Chương I. CHÁNH KIẾN – Giới thiệu

06 Tháng Giêng 201914:33(Xem: 2748)

VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
LỜI PHẬT DẠY
VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI
HỢP TUYỂN TỪ KINH TẠNG PĀLI

The Buddha’s Teachings on Social
and Communal Harmony
An Anthology of Discourses from the Pāli Canon

by

BHIKKHU BODHI
Wisdom Publications 2016

Việt dịch:
Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

 

I – CHÁNH   KIẾN

 

GIỚI THIỆU

 

Đức Phật dạy rằng sự hiểu biết đúng đắn, hay chánh kiến, là người dẫn đầu trên con đường giải thoát. Ngài đã giao cho chánh  kiến giữ vị trí đứng đầu trong Bát Thánh Đạo, là con đường chấm dứt khổ đau, và dạy rằng tất cả các chi phần khác phải được chánh kiến hướng dẫn để đi đến mục tiêu giáo phápcủa Ngài, là chấm dứt khổ đau. Tuy nhiên, đối với Đức Phậtchánh kiến đóng một vai trò quan trọng không những trên con đường giải thoát, mà còn  trong việc đạt được an vui hạnh phúctrong vòng luân hồi. Chánh  kiến làm điều này bằng cách nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có cách hành xử đạo đức. Kiểu chánh kiến thể nhập vào đời sống đạo đứcđôi lúc được gọi là “chánh kiến thuộc thế gian”( lokiya-sammāditthi), hay là chánh kiến về trách nhiệm cá nhân đối với hành động của mình ( kammassakatā sammāditthi). Loại chánh kiến này dựa trên tiền đề là có một nền tảng khách quan, vượt thoát thế gian đối với đạo đức, không lệ thuộc vào phán đoán và ý kiến của con người. Qua sự giác ngộ của Ngài, Đức Phật đã khám phá qui luật đạo đức này và từ đó rút ra những mệnh lệnh đạo đức cho giáo lý của Ngài.

 

Trên nền tảng của sự khám phá này, Đức Phật dạy rằng giá trị của những phân biệt đạo đức được hình thành ngay trong cấu trúc của vũ trụ. Những phán đoán đạo đức có thể được phân biệt như là đúng hoặc sai, các hành động như là tốt hoặc xấu, đều tuân theo một qui luật đạo đức vốn cũng có hiệu quảnhư các định luật vật lý hay hóa học, và cũng phổ quát trong cách vận hành của chúng. Vì thế, là những tác nhân đạo đứcchúng ta không thể biện minh cho hành động của chúng ta chỉ bằng cách viện dẫn sự ưa thích cá nhân, và chúng ta cũng không thể mong đợi có được an vui bằng cách chạy theo những ưa thích của chúng ta. Đúng hơn, để đạt được an vui chân chínhchúng ta phải hành động theo đúng với qui luật đạo đức, đó chính là Giáo pháp, là nguyên tắc nền tảng của chân lý và điều thiện vẫn tồn tại, dù chư Phật có khám phá ra và  tiết lộ chúng hay không.

 

Chánh kiến xác nhận rằng các hành động mang ý nghĩa đạo đức của chúng ta có những hậu quả có thể đem lại cho chúng ta hạnh phúc hoặc đau khổ. Hành động của chúng ta tạo ra nghiệp ( karma), một động lực có tiềm năng tạo ra những kết quả tương ứng với phẩm chất đạo đức của hành động ấy. Nghiệp đem lại “quả”, là những hậu quả phản ảnh các hành động phát sinh ra chúng. Nguyên tắc cơ bản nằm bên dưới hoạt động của nghiệp là hành động thiện đem lại kết quả tốt đẹp đáng mong cầu, dẫn đến may mắn và hạnh phúc, trong lúc hành động bất thiện đưa đến kết quả  không đáng mong cầu, dẫn đến bất hạnh và đau khổ. Như vậy, kết quả của những hành động có ý thức không giới hạn trong các hiệu ứng rõ ràng ngay tức khắc, những gì phát sinh từ các chuổi nhân duyên hoàn toàn tự nhiên. Có một nguyên lý vô hình về nhân duyên  đạo đức vận hành bên dưới bề mặt của sự vật, mà theo đó qua thời gian, dù dài hay ngắn, hành động của chúng ta cuối cùng sẽ trở lại với chúng ta và quyết địnhsố phận của chúng ta trong đời này và đời sau.

