Động cơ thiện lành và các giai tầng của Thiền (song ngữ)

12 Tháng Bảy 201503:17(Xem: 7811)
blank

ĐỘNG CƠ THIỆN LÀNH
VÀ CÁC GIAI TẦNG CỦA THIỀN
Phúc Cường trích dịch - Photo/Tenzin Choejor/OHHDL

 

New York, Hoa Kỳ, ngày 09 Tháng 7 2015 - Đức Đạt Lai Lạt Ma đến New York vào ngày mùng 8 sau khi phải chờ đợi một chặng  bay bị hoãn và kéo dài từ Los Angeles. Một trong những buổi gặp gỡ quan trọng vào buổi sáng là với những người bạn cũ Dan Goleman và Tara. Họ đã tới giới thiệu lên ngài cuốn sách mới vừa phát hành, “Động cơ thiện lành: Tầm nhìn của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho thế giới của chúng ta”, để tôn vinh lễ sinh nhật lần thứ 80 của quý ngài. Cuốn sách tiết lộ thông điệp rộng lớn, quan kiến dài hạn của ngài giúp tạo một tương lai tốt đẹp hơn. Đó là tầm nhìn mà mỗi cá nhân có thể khai triển ở bất cứ nơi đâu và bất cứ điều gì họ làm dựa trên cơ sở của tính nhân loại phổ biến.

dalai lama at new york 1
Dan và Tara Goleman giới thiệu lên Đức Đạt Lai Lạt Ma
trang web về cuốn sách mới trong buổi gặp gỡ
tại thành phố New York vào ngày 09 tháng bảy năm 2015.
Ảnh/Jeremy Russell

"Đây là thông điệp của quý ngài," Goleman nói khi ông cúng dường ngài một bản copy cuốn sách, "Một số người đã đọc sách và ngạc nhiên trước việc bởi tại sao từ bi tâm lại có uy lực mạnh mẽ đến như vậy."

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cảm ơn và lấy dẫn chứng về các vụ nổ súng gần đây tại một nhà thờ ở Charleston, nếu chỉ đơn giản là cầu nguyện hay chỉ trích này kia là không đủ.

"Chúng ta cần tìm một cách tiếp cận mới giúp mang lại bình an nội tâm. Như tôi thường chia sẻ, nước Mỹ là lãnh đạo của "thế giới tự do" và công nghệ tiên tiến, ngày nay nước Mỹ cũng cần đi tiên phong về lĩnh vực giáo dục và rèn luyện các giá trị tinh thần."

Tiếp đến bà Tara Goleman giới thiệu trang web “Động cơ thiện lành”, http://www.joinaforce4good.org/, trong đó bao gồm tất cả nội dung cuốn sách, và cho phép mọi người chia sẻ những câu chuyện và hành động nhân ái của mình. Trang chủ trang web chia sẻ: "Hãy giúp chúng tôi thắp sáng thế giới này- một việc làm thiện lành tại một thời điểm." Đức Đạt Lai Lạt Ma rất hài lòng, ngài hài ước rằng những tia sáng tỏa chiếu từ các hình ảnh của thế giới giống như một ngàn cánh tay của đức Avalokiteshvara  Thiên thủ Thiên nhãn. Gặp gỡ những tình nguyện viên đã giành thời gian và kỹ năng xây dựng trang web, ngài cảm ơn việc làm của họ, "Không vì mục đích tiền bạc hay bất kỳ một mảy ý nghĩ vì bản thân, mà bởi dựa trên tâm từ bi là nền tảng của sự an bình."

dalai lama at new york 2
Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫy tay chào 14 ngàn thính chúng
tham dự buổi chia sẻ giáo pháp khi quý ngài
bước ra khán đài Trung tâm Javits tại thành phố New York,
NY, USA, ngày 9 tháng 7, 2015. Ảnh/ Tenzin Choejor

