1. Bố Thí

06 Tháng Giêng 201914:44(Xem: 3052)
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
LỜI PHẬT DẠY
VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI
HỢP TUYỂN TỪ KINH TẠNG PĀLI
The Buddha’s Teachings on Socialand Communal Harmony 
An Anthology of Discourses from the Pāli Canon
by
BHIKKHU BODHI
Wisdom Publications 2016
Việt dịch:
Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC


Chương II. RÈN LUYỆN CÁ NHÂN

1. BỐ THÍ

 

(1) Keo kiệt

 

“ Này các Tỷ-kheo, có năm loại keo kiệt. Thế nào là năm ? Keo kiệt về chỗ cư trú, keo kiệt về gia đìnhkeo kiệt về lợi nhuậnkeo kiệt về lời khen, và keo kiệt về Pháp. Đó là năm loại keo kiệt. Trong năm loại keo kiệt này, tệ hại nhất là keo kiệt về Pháp. Đời sống phạm hạnh được thực hiện bằng việc từ bỏ và đoạn trừ năm loại keo kiệt này.”

 

                                       ( Tăng Chi BK II, Ch.XXIV: 254-255, tr. 748-749)

 

(2) Thành tựu bố thí

 

“ Thế nào là thành tựu bố thí ? Ở đây, vị thánh đệ tử sống trong  gia đình với tâm không bị keo kiệt chi phốibố thí rộng rãi, bàn tay mở rộng để cho , vui thích từ bỏhết lòng làm từ thiện,  thích thú khi bố thí và chia sẻ.  Như vậy gọi là thành tựu bố thí.”

 

                                          ( Tăng Chi BK I, Ch.VII:61(6); tr 678 )

   

(3) Lý do để bố thí

 

“Này các Tỷ-kheo, có tám lý do để bố thí. Thế nào là tám? (1) Bố thí vì mong cầu.( 2) Bố thí vì sân hận.(3) Bố thí vì vọng tưởng.(4) Bố thí vì sợ hãi,(5) Người bố thí nghĩ rằng: “Trước kia cha ông ta đã bố thí, ta không nên từ bỏ truyền thống gia đình này”.(6) Người bố thí nghĩ rằng: “Sau khi ta thực hiện bố thí  này, khi thân hoại mạng chungsau khi chết, ta sẽ được tái sanh vào cõi thiện lành, vào  thiên giới ”.(7) Người bố thí nghĩ rằng: “Khi ta thực hiện bố thí  này, tâm của ta được thanh tịnh, và hoan hỷ sẽ khởi sinh”. (8) Người thực hành bố thí nhắm mục đích trang nghiêm tâm, làm tâm cao thượng.” Đây là tám lý do để bố thí.”

 

                                            ( Tăng Chi BK III- Ch IV:33; tr. 608 )

 

( 4) Bố thí của bậc chân nhân

- Này các Tỷ-kheo, có năm loại bố thí của bậc chân nhân. Thế nào là năm ?

 Vị ấy bố thí vì lòng tinbố thí  với sự kính trọngbố thí đúng thời; bố thí với tâm hào phóng; bố thí không làm tổn thương mình và  người khác.

(1) Do vị ấy bố thí vì lòng tin, bất cứ nơi nào quả của việc bố thí ấy chin muồi, vị ấy sẽ được giàu cósung mãnđại phú, và vị ấy có dung săc đẹp đẽ , thu hút, duyên dáng, được sở hữu làn da tuyệt đẹp.

(2) Do vị ấy bố thí với lòng kính trọng, bất cứ nơi nào quả của việc bố thí ấy chin muồi, vị ấy sẽ được giàu cósung mãnđại phú, và vợ con, nô tỳ, người đưa tin, người làm công , đều vâng lời, lắng nghe và  chú tâm để hiểu được chủ mình.

(3) Do vị ấy bố thí đúng thời, bất cứ nơi nào quả của việc bố thí ấy chin muồi, vị ấy sẽ được giàu cósung mãnđại phú, và các lợi lạc đến với vị ấy đúng lúc, và rất phong phú.