 

Đức Phật so sánh đối chiếu chánh kiến về tính hiệu năng của nghiệp với ba loại tà kiến được tuyên thuyết bởi các nhà tư tưởng chuyên đả phá tín ngưỡng nhân gian vào thời đại của Ngài (1). Một kiểu tà kiến, được gọi là  thuyết đoạn diệt  (/đoạn kiến )( natthikavāda), phủ nhận sự tồn tại của con người sau khi chết và nói rằng không có kết quả đối với các hành động thiện hay ác của chúng ta. Vào lúc chết, cả ngưởi ngu lẫn người trí đều hoàn toàn đoạn diệt, chỉ để lại cái xác chết mà thôi. Một loại tà kiến thứ hai, được gọi là thuyết ‘vô hiệu ứng của hành động’ (akiriyavāda), không chấp nhận có một nền tảng giá trịđối với việc phân biệt đạo đức. Những kẻ dấn thân vào các hành động kinh hoàng như là giết người hay tra tấn kẻ khác không thể nói là đã làm những hành động sai trái; và những người bố thí rộng rãi và bảo vệ những kẻ bất hạnh không thể nói là đã hành động đúng đắn. Sự phân biệt giữa hành động thiện và ác là do con người chế tạo ra, thuần túy chủ quan, và vì thế những phán đoán đạo đức chỉ là phóng ảnh của các ý kiến cá nhân. Loại tà kiến thứ ba, được gọi là thuyết ‘vô duyên khởi’ ( ahetukavāda), tuyên bốrằng không có nguyên nhân hay lý do gì đối với phiền não cấu uế của chúng sinh và cũng không có nguyên nhân đối với sự thanh tịnh của chúng sinhChúng sinh phiền não hay thanh tịnh không vì một lý do nào cả. Chúng sinh không có tác nhân đạo đức, không có khả năng quyết định số phận của chính họ, nhưng là bị bắt buộc phải hành động như thế vì định mệnh của họ, vì hoàn cảnh, và vì tự  nhiên.

 

Đức Phật đã thuyết giảng quan điểm của Ngài về Chánh kiến như một đáp ứng đối với ba kiểu tà kiếnnêu trên. Ngài dạy rằng bản sắc cá nhân vẫn tồn tại sau khi chết, và sắc tướng chúng ta có được trong mỗi lần hiện hữu là do nghiệp của chúng ta quyết địnhChúng sinh đã trải qua hàng loạt tái sanh từ vô thủy, trong quá trình ấy chúng sinh gặt hái kết quả của những hành động thiện hay ác mà họ đã tạo. Sự kiện các hành động của chúng ta quay trở lại với chúng ta cung cấp một động cơ mạnh mẽ để chúng tatránh làm các điều ác và theo đuổi các điều thiện. Trái ngược với thuyết ‘vô hiệu ứng của hành động’, Đức Phật dạy rằng những phán xét đạo đức không mang tính độc đoán. Chúng có một nền tảng khách quan, vì thế một số hành động – như sát sanh và trộm cắp – có thể được mô tả đúng đắn như là bất thiện, trong lúc những cách hành xử khác – như là bố thí và giữ gìn đạo đức – có thể mô tả đúng đắnnhư là hành động thiện lành. Và Đức Phật dạy rằng quả thật có nguyên nhân đối với các phiền não cấu uế và thanh tịnh của chúng sinhCon người không phải bị số phận lôi cuốn một cách vô vọng nhưng là có khả năng tự quyết định. Qua các hành động phóng dật chúng ta tự làm mình  ô nhiễm, và qua nỗ lựctinh cần chúng ta có thể làm mình thanh tịnh.  Việc quyết định số phận của chúng ta nằm ngay trong bản thân chúng ta và do chính ý chí chúng ta điều khiển.

 

Sự hòa hợp trong bất cứ cộng đồng nào, dù là một nhóm nhỏ hay là toàn thể xã hộitùy thuộc vào việc cùng chia sẻ sự cam kết về cách hành xử đạo đức. Trong lúc có thể có hòa hợp giữa bọn trộm cắp, sự hòa hợp ấy chỉ có thể kéo dài bao lâu mà bọn trộm cắp ấy thành thật  với nhau, và vì lý do này, sự đoàn kết của những nhóm người này thường cho thấy là  ngắn hạn. Như các triết gia từ lâu đã công nhậncộng đồng đích thực tùy thuộc vào việc cùng nhau chia sẻ những cam kết đạo đức. Vì Đức Phật dạy rằng cách hành xử đạo đức dựa trên nền tảng chánh kiến, do đó điều rất quan trọng là cần có một ít chánh kiến để nuôi dưỡng một cộng đồng hòa hợpTuy nhiên, trong thời đại ngày nay, khi những phương pháp khoa học phản biện đã làm khởi sinh hoài nghi về sự tồn tại của ý thức sau khi chết, sẽ là quá tự tin khi nhấn mạnh rằng sự chấp nhận hoàn toàn về chánh kiến như Đức Phật đã dạy là cần thiếtnhư một nền tảng của sự hòa hợp xã hội . Tuy nhiên, hình như sự hòa hợp xã hội đòi hỏi tối thiểu là các thành viên của bất cứ nhóm nào cùng chia sẻ niềm tin rằng có những tiêu chuẩn khách quan để phân biệt giữa cách hành xử thiện và bất thiện, và rằng có những lợi lạc, cho toàn nhóm và cho mỗi thành viên, khi họ tránh những kiểu hành xử thường được xem là bất thiện và sống theo những tiêu chuẩnthường được xem là tốt đẹp.  Nhiều kinh văn chứng minh rằng chính Đức Phật hình như cũng đã công nhận rằng đạo đức có thể được thiết lập trên nền tảng tự suy xét và lý luận đạo đức mà không cần có một đức tin vào sự tồn tại của con người sau khi chết.