Tại Trung tâm Javits, hơn 14 ngàn thành viên của cộng đồng Tây Tạng Bắc Mỹ đã cung đón Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài bước ra khán đài, phía dưới một bên là hàng các Tự viện trưởng, các Lạt-ma an tọa, còn một bên là Lobsang Sangay Sikyong, Người dẫn chương trình Penpa Tsering và một số cựu thành viên của Kashag. Hình nền trang hoàng phía sau khán đài là một thangka lớn hình Đức Phật và 17 Đạo sư của truyền thống Nalanda, đức Bạch Độ Phật Mẫu và đức Avalokiteshvara Thiên thủ Thiên nhãn."Tôi đã được thỉnh cầu truyền trao giáo pháp “Các giai tầng của Thiền", "Ngài bắt đầu," tuy tôi thường bắt đầu với việc giới thiệu khái lược về Phật giáo căn bản. Mọi người có thể cho rằng Phật Pháp hưng thịnh tại Tây Tạng, nhưng sự hiểu biết của đại chúng về giáo pháp không sâu sắc. Nếu quý vị có nền tảng hiểu biết thì sự thực hành sẽ dễ dàng hơn. Ngày nay, ngay cả các nhà khoa học, những người không phải là Phật tử cũng quan tâm tới những luận giải như lý duyên khởi, một lý luận vô cùng hữu ích cho sự hiểu biết về thực tại.

"Bộ Trung “Các giai đoạn của Thiền” được trước tác bởi Đạo sư Kamalashila, ngài đã đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ 8 theo sự hướng đạo của Đạo sư Shantarakshita. Vào thời điểm đó, tại Samye có nhiều quan điểm khác nhau, trong số đó có một số thiền sư Trung Quốc giữ quan điểm cho rằng nghiên cứu giáo pháp không đóng vai trò quan trọng cho sự tiến bộ tâm linh. Đạo sư Kamalashila đã tham gia các buổi tranh biện và nội dung của những cuộc tranh biện được ghi chép lại theo chiếu lệnh của Vua Trisong Deutsan. Các tư liệu này đã góp phần là cơ sở cho bộ kinh văn “Các giai tầng của Thiền", một bộ kinh văn toàn diện với những luận giải phong phú về Thiền định và thiền quán.”

Tiếp tới chư Tăng trì tụng Mangala Sutta bằng tiếng Pali, trì tụng Bát Nhã Tâm Kinh bằng tiếng Phạn, tiếng Trung Quốc và, cuối cùng là tiếng Tạng.

dalai lama at new york 3
Khán đài Trung tâm Javits, nơi Đức Dalai Lama truyền trao
giáo pháp tại thành phố New York vào ngày 09 tháng 7, 2015.
Ảnh/ Sonam Zoksang

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dạy rằng, rằng Đức Phật đã thị hiện trên cõi nhân gian trong hình tướng của một phàm nhân, một vị hoàng tử, người đã chứng kiến những thống  khổ của đời sống, nỗi khổ của sinh, lão, bệnh, tử. Ngài đã dấn thân vào sự thực hành cuộc đời của một hành khất. Ngài đã thực hành khổ hạnh sáu năm, bao gồm các cách thức định tâm phổ biến thời bấy giờ nhưng cuối cùng ngài đi tới kết luận những phương pháp đó không mang lại sự giải thoát cho bản thân.

Theo giáo pháp Đại Thừa, Đức Phật đã ba lần chuyển Pháp luân. Lần thứ nhất, ngài truyền trao giáo pháp Tứ Diệu Đế là nền tảng của tất cả truyền thống Phật giáo. Lần thứ hai ngài truyền trao các giáo pháp về Trí tuệ Bát nhã và lần thứ ba là những giáo pháp về bản chất của tâm và tự tính Phật.

Đức Đạt Lai Lạt Ma luận giải rằng ngài đã thọ khẩu truyền giáo pháp này từ Sakya Khenpo, Sangye Tenzin. Khenpo nhận từ một hành giả tại tỉnh Kham, nhưng ngài chưa được biết hành giả nhận giáo pháp từ ai. Đây được biết tới là một trong những kinh văn Phật giáo đầu tiên được trước tác ở Tây Tạng theo lời thỉnh cầu của Trisong Deutsan, vị vua thứ hai trong ba vị vua Phật giáo của miền đất Tuyết. Tác phẩm được trước tác bởi đạo sư Kamalashila, một đệ tử theo truyền thống đạo sư Long Thọ. Ngài cũng dạy rằng thiền là sự thực hành phổ biến trong các truyền thống Phật giáo và cả truyền thống tâm linh ngoài Phật giáo. Thiền được sử dụng ở đây với ý nghĩa chủ động làm cho dòng tâm thức quen thuộc với một đối tượng nào đó.

