Đạo Phật Và Lễ Tạ Ơn

24 Tháng Mười Một 201504:00(Xem: 6907)

Đạo Phật Và Lễ Tạ Ơn
Joshua Sumitta Hudson - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
Source-Nguồn: appliedbuddhism.com
(Buddhism And Thanksgiving - Joshua Sumitta Hudson)
dao phat va le ta on

Đạo Phật Và Lễ Tạ Ơn


Nếu trong suốt cuộc đời bạn, điều duy nhất mà bạn cầu nguyện là, "Cảm Ơn," thì lời cầu nguyện nầy cũng là đầy đủ rồi."

~ Meister Eckhart

Đối với các Phật Tử, Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) là một thời điểm tuyệt vời. Hành động tạ ơn là một cách để cho chúng ta có thể phát triển bản thân. Qua sự nhận biết tất cả các món quà tặng tuyệt vời mà chúng ta đã được người khác trao tặng trong cuộc sống, làm cho những người Phật Tử cảm thấy trân quý thế giới chung quanh chúng ta.

Quà tặng về Phật Pháp (dhammadana) mà chúng ta đã nhận được trong năm vừa qua, thì cũng quan trọng như thức ăn, và thức uống để nuôi sống thân thể của chúng ta.

Những món quà mà chúng ta trao tặng để chia sẻ với những người khác là do lòng từ bi. Sự cho-tặng là hình thức giúp chúng ta chống lại các trạng thái ác cảm, và sự dính mắc. Sự chấp nhận những món quà tặng là các cơ hội để chúng ta phát triển sự trân quý, và sự kết nối. Những sự thay đổi trong tâm chúng ta có thể sâu sắc, hoặc cạn cợt, tuy nhiên, những điều nầy thì quan trọng, và chúng ta nên hiểu biết rõ ràng.

Đối với một số người cho-tặng là điều tự nhiên, tuy nhiên, đối với một số người khác thì điều nầy không đến dễ dàng. Đối với những người cảm thấy dễ dàng, họ được hưởng nhiều phước lợi qua niềm vui thích làm những công việc thiện lành. Đối với những người không cảm thấy dễ dàng, họ cần thực tập "việc làm công đức" nầy với mọi người, để họ có được niềm vui thích vô song. 

Đối với một số người, sự cho-tặng là điều hết sức tự nhiên - vì, họ thích thú cho tặng người khác, và họ sẽ cảm thấy không hạnh-phúc nếu họ không làm được điều nầy. Nói chung, sự cho tặng người khác là một việc làm rất tốt đẹp, và rất đáng khen thưởng, mặc dù đôi khi, có một vài người nào đó cho-tặng một cách ngu xuẩn. Có lẽ, cho-tặng là điều mà tất cả các tôn giáo đều nhìn nhận: trong đạo Thiên Chúa có nói rằng tặng quà sẽ có nhiều phước lợi hơn là nhận quà, và trong đạo Hồi có một giới luật tích cực là cho-tặng người nghèo một phần tiền bạc (hoặc là sự giàu có) của mình. 

Sự cho tặng là sự thực hành để phát triển tâm chúng ta trở thành trong sạch, và làm chúng ta giảm bớt đi sự dính mắc về tài sản, và cũng làm cho chúng ta tăng trưởng lòng từ bi. Đây là lý do tại sao sự bố-thí, hoặc sự cho-tặng (dana) được xem là một điểm khởi đầu tốt đẹp cho việc chúng ta thực hành thành công, trong Đạo Phật.

Nhà sư Bhikkhu Bodhi viết rằng, "Sự thực hành hạnh bố thí được mọi người xem là một trong những đức tính căn bản nhất của con người, là phẩm chất mà đã cho thấy rằng con người có sự phong phú về lòng nhân từ, và cũng là năng lực của một con người siêu việt. Cũng như thế, trong giáo lý của Đạo Phật hạnh bố thí có một vị trí cao cả đặc biệt, là một hành động đáng chú ý, và đáng khen thưởng vì là nền tảng, cho hạt giống phát triển về tâm linh. Trong các kinh điển Pali, đề tài "nói về hạnh bố thí" (danakatha) được lặp đi lặp lại nhiều lần, và cũng là chủ đề đầu tiên bất-biến, không-thay-đổi được thảo luận bởi Đức Phật, trong các "bài giảng Phật Pháp cao cấp" của ngài.

Bất cứ khi nào Đức Phật thuyết giảng cho một đám đông, những người mà chưa xem ngài là vị thầy của họ, ngài sẽ bắt đầu bài pháp bằng sự nhấn mạnh về giá trị của sự bố thí. Chỉ khi nào các khán giả trân quý đức tính cao quý nầy, ngài mới giới thiệu về những khía cạnh khác trong giáo lý của ngài, thí dụ như sự đạo đức, luật nhân quả, và các lợi ích về sự xuất gia, và chỉ khi nào tất cả các nguyên tắc nầy đã tạo ra ảnh hưởng trong tâm của người nghe, ngài mới giải nghĩa về sự khám phá độc đáo của Các Vị Phật, đấy là Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế)."

Source-Nguồn: http://appliedbuddhism.com/2009/11/30/buddhism-and-thanksgiving/



Buddhism And Thanksgiving


If the only prayer you said in your whole life was, “thank you,” that would suffice.”

~ Meister Eckhart

 

Thanksgiving is a great time for Buddhist. The act of giving thanks is a way we can develop ourselves. By recognizing all the wonderful gifts we receive in life Buddhists can appreciate the world around us.

The gift of the dhamma (dhammadana) we have received this past year is as important as the food and drink received to sustain the body.

The gifts we have given are shared with others out of compassion. Giving counteracts the states of aversion and clinging. Accepting gifts are opportunities to develop appreciation and connection. The changes within us maybe profound or minor, but they are important to be recognized.

Giving comes naturally to some and not so for others. For those who find it easy are blessed with the joys of doing good deeds. Those who do not can practice the unequalled joy of “merit-making” for the world.

Giving comes very naturally to some people - they enjoy giving and are unhappy if they cannot do so. And though it is obvious that one can give foolishly, it is in general a very good and meritorious thing to give. This is recognized in, probably, all religions: in Christianity we are told that it is more blessed to give than to receive, and in Islam there is a positive injunction to give part of one’s wealth to the poor.

Giving is the practice of developing a mind of emptying ourselves and lessening our clinging to possessions, and strengthening our skills of compassion. This is why dana is considered a good starting point of a successful Buddhist practice.

Bhikkhu Bodhi wrote, “The practice of giving is universally recognized as one of the most basic human virtues, a quality that testifies to the depth of one’s humanity and one’s capacity for self-transcendence. In the teaching of the Buddha, too, the practice of giving claims a place of special eminence, one which singles it out as being in a sense the foundation and seed of spiritual development. In the Pali suttas we read time and again that “talk on giving” (danakatha) was invariably the first topic to be discussed by the Buddha in his “graduated exposition” of the Dhamma.

Whenever the Buddha delivered a discourse to an audience of people who had not yet come to regard him as their teacher, he would start by emphasizing the value of giving. Only after his audience had come to appreciate this virtue would he introduce other aspects of his teaching, such as morality, the law of kamma, and the benefits in renunciation, and only after all these principles had made their impact on the minds of his listeners would he expound to them that unique discovery of the Awakened Ones, the Four Noble Truths.”

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn