5. Những Nguy Hại Của Sân Hận Và Lợi Ích Của Nhẫn Nhục

06 Tháng Giêng 201915:15(Xem: 2751)
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
LỜI PHẬT DẠY
VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI
HỢP TUYỂN TỪ KINH TẠNG PĀLI
The Buddha’s Teachings on Socialand Communal Harmony 
An Anthology of Discourses from the Pāli Canon
by
BHIKKHU BODHI
Wisdom Publications 2016
Việt dịch:
Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC


Chương III. ĐỐI TRỊ SÂN HẬN

5. NHỮNG NGUY HẠI CỦA SÂN HẬN VÀ LỢI ÍCH CỦA NHẪN NHỤC

 

(1) Năm mối nguy hại

 

“ Này các Tỷ-kheo, có năm mối nguy hại cho người không nhẫnnhục. Thế nào là năm ? Kẻ này bị nhiều người không ưa thích và ghét bỏ; có nhiều kẻ thù; có nhiều lỗi lầm; khi chết tâm mê loạn; sau khi thân hoại mạng chungsau khi chết, kẻ này sẽ tái sanhvào cõi khốn khổ, cảnh giới bất hạnh, đọa xứ, địa ngục. Đây là năm mối nguy hại cho người không nhẫn nhục.

 

“ Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích cho người biết nhẫn nhục. Thế nào là năm ? Kẻ này được nhiều người ưa thích mến mộ; không có nhiều kẻ thù; không có nhiều lỗi lầm; khi chết tâm không bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chungsau khi chết, kẻ này sẽ tái sanh vào cõi thiện lành, thiên giới . Đây là năm lợi ích cho người biết nhẫn nhục.”

 

                                        ( Tăng Chi BK II, Ch.V :215,tr 719-720)

 

 

(2)  Năm mối nguy hại khác nữa

 

“ Này các Tỷ-kheo, có năm mối nguy hại khác nữa cho người không nhẫn nhục. Thế nào là năm ? Kẻ này bị nhiều người không ưa thích và ghét bỏ; kẻ này hung bạo; bị hối hận dày vò; khi chết tâm mê loạn; sau khi thân hoại mạng chungsau khi chết, kẻ này sẽ tái  sanh vào cõi khốn khổ, cảnh giới bất hạnh, đọa xứ, địa ngục. Đây là năm mối nguy hại cho người không nhẫn nhục.

 

“ Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích cho người biết nhẫn nhục. Thế nào là năm ? Kẻ này được nhiều người ưa thích mến mộ; kẻ này không hung bạo; không  bị hối hận dày vò; khi chết tâm không bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chungsau khi chết, kẻ này sẽ sanh vào cõi thiện lành, thiên giới . Đây là năm lợi ích cho người biết nhẫn nhục.”

 

                                        ( Tăng Chi BK II, Ch.V :216,tr.720)

 

 

(3) Bảy mối nguy hại

 

“ Này các Tỷ-kheo, có bảy pháp có lợi cho người mang thù hận và được người này ưa thích khi họ bắt gặp kẻ thù của họ ( là người nam hay nữ ) đang giận dữ. Thế nào là bảy ?

 

(1) “ Ở đây, này các Tỷ-kheo, người mang  thù hận cầu mong kẻ thù của mình: ‘Cầu mong nó xấu xí !’. Vì sao ? Vì một người mang thù hận không vui khi thấy kẻ thù của mình đẹp đẽ. Khi một người giận dữđang bị cơn giận chi phối và trấn áp, thì dù kẻ này có tắm rửa sạch sẽ, bôi dầu thơm, râu tóc cắt tỉa gọn gàng, mặc toàn quần áo trắng, kẻ ấy vẫn xấu xí. Đây là pháp đầu tiên có lợi cho người mang thù hận và được người này ưa thích khi họ bắt gặp kẻ thù của họ  (là người nam hay nữ ) đang giận dữ.