Khi ngài bắt đầu truyền khẩu, ngài đã dạy, sẽ không đầy đủ nếu chỉ trì tụng Chân ngôn Manis thật nhiều.

"Chúng ta cần phải thấu hiểu những nhân và duyên dẫn tới giác ngộ. Có nghĩa là khai triển thức tỉnh Bồ đề tâm, nguồn cội của tâm đại từ bi và khai triển trí tuệ tính không,  năng lực tận trừ những phiền não - căn nguyên của tâm chấp thủ vào sự tồn tại cố hữu của pháp.

"Nếu quả vị Phật không phụ thuộc vào những nhân và duyên thì tất cả mọi người có thể có dễ dàng chứng đạt được, nhưng bởi vì quả vị Phật phụ thuộc vào những nhân và duyên nên sẽ thật không dễ dàng.”

dalai lama at new york 4
Một số trong hơn 14 ngàn thính chúng lắng nghe giáo pháp từ 
Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Trung tâm Javits tại thành phố York,
NY, USA, ngày 9 tháng 7, 2015. Ảnh/ Sonam Zoksang

Trở lại sau giờ nghỉ trưa, Ngài cho phép thính chúng đặt câu hỏi nhưng không có ai. Ngài tiếp tục tụng đọc lời kinh văn. Ngài dạy rằng vậy vấn đề đâu là những nhân và duyên dẫn tới sự giác ngộ. Đạo sư Kamalashila viết rằng ngài  sẽ luận giải, nhưng lại khiêm cung so sánh mình với một người mù loài, bởi vậy ngài nương vào chính những huấn từ của đức Thế tôn.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nhắc tới đến ba phương diện của pháp, bao gồm rõ ràng, ẩn tàng và hoàn toàn ẩn tàng. Ngài dạy rằng khoa học đề cập tới ở phương diện hiện tượng rõ ràng trong phạm vi thực nghiệm có thể nhận thức được bằng các giác quan. Hiểu biết về hiện tượng phương diện ẩn tàng có thể tiếp cận trên nền tảng lý trí , nhưng đối với phương diện hoàn toàn ẩn tàng thì chỉ có thể được thấu hiểu trên nền tảng của sự thực chứng. Ngài lấy dẫn dụ về việc gặp gỡ, lắng nghe và thấu hiểu những lời của một người như sự hiểu biết hiện tượng ở phương diện rõ ràng. Thấu hiểu về những cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể của ai đó, ta có thể suy luận nhiều thêm về họ và những ngôn từ của họ. Tuy nhiên, nếu muốn thấu hiểu tốc độ hay cách thức vận hành dòng tư tưởng của một người, ta phải dựa vào sự thực chứng của họ. Minh chứng nguồn gốc của sự chứng thực có tầm quan trọng đặc biệt.

Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục tụng đọc rất nhanh lời bộ kinh, các đề mục rèn luyện tâm, từ bi tâm, khai triển tâm bình đẳng và nhận dạng bản chất của khổ đau. Ngài tụng đọc một luận giải ngắn gọn về trí tuệ trước khi thiền định và thiền quán. Ngài dạy ngày mai vào buổi sáng sớm ngài sẽ chuẩn bị đàn lễ quán đỉnh Trường thọ. Trước đó ngài sẽ tiếp tục tụng đọc lời kinh văn còn lại, và sau lễ quán đỉnh, hiệp hội của người Tạng ở Bắc Mỹ và cộng đồng Phật giáo Himalaya, Mông Cổ và Nga sẽ cúng dường lên Ngài  một buổi lễ cầu nguyện Trường thọ.

 

