Chương IV. CHÁNH NGỮ

06 Tháng Giêng 201915:19(Xem: 2723)
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
LỜI PHẬT DẠY
VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI
HỢP TUYỂN TỪ KINH TẠNG PĀLI
The Buddha’s Teachings on Socialand Communal Harmony 
An Anthology of Discourses from the Pāli Canon
by
BHIKKHU BODHI
Wisdom Publications 2016
Việt dịch:
Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC


Chương IV. CHÁNH NGỮ
  

 

GIỚI  THIỆU

 

 

Một trong những đặc điểm của con ngườiphân biệt họ với loài vật, là khả năng về lời nóiLời nói có thể tạo nên thù hận hay tình bằng hữu, có thể chinh phục hay làm khô cứng con tim, có thể lừa dối người khác hay mở ra con đường cảm thông. Trong chiều dài của lịch sử, những chuyển biến xã hội đã được thực hiện bằng lời nói, dù là được nói trực tiếp hay qua văn bản: hãy nhớ đến tác dụng của  Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, Bản Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản, Bài Diễn Văn Gettysburg của Tổng Thống Lincoln, Bài Diễn Văn của Martin Luther King  “Tôi Có Một Ước Mơ. ” Qua phương tiện lời nói, những ý tưởng mới được tuyên thuyết, những tầm nhìn sâu sắc mới được chia sẻ, những chân trời mới được mở rộng để cho nhân loại tìm hiểu nghiên cứuLời nói đã châm ngòi cho chiến tranh hay cổ động cho hòa bình. Tất cả những hy vọng và khao khát của con tim nhân loại, trong mọi lãnh vực hiện hữu của tập thể con người, đều đã tìm được cách diễn đạt qua trung gian lời nói.

 

Đối với Phật Phápvai trò của lời nói quan trọng đến nỗi Đức Phật dạy rằng một trong hai điều kiện để khởi sinh chánh kiến là ‘lời nói của người khác.’(1) Công nhận vai trò quan trọng  của lời nói, trong Bát Thánh Đạo và Thập Thiện ( mười nghiệp thiện lành), Ngài đã qui định bốn giới luật về lời nói: không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm– được định nghĩa như trên theo Kinh Văn II, 2 (5)

 

Trong Chương IV, tôi triển khai việc thảo luận trước đây bằng cách dùng ‘chánh ngữ ’ như một đề tài độc lập. Chương này mở đầu bằng hai bài kinh ngắn về những yếu tố của ‘ lời khéo nói ’- Trong Kinh Văn IV, 1 (1) –(2), một kinh liệt kê bốn yếu tố, kinh kia đưa ra năm yếu tố. Vì hai bài kinh không hoàn toàn tương hợpyếu tố ‘ khéo nói ’có thể được kể thêm vào nhóm bốn yếu tốthường được biết trong giới luậtĐức Phật cũng cho lời khuyênđối với những người có ý định tổ chức các cuộc thảo luận hay tham dự  tranh luận, đó là việc thường xảy ra trong các cộng đồng du sĩ theo phái khổ hạnh và hành thiền thời bấy giờ, vốn thịnh hành ở miền bắc Ấn độ. Những cuộc thảo luận ấy thường tập hợp quanh một vị thầy được nhiều người hâm mộ. Những tín đồ của các giáo phái cạnh tranh nhau thường họp mặt để thảo luận và tranh luận về những đề mục giáo lý có liên hệ với họ. Nhiều công viên đã được dành trọn cho các du sĩ khổ hạnh trú ngụ và thảo luận quan điểm của họ, còn những thị trấn lớn hơn thì có hội trường để các du sĩ tập hợp và tranh luận.

Trong lúc Đức Phật cố gắng tránh những cuộc tranh luận không đem lại kết quả, được tổ chức nhắm mục đich hạ bệ các giáo phái khác và đề cao lòng tự hào về giáo lý của giáo phái mình, điều không thể tránh được là khi các sa môn du hành qua các thị trấn thuộc miền bắc Ấn độ, họ thường bị lôi cuốn vào các cuộc thảo luận với các Bà-la-môn, triết gia, và các du sĩ khổ hạnh có các quan điểm đối lập. Để có thể gìn giữ danh tiếngtốt cho Giáo pháp, các vị ấy cần phải biết cách tham gia tranh luận. Một trong những tiêu chuẩn về năng lực cần phải có của một đệ tử được rèn luyện tốt là khả năng “giải thích giáo lý của đạo sư  mình, giảng dạy, tuyên thuyếtthiết lập, khai mở, phân tích, làm rõ nghĩa giáo lý ấy, và bác bỏ những  giáo lý phổ biến của các giáo phái khác một cách thấu suốt với lập luận vững chắc, và giảng dạy Giáo pháp có hiệu quả.”(2)Trong Kinh Văn IV, 2 Đức Phật đã đặt ra những tiêu chuẩn cho đệ tử của Ngài tuân theo khi tham gia tranh luận. Ngài phân biệt những loại câu hỏi khác nhau mà người khác có thể hỏi, và chỉ dạy cho đệ tử cách làm thế nào để đáp lại các câu hỏi đó, và ấn định thái độ người đệ tử cần phải có khi tham gia tranh luận. Những điều này được tóm tắt trong mấy bài kệ trong đoạn này: người trí không nói lời mang tính chất gây sự hay kiêu ngạo, nói ra những  lời mà các bậc thánh đã tu tập, và nói theo những phương cách có liên hệ đến ý nghĩa Giáo pháp.