 

Trong Phần I, tôi đã tập hợp một số kinh mô tả bản chất của chánh kiến. Những kinh văn  tôi đã chọn  nhấn mạnh quan điểm về trách nhiệm cá nhân của mỗi người đối với hành động của chính mình hơn là chánh kiến đưa đến giải thoátKinh văn I, 1 trình bày một cặp phân biệt xuyên suốt lời Phật dạy. Đoạn kinh bắt đầu bằng cách nhấn mạnh vai trò của chánh kiến như là người dẫn đầu con đường tu tập, mà nhiệm vụ đầu tiên là phân biệt giữa tà kiến và chánh kiến. Như vậy, chánh kiến không những chỉ là hiểu rõ bản chất đích thực của vạn pháp, mà còn là phân biệt các ý kiến  đúng và sai về bản chất của vạn pháp. Trong đoạn kinh này, Đức Phật mô tả tà kiến bằng công thức tiêu chuẩn của chủ thuyết đoạn diệt. Khi định nghĩa chánh kiến, Ngài trình bày sự phân biệt thứ hai, là giữa chánh kiến “ vẫn còn bị phiền nãocấu uế”, đó là quan điểm về con người là chủ nhân hành động của mình, và “ chánh kiến vượt thoát thế gian” thuộc về Bát Thánh ĐạoChánh kiến còn bị phiền não cấu uế, cũng được gọi là chánh kiến thuộc thế gianphân biệt giữa thiện và bất thiệnChánh kiến này phơi bày gốc rễ bên dưới  các hành xử thiện hay bất thiện và xác nhận những nguyên lý đằng sau sự vận hành của nghiệp, qui luật duyên khởi về đạo đức,  bảo đảm rằng các hành động thiện và bất thiện cuối cùng sẽ trổ quả thích hợp. Mặc dù loại chánh kiến này tự nó không đưa đến giải thoát, nó rất cần thiết cho sự tiến bộ trong vòng luân hồi và phục vụ như là nền tảng cho chánh kiến vượt thoát thế gian, sẽ xóa bỏ vô minh và những phiền não cấu uế liên hệ.

 

Chánh kiến thuộc thế gian là sự hiểu rõ hiệu ứng của nghiệp. Xuyên qua chánh kiến thuộc thế giancon người hiểu được rằng ác nghiệp, là những hành động xuất phát từ những động lực không trong sángcuối cùng sẽ giáng trả trở lại vào chính họ và đem lại khổ đau, tái sinh vào cõi dữ và suy thoái tâm linh. Ngược lại, con người hiểu rằng các thiện nghiệp, là những hành động xuất phát từ những động cơ thiện lành, sẽ đưa đến hạnh phúctái sinh may mắn và thăng tiến tâm linh. Trong Kinh Văn I, 2 tôn giả Xá-Lợi-Phất (Sāriputtaliệt kê con đường phát triển của ác nghiệp và những gốc rễ nằm bên dưới chúng, cũng như con đường phát ttriển của thiện nghiệp và những cội nguồn của chúng. Ác nghiệp được giải thích chi tiết bằng “ mười cách phát triển của ác nghiệp”. Gốc rễ của ác nghiệp, các động lực từ đó chúng xuất phát, là tham, sân và si. Ngược lại, thiện nghiệp được giải thích chi tiết bằng “mười cách phát triển của thiện nghiệp”, bao gồm chánh kiến về nghiệp quả. Các gốc rễ thiện lành được biết là vô thamvô sân và vô si, mà chúng ta có thể diễn đạt một cách tích cực hơn như là bố thítừ bi và trí tuệ.