Phúc Cường trích dịch
Nguồn: Dalailama.com/news

2015-07-09-NYC-G09Một bích chương lớn được treo trên các đường phố, thông báo Chương trình đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ Pháp thoại tại Thành phố New York, Hoa Kỳ. 09/07/2015.
2015-07-09-NYC-G08Bên trong Trung tâm Javits
2015-07-09-NYC-G01Tăng sĩ và Cư sĩ Tây Tạng cung nghinh đức Đạt Lai Lạt Ma đến Trung tâm hội nghị Jacob K. Javits (The Javits Center)tại Thành phố New York, Hoa Kỳ. 09/07/2015. Photo / Tenzin Choejor / OHHDL
2015-07-09-NYC-G022015-07-09-NYC-G15Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫy tay chào hơn 14.000 khán giả tham dự buổi Pháp thoại tại Trung tâm hội nghị Jacob K. Javits (The Javits Center), Thành phố New York, Hoa Kỳ. 09/07/2015.Photo / Sonam Zoksang
2015-07-09-NYC-G06Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ Pháp thoại tại Trung tâm hội nghị Jacob K. Javits (The Javits Center), Thành phố New York, Hoa Kỳ. 09/07/2015.
2015-07-09-NYC-G032015-07-09-NYC-G04Thông dịch viên cho các thứ tiếng Anh, Mông Cổ, Nga và Trung Quốc, phục vụ cho buổi chia sẻ Pháp thoại tại Trung tâm hội nghị Jacob K. Javits (The Javits Center), Thành phố New York, Hoa Kỳ. 09/07/2015. Photo/Tenzin Choejor/OHHDL

A Force for Good and Stages of Meditation
July 10th 2015

New York, USA, 9 July 2015 - His Holiness the Dalai Lama arrived in New York yesterday at the end of a long and delayed flight from Los Angeles. Refreshed by a good night’s sleep, one of his key meetings this morning was with old friends Dan Goleman and his wife Tara. They came to present His Holiness with Goleman’s new book, ‘A Force For Good: The Dalai Lama's Vision for Our World’ just released to mark his 80th birthday. The book reveals His Holiness’s broad message, his long-term perspective on creating a better future. It’s a vision that individuals can assimilate wherever they are and whatever they do on the basis of their common humanity.    

“Here is your message,” Goleman said as he offered His Holiness a copy of the book, adding, “Some people who have already read it expressed surprise that compassion can be so powerful.”

dalai lama at new york 1

Dan and Tara Goleman showing His Holiness the Dalai Lama the companion website for their new book "A Force for Good" during their meeting in New York City on July 9, 2015.
Photo/Jeremy Russell/OHHDL

His Holiness thanked him, remarking, in reference to the recent shootings at a church in Charleston, that simply praying or expressing criticism of this or that is not enough.

“We need to find a new approach to bringing about inner peace. Just as America, as I often say, is the leader of the ‘free world’ and technologically innovative, now it needs to take a lead in terms of education and the cultivation of inner values.”

Tara Goleman then showed His Holiness the companion website for ‘A Force for Good’, http://www.joinaforce4good.org/, which includes everything that is in the book, but also allows people to share their own stories and acts of compassion. The homepage says: “Help us light up the world - one good deed at a time.” His Holiness was pleased, joking that the rays of light radiating from the image of the world were like Avalokiteshvara’s 1000 arms with their 1000 eyes. Meeting the team who have given their time and skills to developing the website, he thanked them for working, “Not for money, or with any sense of ‘us’ and ‘them’, but because compassion is the basis of peace.”

At the Javits Center more than 14,000 members of the North American Tibetan community welcomed His Holiness as he took the stage flanked on one side by abbots and monks and on the other by Sikyong Lobsang Sangay, Speaker Penpa Tsering and several serving and former members of the Kashag. The backdrop included huge thangkas of the Buddha and 17 Masters of Nalanda, White Tara and 1000 armed Avalokiteshvara.

dalai lama at new york 2

His Holiness the Dalai Lama waving to the over 14,000 strong audience attending his teachings on his arrival on stage at the Javits Center in New York City, NY, USA on July 9, 2015. Photo/Tenzin Choejor/OHHDL

“I’ve been asked to teach this ‘Stages of Meditation’,” His Holiness began, “but I generally like to begin with an introduction to Buddhism as a basis. We can say the Buddhadharma flourished in Tibet, but public understanding of what it was about was not very high. If you understand, then practice will be easy. Today, even scientists who are not Buddhists take an interest in such explanations as dependent origination, which is very helpful when it comes to understanding reality.

“This middle volume of the ‘Stages of Meditation’ was written by Kamalashila, who came to Tibet in 8th century at the instruction of Shantarakshita. At that time, amongst the various departments at Samye there were Chinese meditation teachers who asserted that study was not important to make spiritual progress. Kamalashila engaged in dialogue with them and the content of those conversations was written down on the orders of King Trisong Deutsan. That material formed the basis of the ‘Stages of Meditation’, a comprehensive text with extensive explanations of calm abiding and insight meditation.”