 

Một trong những nhiệm vụ của một vị tăng hay ni là giảng dạy và thuyết Pháp.

Để thực hiện nhiệm vụ này một cách hiệu quả, điều cần thiết là phải biết cách

nói với thính chúng như thế nào để khơi dậy sự quan tâm và duy trì được sự chú

ý của họ. Thông thạo trong cách giảng dạy người khác có thể được xem như là

một mặt của‘phương tiện thiện xảo’(upāyakosalla).Trong Kinh Văn IV, Đức

Phật giải thích năm trường hợp trong đó một pháp thoại được xem là ‘ không đúng’ – tất cả trường hợpấy là khi đề tài của bài pháp thoại không thích hợp với tâm trạng và sự quan tâm của thính chúng. Những bài pháp thoại ‘ đúng đắn’ là khi đề tài của bài pháp thoại thích hợp với tâm trạng và sự quan tâm của thính chúng.Tuy nhiên, những đường lối hướng dẫn ấy phải được xem như là sách lược nhất thời chứ không phải là tuyệt đối hoàn toàn; vì chắc chắn là sẽ có những trường hợp, ví dụ, khi một bài pháp thoại về giới luật đạo đức có thể chính xác là những gì một kẻ phóng đãng cần nghe, trong lúc một bài pháp thoại về bố thí có thể là hữu hiệu nhất để kích động một kẻ keo kiệt trải qua sự chuyển đổi tâm và bắt đầu thực hành hạnh bố thí.

 

Một vài kinh văn trong chương này có lẽ sẽ làm ta ngạc nhiên. Trong lúc Đức Phật làm nổi bật những nguy hại trong việc tạo ra những tranh cãi không cần thiết và trong việc đưa ra lời khen chê một cách độc đoán mà không tìm hiểu kỹ - như được thấy trong Kinh Văn IV, 4 và IV, 5 – Ngài không nhấn mạnhrằng lời nói phải luôn luôn ngọt ngào và dễ thương đối với người nghe. Trái lại, Ngài dạy rằng hành giảkhông cần phải do dự về việc chỉ trích những kẻ đáng chỉ trích. Như vậy, trong Kinh văn IV, 6 Ngài tuyên bố rằng hành giả phải nói lời khen chê đúng với hoàn cảnh, và trong Kinh Văn IV, 7 thậm chí Ngài còn nói ‘khi hành giả biết rằng lời phê phán nghiêm khắc công khai  là trung thựcđúng đắn và có lợi ích, thì hành giả có thể nói ra, biết rằng đã đến lúc cần phải nói như vậy.’

 

Khiển trách người khác là một vấn đề đặc biệt gai góc bởi vì có tiềm năng châm ngòi cho sân hận và gieo hạt giống xung độtTuy nhiêntình trạng đạo đức của bất cứ cộng đồng nào đều tùy thuộc vào cách hành xử đúng đắn của các thành viên, và như vậy khi các thành viên đi lệch khỏi chuẩn mực đúng đắn, thì bắt buộc phải kềm chế họ và đưa họ trở về với chuẩn mực. Trong giáo đoàn Phật giáo, để bảo vệ đạo đức trong sáng của cộng đồng, một Tỷ-kheo khiển trách một Tỷ-kheo khác thường vẫn là cần thiết . Để duy trì sự hòa hợp và tương kính lẫn nhau trong quá trình khiển trách, trong Kinh Văn IV, 8 , Tôn giả Sāriputta mô tả những thủ tục mà vị Tỷ-kheo có ý định khiển trách người khác cần tuân theo, và những phương cách đúng đắn để người bị khiển trách đáp ứng lại lời chỉ trích.  Như vậy, trong lúc kinh văn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bày tỏ một thái độ nhẹ nhàng và từ ái trước khi khiển trách người khác, kinh văn không cổ xúy cho việc chỉ nói những lời dễ thương đối với kẻ khác. Trái lại, kinh văn khuyên hành giả cần nghiêm khắc phê phán kẻ khác khi đã đến thời điểm cần phải chỉ trích.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn