ảnh cây xoài không trái với cành lá sum sê tươi tốt nguyên vẹn luôn luôn lảng vảng trong tâm. Rồi Vua suy tư: "Nếu chúng ta trở thành giống như cây xoài không trái nầy, cành và lá của chúng ta ắt cũng sẽ như vậy, không bị tổn hại".

Vua ngồi trong cung thất, trầm tư mặc tưởng. Cuối cùng lãnh hội và thấm nhuần bài học của cây xoài, Vua quyết định xuất gia, sống đời tu sĩ. Vua tự ví mình như cây xoài và nghĩ rằng nếu không dấn thân vương víu trong đường lối của thế gian ắt ta sẽ trở nên độc lập, tự do, không còn phải bận bịu lo âu, không còn phải đương đầu với những khó khăn phiền phức, và tâm trí sẽ không bị khuấy động. Suy tư như thế rồi Vua ra đi.

Kể từ lúc ấy, bất luận đến đâu, khi có ai hỏi thầy của Ngài là ai thì Ngài liền đáp, "là cây xoài". Ngài không cần phải thọ nhận giáo huấn dông dài. Chỉ một cây xoài đủ làm bừng tỉnh và đưa Ngài thẳng vào Opanayiko Dhamma, Giáo Pháp hướng trở vào nội tâm. Nhờ sự giác tỉnh nầy Vua trở thành một nhà sư, người có ít bận bịu lo âu, người sống tri túc, biết đủ với chút ít gìmà mình có, người biết thỏa thích trong cuộc sống ẩn dật, an tĩnh, đơn độc một mình. Ngài từ bỏ cuộc sống trên nhung lụa của đời vương giả và cuối cùng được thanh bình an lạc.

Trong câu chuyện, lúc bấy giờ Đức Phật là một vị Bồ Tát đang nỗ lực liên tục tiến bước trên con đường hướng về Đạo Quả Phật. Cũng như Đức Phật vào thời làm Vua Chanokomum, chúng ta phải nhìn quanh và quan sát, bởi vì tất cả mọi sự vật trên thế gian đều sẵn sàng giáo huấn, cung ứng cho ta bài học.

Dầu chỉ với chút ít trí tuệ trực giác chúng ta sẽ có thể lãnh hội rõ ràng, xuyên qua đường lối của thế gian. Chúng ta sẽ thấu hiểu rằng mọi sự vật trên thế gian là một vị thầy. Cây cối và dây leo chẳng hạn, có thể hé mở cho ta thấy bản chất của thực tại. Với trí tuệ, không cần phải hỏi ai cả, không cần phải học với ai. Ta có thể học nơi thiên nhiên, đủ để giác ngộ, như trường hợp Vua Chanokomum, bởi vì tất cả mọi sự vật đều theo con đường của Chân Lý, không tách rời ra khỏi Chân Lý.

Tác phong tự tại và tự chế kết hợp với trí tuệ, và hai đức tính nầy -- tự tại và tự chế -- có thể khai triển tuệ minh sát, đưa ta tiến sâu vào vị trí thông suốt đường lối của Thiên Nhiên. Bằng cách ấy chúng ta sẽ thấu triệt chân lý cùng tột của vạn pháp là Vô Thường, Khổ và Vô Ngã (Aniccà, Dukkha và Anattà). Thí dụ như cây. Tất cả những cây cối trên quả địa cầu đều như nhau, là "Một", khi ta nhìn xuyên qua thực tại "Vô Thường, Khổ, Vô Ngã". Trước tiên cây mọc lên, lớn, và già, trong lúc ấy không ngừng biến đổi, cho đến khi cằn cỗi và chết, như mỗi cây đều phải chết.

Cùng thế ấy, người và thú được sanh ra, trưởng thành và không ngừng biến chuyển trong suốt thời gian ấy cho đến khi qua đời. Những biến đổi khác nhau xảy diễn vô số lần trong khoảng thời gian chuyển tiếp từ sanh đến tử đã chỉ rõ Con Đường của Giáo Pháp, tức nói lên đặc tính thiên nhiên của vạn pháp là vô thường, hư hoại và tan rã.