 

Kinh Văn I, 3 cho ta một sự phân tích chi tiết hơn về nghiệp. Trong đoạn kinh này, Đức Phật tuyên bốrằng yếu tố chính trong việc tạo nghiệp là ý chí hay ý định (cetana), vì chính ý chí đã truyền  cho hành động một phẩm chất đạo đức. Ngài cũng giải thích sự đa dạng của nghiệp qua khả năng của nghiệp có thể dẫn đến tái sanh trong nhiều cảnh giới khác nhau; đó là năm cảnh giới theo vũ trụ học của Phật giáo Nguyên thủyÁc nghiệp đưa đến tái sanh trong ba cảnh giới thấp kém - đó là địa ngụcsúc sanh và ngạ quỷThiện nghiệp đưa đến tái sanh trong hai cảnh giới cao hơn – đó là cảnh giới loài người và cảnh giớicủa chư thiên hay là thiên giới.  Nghiệp còn được phân biệt xa hơn tùy theo thời gian nó trổ quả: một số hành động trổ quả ngay trong chính đời sống này; những hành động khác có thể đưa đến quả trong đờikế tiếp; và một số hành động khác nữa rất có thể có khả năng chin muồi trong bất cứ đời nào tiếp theođời sau.

 

Kinh Văn I, 4 làm rõ hơn nữa cách vận hành của nghiệp, trong đó Đức Phật giải thích cho một người Bà-la-môn về tam minh mà  Ngài đã đạt được vào đêm Ngài chứng đắc giác ngộ. Minh thứ hai gọi là Thiên nhãn minh, với minh này Ngài có thể trực tiếp thấy được bằng cách nào chúng sinh di chuyển từ lúc chết cho đến lúc tái sanh tùy theo nghiệp của họ. Những kẻ đã dấn thân vào ác nghiệp sẽ đi đến các cảnh giới khốn khổ; những người đã dấn thân vào thiện nghiệp sẽ đi đến các cảnh giới an vui. Nguyên tắc tổng quát hiển lộ từ đoạn kinh này là sự tương quan mật thiết giữa hành động của chúng ta và hậu quả của chúng. Qua những khoảng cách của các đời sống, nghiệp mang lại kết quả phản ảnh  hành động xuất phát từ điểm gốc. Như vậy, những người thường sát sanh sẽ tạo ra nghiệp đưa đến yểu mạng, những người chuyên bảo vệ mạng sống sẽ  tạo nghiệp đưa đến trường thọ, nguyên tắc tương tựcũng áp dụng cho những kiểu hành động khác.

 

Trong lúc Đức Phật cổ xúy đạo đức dựa trên nền tảng của quan điểm về tính hiệu ứng của hành động – với nguyên tắc là hành động thiện sẽ đưa đến kết quả đáng mong cầu, hành động ác sẽ dẫn đến kết quả bất hạnh - Ngài cũng đưa ra những cơ sở độc lập cho đời sống đạo đức. Như vậy, trong lúc công nhận qui luật nghiệp quả phục vụ như một động cơ cho cách hành xử đạo đứcchấp nhận  duyên khởicủa nghiệp không nhất thiết là một cách giải thích cho đạo đức. Nhu cầu hành xử đạo đức có thể được thiết lập trên những cơ sở khác mà không cần đặt ra tiền đề là phải có đức tin về sự tồn tại của con người sau khi chết. Những cơ sở đó có thể đạt được qua sự suy tư của mỗi người.

 

Trong Kinh Kālāma, được đưa một phần vào đây trong Kinh Văn I, 5, Đức Phật yêu cầu người dân Kālāma của xứ Kesaputta -  những người vẫn còn hoang mang không biết có đời sau hay không -  hãy đình hoãn phán đoán về các vấn đề đó và hãy nhận xét trực tiếp từ bản thân, bằng cách tự suy nghĩ, rằng hành động dựa trên tham, sân, si sẽ đưa đến tổn hại cho chính mình và người khác; trong lúc  ngược lại, giải thoát cho tâm mình khỏi tham, sân, si và hành động  theo cách có lợi ích sẽ đem lại an vui hạnh phúc cho chính mình và người khác. Trong một kinh khác, cũng có một phần đưa vào đây trong Kinh Văn I, 6, Đức Phật đặt nền tảng cho các kiểu  hành động thiện, như là không sát sanh, không trộm cắp, vào một chuổi suy tư về đạo đức qua đó con người tự đặt mình vào vị trí kẻ khác và quyết định sẽ hành động như thế nào sau khi suy xét chính mình sẽ cảm thấy như thế nào nếu người khác đối xử với mình như thế. Mặc dù ở đây, Đức Phật đang đáp lại câu hỏi về phương cách nào để được tái sanh vào cõi thiên, Ngài không đặt nền tảng rõ ràng cho các mệnh lệnh đạo đức trên định luậtnghiệp quả hoặc sự tồn tại của con người sau khi chết, nhưng là trên nguyên tắc có qua có lại ( hỗ tương). Nguyên tắc này, được giải thích ở đây, được diễn tả rất cô đọng bằng một câu kệ trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada): “ Mọi chúng sinh đều run sợ trước bạo lực , tất cả đều sợ chết. Đặt mình vào vị trí của kẻ khác, con người không nên sát sanh hay thúc đẩy người khác sát sanh.”  (kệ  số 129 )

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn