1. Các Loại Hội Chúng

06 Tháng Giêng 201916:06(Xem: 2697)
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
LỜI PHẬT DẠY
VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI
HỢP TUYỂN TỪ KINH TẠNG PĀLI
The Buddha’s Teachings on Socialand Communal Harmony 
An Anthology of Discourses from the Pāli Canon
by
BHIKKHU BODHI
Wisdom Publications 2016
Việt dịch:
Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC


Chương VII. CỘNG ĐỒNG THÀNH LẬP CÓ CHỦ ĐÍCH
  

1. CÁC LOẠI  HỘI CHÚNG

 

(1) Hội chúng nông nổi và hội chúng sâu sắc

 

“ Này các Tỷ-kheo, có hai loại hội chúng. Thế nào là hai ? Hội chúng nông nổi và hội chúng sâu sắc.

 

“ Và thế nào là hội chúng nông nổi ? Hội chúng trong đó các Tỷ-kheo bất an, vênh váo, kiêu căng, lắm lời, nói năng lộn xộnthất niệm, thiếu tỉnh giáckhông định tĩnh, tâm tán loạn, các căn buông lung: đây gọi là hội chúng nông nổi.

 

“ Và thế nào là hội chúng sâu sắc ? Hội chúng trong đó các Tỷ-kheo không bất an, không vênh váo, không kiêu căng, không lắm lời, không nói năng lộn xộn,  đã thiết lập chánh niệmtỉnh giác, định tĩnh, nhất tâm , các căn được hộ trì: đây gọi là hội chúng sâu sắc.

 

“ Đây là hai loại hội chúng. Trong hai hội chúng này, hội chúng sâu sắc là tối thượng.”

 

 

                               ( Tăng Chi BK I, Ch.II, (V):1-10, tr 133-134 )

 

 

 

(2) Hội chúng chia rẽ và hội chúng hòa hợp

 

“ Này các Tỷ-kheo, có hai loại hội chúng. Thế nào là hai ? Hội chúng chia rẽ và hội chúng hòa hợp.

 

“ Và thế nào là hội chúng chia rẽ ? Hội chúng trong đó các Tỷ-kheo sống hay  cãi cọ, gây gỗ và rơi vào tranh chấp, đả thương nhau bằng những lời nói sắc bén như dao: đây gọi là hội chúng chia rẽ.

 

“ Và thế nào là hội chúng hòa hợp ? Hội chúng trong đó các Tỷ-kheo sống thuận thảohòa hợp, không tranh chấp, chan hòa với nhau như nước với sữa, nhìn nhau bằng đôi mắt thân ái: đây gọi là hội chúnghòa hợp.

 

“ Đây là hai loại hội chúng. Trong hai hội chúng này, hội chúng hòa hợp là tối thượng.”

 

 

                              ( Tăng Chi BK I, Ch.II, (V):1-10, tr. 134 )

 

 

(3) Hội chúng thấp tém và hội chúng cao thượng

 

“ Này các Tỷ-kheo, có hai loại hội chúng. Thế nào là hai ? Hội chúng thấp kém và hội chúng cao thượng.

 

“ Và thế nào là hội chúng thấp kém ? Ở đây, trong hội chúng này, các Tỷ-kheo trưởng lão sống xa hoa, lười biếng, dẫn đầu về thối đọa, vất bỏ nhiệm vụ xả ly; các vị này không cố gắng tinh tấn để đạt đượcnhững gì chưa đạt, thành tựu những gì chưa thành tựuchứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Những lớp tăng sĩ thế hệ sau noi theo gương của các vị trưởng lão ấy. Họ cũng sống xa hoa, lười biếng, dẫn đầu về thối đọa, vất bỏ nhiệm vụ xả ly; các vị này không cố gắng tinh tấn để đạt được những gì chưa đạt, thành tựu những gì chưa thành tựuchứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.  Đây gọi là hội chúngthấp kém.