Nếu giác tỉnh và thông suốt, nếu nghiên cứu học hỏi với trí tuệ và chánh niệm, chúng ta sẽ thấy Giáo Pháp (Dhamma) là thực tại. Vậy chúng ta sẽ thấy con người luôn luôn được sanh ra, trưởng thành và cuối cùng chết. Mỗi người, và tất cả mọi người, đều phải trải qua vòng quanh sanh và tử. Vì lẽ ấy mỗi người trong vũ trụ là "Một" chúng sanh, tất cả đều in nhau. Như vậy, khi nhận thấy rõ ràng và tường tận một người thì cũng giống như ta thấy tất cả mọi người trên thế gian.

Cùng thế ấy, tất cả mọi sự vật là Giáo Pháp. Không phải chỉ những sự vật được thấy bằng mắt thịt mà chí đến những sự vật thấy trong tâm cũng vậy. Một ý nghĩ khởi sanh, rồi biến đổi và tan biến. Đó là Danh Pháp (Nàma-Dhamma), chỉ giản dị là một cảm thọ tâm linh khởi phát và trôi qua. Đó là bản chất thật sự của tâm. Chung hợp lại, đó là Diệu Đế của Giáo Pháp, hay Chân Lý thâm diệu cao siêu của Giáo Pháp. Nếu không nhìn và không quan sát bằng đường lối nầy ắt ta sẽ không thật sự thấy! Nếu thấy, ắt ta sẽ có trí tuệ để lắng nghe Giáo Pháp mà Đức Thế Tôn đã ban truyền.

--Đức Phật ở đâu?
--Đức Phật ở trong Giáo Pháp.
--Giáo Pháp ở đâu?
--Giáo Pháp ở trong Đức Phật. Ngay tại đây, trong hiện tại.
--Tăng Giàđâu?
--Tăng Già ở trong Giáo Pháp.

Phật, Pháp và Tăng hiện hữu trong tâm chúng ta, nhưng ta phải thấy rõ ràng. Vài người chỉ chụp lấy câu nói và mỗi khi có cơ hội, họ mạnh dạn lặp lại, "ồ, Phật, Pháp và Tăng hiện hữu trong tâm tôi." Nhưng pháp hành của họ không thích ứng, hoặc không thích nghi và do đó, không xứng đáng để có thể cung thỉnh Phật, Pháp, Tăng ngự vào trong tâm của họ. "Cái tâm" trước tiên phải là tâm thông hiểu Giáo Pháp.

Đem mọi sự vật trở về điểm nầy của Giáo Pháp ta sẽ biết rằng Chân Lý thật sự có hiện hữu trên thế gian và như vậy, chúng ta có thể nương theo pháp hành để chứng ngộ.

Thí dụ "Danh Pháp" (Nàma-Dhamma) như những thọ cảm, những suy tư, tưởng tượng v.v... tất cả đều bất ổn định, không chắc chắn vững bền. Khi sân hận phát sanh, nó tăng trưởng và biến đổi, rồi cuối cùng tan biến. Hạnh phúc cũng vậy, phát khởi, tăng trưởng và biến chuyển, rồi cuối cùng tan biến. Tất cả đều trống rỗng. Nó không phải thật sự là "cái gì". Mãi mãi, đường lối của tất cả mọi sự vật -- cả tinh thần lẫn vật chất -- đều là như vậy. Bên trong chúng ta có thân và tâm. Bên ngoài có cây cối, các loại dây leo và các vật khác. Tất cả đều phơi bày rõ ràng định luật phổ thông về bản chất bấp bênh, không chắc chắn của toàn thể vạn pháp.