(4) Do vị ấy bố thí với tâm hào phóng, bất cứ nơi nào quả của việc bố thí ấy chin muồi, vị ấy sẽ được giàu cósung mãnđại phú, và tâm của vị ấy có khuynh hướng thọ hưởng những điều tốt đẹp nhất của năm dục công đức.

(5) Do vị ấy bố thí không làm tổn thương mình và người khác, bất cứ nơi nào quả của việc bố thí ấy chin muồi, vị ấy sẽ được giàu cósung mãnđại phú, vị ấy sẽ không bị mất mát tài sản bất cứ lý do gì, dù là do lửa cháy, lụt lội, bị vua tịch thu, trộm cướp hay do những người thừa kế bị ghét bỏ chiếm đoạt.

Này, các Tỷ-kheo, đó là năm loại bố thí của bậc chân nhân.”

 

                                        ( Tăng Chi BK II,  Ch XV: 148, tr. 591-592 )

 

 

(5) Bố thí thực phẩm (1)

                       

          - Này các Tỷ-kheo, nếu chúng sinh biết được kết quả của bố thí và chia sẻ, như ta đã biết, thì họ sẽ không ăn mà không chia sẻ, họ sẽ không để cho sự ô uế của keo kiệt ám ảnh và mọc rễ trong tâm họ. Thậm chí nếu đó là miếng ăn tối hậu, là miếng ăn cuối cùng, họ sẽ không ăn mà không chia sẻ, nếu có người nào đó cần chia sẻ. Nhưng, này các Tỷ-kheo, vì chúng sinh không biết  kết quả của bố thí và chia sẻ như ta đã biết, nên họ đã ăn mà không bố thí, và sự ô uế của keo kiệt ám ảnh và mọc rễ trong tâm họ.

                             

                                                                      ( Kinh Itivuttaka 26; 18-19)

(6) Bố thí thực phẩm (2)

“ Một thánh nữ đệ tử khi bố thí thức ăn, là bố thí bốn pháp cho người nhận. Thế nào là bốn ? Người ấy đã bố thí thọ mạng, dung sắc, an lạc và sức mạnh. Bằng cách bố thí thọ mạng, chính người ấy sẽ được thọ mạng, thuộc cõi người hay cõi thiên. Bằng cách bố thí dung sắc, chính người ấy sẽ được dung sắc, thuộc cõi người hay cõi thiên. Bằng cách bố thí an lạc, chính người ấy sẽ được hưởng an lạc, thuộc cõi người hay cõi thiên. Bằng cách bố thí sức mạnh, chính người ấy sẽ được sức mạnh, thuộc cõi ngườihay cõi thiên. Một thánh nữ đệ tử khi bố thí thức ăn, là bố thí bốn pháp này cho người nhận.”

                                                    ( Tăng Chi BK I, Ch.VI: 57; tr 670-671)

 

(7) . Bố thí Pháp

“ Này các Tỷ-kheo, có hai loại bố thí. Thế nào là hai ? Bố thí của cải vật chất  (tài thí), và bố thí Pháp ( Pháp thí). Trong hai loại bố thí ấy, Pháp thí là tối thắng. Có hai loại cúng dường này …   hai loại bố thínày…hai đối tượng để từ bỏ này. Thế nào là hai ? Từ bỏ của cải vật chất và từ bỏ bằng cách bố thí Pháp. Đó là hai loại bố thí. Trong hai loại bố thí này, bố thí Pháp là tối thắng .”