 

(2) “ Lại nữa, người mang  thù hận cầu mong cho kẻ thù của mình: ‘Cầu mong nó ngủ không yên giấc. ’ Vì sao ? Vì một người mang thù hận không vui khi thấy kẻ thù của mình ngủ ngon. Khi một người giận dữ đang bị cơn giận chi phối và trấn áp, thì mặc dù người ấy ngủ trên một ghế trường kỷ trải thảm, mền len và vải bọc, bao phủ thật đẹp bằng da sơn dương, với một gối kê dài viền đỏ ở hai đầu, người ấy vẫn không ngủ ngon được. Đây là pháp thứ hai có lợi cho người mang thù hận và được người này ưa thíchkhi họ bắt gặp kẻ thù của họ  (là người nam hay nữ ) đang giận dữ.

 

(3) “ Lại nữa, người mang thù hận cầu mong cho kẻ thù của mình: ‘Cầu mong nó  không thành công. ’ Vì sao ? Vì một người mang thù hận không vui khi thấy kẻ thù của mình thành công. Khi một người giận dữ đang bị cơn giận chi phối và trấn áp, nếu kẻ này nhận được những gì có hại, lại nghĩ rằng:’Ta đã nhận được lợi ích’, và nếu kẻ này nhận được những gì lợi ích, lại nghĩ rằng:’Ta đã nhận được những gì có hại.’ Khi một người bị chi phối bởi cơn giận, người ấy hiểu những sự việc hoàn toàn trái ngược nhau, điều này  sẽ đưa đến tổn hại và đau khổ cho người ấy lâu dài. Đây là pháp thứ ba có lợi cho người mang thù hận và được người này ưa thích khi họ bắt gặp kẻ thù của họ  (là người nam hay nữ ) đang giận dữ.

 

(4) “ Lại nữa, người mang thù hận cầu mong cho kẻ thù của mình: ‘Cầu mong nó  không  có tài sản.’ Vì sao ? Vì một người mang thù hận không vui khi thấy kẻ thù của mình có nhiều tài sản. Khi một người giận dữ đang bị cơn giận chi phối và trấn áp, nhà vua sẽ cho quân lính chở về ngân khố hoàng gia bất cứ tài sản nào mà người ấy đã thâu hoạch bằng nỗ lực tích cựctích lũy được nhờ sức lao động của đôi tay, kiếm được bằng mồ hôi, tài sản chơn chánh được thâu hoạch hợp pháp. Đây là pháp thứ tư có lợi cho người mang thù hận và được người này ưa thích khi họ bắt gặp kẻ thù của họ  (là người nam hay nữ ) đang giận dữ.

 

(5) “ Lại nữa, người mang thù hận cầu mong cho kẻ thù của mình: ‘Cầu mong nó  không được danh tiếng tốt.’ Vì sao ? Vì một người mang thù hận không vui khi thấy kẻ thù của mình được danh tiếng tốt. Khi một người giận dữ đang bị cơn giận chi phối và trấn áp, người ấy sẽ đánh mất những danh tiếng mà người ấy đã tạo được nhờ siêng năng cẩn trọng trong mọi việc. Đây là pháp thứ năm có lợi cho người mang thù hận và được người này ưa thích khi họ bắt gặp kẻ thù của họ  (là người nam hay nữ ) đang giận dữ.

 

(6) “ Lại nữa, người mang thù hận cầu mong cho kẻ thù của mình: ‘Cầu mong nó  không có bạn bè.’ Vì sao ? Vì một người mang thù hận không vui khi thấy kẻ thù của mình có nhiều bạn bè. Khi một người giận dữ đang bị cơn giận chi phối và trấn áp, thì bạn bè và người đồng hànhbà con và các thành viên trong gia đình đều tránh xa người ấy. Đây là pháp thứ sáu có lợi cho người mang thù hận và được người này ưa thích khi họ bắt gặp kẻ thù của họ  (là người nam hay nữ ) đang giận dữ.