Dầu là một cội cây, một hòn núi hay một con vật, tất cả đều là Giáo Pháp, mọi sự vật là Giáo Pháp. Giáo Pháp ở đâu? Ở cùng khắp. Một cách giản dị, không có gì không phải là Giáo Pháp. Cái "không phải là Giáo Pháp" không hiện hữu. Giáo Pháp là Thiên Nhiên. Đó là "Sacca Dhamma", Giáo Pháp của chân lý, Giáo Pháp đúng với chân lý. Nếu ta thấy Thiên Nhiên tức là ta thấy Giáo Pháp. Nếu thấy Giáo Pháp, tức thấy Thiên Nhiên. Khi thấy Thiên Nhiên ta thấu hiểu Giáo Pháp.

Và như vậy, học hỏi thật nhiều có lợi ích gì, khi mà chân lý cùng tột của đời sống, trong mỗi khoảnh khắc, trong mỗi hành động, chỉ là một vòng sanh và tử, lẩn quẩn loanh quanh vô cùng tận? Nếu ta giữ chánh niệm, ghi nhận và giác tỉnh trong khi đi, đứng, nằm, ngồi, thì sự tự hay biết mình đã sẵn sàng để phát khởi. Đó là thấu hiểu chân lý của Giáo Pháp, đã có hiện hữu nơi đây và trong hiện tại.

Trong hiện tại, Đức Phật -- vị Phật thật sự -- vẫn còn sống, bởi vì Ngài chính là Giáo Pháp, "Sacca Dhamma". Và "Giáo Pháp của Chân Lý" mà giúp làm cho ta có thể thành Phật vẫn hiện hữu tồn tại. Giáo Pháp ấy không lẩn trốn nơi nào cả!

Giáo Pháp ấy làm khởi phát hai vị Phật: một trong thân, và vị Phật khác trong tâm.

"Giáo Pháp thật sự", Đức Phật dạy Ngài Ànanda, "chỉ có thể chứng ngộ bằng pháp hành". Người thấy Giáo Pháp là thấy Phật. Người thấy Phật là thấy Giáo Pháp. Tại sao? -- Trước kia không có Phật. Chỉ sau khi Đạo Sĩ Siddhattha Gotama chứng ngộ Giáo Pháp Ngài mới trở thành Phật. Nếu chúng ta giải thích như vậy thì Ngài cũng như ta. Nếu chứng ngộ Giáo Pháp ắt chúng ta cũng sẽ thành Phật, y như Ngài. Đó là vị Phật trong tâm hay Danh Pháp (Nàma-Dhamma).

Phải giữ chánh niệm trong mỗi việc mà ta làm, bởi vì chính ta sẽ trở thành người thừa kế, lãnh trọn di sản của những nghiệp, thiện cũng như bất thiện, của mình. Hành thiện, gặt quả lành. Làm điều ác, gặt quả dữ. Không cần tìm ở đâu xa vời. Chỉ nhìn vào cuộc sống hằng ngày của ta cũng đủ thấu hiểu điều nầy. Đạo Sĩ Siddartha Gotama đã giác tỉnh và chứng ngộ Chân Lý ấy. Và do nhờ vậy mà có một vị Phật xuất hiện trên thế gian. Cùng thế ấy, nếu mỗi người và tất cả mọi người thực hành và chứng đắc Chân Lý, chừng ấy họ cũng vậy, tất cả đều sẽ tự mình biến đổi và trở thành Phật.

Đức Phật vẫn còn đây. Nghe vậy vài người sẽ lấy làm hoan hỷ nói rằng: "Nếu Đức Phật vẫn hiện hữu thì tôi còn có thể thực hành Giáo Pháp!" Đó là đường lối mà ta phải nhìn vào vấn đề.

Giáo Pháp mà Đức Phật chứng ngộ là Giáo Pháp hiện hữu trên thế gian một cách thường xuyên, và ta có thể ví như nước mạch trong lòng đất, luôn luôn hiện hữu dưới đất. Người muốn đào giếng lấy nước phải đào sâu vào lòng đất, đủ sâu để gặp mạch nước. Nước mạch vẫn hiện hữu. Người kia không tạo nên, mà chỉ khám phá ra mạch. Cùng thế ấy, Đức Phật không sáng tạo Giáo Pháp. Ngài cũng không đặt để hay ban hành Giáo Pháp. Ngài chỉ khám phá ra cái gì đã sẵn có. Do nhờ công phu quán niệm Đức Phật đã thấy Giáo Pháp. Vì lẽ ấy ta nói rằng Đức Phật giác ngộ, bởi vì giác ngộ là thông suốt, thấu triệt Giáo Pháp. Giáo Pháp là Chân Lý của thế gian. Vì Ngài thấy Giáo Pháp nên người ta tôn gọi Ngài là Phật. Và Giáo Pháp là cái gì làm cho những người khác cũng trở thành Phật, "Người Hiểu Biết", người thấu triệt Giáo Pháp.

