3. Loại Trừ Những Cấu Uế Của Tâm/thanh Lọc Tâm

06 Tháng Giêng 201914:59(Xem: 2898)
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
LỜI PHẬT DẠY
VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI
HỢP TUYỂN TỪ KINH TẠNG PĀLI
The Buddha’s Teachings on Socialand Communal Harmony 
An Anthology of Discourses from the Pāli Canon
by
BHIKKHU BODHI
Wisdom Publications 2016
Việt dịch:
Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC


Chương II. RÈN LUYỆN CÁ NHÂN

3. LOẠI TRỪ NHỮNG CẤU UẾ CỦA TÂM / THANH LỌC TÂM 

 

(1) Mười sáu loại  cấu uế của tâm.

 

“ Này các Tỷ-kheo, thế nào là những cấu uế phiền não của tâm ? Tham dục và tham lam bất chánh là một loại phiền não làm cấu uế tâm. Sân hận …giận dữ…thù nghịch…khinh thường… hỗn láo…đố kỵ…keo kiệt…dối trá… lừa gạt…bướng bỉnh…ganh đua… ngã mạn… kiêu căng…hợm hĩnh…phóng dật…là cấu uếcủa tâm. Biết rằng tham dục và tham lam bất chánh là cấu uếcủa tâm, vị tỷ-kheo từ bỏ nó. Biết rằng sân hận… phóng dật là cấu uế của tâm, vị tỷ-kheo từ bỏ nó.”

 

                              ( Trung BK I, Kinh số 7: Kinh Ví Dụ Tấm Vải; tr 88)

 

(2) Hai loại ý niệm

 

“ Này các Tỷ-kheo, trước khi ta giác ngộ, khi ta còn là Bồ-tát chưa chứng đắc Chánh Giác, ta suy nghĩnhư sau: ‘ Ta hãy chia những ý niệm của ta thành hai loại.’ Rồi ta xếp các ý niệm về tham dụcsân hậnvà độc hại (dục tầm, sân tầm và hại tầm) vào loại thứ nhất, và ta xếp các ý niệm về ly dụcbao dung và vô hại ( ly dục tầm, vô sân tầm, vô hại tầm) vào loại thứ hai.

 

“ Rồi ta sống như vậy, tinh cần, nhiệt tâm, cương quyết. Khi một ý niệm về tham dục, một ý niệm về sân hận, một ý niệm độc hại khởi lên, ta hiểu rằng:  ‘Ý niệm bất thiện này đã khởi lên trong ta. Nó sẽ đưa đến tự hại mình, hại người, hại cả hai; nó ngăn cản trí tuệ, gây nhiều khó khăn trở ngại, không đưa đến Niết-bàn.’ Khi ta suy xét: “ Ý niệm này đưa đến tự hại mình’, ý niệm ấy liền tan biến; khi ta suy xét: “ Ý niệm này đưa đến hại người’, ý niệm ấy liền tan biến; khi ta suy xét: “ Ý niệm này đưa đến hại cả  hai’, ý niệm ấy liền tan biến. Khi ta suy xét : ‘Ý niệm này ngăn cản trí tuệ, gây nhiều khó khăn trở ngại, không đưa đến Niết-bàn’ ; ý niệm ấy liền tan biến.  Khi một ý niệm về tham dục, một ý niệm về sân hận, một ý niệm độc hại khởi lên trong ta, ta từ bỏ nó, ta đoạn trừ nó, ta xả ly nó.

 

“ Này các Tỷ-kheo, khi một Tỷ-kheo thưởng xuyên suy tư và nghĩ tưởng về bất cứ điều gì, điều ấy sẽ trở thành một khuynh hướng trong tâm của vị ấy. Nếu vị ấy thường xuyên suy tư và nghĩ tưởng về tham dục, vị ấy đã từ  bỏ  ý niệm về  ly dục để nuôi dưỡng ý niệm về tham dục, như vậy tâm của vị ấy có khuynh hướng về tham dục…  Nếu vị ấy thường xuyên suy tư và nghĩ tưởng về sân hận… ý niệm độc hại, vị ấy đã từ  bỏ  ý niệm về  vô hại để nuôi dưỡng ý niệm về độc hại, như vậy tâm của vị ấy có khuynh hướng về độc hại.