 

(7) “ Lại nữa, người mang thù hận cầu mong cho kẻ thù của mình: ‘ Cầu mong   khi thân hoại mạng chungsau khi chết, nó sẽ tái sanh vào cõi khốn khổ, cảnh giới bất hạnh, đọa xứ, địa ngục!’ Vì sao ? Vì một người mang thù hận không vui nếu kẻ thù của mình được tái sanh vào cõi an lành. Khi một người giận dữ đang bị cơn giận chi phối và trấn áp, người ấy sẽ dấn thân vào các ác nghiêp về thân, khẩu và ý.  Hậu quả sẽ là, nếu người ấy vẫn còn bị sân hận chi phối, khi thân hoại mạng chungsau khi chết, người ấy sẽ tái sanh vào cõi khốn khổ, cảnh giới bất hạnh, đọa xứ, địa ngục. Đây là pháp thứ bảy có lợi cho người mang thù hận và được người này ưa thích khi họ bắt gặp kẻ thù của họ  (là người nam hay nữ ) đang giận dữ.

 

“ Đây là bảy pháp có lợi cho người mang thù hận và được người này ưa thích khi họ bắt gặp kẻ thù của họ  (là người nam hay nữ ) đang giận dữ.

 

                                        ( Tăng Chi BK III, Ch. 7 (X) 60, tr 409 - 413)

 

 

(4) Bị người khác tránh xa

 

“ Này các Tỷ-kheo, hạng người nào cần phải nhìn một cách thản nhiên, không nên thân cận, đi theo, và phục vụ ? Ở đây, có người rất nóng tính và rất dễ nổi giận. Dù bị chỉ trích nhẹ nhàng người này cũng mất bình tỉnh và trở nên cáu gắt, sừng sộ,và bướng bỉnh; người ấy bộc lộ sự bực tứcsân hận và cay cú. Cũng giống như một vết thương làm mủ, nếu bị cây gậy hay miếng mẻ sành đụng phải thì sẽ chảy mủ nhiều hơn, cũng vậy…Cũng giống như một cái que mổi lửa bằng gỗ tiduka, nếu bị cây gậy hay miếng mẻ sành đánh vào thì sẽ tóe sáng và xịt lửa nhiều hơn, cũng vậy…Cũng giống như một hố phân, nếu bị cây gậy hay miếng mẻ sành quậy vào thì sẽ bốc mùi hôi thối nhiều hơn. Cũng vậy, có người rất nóng tính và rất dễ nổi giận…; người ấy bộc lộ sự bực tứcsân hận và cay cú. Hạng người này cần phảinhìn một cách thản nhiên, không nên thân cận, đi theo, và phục vụ. Vì sao ? [Vì nghĩ rằng:] ‘ Người này có thể sỉ nhục ta, chưởi mắng ta, làm hại ta.’ Do vậy, hạng người này cần phải nhìn một cách thản nhiên, không nên thân cận, đi theo, và phục vụ.”

 

                              ( Tăng Chi BK I, Ch. 3,(III):27 , tr 225-226 )

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Chín 2022(Xem: 32254)
Tinh yếu của đạo lý Tánh Không của Bồ Tát Long Thọ xưa nay vốn là thểtài sâu rộng mà biết bao luận sư, giảng sư, học giả, trí thức đã dày côngnghiên cứu và lưu bố. Nhưng, không phải vì thế mà không còn gì để truy tầmhay ham học. Ngược laị, càng có nhiều người diễn giải càng có thêm nhiềuchiếu kiến mới lạ rất giá trị để suy nghiệm. Nay Thượng Tọa Thích Viên Lý, một tác giả và dịch giả của hàng chục pho sách rất giá trị, phát tâm dịch sang tiếng Việt để giúp cho người học Phật, nhất là những ai quan tâm đến giáo nghĩa Không Tánh của Bồ Tát Long Thọ. Mặc dù, đây là một tác phẩm chứa đầy những phương pháp lý luận tinh vi, những thuật ngữ triết luận lý học, và Tánh Không học chuyên biệt, dịch giả bằng phong cách đặc dị và bút pháp trong sáng đã giúp cho người đọc cảm thấy nhẹ nhàng và dễ nắm bắt hơn.
19 Tháng Sáu 2017(Xem: 7305)
19 Tháng Tư 2017(Xem: 6591)