Những ai có phẩm hạnh thanh cao và có niềm tin vững chắc nơi Phật-Pháp (Buddha-Dhamma) sẽ không bao giờ kém giới đức và từ bi. Với sự hiểu biết, ta sẽ thấy rằng thật sự ta không cách xa Đức Phật. Chúng ta ngồi đây, trước mặt Ngài, đối diện với Ngài. Khi thấu triệt Giáo Pháp ta sẽ thấy Đức Phật.

Nếu thực hành thật sự đầy đủ ta sẽ nghe được Phật- Pháp (Buddha-Dhamma), dầu ngồi dưới gốc cây, hoặc nằm, hay ở trong bất cứ oai nghi nào. Đây không phải là điều gì mà ta chỉ nghĩ đến suông. Nó phát sanh trong một cái tâm trong sạch. Chỉ hồi nhớ suông những dòng chữ nầy ắt không đủ, bởi vì đây là vấn đề thấy Giáo Pháp, chỉ tùy thuộc nơi khả năng thấy Giáo Pháp chớ không phải bất luận gì khác. Vậy, ta phải quyết định gia công thực hành để có thể thấy, và đến chừng ấy pháp hành của ta mới viên mãn. Bất luận nơi nào mà ta ngồi, đứng, đi, hay nằm, chúng ta cũng sẽ nghe Giáo Pháp.

Để có thể thực hành những "Lời Dạy" của Ngài (Phật Pháp), Đức Phật khuyên nên sống nơi thanh vắng và gia công luyện tập thu thúc lục căn: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý. Sáu căn là nền tảng của pháp hành, bởi vì đó là những nơi mà tất cả sự vật phát sanh, và sự vật chỉ khởi phát ở các nơi ấy. Ta thu thúc lục căn để có thể thấu rõ những nhân duyên phát sanh tại nơi nầy. Tất cả những gì thiện và bất thiện đều phát khởi xuyên qua sáu căn. Lục căn là những khả năng quan trọng nhất trong cơ thể. Mắt là yếu tố chánh trong sự thấy; tai là yếu tố chánh trong sự nghe; mũi, trong sự hửi; lưỡi, trong sự nếm; thân, trong sự xúc chạm, nóng, lạnh, cứng, mềm v.v.. , và ý là yếu tố chánh trong sự thọ cảm. Chúng ta phải củng cố xây dựng pháp hành của mình quanh quẩn sáu căn ấy.

Pháp hành nầy được dễ dàng vì Đức Phật đã đặt để và ban truyền rành mạch tất cả những gì cần phải làm. Giống như Đức Phật đã trồng cây xuống và mời chúng ta đến ăn trái. Phần chúng ta khỏi phải trồng cây. Dầu là những gì thuộc về Giới, Định hay Tuệ, không cần phải sáng tạo, đặt để, hay tranh luận dông dài. Tất cả những gì cần phải làm đều đã sẵn có trong Giáo Huấn của Đức Bổn Sư.

Chúng ta vô cùng may mắn và có rất nhiều phước lành mới được nghe Lời Dạy của Đức Phật. Cây ăn trái đã được trồng sẵn. Trái đã sẵn sàng chín mùi. Mọi sự vật đều được chuẩn bị, trọn vẹn và toàn hảo. Tất cả chỉ còn thiếu người đến hái trái và thưởng thức -- người có đủ niềm tin để thực hành! Ta phải nhận thức rằng phước báu và may mắn của ta quả thật là hy hữu và vô giá. Chỉ cần nhìn quanh để thấy bao nhiêu chúng sanh khác rất là bất hạnh; hãy nhìn xem những con chó, con heo, con rắn và những chúng sanh khác. Chúng quả thật bất hạnh, không được duyên lành để học hỏi Giáo Pháp, không được cơ may để thực hành Giáo Pháp. Đó là những chúng sanh bất hạnh đang gặt hái sự báo ứng của nghiệp bất thiện mà chúng đã gieo trồng trong quá khứ. Khi không có được cơ hội may mắn để nghiên cứu học hỏi, để hiểu biết và để thực hành Giáo Pháp, ắt không có cơ may thoát ra khỏi đau khổ.

Đã là người, là một chúng sanh trong cảnh người, ta không nên để mình trở thành nạn nhân của bất hạnh, thiếu kém phẩm hạnh thích nghi và nếp sống kỷ cương trong giới luật. Chớ nên để mình trở thành nạn nhân của số phần bất hạnh! Có nghĩa là người không hy vọng tiến đến Con Đường Giải Thoát, Con Đường đưa đến Niết Bàn, không hy vọng trau giồi giới đức. Không nên nghĩ rằng chúng ta đã tuyệt nhiên không còn hy vọng! Nghĩ như vậy chúng ta sẽ trở thành nạn nhân của hoàn cảnh bất hạnh, cũng như các sinh vật khác.

Chúng ta là những người đã nằm trong vùng ảnh hưởng của Đức Phật. Như vậy, trong cảnh người chúng ta đã có đủ phước báu và cơ may, đủ phương tiện. Nếu ta tự sửa sai, phát huy đường hướng suy tư và sự hiểu biết của mình trong hiện tại thì việc làm nầy sẽ dẫn ta đến phẩm hạnh và pháp hành thích nghi để có thể thấy và thấu triệt Giáo Pháp, ngay trong kiếp sống làm người hiện tại.

Không giống như chúng sanh trong các cảnh giới khác, ta nên sớm thức tỉnh trong sự chứng ngộ Giáo Pháp. Đức Phật dạy rằng trong khoảnh khắc hiện tại có Giáo Pháp hiển hiện nơi đây, ngay trước mắt ta. Đức Phật ngồi hướng về phía chúng ta, ngay tại đây và trong hiện tại. Ta còn đợi chờ đến lúc nào hay nơi nào khác mới nhìn?

Nếu không suy tư chân chánh, nếu không thực hành thích nghi, ta sẽ té rơi, sa đọa vào những khổ cảnh: thú, địa ngục hay ngạ quỷ. Vậy thì sao? Hãy nhìn thẳng vào tâm của mình. Nếu sân hận phát sanh, cái gì đó? Nó đây rồi, chỉ nhìn! Khi si mê phát sanh, cái gì đây? Chính là nó, ngay tại đây! Khi tham ái phát sanh, cái gì đây? Hãy nhìn vào nó, ngay chính nơi nầy!

Vì không nhận ra và không thấu triệt tận tường những trạng thái tinh thần ấy nên tâm biến chuyển, không còn là loại tâm của loài người. Tất cả các pháp hữu vi đều ở trong trạng thái luôn luôn đang trở thành. Trạng thái trở thành đưa đến tái sanh, và tái sanh như thế nào tùy thuộc nhân duyên hiện tại. Như vậy chúng ta trở thành và sẽ có cuộc sống như thế nào do tâm tạo duyên.

Dhamma Nature

(Delivered to the Western disciples at Bung Wai Forest Monastery during the Rains Retreat 1977)

Sometimes, when a fruit tree is in bloom, a breeze stirs and scatters blossoms to the ground. Some buds remain and grow into a small green fruit. A wind blows and some of them, too, fall! Still others may become fruit or nearly ripe, or some even fully ripe, before they fall.

And so it is with people. Like flowers and fruit in the wind they, too, fall in different stages of life. Some people die while still in the womb, others within only a few days after birth. Some people live for a few years then die, never having reached maturity. Men and women die in their youth. Still others reach a ripe old age before they die.