 

“ Cũng giống như vào tháng cuối mùa mưa, vào mùa thu, khi lúa đã trổ hạt, một người mục đồng chăn giữ bò bằng cách dùng roi đánh và thúc đẩy liên tục vào bên này và bên kia đàn bò để kiểm soát và điều khiển chúng. Vì sao vậy? Bởi vì người mục đồng thấy rằng nếu để cho đàn bò đi lạc vào đồng lúa, anh ta sẽ bị đánh đập, tù tội, phạt vạ hay bị chưởi mắng. Cũng vậy, ta đã thấy sự nguy hại, sự thấp kém, sự cấu uế trong các tâm hành bất thiện, và ta đã thấy phước lành của xả ly trong các tâm hành thiện, là một hình thái làm tâm thanh tịnh,

 

 

“ Khi ta sống như vậy, tinh cần, nhiệt tâm, cương quyết, một  ý niệm về ly dụcbao dung và vô hại khởi lên trong ta. Ta hiểu như như thế này:’ Ý niệm thiện này đã khởi lên trong ta. Ý niệm này không đưa đến hại mình, hại người hoặc hại cả hai; nó giúp tăng trưởng trí tuệ, không gây khó khăn trở ngại, và đưa đến Niết-bàn. Nếu ta suy tư và ngẫm nghĩ về ý niệm này chỉ một đêm, thậm chí một ngày, thậm chí một đêm và một ngày, ta không có gì phải sợ hãi nó. Nhưng nếu ta suy tư và ngẫm nghĩ quá nhiều, ta có thể làm cho thân mệt mỏi, và khi thân ta mệt mỏi, tâm có thể bị xáo trộn, và khi tâm bị xáo trộn thì  rất khó định tâm.’ Vì thế ta làm cho nội tâm vững chãi, làm tâm lắng dịu,  làm tâm hợp nhất và định tĩnh. Vì sao vậy ? Để cho tâm khỏi bị xáo trộn.

 

“ Này các Tỷ-kheo, khi một Tỷ-kheo thường xuyên suy tư và nghĩ tưởng về bất cứ điều gì, điều ấy sẽ trở thành một khuynh hướng trong tâm của vị ấy. Nếu vị ấy thường xuyên suy tư và nghĩ tưởng về xả ly, vị ấy từ bỏ ý niệm về tham dục để phát triển ý niệm về xả ly, và như vậy tâm của vị ấy sẽ có khuynh hướng về xả ly. Nếu vị ấy thường xuyên suy tư và nghĩ tưởng về bao dung..., nghĩ tưởng về vô hại, vị ấy từ bỏ ý niệm độc hại để phát triển ý niệm về vô hại, và như vậy tâm của vị ấy sẽ có khuynh hướng về vô hại.

 

“Cũng giống như vào tháng cuối cùng của mùa hè, khi tất cả lúa gạo đã được đem cất trong làng, người mục đồng chăn giữ đàn bò trong lúc ngồi dưới gốc cây hay ngồi ngoài trời, vì người ấy chỉ cần chú tâmbiết rằng đàn bò đang ở đó; củng vậy, ta cũng chỉ cần chú tâm tỉnh giác biết rằng các tâm hành thiện đang có mặt trong ta.”

 

 

                              ( Trung BK, Kinh số 19: Kinh Song Tầm, tr 261-265)

 

 

(3) Thực hành “ đoạn trừ phiền não ”

 

Thế Tôn dạy: “ Này Cunda, ông cần phải thực hành việc đoạn trừ phiền não (5) như thế này:

          (1) ‘ Người khác có thể gây tổn hại; ở đây chúng tôi nguyện không gây           tổn hại’ : đoạn trừ phiền não cần phải được thực hành như thế.

          (2) ‘ Người khác có thể sát sanh; ở đây chúng tôi nguyện  từ bỏ sát sanh ’:        đoạn trừ phiền não cần phải được thực hành như thế.

          (3) ‘ Người khác có thể lấy của không cho; ở đây chúng tôi nguyện từ bỏ           lấy của không cho ’: đoạn trừ phiền não cần phải được thực hành như thế.

          (4) ‘ Người khác có thể không sống độc thân; ở đây chúng tôi nguyện sẽ           sống độc thân ’…

          (5) ‘ Người khác có thể nói láo; ở đây chúng tôi nguyện từ bỏ nói láo’....

 

          (6) ‘ Người khác có thể nói hai lưỡi ; ở đây chúng tôi nguyện từ bỏ nói           hai lưỡi’…

          (7) ‘ Người khác có thể nói lời độc ác ; ở đây chúng tôi nguyện từ bỏ nói           lời độc ác’...

          (8) ‘ Người khác có thể nói lời phù phiếm ; ở đây chúng tôi nguyện từ bỏ           nói lời phù phiếm…

          (9) ‘ Người khác có thể tham dục; ở đây chúng tôi nguyện không tham           dục’ ...

          (10) ‘ Người khác có thể sân hận; ở đây chúng tôi nguyện bao dung’ ...