                                   ( Tăng Chi BK I, Ch XIII: 1­-10; tr 168)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8277)
Pháp thân Phật là tánh Không không hình không tướng ở khắp như hư không. Báo thân là quang minh và Hóa thân là thân vật chất; hai thân này được gọi là Sắc thân. Sắc thân được ứng hiện từ Pháp thân và không lìa Pháp thân. Một trong những tính cách của sắc thân là an lạc:
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6749)
Long Thọ (Nagarjuna, Klu-grub), cùng với Vô Trước (Asanga, Thogs-med), là hai đại hành giả tiên phong của truyền thống Đại thừa. Ngài Long Thọ đã trao truyền giáo huấn thậm thâm về tri kiến tánh Không của dòng truyền thừa từ Đức Văn Thù Sư Lợi, trong khi ngài Vô Trước thì trao truyền giáo huấn về pháp hành bồ tát sâu xa của dòng truyền thừa từ Đức Di Lặc.
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5399)
Pháp thân Phật là tánh Không không hình không tướng ở khắp như hư không. Báo thân là quang minh và Hóa thân là thân vật chất; hai thân này được gọi là Sắc thân. Sắc thân được ứng hiện từ Pháp thân và không lìa Pháp thân. Một trong những tính cách của sắc thân là an lạc:
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 4879)
Nói đến lòng sùng tín, sùng mộ và tin tưởng, có lẽ không phẩm nào của Kinh Đại Bát-nhã nói cụ thể và xúc động hơn phẩm Bồ-tát Thường Đề, kể về sự nhiệt thành khát khao cầu ngộ nhập tánh Không của một Bồ-tát. Sùng mộ, tin tưởng và nhiệt thành cầu thể nhập tánh Không đến độ thường hay khóc, do đó có tên Thường Đề.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 5796)
Mushin là một trong những nhà sư rạng rỡ hơn ai hết, trong tu viện. Sự an lạc và tính tình vui vẻ của ông, đã gây nguồn cảm hứng cho những ai tiếp xúc với ông.
01 Tháng Bảy 2015(Xem: 6339)
"Tánh Không" (còn gọi là tính-không) là một từ ngữ liên hệ đến sự giảng dạy chính yếu của mọi ngành Phật giáo, nhưng ý nghĩa thật sự của từ ngữ nầy thường bị hiểu lầm.
01 Tháng Bảy 2015(Xem: 5217)
Nếu một người chưa có dịp nghe, đọc (Văn), chưa tư duy (Tư) chưa thực hành (Tu) về tánh Không thì rất dễ xem tánh Không là một cái gì rất tiêu cực, vì tánh Không với người ấy là không có cái gì cả. Từ đó mà không tin nhân quả, định luật để con người dựa vào đó mà tiến bộ, tiến hóa.
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 11788)
“Mặc dù trải qua 100 năm từ khi có sự bắt đầu những nghiên cứu khoa học về đạo Phật ở Châu Âu, tuy vậy, chúng ta vẫn còn đang mơ hồ về nền tảng giáo lý của tôn giáo nầy và tính triết học của nó. Chắc chắn không có một tôn giáo nào khác đã chứng tỏ một cách rất kiên định để làm sáng tỏ những trình bày có tính hệ thống của mình.”
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 4759)
Như kinh Duy-ma-cật nói, “Từ gốc vô trụ (tánh Không), lập tất cả pháp”. Trung luận (phẩm Quán Tứ đế) nói, “Bởi vì có nghĩa Không. Tất cả pháp được thành. Nếu không có nghĩa Không. Tất cả đều chẳng thành”. Kinh Hoa Nghiêm, như các kinh điển Đại thừa, lấy tánh Không làm nền tảng. Tánh Không trong kinh này là Pháp thân của Phật bổn nguyên Tỳ-lô-giá-na, và toàn thể vũ trụ là hiện thân của Ngài. Pháp thân Tỳ-lô-giá-na chính là pháp thân của Phật Thích Ca.
25 Tháng Tư 2015(Xem: 11232)
Phản chiếu trên việc một đối tượng duyên sinh như thế nào – sinh khởi phụ thuộc trên nhân và duyên, phụ thuộc trên những bộ phận của nó, và phụ thuộc trên tư tưởng – hổ trợ vô cùng để vượt thắng cảm nhận rằng đối tượng tồn tại trong nó và của chính nó.