When reflecting upon people, consider the nature of fruit in the wind: both are very uncertain.

This uncertain nature of things can also be seen in the monastic life. Some people come to the monastery intending to ordain but change their minds and leave, some with heads already shaved. Others are already novices, then they decide to leave. Some ordain for only one Rains Retreat then disrobe. Just like fruit in the wind -- all very uncertain!

Our minds are also similar. A mental impression arises, draws and pulls at the mind, then the mind falls -- just like fruit.

The Buddha understood this uncertain nature of things. He observed the phenomenon of fruit in the wind and reflected upon the monks and novices who were his disciples. He found that they, too, were essentially of the same nature -- uncertain! How could it be otherwise? This is just the way of all things.

Thus, for one who is practicing with awareness, it isn't necessary to have someone to advise and teach all that much to be able to see and understand. An example is the case of the Buddha who, in a previous life, was King Chanokomun. He didn't need to study very much. All he had to do was observe a mango tree.

One day, while visiting a park with his retinue of ministers, from atop his elephant, he spied some mango tees heavily laden with ripe fruit. Not being able to stop at that time, he determined in his mind to return later to partake of some. Little did he know, however, that his ministers, coming along behind, would greedily gather them all up; that they would use poles to knock them down, beating and breaking the branches and tearing and scattering the leaves.

Returning in the evening to the mango grove, the king, already imagining in his mind the delicious taste of the mangoes, suddenly discovered that they were all gone, completely finished! And not only that, but the branches and leaves had been thoroughly thrashed and scattered.

The king, quite disappointed and upset, then noticed another mango tree nearby with its leaves and branches still intact. He wondered why. He then realized it was because that tree had no fruit. If a tree has no fruit nobody disturbs it and so its leaves and branches are not damaged. This lesson kept him absorbed in thought all the way back to the palace: "It is unpleasant, troublesome and difficult to be a king. It requires constant concern for all his subjects. What if there are attempts to attack, plunder and seize parts of his kingdom?" He could not rest peacefully; even in his sleep he was disturbed by dreams.

He saw in his mind, once again, the mango tree without fruit and its undamaged leaves and branches. "If we become similar to that mango tree," he thought, "our "leaves" and "branches," too, would not be damaged."

In his chamber he sat and meditated. Finally, he decided to ordain as a monk, having been inspired by this lesson of the mango tree. He compared himself to that mango tree and concluded that if one didn't become involved in the ways of the world, on would be truly independent, free from worries or difficulties. The mind would be untroubled. Reflecting thus, he ordained.

From then on, wherever he went, when asked who his teacher was, he would answer, "A mango tree." He didn't need to receive teaching all that much. A mango tree was the cause of his awakening to the Opanayiko-Dhamma, the teaching leading inwards. And with this awakening, he became a monk, one who has few concerns, is content with little, and who delights in solitude. His royal status given up, his mind was finally at peace.

In this story the Buddha was a Bodhisatta who developed his practice in this way continuously. Like the Buddha as King Chanokomun, we, too, should look around us and be observant because everything in the world is ready to teach us.

With even a little intuitive wisdom, we will then be able to see clearly through the ways of the world. We will come to understand that everything in the world is a teacher. Trees and vines, for example, can all reveal the true nature of reality. With wisdom there is no need to question anyone, no need to study. We can learn from Nature enough to be enlightened, as in the story of King Chanokomun, because everything follows the way of Truth. It does not diverge from Truth.

Associated with wisdom are self-composure and restraint which, in turn, can lead to further insight into the ways of Nature. In this way, we will come to know the ultimate truth of everything being "Anicca-Dukkha-Anatta."[1] Take trees, for example; all trees upon the earth are equal, are One, when seen through the reality of "Anicca-Dukkha-Anatta." First, they come into being, then grow and mature, constantly changing, until they die finally die as every tree must.

In the same way, people and animals are born, grow and change during their life-times until they eventually die. The multitudinous changes which occur during this transition from birth to death show the Way of Dhamma. That is to say, all things are impermanent, having decay and dissolution as their natural condition.