          (11) ‘ Người khác có thể có tà kiến; ở đây chúng tôi nguyện có chánh           kiến’ ...

          (12) ‘ Người khác có thể có tà tư duy; ở đây chúng tôi nguyện có chánh           tư duy’ ...

          (13) ‘ Người khác có thể có tà ngữ; ở đây chúng tôi nguyện có chánh           ngữ’ ...

          (14) ‘ Người khác có thể có tà nghiệp; ở đây chúng tôi nguyện có chánh           nghiệp’ ...

          (15)  ‘ Người khác có thể có tà mạng; ở đây chúng tôi nguyện có chánh           mạng’ ...

          (16)  ‘ Người khác có thể có tà tinh tấn; ở đây chúng tôi nguyện có chánh           tinh tấn’ ...

          (17)  ‘ Người khác có thể có tà niệm; ở đây chúng tôi nguyện có chánh           niệm’ ...

          (18) ‘ Người khác có thể có tà định; ở đây chúng tôi nguyện có chánh           định’ ...

          (19) ‘ Người khác có thể có tà trí; ở đây chúng tôi nguyện có chánh trí’ ...

          (20) ‘ Người khác có thể có tà giải thoát; ở đây chúng tôi nguyện có           chánh giải thoát’ ...

          (21) ‘ Người khác có thể bị dật dờ buồn ngủ chi phối; ở đây chúng tôi           nguyện thoát khỏi dật dờ buồn ngủ’ ...

          (22) ‘ Người khác có thể bị bất an; ở đây chúng tôi nguyện thoát khỏi bất           an’…

          (23) Người khác có thể nghi ngờ; ở đây chúng tôi nguyện không còn nghi   ngờ ’…

          (24) Người khác có thể tức giận; ở đây chúng tôi nguyện không tức           giận’…

          (25) Người khác có thể hung bạo; ở đây chúng tôi nguyện không hung           bạo’…

          (26) ) Người khác có thể khinh thường; ở đây chúng tôi nguyện không           khinh thường’…

          (27) ) Người khác có thể hỗn láo; ở đây chúng tôi nguyện không hỗn           láo’…

          (28) ) Người khác có thể đố kỵ ; ở đây chúng tôi nguyện không đố kỵ ’…

          (29) Người khác có thể keo kiệt; ở đây chúng tôi nguyện không keo kiệt ’         …

          (30) Người khác có thể lường gạt; ở đây chúng tôi nguyện không lường           gạt ’ …

          (31) Người khác có thể dối trá ; ở đây chúng tôi nguyện không dối trá ’           …

          (32) Người khác có thể bướng bỉnh; ở đây chúng tôi nguyện không bướng          bỉnh ’ …

          (33) Người khác có thể kiêu ngạo; ở đây chúng tôi nguyện không kiêu           ngạo ’ …

          (34) Người khác có thể khó khuyên răn dạy bảo; ở đây chúng tôi sẽ dễ           khuyên răn dạy bảo’ …

          (35) Người khác có thể có bạn xấu; ở đây chúng tôi có bạn tốt ’ …

          (36) Người khác có thể phóng dật; ở đây chúng tôi không phóng dật ’…

          (37) Người khác có thể không trung thành; ở đây chúng tôi trung thành ’…

          (38) Người khác có thể không biết hổ thẹn; ở đây chúng tôi biết hổ thẹn           ’…

          (39) Người khác có thể không biết sợ hãi khi làm điều ác; ở đây chúng tôi      biết sợ hãi khi làm điều ác ’…

          (40) Người khác có thể ít học hỏi; ở đây chúng tôi học hỏi rất nhiều ’…

          (41) Người khác có thể lười biếng; ở đây chúng tôi siêng năng ’…

          (42) Người khác có thể không có chánh niệm; ở đây chúng tôi có chánh           niệm ’…

          (43) Người khác có thể ngu si; ở đây chúng tôi có trí tuệ ’…

          (44) Người khác có thế dính mắc quan điểm của họ, chấp chặt quan điểm           ấy và khó xả bỏ chúng; ở đây chúng tôi không dính mắc quan điểm của           mình, không chấp chặt quan điểm ấy và dễ dàng xả bỏ chúng.’: đoạn trừ           phiền não cần phải được thực hành như thế.