 

“ Và thế nào là hội chúng cao thượng ? Ở đây, trong hội chúng này, các Tỷ-kheo trưởng lão không sống xa hoa, không  lười biếng, vất bỏ thối đọa, dẫn đầu nhiệm vụ xả ly; các vị này cố gắng tinh tấn để đạt được những gì chưa đạt, thành tựu những gì chưa thành tựuchứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Những lớp tăng sĩ thế hệ sau noi theo gương của các vị trưởng lão ấy. Họ cũng không sống xa hoa, không lười biếng, vất bỏ thối đọa, dẫn đầu nhiệm vụ xả ly; các vị này cố gắng tinh tấn để đạt đượcnhững gì chưa đạt, thành tựu những gì chưa thành tựuchứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.  Đây gọi là hội chúng cao thượng.

 

“ Đây là hai loại hội chúng. Trong hai hội chúng này, hội chúng cao siêu  là tối thắng.”

 

 

                    ( Tăng Chi BK I, Ch.II, (V):1-10, tr. 134-136 )      

 

 

(4) Hội chúng phàm phu và hội chúng bậc thánh

 

“ Này các Tỷ-kheo, có hai loại hội chúng. Thế nào là hai ? Hội chúng phàm phu và hội chúng bậc thánh.“ Và thế nào là hội chúng phàm phu ? Hội chúng trong đó các Tỷ-kheo không hiểu đúng như thật : ‘Đây là khổ; đây là nguồn gốc của khổ; đây là sự diệt khổ; đây là con đường đưa đến diệt khổ’; đây gọi là hội chúng phàm phu.

 

“ Và thế nào là hội chúng bậc thánh ? Hội chúng trong đó các Tỷ-kheo hiểu đúng như thật : ‘Đây là khổ; đây là nguồn gốc của khổ; đây là sự diệt khổ; đây là con đường đưa đến diệt khổ’; đây gọi là hội chúngbậc thánh.

 

“ Đây là hai loại hội chúng. Trong hai hội chúng này, hội chúng bậc thánh  là tối thượng.”

 

                    ( Tăng Chi BK I, Ch.II, (V):1-10, tr.136 )

 

 

(5)Hội chúng không nghiêm minh và hội chúng nghiêm minh

 

“ Này các Tỷ-kheo, có hai loại hội chúng. Thế nào là hai ? Hội chúng không nghiêm minh và hội chúngnghiêm minh.

 

“ Và thế nào là hội chúng không nghiêm minh ? Trong hội chúng này, những qui chế  trái với Giáo Phápđược thi hành và những qui chế  đúng với Giáo pháp không được thi hành; những qui chế  trái với giới luật được thi hành và những qui chế đúng với  giới luật không được thi hành. Những qui chế trái vớiGiáo pháp được phát huy và những qui chế đúng với Giáo pháp không được phát huy; những qui chế  trái với giới luật được phát huy và những qui chế  đúng với giới luật không được phát huy. Đây gọi là hội chúng không nghiêm minh. Bởi vì hội chúng này là không nghiêm minh nên trong hội chúng này, những qui chế  trái với Giáo pháp được thi hành … và những qui chế  đúng với giới luật không được phát huy.

 

“ Và thế nào là hội chúng nghiêm minh? Ở đây, trong hội chúng này, những qui chế  đúng với Giáo phápđược thi hành và những qui chế  trái với Giáo pháp không được thi hành; những qui chế  đúng với giới luật được thi hành và những qui chế  trái với giới luật không được thi hành. Những qui chế  đúng với Giáo pháp được phát huy và những qui chế  trái với Giáo pháp không được phát huy; những qui chế  đúng với giới luật được phát huy và những qui chế  trái  với giới luật không được phát huy. Đây gọi là hội chúng nghiêm minh. Bởi vì hội chúng này là nghiêm minh nên trong hội chúng này, những qui chế  đúng với Giáo pháp được thi hành … và những qui chế  trái với giới luật không được phát huy.

 

“ Đây là hai loại hội chúng. Trong hai hội chúng này, hội chúng nghiêm minh  là tối thượng.”

 

                   

                              ( Tăng Chi BK I, Ch.II, (V):1-10, tr.141-142  )

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tư 2015(Xem: 10776)
Như được giải thích trong chương trước, tất cả mọi hiện tượng cho dù vô thường hay thường, đều có những phần tử. Những phần tử và toàn thể tùy thuộc với nhau, nhưng chúng dường như có thực thể riêng của chúng.
26 Tháng Ba 2015(Xem: 11659)
Tình cờ một quyển sách nằm trong tầm tay. A Glimpse of Nothingness – chợt nhận, thoáng nhận ra Không tính – tên tác giả lạ hoắc, không phải hàng Sư tổ của thiền. Chính vì chỗ này mà cách diễn tả gần gũi.
02 Tháng Giêng 2015(Xem: 9738)
Trong nhiều bộ kinh của Phật giáo Đại thừa, có nói về Bồ tát Quán Thế Âm; một vị Bồ tát luôn luôn khởi lòng Từ-bi ban vui và cứu khổ cho tất cả chúng sanh. Thế nhưng chúng ta ít thấy đề cập đến sự Giác ngộ của Ngài. Chỉ trừ kinh Thủ Lăng Nghiêm có nói đến việc này.
02 Tháng Giêng 2015(Xem: 7997)
Tánh Không như một tấm gương sáng nó phản ảnh những gì đi qua nó tuyệt đối không lưu giữ. Nó không phải là năng duyên tức thọ, tưởng, hành, thức. Cũng không phải là sở duyên tức sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 6113)
Một số cư sĩ Phật giáo Nam tông thường hỏi tôi về tư tưởng Tánh Không trong kinh điển Theravāda. Có khi tôi trả lời: “Các pháp do duyên khởi nên vô ngã tính, vì vô ngã tính nên không. Không này chính là Không Tánh chứ có gì lạ đâu!” Một lần khác nữa, tôi lại nói: “Cứ đọc cho thật kỹ kinh Tiểu Không, kinh Đại Không, kinh Đại Duyên là sẽ hiểu rõ toàn bộ về tư tưởng Tánh Không thời Phật”. Tuy nhiên, trả lời gì cũng không giải toả được sự tồn nghi, thắc mắc của chư cư sĩ ấy.
27 Tháng Chín 2014(Xem: 26052)
Không phải đợi đến thời kỳ Phật giáo phát triển (Đại Thừa) mà ngay trong thời Thế Tôn, Ngài đã khai thị về lý Không (Sùnyatà). Pháp thoại này đã cho thấy vấn đề cốt tủy nhất, tình túy nhất của Đại thừa là tánh Không đã được Thế Tôn truyền trao, khuyến tấn tu tập không những cho hàng xuất gia mà ngay cả những Phật tử tại gia. Có thể nói, học thuyết tánh Không thể hiện bàng bạc trong Bát Nhã, Trung quán luận v v… là hoa trái của lời dạy
23 Tháng Chín 2014(Xem: 5960)
Shikantaza(1) là thực hành hay hiện thực hóa tánh Không. Mặc dù bạn có thể đã có một sự hiểu biết sơ sài nào đó về tánh Không qua tư duy, nhưng bạn nên hiểu tánh Không qua trải nghiệm của mình. Bạn có một ý tưởng về vô và một ý tưởng về hữu và bạn nghĩ rằng hữu và vô là hai ý tưởng đối lập nhau.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 11663)
Trong tập sách nhỏ này, Thrangu Rinpoche trình trình bày một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ và rõ ràng tánh không trong truyền thống Phật giáo Tây tạng, cả về giáo lý lẫn tu tập. Có thể nói đây là một kết hợp chặc chẽ của giáo lý và tu tập trong Phật giáo Tây tạng, đặc biệt là trong dòng truyền Karma Kagyu. Lý thuyết và thực hành hỗ trợ cho nhau, tạo nên sự quân bình trong lý thuyết và thực hành của Phật giáo Tây tạng.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 5961)
Bây giờ chúng ta bắt đầu phần thứ nhì bộ luận này là phần giải thích ý nghĩa mỗi chương. Phần này có 3 phần: sự biểu thị duyên khởi là rỗng thông không có hiện hữu tự tính (essentially empty), trình bày sự kiện dù bạn vẫn còn trong luân hồi, hoặc thoát khỏi luân hồi, điều đó tùy thuộc vào bạn có hoặc không lí hội thông hiểu duyên khởi rỗng thông không có hiện hữu tự tính, và các tri kiến sai lầm được buông bỏ theo cách nào, một khi bạn lí hội thông hiểu duyên khởi.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 6362)
Trong hệ thốngTrung Quán tất cả các hiện tượng, cả vô thường và thường hằng, đều là các sự duyên khởi (dependent- arisings; pratiyasamutpada). Xuyên qua lí luận về trạng thái hiện hữu duyên khởi của chúng, tính không của chúng thì được an lập.