If we have awareness and understanding, if we study with wisdom and mindfulness, we will see Dhamma as reality. Thus, we sill see people as constantly being born, changing and finally passing away. Everyone is subject to the cycle of birth and death, and because of this, everyone in the universe is as One being. Thus, seeing one person clearly and distinctly is the same as seeing every person in the world.

In the same way, everything is Dhamma. Not only the things we see with our physical eye, but also the things we see in our minds. A thought arises, then changes and passes away. It is "Nama Dhamma," simply a mental impression that arises and passes away. This is the real nature of the mind. Altogether, this is the Noble Truth of Dhamma. If one doesn't look and observe in this way, one doesn't really see! If one does see, one will have the wisdom to listen to the Dhamma as proclaimed by the Buddha.

Where is the Buddha?
The Buddha is in the Dhamma.
Where is the Dhamma?
The Dhamma is in the Buddha.
Right here, now!
Where is the Sangha?
The Sangha is in the Dhamma.

The Buddha, the Dhamma and the Sangha exist in our minds, but we have to see it clearly. Some people just pick this up casually saying, "Oh! The Buddha, the Dhamma and the Sangha exist in my mind." Yet their own practice is not suitable or appropriate. It is thus not befitting that the Buddha, the Dhamma and the Sangha should be found in their minds, namely, because the "mind" must first be that mind which knows the Dhamma.

Bringing everything back to this point of Dhamma, we will come to know that, in the world, Truth does exist, and thus it is possible for us to practice to realize it.

For instance, "Nama Dhamma," feelings, thoughts, imagination, etc., are all uncertain. When anger arises, it grows and changes and finally disappears. Happiness, too, arises, grows and changes and finally disappears. They are empty. They are not any "thing." This is always the way of all things, both mentally and materially. Internally, there are this body and mind. Externally, there are trees, vines and all manner of things which display this universal law of uncertainty.

Whether a tree, a mountain or an animal, it's all Dhamma, everything is Dhamma. Where is this Dhamma? Speaking simply, that which is not Dhamma doesn't exist. Dhamma is Nature. This is called the "Sacca-Dhamma," the True Dhamma. If one sees Nature, one sees Dhamma; if one sees Dhamma, one sees Nature. Seeing Nature, one know the Dhamma.

And so, what is the use of a lot of study when the ultimate reality of life, in its every moment, in its every act, is just an endless cycle of births and deaths? If we are mindful and clearly aware when in all postures (sitting, standing, walking, lying), then self-knowledge is ready to be born; that is, knowing the truth of Dhamma already in existence right here and now.

At present, the Buddha, the real Buddha, is still living, for He is the Dhamma itself, the "Sacca-Dhamma." And "Sacca-Dhamma," that which enables one to become Buddha, still exists. It hasn't fled anywhere! It gives rise to two Buddhas: one in body and the other in mind.

"The real Dhamma," the Buddha told Ananda, "can only be realized through practice!" Whoever sees the Buddha, sees the Dhamma. And how is this? Previously, no Buddha existed; it was only when Siddhartha Gotama [2] realized the Dhamma that he became the Buddha. If we explain it in this way, then He is the same as us. If we realize the Dhamma, then we will likewise be the Buddha. This is called the Buddha in mind or "Nama-Dhamma."

We must be mindful of everything we do, for we become the inheritors of our own good or evil actions. In doing good, we reap good. In doing evil, we reap evil. All you have to do is look into your everyday lives to know that this is so. Siddhartha Gotama was enlightened to the realization of this Truth, and this gave rise to the appearance of a Buddha in the world. Likewise, if each and every person practices to attain to this Truth, then they, too, will change to be Buddha.

Thus, the Buddha still exists. Some people are very happy saying, "If the Buddha still exists, then I can practice Dhamma!" That is how you should see it.