 

                              ( Trung BK I, Kinh số 8: Kinh Đoạn Giảm, tr. 100-104)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tư 2015(Xem: 11029)
Như được giải thích trong chương trước, tất cả mọi hiện tượng cho dù vô thường hay thường, đều có những phần tử. Những phần tử và toàn thể tùy thuộc với nhau, nhưng chúng dường như có thực thể riêng của chúng.
26 Tháng Ba 2015(Xem: 11756)
Tình cờ một quyển sách nằm trong tầm tay. A Glimpse of Nothingness – chợt nhận, thoáng nhận ra Không tính – tên tác giả lạ hoắc, không phải hàng Sư tổ của thiền. Chính vì chỗ này mà cách diễn tả gần gũi.
02 Tháng Giêng 2015(Xem: 9810)
Trong nhiều bộ kinh của Phật giáo Đại thừa, có nói về Bồ tát Quán Thế Âm; một vị Bồ tát luôn luôn khởi lòng Từ-bi ban vui và cứu khổ cho tất cả chúng sanh. Thế nhưng chúng ta ít thấy đề cập đến sự Giác ngộ của Ngài. Chỉ trừ kinh Thủ Lăng Nghiêm có nói đến việc này.
02 Tháng Giêng 2015(Xem: 8028)
Tánh Không như một tấm gương sáng nó phản ảnh những gì đi qua nó tuyệt đối không lưu giữ. Nó không phải là năng duyên tức thọ, tưởng, hành, thức. Cũng không phải là sở duyên tức sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 6137)
Một số cư sĩ Phật giáo Nam tông thường hỏi tôi về tư tưởng Tánh Không trong kinh điển Theravāda. Có khi tôi trả lời: “Các pháp do duyên khởi nên vô ngã tính, vì vô ngã tính nên không. Không này chính là Không Tánh chứ có gì lạ đâu!” Một lần khác nữa, tôi lại nói: “Cứ đọc cho thật kỹ kinh Tiểu Không, kinh Đại Không, kinh Đại Duyên là sẽ hiểu rõ toàn bộ về tư tưởng Tánh Không thời Phật”. Tuy nhiên, trả lời gì cũng không giải toả được sự tồn nghi, thắc mắc của chư cư sĩ ấy.
27 Tháng Chín 2014(Xem: 26107)
Không phải đợi đến thời kỳ Phật giáo phát triển (Đại Thừa) mà ngay trong thời Thế Tôn, Ngài đã khai thị về lý Không (Sùnyatà). Pháp thoại này đã cho thấy vấn đề cốt tủy nhất, tình túy nhất của Đại thừa là tánh Không đã được Thế Tôn truyền trao, khuyến tấn tu tập không những cho hàng xuất gia mà ngay cả những Phật tử tại gia. Có thể nói, học thuyết tánh Không thể hiện bàng bạc trong Bát Nhã, Trung quán luận v v… là hoa trái của lời dạy
23 Tháng Chín 2014(Xem: 5996)
Shikantaza(1) là thực hành hay hiện thực hóa tánh Không. Mặc dù bạn có thể đã có một sự hiểu biết sơ sài nào đó về tánh Không qua tư duy, nhưng bạn nên hiểu tánh Không qua trải nghiệm của mình. Bạn có một ý tưởng về vô và một ý tưởng về hữu và bạn nghĩ rằng hữu và vô là hai ý tưởng đối lập nhau.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 11747)
Trong tập sách nhỏ này, Thrangu Rinpoche trình trình bày một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ và rõ ràng tánh không trong truyền thống Phật giáo Tây tạng, cả về giáo lý lẫn tu tập. Có thể nói đây là một kết hợp chặc chẽ của giáo lý và tu tập trong Phật giáo Tây tạng, đặc biệt là trong dòng truyền Karma Kagyu. Lý thuyết và thực hành hỗ trợ cho nhau, tạo nên sự quân bình trong lý thuyết và thực hành của Phật giáo Tây tạng.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 6025)
Bây giờ chúng ta bắt đầu phần thứ nhì bộ luận này là phần giải thích ý nghĩa mỗi chương. Phần này có 3 phần: sự biểu thị duyên khởi là rỗng thông không có hiện hữu tự tính (essentially empty), trình bày sự kiện dù bạn vẫn còn trong luân hồi, hoặc thoát khỏi luân hồi, điều đó tùy thuộc vào bạn có hoặc không lí hội thông hiểu duyên khởi rỗng thông không có hiện hữu tự tính, và các tri kiến sai lầm được buông bỏ theo cách nào, một khi bạn lí hội thông hiểu duyên khởi.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 6433)
Trong hệ thốngTrung Quán tất cả các hiện tượng, cả vô thường và thường hằng, đều là các sự duyên khởi (dependent- arisings; pratiyasamutpada). Xuyên qua lí luận về trạng thái hiện hữu duyên khởi của chúng, tính không của chúng thì được an lập.