The session began with recitations of the Mangala Sutta in Pali, followed by recitations of the ‘Heart of Wisdom’ in Sanskrit, Chinese and, finally, Tibetan.

His Holiness commented that the Buddha had appeared in the form of an ordinary human being, a prince, who, as a result of witnessing the basic sufferings of birth, aging, sickness and death, adopted the life of a mendicant. He engaged in six years of ascetic practice, including the prevalent forms of concentration, which he eventually concluded would not by themselves yield liberation.

dalai lama at new york 3

A view of the stage of the Javits Center, venue for His Holiness the Dalai Lama's teachings in New York City on July 9, 2015. Photo/Sonam Zoksang

According to the great vehicle of the Mahayana, the Buddha gave three turnings of the wheel of Dharma. The first concerned the Four Noble Truths that are common to all Buddhist traditions. The second involved the Perfection of Wisdom teachings and the third included explanations of the nature of the mind and Buddha nature. 

His Holiness explained that he had received an oral transmission of ‘Stages of Meditation’ from the Sakya Khenpo, Sangye Tenzin. He in turn had received it from a man from Kham, but he did not know from whom he had received it. What is known is that it is one of the first Buddhist texts to have been composed in Tibet at the request of Trisong Deutsan, second of the three religious kings of the Land of Snow. And it was written by Kamalashila, a follower of Nagarjuna. His Holiness remarked that meditation, which is a practice found in common among Buddhist and non-Buddhist traditions, is used here in an active sense of familiarization with the path. 

As he began to read, His Holiness pointed out that it is not sufficient to say Manis over and over again. 

“We need to understand the causes and conditions for enlightenment. This means developing the awakening mind of bodhichitta, whose source is great compassion and being able to eliminate our disturbing emotions, whose root is grasping at true existence, by developing an understanding of emptiness.  

“If Buddhahood did not depend on causes and conditions, everyone could have it, but because it is dependent on causes and conditions, it is difficult to achieve.”

dalai lama at new york 4

Some of the over 14,000 people attending His Holiness the Dalai Lama's teaching at the Javits Center in New York City, NY, USA on July 9, 2015. Photo/Sonam Zoksang

Returning after lunch, His Holiness offered to answer questions from the audience, but none were forthcoming. Resuming his reading of the text he said that the question is what the causes and conditions for enlightenment are. Kamalashila wrote that he would undertake to explain them, but comparing himself to a blind man, suggested he would rely on the Buddha’s own words to do so. 

His Holiness mentioned three aspects of phenomena, that they are evident, concealed and completely concealed. He said that by and large science deals with what is evident, with what can be empirically perceived by the senses. Understanding of slightly concealed phenomena can be inferred on the basis of reasoning, but completely concealed phenomena can be understood on the basis of testimony. He gave an example of meeting, listening to and appreciating what someone says as understanding evident phenomena. By reading their gestures and body language we can infer more about them and what they say. However, when it comes to understanding the speed or way their thoughts work, we have to rely on their testimony. Authenticating the source of testimony then assumes particular importance. 

His Holiness read briskly through the text, touching on training the mind, compassion, developing equanimity and identifying the nature of suffering. A short explanation of wisdom preceded an account of calm-abiding and special insight before he stopped for the day. He suggested that he will start early tomorrow morning with preparations for a Long-Life empowerment. Before giving that he will finish reading the text, and after the empowerment the North American Tibetan Associations and the Himalayan Buddhist, Mongolian & Russian communities will offer His Holiness a Long-Life Ceremony.




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Sáu 2021(Xem: 4046)
ình trạng nghèo khó, bất công, thiếu tự do, dân chủ, nhân quyền v.v… chúng ta cần tiên phong trong vấn đề cải tổ chính sách và hệ thống giáo dục từ học đường đến gia đình, từ quốc gia đến thế giới, và tôi nghĩ rằng, đây vừa là trách nhiệm nhưng đồng thời cũng chính là sự sống của chúng ta vì chúng ta không xem một nhà làm giáo dục như là một nghề để sinh sống mà đây là lý tưởng sống, mạch sống, nguồn sống của nhân loại.
01 Tháng Sáu 2021(Xem: 3912)
12 Tháng Ba 2021(Xem: 4265)