The Dhamma that the Buddha realized is the Dhamma which exists permanently in the world. It can be compared to ground water which permanently exists in the ground. When a person wishes to dig a well, he must dig down deep enough to reach the ground water. The ground water is already there. He does no create the water, he just discovers it. Similarly, the Buddha did not invent the Dhamma, did not decree the Dhamma. He merely revealed what was already there. Through contemplation, the Buddha saw the Dhamma. Therefore, it is said that the Buddha was Enlightened, for Enlightenment is knowing the Dhamma. The Dhamma is the Truth of this world. Seeing this, Siddhartha Gotama is called "The Buddha." And the Dhamma is that which allows other people to become a Buddha, "One-who-knows," one who knows Dhamma.

If beings have good conduct and are loyal to the Buddha-Dhamma, then those beings will never be short of virtue and goodness. With understanding, we will see that we are really not far from the Buddha, but sitting face to face with Him. When we understand the Dhamma, then at that moment we will see the Buddha.

If one really practices, one will hear the Buddha-Dhamma whether sitting at the root of a tree, lying down or in whatever posture. This is not something to merely think about. It arises from the pure mind. Just remembering these words is not enough, because this depends upon seeing the Dhamma itself, nothing other than this. Thus we must be determined to practice to be able to see this, and then our practice will really be complete. Wherever we sit, stand, walk or lie, we will hear the Buddha's Dhamma.

In order to practice His Teaching, the Buddha taught us to live in a quiet place so that we can learn to collect and restrain the senses of the eye, ear, nose, tongue, body and mind. This is the foundation for our practice since these are the places where all things arise, and only in these places. Thus we collect and restrain these six senses in order to know the conditions that arise there. All good and evil arise through these six senses. They are the predominant faculties in the body. The eye is predominant in seeing, the ear in hearing, the nose in smelling, the tongue in tasting, the body in contacting hot, cold, hard and soft, and the mind in the arising of mental impressions. All that remains for us to do is to build our practice around these points.

The practice is easy because all that is necessary has already been set down by the Buddha. This is comparable to the Buddha planting an orchard and inviting us to partake of its fruit. We, ourselves, do not need to plant one.

Whether concerning morality, meditation or wisdom, the is no need to create, decree or speculate, because all that we need to do is follow the things which already exist in the Buddha's Teaching.

Therefore, we are beings who have much merit and good fortune in having heard the Teachings of the Buddha. The orchard already exists, the fruit is already ripe. Everything is already complete and perfect. All that is lacking is someone to partake of the fruit, someone with faith enough to practice!

We should consider that our merit and good fortune are very valuable. All we need to do is look around to see how much other creatures are possessed of ill-fortune; take dogs, pigs, snakes and other creatures for instance. They have no chance to study Dhamma, no chance to know Dhamma, no chance to practice Dhamma. These are beings possessed of ill-fortune who are receiving karmic retribution. When one has no chance to study, to know, to practice Dhamma, then one has no chance to be free from Suffering.

As human beings we should not allow ourselves to become victims of ill-fortune, deprived of proper manners and discipline. Do not become a victim of ill-fortune! That is to say, one without hope of attaining the Path of Freedom to Nibbana, without hope of developing virtue. Do not think that we are already without hope! By thinking in that way, we would then become possessed of ill-fortune the same as other creatures.

We are beings who have come within the sphere of influence of the Buddha. Thus we human beings are already of sufficient merit and resources. If we correct and develop our understanding, opinions and knowledge in the present, then it will lead us to behave and practice in such a way as to see and know Dhamma in this present life as human beings.

We are thus different from other creatures, beings that should be enlightened to the Dhamma. The Buddha taught that at this present moment, the Dhamma exists here in front of us. The Buddha sits facing us right here and now! At what other time or place are you going to look?

If we don't think rightly, if we don't practice rightly, we will fall back to being animals or creatures in Hell or hungry ghosts or demons.[3] How is this? Just look in your mind. When anger arises, what is it? There it is, just look! When delusion arises, what is it? That's it, right there! When greed arises, what is it? Look at it right there!

By not recognizing and clearly understanding these mental states, the mind changes from being that of a human being. All conditions are in the state of becoming. Becoming gives rise to birth or existence as determined by the present conditions. Thus we become and exist as our minds condition us.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn